Lưu Công Kỳ Án
-
Chương 95: Yên công tử si mê gái đẹp
Ngũ dạ lậu thanh thôi hiểu tiễn
Cửu trùng hy sắc túy tiên đào
Tộc kì nhật noãn long xa động
Cung điện phong vi yến tước cao".
Dịch thơ:
Năm canh nước rỏ giục ngày sang
Say với đào tiên vui chín tầng
Ngày ấm tinh kỳ rồng rắn động
Điện cung gió nhẹ én bay ngang.
Lại nói chuyện thời lão Phật gia Càn Long năm năm mươi mốt, theo ghi chép lại, tại phủ Đại Danh đã xảy ra một vụ công án. Phủ Đại Danh vốn thuộc quyền quản lý của phủ Bảo Định, có một vị quan giữ chức Đại Danh binh bị đạo, trước kia từng giữ chức tri huyện Thiên Tân, ông ta vốn ngươi Vĩnh Khang - Quảng Tây, họ Hùng tên Hùng ân Hoãn, tuổi ngoài năm mươi, có một người con trai, năm ấy hai mươi hai tuổi, tên gọi Hùng Kiệt. Trong nha môn đạo đài của phủ Đại Danh có một viên sai nha, họ Đoạn, tên gọi Văn Kinh, năm ấy năm mươi hai tuổi, lưng hơi gù, mắt trái bị tật, ấn đường màu tím, mình cao năm xích, rất là tài giỏi, lại biết tà thuật. Vợ ông ta là Uông thị, sinh được một người con gái, năm ấy mười chín tuổi. Xét về dung mạo mà nói, cô ta không thua gì Chiêu Quân, Dương Quý Phi. Bảo tại hạ tả sắc đẹp của nàng, chỉ e ngôn từ khó lột tả được hết. Nha dịch Đoạn Văn Kinh có một người em rể, họ Từ, tên gọi Khắc Triển, năm ấy ba mươi bảy tuổi, diện mạo đen đủi, tướng ngũ đoản, mình mẩy thô kệch, võ nghệ cao cường. Anh ta là người Tiễu Trạch Khẩu, thôn Trương Đống, cách phủ thành tám mươi dặm, hiện đang làm chân mã khoái trong nha môn đạo đài phủ Đại Danh. Ngoài ra còn có hai người nữa ở trong phủ thành, một người tên gọi Trương Quân Đức, ba mươi tư tuổi một người tên gọi Lưu Phụng, ba mươi sáu tuổi. Hai người này là dân thường, đều biết ít chút công phu võ nghệ. Sau đó, họ vào làm nha dịch trong nha môn đạo đài, coi như là hộ vệ của Từ Khắc Triển. Bọn họ đều thuộc loại sừng sỏ trong phủ Đại Danh, không việc gì họ không dám làm. Nha dịch Đoạn Văn Kinh sau đó được thăng làm Bát phong giáo, hắn bèn lợi dụng chức vụ ấy, cùng những kiến thức về Càn - Khảm - Khôn - Ly - Cán - Chấn - Tốn - Đoài để dụ đám ngu dân theo học thuật này, gây nên nhiều điều bất hảo.
Hôm ấy là ngày rằm tháng bảy, Đại tự viện trong phủ thành Đại Danh có cúng thí thực, tổ chức lễ đốt thuyền giải hạn, trai gái trẻ già tới xem đông vô kể. Tối hôm ấy, công tử Hùng Kiệt mặc quần áo mát, dẫn theo hai tên thuộc hạ, một đứa là người hầu, một tên là nha dịch, ba người đi bộ ra khỏi thành, hòa mình vào đám đông đi xem hội, chỉ thấy khách nhàn du như một đàn kiến bò không dứt. Không lâu sau họ đã tới chùa Cam Lộ, Hùng công tử đứng lại, ngẩng đầu lên xem.
Công tử họ Hùng dõi mắt xem, thấy trên tòa tháp đài có treo đèn, lại có chín vị tăng nhân đang niệm kinh, tiếng mõ tiếng chuông vang lên nhức óc, trước đài có một con thuyền pháp cao năm xích, dài cả hai trượng, trên đó cắm đủ các thứ đồ cờ quạt. Người tới xem càng lúc càng đông. Lại thấy, lũ trẻ con tay cầm đèn lồng các kiểu chạy tung tăng. Công tử họ Hùng thấy vậy đưa mắt nhìn khắp bốn phía. Chợt thấy trên Tây có một cô gái đang đứng, trong đó có một nàng, tuổi chắc chưa tới hai mươi, dáng vẻ và dung mạo của nàng thực không bút nào tả xiết Chỉ thấy nàng mắt phượng trong như nước hồ thu, chẳng khác nào đóa hoa đọng sương đêm, hai hàng mày ngài cong vút thực đáng yêu, mũi dọc dừa thẳng tắp, miệng anh đào nho nhỏ đỏ tươi làn tóc mây đen như nhuộm bằng mực, cách tới mấy bước chân nhưng làn hương thơm nhẹ nhàng tỏa ra từ mình nàng đủ làm người ta rúng động cõi lòng, gót sen rộng chừng ba thốn, bởi đèn đuốc mập mờ nên nhìn không rõ. Trên mình nàng mặc một bộ váy màu hoa hồng, dải khăn thêu hoa bằng kim tuyết vắt ngang vai, phía dưới mặc váy. Bởi nàng cầm quạt nên để lộ ra cổ tay ngọc ngà trắng như nõn hành. Với dáng vẻ và dung mạo ấy, đừng nói là người điên nhìn thấy cũng phải yêu, mà ngay cả Phật Tổ nhìn thấy cũng phải động lòng. Hùng Kiệt ngây người ngắm kiều nữ mà trong lòng bềnh hồng, như lạc vào cõi thiên thai, thầm nghĩ:
- Cô gái này chắc luôn sống trong chốn khuê phòng! Nếu họ Hùng ta được kết duyên với nàng, quả không hổ ta là con của quan tam phẩm trong triều.
Hùng Kiệt nghĩ xong, quay đầu qua, đưa mắt nhìn tên nha dịch, nói:
- Lý Thăng, ngươi hãy nhìn theo hướng ta chỉ kia: Trên bậc thềm nhà bán vàng mã ở phía Tây, trong đám mấy người con gái đang đứng ấy, cô gái mặc bộ váy màu hồng, người có biết là ai không?
Lý Thăng nhìn theo hướng công tử họ Hùng chỉ, sau khi đã nhìn rõ nói:
- Thiếu gia! Cậu không biết ư? Đó chính là con gái của Đoạn Văn Kinh, người cầm đầu đám nha dịch trong nha môn nhà ta mà!
Công tử họ Hùng nghe tên nha dịch Lý Thăng nói đó chính là con của Đoạn Văn Kinh, bất giác trong lòng thầm mừng rỡ, nghĩ thầm:
- À hắn là nha dịch trong nha môn của ta, vụ này có thể thành rồi!
Nghĩ xong, hai mắt nhìn thiếu nữ đăm đắm, càng nhìn lại càng thấy yêu, nhìn đến xuất thần, chỉ hận một nỗi không thể lập tức có nàng trong tay. Trong lúc công tử họ Hùng đang ngây ngất, trống báo canh hai đã nổi lên, thuyền pháp cũng đã đốt xong người cũng bỏ đi. Mấy cô gái kia cũng dẫn thiếu nữ nọ trở về nhà. Công tử Hùng Kiệt như si như dại, đứng đó sững sờ. Tên người hầu nói:
- Thiếu gia, chúng ta cũng về nha môn thôi! Trời cũng không còn sớm nữa.
Công tử họ Hùng chẳng còn cách nào khác, đành phải lủi thủi trở về nhà, vào trong thư phòng, ngồi xuống. Trong đầu luôn lởn vởn hình bóng con gái của Đoạn Văn Kinh, cả đêm ấy không hề chợp mắt. Sáng hôm sau, công tử trở dậy, rửa mặt, uống trà xong xuôi, dặn dò tên người hầu, nói:
- Mau gọi tên nha dịch Lý Thăng tối qua đi theo ta tới đây, ta có việc muốn hỏi hắn.
- Dạ!
Tên người hầu úng tiếng. Hắn trở ra không lâu, khi trở vào đã dẫn theo Lý Thăng. Lý Thăng chắp tay vái chào, nói:
- Thiếu gia cho gọi tiểu nhân, không biết có điều chi dặn bảo?
Công tử họ Hùng thấy vậy, nói:
- Ngươi đứng lên đi!
Rồi lại quay đầu nhìn tên người hầu, nói.
Công tử họ Hùng đưa mắt nhìn tên người hầu, dặn dò:
- Lai Tường! Mau đi lấy mấy đỉnh bạc tới đây, ta có việc cần dùng ngay lập tức!
Tên người hầu ứng tiếng, xoay mình đi ra. Không lâu sau, hắn đã quay trở lại, trên tay có mấy đỉnh bạc. Công tử thấy vậy vội dặn dò trao lại cho Lý Thăng, rồi quay sang nói với hắn:
- Lý Thăng, nghe ta nói đây. Hôm nay ta gọi ngươi chẳng có việc gì khác ngoài việc tối hôm qua. Cô gái hai ta thấy, Hùng Kiệt ta muốn lấy làm vợ. Chuyện này chớ nên bẩm cho lão gia biết trước. Đợi sau khi thành công hẳn hay. Ta nhờ người giúp ta đến nhà họ Đoạn một chuyến, bất kể ông ta đòi bao nhiêu bạc, ngươi không cần mặc cả, cứ nhận lời cho ta. Nếu ngươi làm mối vụ này thành công, ta quyết trọng thưởng ngươi thật xứng đáng. Tạm thời, ngươi hãy cầm lấy mấy lạng bạc này, coi như đó là tiền bồi dưỡng công đi lại vất vả của ngươi.
Lý Thăng nghe công tử nói vậy, mỉm cười, miệng gọi công tử nói:
- Thiếu gia, xin hãy cứ yên tâm. Tôi đảm bảo chuyến này đi chắc chắn thành công.
Hùng Kiệt nghe vậy, trong lòng vô cùng vui mừng, nói:
- Nếu vậy, ngươi hãy mau mau đi một chuyến!
Lý Thăng nghe xong, ứng tiếng:
- Dạ!
Rồi sải bước tới nhà họ Đoạn nói chuyện. Hùng Kiệt ngồi trong thư phòng đợi tin. Lại nói chuyện nha dịch Lý Thăng rời khỏi nha môn đạo đài. Trước tiên, hắn đổi thột đỉnh bạc ra bạc lẻ rồi ghé vào một quán rượu uống vài chén. Trả tiền, rời khỏi quán, qua mấy khúc quanh, lại vượt đường ngang ngõ tắt. Không lâu sau đã tới trước cửa nhà nha dịch Đoạn Văn Kinh, dừng bước, đưa tay gõ cửa, lên tiếng gọi.
- Đoạn gia có ở nhà không?
Chỉ thấy bên trong vang lên tiếng mở cửa "lách cách". Cửa được mở ra, thì ra đích thân Đoạn Văn Kinh ra mở cửa. Thấy nha dịch Lý Thăng, nói:
- Lý đầu mục tới tận tôi không biết có việc gì? Xin tạm vào nhà ngồi dùng chén trà.
Lý Thăng nói:
- Nay tôi tới đây có chuyện muốn nói.
Rồi sải bước tiến vào bên trong, tới thư phòng, phân ngôi chủ khách, ngồi xuống, nói. Tên người hầu dâng trà lên. Trà nước xong xuôi, nha dịch Đoạn Văn Kinh đưa mắt nhìn Lý Thăng nói:
- Lý đầu mục, hôm nay tới hàn xá, không biết có chuyện chi?
Lý Thăng nghe hỏi, vội nở nụ cười, nói:
- Đoạn gia, xin hãy nghe tôi nói.
Lý Thăng mỉm cười, mở lời, nói:
- Đoạn gia, xin hãy nghe tôi nói đây. Nếu không việc gì, chắc tôi cũng không tới nhà ngài.
Văn Kinh liền hỏi:
- Không biết có chuyện vui gì?
Lý Thăng nói:
- Xin hãy cho phép tôi kể từ đầu: Bởi tối qua là hội Vu Lan, lại có hòa thượng tới niệm kinh. Lệnh ái nhà ngài đi xem hội, gặp đúng lúc công tử đi dạo, thấy lệnh ái đoan trang, xinh đẹp, có phong độ của bậc tiểu thư khuê các. Thiếu gia tuy đã có vợ nhưng là người ngu muội, bất thi, do cha mẹ bắt phải lấy. Hai người họ sống với nhau nhưng không được hòa hợp. Công tử là người phong lưu, nho nhã, thi năng chẳng thua kém gì Tử Kiến khi xưa. Sang năm chàng lên kinh ứng thí, lo gì không có tên trên bảng vàng? Hôm nay tôi tới đây muốn nói về chuyện hôn nhân của lệnh ái. Người muốn được cùng lệnh ái sống bên nhau suốt đời chính là công tử họ Hùng, con trai của đại nhân chúng ta. Lệnh ái thực là có phúc, sau này công thành danh toại, lệnh ái sẽ thành phu nhân tôn quý. Do đó, đại gia mới lệnh cho tôi tới đây bàn về chuyện hôn nhân này. Tôi tới đây xin được nghe ý kiến. Đây đúng là song hỷ lâm môn. Tôi xin chúc mừng.
Lý Thăng còn chưa dứt lời. Đoạn Văn Kinh đã mỉm cười, nói.
Kính thưa quý vị độc giả: Tục ngữ nới rất đúng: "Mặt không có nụ cười thường trực chớ nghĩ tới chuyện mở cửa hàng. Không biết ăn nói đừng đi làm mối lái". Những lời nói vừa rồi của Lý Thăng tuy hay thực, chẳng ngờ lại khiến Đoạn Văn Kinh thấy khó chịu trong lòng. Hơn nữa, ông ta lại là người đứng đầu đám nha dịch trong nha môn phủ Đại Danh, coi như cũng là người có tiếng tăm. Nay nghe Lý Thăng nói vậy, nói công tử họ Hùng muốn cưới con gái mình làm thiếp, bất giác, trong lòng ông ta lửa giận bốc cao, nói:
- Họ Lý ngươi hãy im đi. Chẳng nhẽ chúng ta cùng làm việc trong nha môn mà ngươi không biết sao? Con gái ta đã được hứa gả cho người khác rồi. Về vụ này, ta khó lòng tuân lệnh. Lý đầu mục hãy về lựa lời nói lại chuyện này giúp ta là xong.
Lý Thăng nghe Đoạn Văn Kinh nói vậy, thực chẳng khác gì đứa trẻ bị giằng mất kẹo - Muốn gật đầu cũng không gật nổi. Chẳng còn cách nào khác, hắn đành phải đứng dậy, nói:
- Thất lễ, thất lễ!
Nha dịch Đoạn Văn Kinh cũng chẳng thèm tiễn, ngồi trong phòng buồn rầu.
Lại nói chuyện Lý Thăng ủ rũ, sải bước trở về, chân bước nặng nề như kẻ đi báo tang, không lâu sau đã về tới nha môn, tiến vào thư phòng. Thiếu gia họ Hùng thấy Lý Thăng trở về, vừa ăn cơm, vừa hỏi:
- Lý Thăng, vụ ấy thế nào rồi?
Lý Thăng nghe công tử hỏi, bất giác thở dài, nói:
- Thiếu gia, xin cho phép tiểu nhân bẩm báo.
Lý Thăng thở dài một hơi, nói:
- Bẩm thiếu gia: Tiểu nhân phụng mệnh thiếu gia, lập tức tới nhà Đoạn Văn Kinh, nói với hắn về chuyện này. Chẳng ngờ Đoạn Văn Kinh không chịu nghe, hắn nói: "Đã có người khác tới đưa sính lễ xin cưới con gái của hắn rồi, bảo tôi lại gả con gái cho người khác là việc tuyệt đối không thể. Trên đời này, ngàn vạn chuyện đều phải có lý của nó. Ngươi hãy trở về nói với thiếu gia từ bỏ ý định ấy đi. Nếu hắn còn cậy thế cha làm càn, nếu có bản lĩnh, cứ việc tới đây mà gây chuyện. Đoạn mỗ cũng là nhân vật có tiếng tăm ở đất Đại Danh này, tiền bạc, quyền thế, làm ta động lòng được hay sao? Đừng nói là con trai của Đạo Đài đại nhân, cho dù hắn là con của tổng đốc cũng đừng mơ".
Lý Thăng lại thêm mắm thêm muối, lòng thầm muốn gây chuyện thị phi. Lý Thăng vốn hận Văn Kinh không chịu động lòng bước danh lợi, khiến món tiền thưởng của hắn cũng trôi theo dòng nước. Hùng Kiệt nghe hắn nói vậy, từ xấu hổ chuyển sang giận dữ. Cũng bởi những lời này mà thành Đại Danh đất đen nhuốm đẫm máu hồng.
Cửu trùng hy sắc túy tiên đào
Tộc kì nhật noãn long xa động
Cung điện phong vi yến tước cao".
Dịch thơ:
Năm canh nước rỏ giục ngày sang
Say với đào tiên vui chín tầng
Ngày ấm tinh kỳ rồng rắn động
Điện cung gió nhẹ én bay ngang.
Lại nói chuyện thời lão Phật gia Càn Long năm năm mươi mốt, theo ghi chép lại, tại phủ Đại Danh đã xảy ra một vụ công án. Phủ Đại Danh vốn thuộc quyền quản lý của phủ Bảo Định, có một vị quan giữ chức Đại Danh binh bị đạo, trước kia từng giữ chức tri huyện Thiên Tân, ông ta vốn ngươi Vĩnh Khang - Quảng Tây, họ Hùng tên Hùng ân Hoãn, tuổi ngoài năm mươi, có một người con trai, năm ấy hai mươi hai tuổi, tên gọi Hùng Kiệt. Trong nha môn đạo đài của phủ Đại Danh có một viên sai nha, họ Đoạn, tên gọi Văn Kinh, năm ấy năm mươi hai tuổi, lưng hơi gù, mắt trái bị tật, ấn đường màu tím, mình cao năm xích, rất là tài giỏi, lại biết tà thuật. Vợ ông ta là Uông thị, sinh được một người con gái, năm ấy mười chín tuổi. Xét về dung mạo mà nói, cô ta không thua gì Chiêu Quân, Dương Quý Phi. Bảo tại hạ tả sắc đẹp của nàng, chỉ e ngôn từ khó lột tả được hết. Nha dịch Đoạn Văn Kinh có một người em rể, họ Từ, tên gọi Khắc Triển, năm ấy ba mươi bảy tuổi, diện mạo đen đủi, tướng ngũ đoản, mình mẩy thô kệch, võ nghệ cao cường. Anh ta là người Tiễu Trạch Khẩu, thôn Trương Đống, cách phủ thành tám mươi dặm, hiện đang làm chân mã khoái trong nha môn đạo đài phủ Đại Danh. Ngoài ra còn có hai người nữa ở trong phủ thành, một người tên gọi Trương Quân Đức, ba mươi tư tuổi một người tên gọi Lưu Phụng, ba mươi sáu tuổi. Hai người này là dân thường, đều biết ít chút công phu võ nghệ. Sau đó, họ vào làm nha dịch trong nha môn đạo đài, coi như là hộ vệ của Từ Khắc Triển. Bọn họ đều thuộc loại sừng sỏ trong phủ Đại Danh, không việc gì họ không dám làm. Nha dịch Đoạn Văn Kinh sau đó được thăng làm Bát phong giáo, hắn bèn lợi dụng chức vụ ấy, cùng những kiến thức về Càn - Khảm - Khôn - Ly - Cán - Chấn - Tốn - Đoài để dụ đám ngu dân theo học thuật này, gây nên nhiều điều bất hảo.
Hôm ấy là ngày rằm tháng bảy, Đại tự viện trong phủ thành Đại Danh có cúng thí thực, tổ chức lễ đốt thuyền giải hạn, trai gái trẻ già tới xem đông vô kể. Tối hôm ấy, công tử Hùng Kiệt mặc quần áo mát, dẫn theo hai tên thuộc hạ, một đứa là người hầu, một tên là nha dịch, ba người đi bộ ra khỏi thành, hòa mình vào đám đông đi xem hội, chỉ thấy khách nhàn du như một đàn kiến bò không dứt. Không lâu sau họ đã tới chùa Cam Lộ, Hùng công tử đứng lại, ngẩng đầu lên xem.
Công tử họ Hùng dõi mắt xem, thấy trên tòa tháp đài có treo đèn, lại có chín vị tăng nhân đang niệm kinh, tiếng mõ tiếng chuông vang lên nhức óc, trước đài có một con thuyền pháp cao năm xích, dài cả hai trượng, trên đó cắm đủ các thứ đồ cờ quạt. Người tới xem càng lúc càng đông. Lại thấy, lũ trẻ con tay cầm đèn lồng các kiểu chạy tung tăng. Công tử họ Hùng thấy vậy đưa mắt nhìn khắp bốn phía. Chợt thấy trên Tây có một cô gái đang đứng, trong đó có một nàng, tuổi chắc chưa tới hai mươi, dáng vẻ và dung mạo của nàng thực không bút nào tả xiết Chỉ thấy nàng mắt phượng trong như nước hồ thu, chẳng khác nào đóa hoa đọng sương đêm, hai hàng mày ngài cong vút thực đáng yêu, mũi dọc dừa thẳng tắp, miệng anh đào nho nhỏ đỏ tươi làn tóc mây đen như nhuộm bằng mực, cách tới mấy bước chân nhưng làn hương thơm nhẹ nhàng tỏa ra từ mình nàng đủ làm người ta rúng động cõi lòng, gót sen rộng chừng ba thốn, bởi đèn đuốc mập mờ nên nhìn không rõ. Trên mình nàng mặc một bộ váy màu hoa hồng, dải khăn thêu hoa bằng kim tuyết vắt ngang vai, phía dưới mặc váy. Bởi nàng cầm quạt nên để lộ ra cổ tay ngọc ngà trắng như nõn hành. Với dáng vẻ và dung mạo ấy, đừng nói là người điên nhìn thấy cũng phải yêu, mà ngay cả Phật Tổ nhìn thấy cũng phải động lòng. Hùng Kiệt ngây người ngắm kiều nữ mà trong lòng bềnh hồng, như lạc vào cõi thiên thai, thầm nghĩ:
- Cô gái này chắc luôn sống trong chốn khuê phòng! Nếu họ Hùng ta được kết duyên với nàng, quả không hổ ta là con của quan tam phẩm trong triều.
Hùng Kiệt nghĩ xong, quay đầu qua, đưa mắt nhìn tên nha dịch, nói:
- Lý Thăng, ngươi hãy nhìn theo hướng ta chỉ kia: Trên bậc thềm nhà bán vàng mã ở phía Tây, trong đám mấy người con gái đang đứng ấy, cô gái mặc bộ váy màu hồng, người có biết là ai không?
Lý Thăng nhìn theo hướng công tử họ Hùng chỉ, sau khi đã nhìn rõ nói:
- Thiếu gia! Cậu không biết ư? Đó chính là con gái của Đoạn Văn Kinh, người cầm đầu đám nha dịch trong nha môn nhà ta mà!
Công tử họ Hùng nghe tên nha dịch Lý Thăng nói đó chính là con của Đoạn Văn Kinh, bất giác trong lòng thầm mừng rỡ, nghĩ thầm:
- À hắn là nha dịch trong nha môn của ta, vụ này có thể thành rồi!
Nghĩ xong, hai mắt nhìn thiếu nữ đăm đắm, càng nhìn lại càng thấy yêu, nhìn đến xuất thần, chỉ hận một nỗi không thể lập tức có nàng trong tay. Trong lúc công tử họ Hùng đang ngây ngất, trống báo canh hai đã nổi lên, thuyền pháp cũng đã đốt xong người cũng bỏ đi. Mấy cô gái kia cũng dẫn thiếu nữ nọ trở về nhà. Công tử Hùng Kiệt như si như dại, đứng đó sững sờ. Tên người hầu nói:
- Thiếu gia, chúng ta cũng về nha môn thôi! Trời cũng không còn sớm nữa.
Công tử họ Hùng chẳng còn cách nào khác, đành phải lủi thủi trở về nhà, vào trong thư phòng, ngồi xuống. Trong đầu luôn lởn vởn hình bóng con gái của Đoạn Văn Kinh, cả đêm ấy không hề chợp mắt. Sáng hôm sau, công tử trở dậy, rửa mặt, uống trà xong xuôi, dặn dò tên người hầu, nói:
- Mau gọi tên nha dịch Lý Thăng tối qua đi theo ta tới đây, ta có việc muốn hỏi hắn.
- Dạ!
Tên người hầu úng tiếng. Hắn trở ra không lâu, khi trở vào đã dẫn theo Lý Thăng. Lý Thăng chắp tay vái chào, nói:
- Thiếu gia cho gọi tiểu nhân, không biết có điều chi dặn bảo?
Công tử họ Hùng thấy vậy, nói:
- Ngươi đứng lên đi!
Rồi lại quay đầu nhìn tên người hầu, nói.
Công tử họ Hùng đưa mắt nhìn tên người hầu, dặn dò:
- Lai Tường! Mau đi lấy mấy đỉnh bạc tới đây, ta có việc cần dùng ngay lập tức!
Tên người hầu ứng tiếng, xoay mình đi ra. Không lâu sau, hắn đã quay trở lại, trên tay có mấy đỉnh bạc. Công tử thấy vậy vội dặn dò trao lại cho Lý Thăng, rồi quay sang nói với hắn:
- Lý Thăng, nghe ta nói đây. Hôm nay ta gọi ngươi chẳng có việc gì khác ngoài việc tối hôm qua. Cô gái hai ta thấy, Hùng Kiệt ta muốn lấy làm vợ. Chuyện này chớ nên bẩm cho lão gia biết trước. Đợi sau khi thành công hẳn hay. Ta nhờ người giúp ta đến nhà họ Đoạn một chuyến, bất kể ông ta đòi bao nhiêu bạc, ngươi không cần mặc cả, cứ nhận lời cho ta. Nếu ngươi làm mối vụ này thành công, ta quyết trọng thưởng ngươi thật xứng đáng. Tạm thời, ngươi hãy cầm lấy mấy lạng bạc này, coi như đó là tiền bồi dưỡng công đi lại vất vả của ngươi.
Lý Thăng nghe công tử nói vậy, mỉm cười, miệng gọi công tử nói:
- Thiếu gia, xin hãy cứ yên tâm. Tôi đảm bảo chuyến này đi chắc chắn thành công.
Hùng Kiệt nghe vậy, trong lòng vô cùng vui mừng, nói:
- Nếu vậy, ngươi hãy mau mau đi một chuyến!
Lý Thăng nghe xong, ứng tiếng:
- Dạ!
Rồi sải bước tới nhà họ Đoạn nói chuyện. Hùng Kiệt ngồi trong thư phòng đợi tin. Lại nói chuyện nha dịch Lý Thăng rời khỏi nha môn đạo đài. Trước tiên, hắn đổi thột đỉnh bạc ra bạc lẻ rồi ghé vào một quán rượu uống vài chén. Trả tiền, rời khỏi quán, qua mấy khúc quanh, lại vượt đường ngang ngõ tắt. Không lâu sau đã tới trước cửa nhà nha dịch Đoạn Văn Kinh, dừng bước, đưa tay gõ cửa, lên tiếng gọi.
- Đoạn gia có ở nhà không?
Chỉ thấy bên trong vang lên tiếng mở cửa "lách cách". Cửa được mở ra, thì ra đích thân Đoạn Văn Kinh ra mở cửa. Thấy nha dịch Lý Thăng, nói:
- Lý đầu mục tới tận tôi không biết có việc gì? Xin tạm vào nhà ngồi dùng chén trà.
Lý Thăng nói:
- Nay tôi tới đây có chuyện muốn nói.
Rồi sải bước tiến vào bên trong, tới thư phòng, phân ngôi chủ khách, ngồi xuống, nói. Tên người hầu dâng trà lên. Trà nước xong xuôi, nha dịch Đoạn Văn Kinh đưa mắt nhìn Lý Thăng nói:
- Lý đầu mục, hôm nay tới hàn xá, không biết có chuyện chi?
Lý Thăng nghe hỏi, vội nở nụ cười, nói:
- Đoạn gia, xin hãy nghe tôi nói.
Lý Thăng mỉm cười, mở lời, nói:
- Đoạn gia, xin hãy nghe tôi nói đây. Nếu không việc gì, chắc tôi cũng không tới nhà ngài.
Văn Kinh liền hỏi:
- Không biết có chuyện vui gì?
Lý Thăng nói:
- Xin hãy cho phép tôi kể từ đầu: Bởi tối qua là hội Vu Lan, lại có hòa thượng tới niệm kinh. Lệnh ái nhà ngài đi xem hội, gặp đúng lúc công tử đi dạo, thấy lệnh ái đoan trang, xinh đẹp, có phong độ của bậc tiểu thư khuê các. Thiếu gia tuy đã có vợ nhưng là người ngu muội, bất thi, do cha mẹ bắt phải lấy. Hai người họ sống với nhau nhưng không được hòa hợp. Công tử là người phong lưu, nho nhã, thi năng chẳng thua kém gì Tử Kiến khi xưa. Sang năm chàng lên kinh ứng thí, lo gì không có tên trên bảng vàng? Hôm nay tôi tới đây muốn nói về chuyện hôn nhân của lệnh ái. Người muốn được cùng lệnh ái sống bên nhau suốt đời chính là công tử họ Hùng, con trai của đại nhân chúng ta. Lệnh ái thực là có phúc, sau này công thành danh toại, lệnh ái sẽ thành phu nhân tôn quý. Do đó, đại gia mới lệnh cho tôi tới đây bàn về chuyện hôn nhân này. Tôi tới đây xin được nghe ý kiến. Đây đúng là song hỷ lâm môn. Tôi xin chúc mừng.
Lý Thăng còn chưa dứt lời. Đoạn Văn Kinh đã mỉm cười, nói.
Kính thưa quý vị độc giả: Tục ngữ nới rất đúng: "Mặt không có nụ cười thường trực chớ nghĩ tới chuyện mở cửa hàng. Không biết ăn nói đừng đi làm mối lái". Những lời nói vừa rồi của Lý Thăng tuy hay thực, chẳng ngờ lại khiến Đoạn Văn Kinh thấy khó chịu trong lòng. Hơn nữa, ông ta lại là người đứng đầu đám nha dịch trong nha môn phủ Đại Danh, coi như cũng là người có tiếng tăm. Nay nghe Lý Thăng nói vậy, nói công tử họ Hùng muốn cưới con gái mình làm thiếp, bất giác, trong lòng ông ta lửa giận bốc cao, nói:
- Họ Lý ngươi hãy im đi. Chẳng nhẽ chúng ta cùng làm việc trong nha môn mà ngươi không biết sao? Con gái ta đã được hứa gả cho người khác rồi. Về vụ này, ta khó lòng tuân lệnh. Lý đầu mục hãy về lựa lời nói lại chuyện này giúp ta là xong.
Lý Thăng nghe Đoạn Văn Kinh nói vậy, thực chẳng khác gì đứa trẻ bị giằng mất kẹo - Muốn gật đầu cũng không gật nổi. Chẳng còn cách nào khác, hắn đành phải đứng dậy, nói:
- Thất lễ, thất lễ!
Nha dịch Đoạn Văn Kinh cũng chẳng thèm tiễn, ngồi trong phòng buồn rầu.
Lại nói chuyện Lý Thăng ủ rũ, sải bước trở về, chân bước nặng nề như kẻ đi báo tang, không lâu sau đã về tới nha môn, tiến vào thư phòng. Thiếu gia họ Hùng thấy Lý Thăng trở về, vừa ăn cơm, vừa hỏi:
- Lý Thăng, vụ ấy thế nào rồi?
Lý Thăng nghe công tử hỏi, bất giác thở dài, nói:
- Thiếu gia, xin cho phép tiểu nhân bẩm báo.
Lý Thăng thở dài một hơi, nói:
- Bẩm thiếu gia: Tiểu nhân phụng mệnh thiếu gia, lập tức tới nhà Đoạn Văn Kinh, nói với hắn về chuyện này. Chẳng ngờ Đoạn Văn Kinh không chịu nghe, hắn nói: "Đã có người khác tới đưa sính lễ xin cưới con gái của hắn rồi, bảo tôi lại gả con gái cho người khác là việc tuyệt đối không thể. Trên đời này, ngàn vạn chuyện đều phải có lý của nó. Ngươi hãy trở về nói với thiếu gia từ bỏ ý định ấy đi. Nếu hắn còn cậy thế cha làm càn, nếu có bản lĩnh, cứ việc tới đây mà gây chuyện. Đoạn mỗ cũng là nhân vật có tiếng tăm ở đất Đại Danh này, tiền bạc, quyền thế, làm ta động lòng được hay sao? Đừng nói là con trai của Đạo Đài đại nhân, cho dù hắn là con của tổng đốc cũng đừng mơ".
Lý Thăng lại thêm mắm thêm muối, lòng thầm muốn gây chuyện thị phi. Lý Thăng vốn hận Văn Kinh không chịu động lòng bước danh lợi, khiến món tiền thưởng của hắn cũng trôi theo dòng nước. Hùng Kiệt nghe hắn nói vậy, từ xấu hổ chuyển sang giận dữ. Cũng bởi những lời này mà thành Đại Danh đất đen nhuốm đẫm máu hồng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook