Lưu Ngân
Chương 2

*****

Nhìn bao cát cột trên chân Triển Chiêu, trong mắt Bạch Ngọc Đường rõ ràng ngập tràn ước ao —— bao giờ lão già siêu cấp tẻ nhạt nhà hắn mới có thể dạy hắn học võ a!

Loại ước ao này chỉ lóe lên trong mắt hắn một cái, rồi lập tức biến mất, thay vào đó là một loại ánh mắt giễu cợt:

“Triển Tiểu Miêu, sao hôm nay nhàn rỗi vậy, có thời gian chạy ra ngoài chơi?”

“Đừng – có – gọi – ta – là – Triển – Tiểu – Miêu!”

Triển Chiêu nói từng chữ từng chữ một, hàm răng trắng bóng cũng cắn chặt —— con chuột trắng này, lần nào gặp cũng gọi y như vậy, nói bao nhiêu lần rồi mà không chịu đổi!

Đúng là một thằng nhóc không chịu lớn!

Trong lòng nghĩ như thế, miệng cũng tự nhiên nói ra:

“Quả nhiên là một tên tiểu hài tử! Chẳng hiểu chuyện tẹo nào.”

Giọng y không lớn, chỉ vừa vặn đủ cho Bạch Ngọc Đường nghe thấy. Lập tức Bạch Ngọc Đường nhíu mày, trả đũa lại:

“Ngươi chỉ lớn hơn ta có hai tháng thôi, bớt ở đó cậy già lên mặt! Có bản lĩnh, chờ ta học võ, chúng ta đánh một trận!”

“Đánh thì đánh, ai sợ ai a!”

Không nói hai lời đồng ý, Triển Chiêu tất nhiên biết vì sao Bạch Ngọc Đường lại nói phải chờ sau này, lão ngoan đồng nhà y đi tìm sư phụ hắn, không thể không lôi theo y, vì vậy chuyện của Bạch Ngọc Đường y vẫn nắm được.

Chỉ là, sư phụ Đạo Ảnh của Bạch Ngọc Đường vẫn đúng là khiến y ngưỡng mộ, lão ngoan đồng nhà y chỉ toàn trêu chọc y mà thôi —— ngày đó cùng bái sư như nhau mà sao lại có sự khác biệt một trời một vực vậy chứ?

Mỗi lần nghĩ đến đây, Triển Chiêu luôn cảm thấy có chút ai oán.

Bạch Ngọc Đường và y, ba tháng qua ít khi thấy mặt nhau, nhưng trong thâm tâm tình cảm của hai người đúng là có chút thay đổi. Nói là căm thù, rồi dần dần trở thành chơi đùa với nhau, thế nhưng cái gọi là “chơi” kia, quá nửa là cãi nhau một cách vô nghĩa…

Mỗi lần thấy thế, Tĩnh Phong cùng Đạo Ảnh đều cười rất kỳ quái, khiến cho hai tiểu tử không nhịn được mà rùng mình, không hiểu sao, luôn có một loại cảm giác bị người ta mưu toán… (hờ hờ~ hai vị lão sư quả nhiên tinh mắt, chưa gì đã nhìn ra tiềm năng của đôi trẻ =)))))))

Lần này gặp nhau, Bạch Ngọc Đường và Triển Chiêu vẫn không nhịn được muốn cãi vặt, chỉ là Triển Chiêu vừa đánh cược thắng Tĩnh Phong xong, trong lòng rất vui vẻ, cũng là lần đầu tiên nhường nhịn Bạch Ngọc Đường, ngôn từ cũng không sắc nhọn, khiến cho Bạch Ngọc Đường hô to vô vị.

Vì vậy, hai người nói chưa được vài câu, Bạch Ngọc Đường liền lườm một cái chạy đi. Trước khi đi, hắn bỗng nhiên quay đầu lại nhìn Triển Chiêu một lúc, rồi buông một câu:

“Ta nói này mèo thối, từ sau ngươi đừng có nhường nhịn thế được không? Thật sự rất tẻ nhạt a! Nói nữa không khéo miệng lưỡi cũng bị ngươi làm cho mai một mất.”

Triển Chiêu nghe vậy sững sờ, trong đầu bỗng nhiên xẹt qua một ý nghĩ tuyệt diệu:

Tính cách lão ngoan đồng quả thực khá giống con chuột trắng, nếu như sau này lão ta lại đày đọa mình thì mình cứ im lặng với lão là xong… Ha ha…

Nghĩ đến đây không khỏi cười to, xông thẳng lên trước nắm lấy hai vai Bạch Ngọc Đường, nói:

“Con chuột, lần đầu tiên ta phát hiện ra ngươi thông minh như thế á! Lần này cảm tạ!”

Sau đó, y đầy mặt hưng phấn nói lời tạm biệt, liền chạy về luyện võ, hoàn toàn không biết Bạch Ngọc Đường vì hành động bất ngờ của y mà ù ù cạc cạc hồi lâu.

“Con mèo quái đản!”

Cuối cùng, Bạch Ngọc Đường nhún nhún vai, bình luận một câu như thế ở trong lòng, cũng liền rời khỏi.

Mèo không ở đây nữa, hắn còn ở lại chỗ này làm gì?

Trở lại gặm sách thôi!

(*) Chú thích:

[1] Sơ lục. Lý sương kiên băng chí (Dẫm lên sương mỏng là sắp phải đón băng dày). Đây là một Hào trong quẻ Thuần Khôn, còn gọi là quẻ Khôn (坤 kūn), một trong 64 quẻ là quẻ thứ 2 trong Kinh Dịch. Ý nghĩa của Hào là một lời cảnh báo về những tai họa sắp xảy ra, mà mầm mống ban đầu đã xuất hiện.

[2] Trong “Thoán truyện” (Khổng Tử), giải thích lời quẻ Khôn, viết: “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên. Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương; Hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh. Tấn mã địa loại, hành địa vô cương. Nhu thuận, lợi trinh, quân tử du hành, tiền mê thất đạo, hậu thuận đắc thường. Tây Nam đắc bằng, nãi dữ loại hành, Đông Bắc táng bằng, nãi chung hữu khánh. An trinh chi cát, ứng địa vô cương.” (Đất có đức tốt đẹp đến cực độ, phối hợp với Trời khai sáng muôn vật! Muôn vật nhờ đất mà trưởng thành. Đất thuận theo chí hướng của trời. Thể của đất rộng dày mà có thể chở chứa đủ muôn vật, đức tính hòa hợp rộng rãi mà có thể dài lâu đến vô cùng; nó chứa nuôi tất cả, làm cho chúng phát triển rực rỡ, muôn vật đều hanh thông thỏa mãn, mà được nuôi dưỡng rộng khắp. Ngựa cái là động vật có sức chuyên trở, đi lại dẻo dai. Đức nhu hòa ôn thuận của nó có lợi cho việc giữ đạo trinh, người quân tử noi theo đó mà tiến lên phía trước. Nhưng nếu tranh đua để vượt lên trước người khác, ắt sẽ bị mê lạc, mất chính đạo; do vậy phải tùy thuận đi sau, giữ đức ôn hòa nhu thuận thì sẽ có phúc khánh dài lâu. Đi về hướng Tây Nam sẽ được bạn, có thể cùng bạn lứa tiến lên; đi về hướng Đông Bắc sẽ mất bạn, nhưng cuối cùng cũng có được phúc khánh. Sự tốt đẹp của việc yên phận giữ bền trinh chính, là ứng hợp với đức tốt của đất, mãi mãi bền chặt.)

~> Tóm lại là câu “Chí tai khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên” ca ngợi Khôn dùng đức “thuận” mà “thừa thiên”, đức dưỡng sinh muôn vật của Khôn là tốt đẹp đến cực độ.

[3] Độn Giáp là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý. Độn Giáp là hệ thức thời gian theo Can Chi tương ứng với các thuộc tính của Tiết khí, theo một chu kỳ tính theo năm (tháng) hoặc Nguyên, Hội, Vận v.v mà mỗi vị trí thời gian Can Chi phản ánh một quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của sự vật, hiện tượng, con người. Nói đến Độn Giáp là nói đến Tiết khí được lượng hoá qua độ mạnh yếu của khí Âm Dương bằng hằng số của Dịch học gọi là Cục. Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các thuyết: Tam Tài (Thiên, địa, nhân), Can Chi, Âm Dương, Ngũ Hành, Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Cửu Cung Phi Tinh… Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học…

Kỳ Môn Độn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Địa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Nhân Địa rồi tìm ra Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa).

Bát Môn tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quát như sau:
  • Hưu, Khai, Sinh: Cát Môn.
  • Cảnh: Trung tính, có trường phái cho rằng Cảnh là Cát Môn.
  • Thương, Đỗ, Tử, Kinh: Hung Môn.
Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Đất đối với con người ta.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương