Lưu Công Kỳ Án
-
Chương 135: Đông các giận chém dạ các lão Báo oan cừu hoàng thượng phong tước
Quân tử tại thượng khả nhân phù
Dân chi hỉ duyệt xưng phụ mẫu
Khiết cự lượng đệ thị văn nhã,
Vật cách phương chính thị đạo lộ.
Vật cách tri trí phi truyền hữu
Tri hữu Thủy Hoàng sở thư cổ
Trình Tử tế luân tứ thư bổ,
Tri tận kì cực tại cách vật.
Dịch thơ:
Bậc quân tử kẻ tôn người nể
Dân tin yêu gọi mẹ gọi cha
Theo quy lường củ văn nho 1
Ngẫm suy thay đổi thăm dò bước đi
Chuyện thường có trí tri cách vật 2
Riêng Thủy Hoàng đốt sách ngày xưa 3
Trình Tử bổ cứu tứ thư 4
Biết hết nguồn gốc gót đầu đổi thay.
Lại nói chuyện Lưu Dung tiến vào phòng trong, gặp mẹ già nói:
- Bẩm mẹ, con xin thỉnh an mẹ.
Phu nhân bảo con đúng dậy, bước qua một bên, hỏi:
- Mặt con lộ sắc giận, là cớ gì vậy?
Lưu Dung nghe mẹ hỏi liền kể lại một lượt từ đầu tới cuối chuyện mình lừa Dạ Các lão. Phu nhân nói:
- Tên Dạ Các lão vốn dòng hoàng thân quốc thích. Con phải cân nhắc hết sức cẩn thận, tuyệt đối không được khinh suất.
Lưu Dung dặn dò đám a hoàn, tỳ nữ, đưa chị em Kim Thư, Phương Anh vào. Kim Thư, Phương Anh dập đầu lạy mẹ nuôi xong, thuật lại một lượt nỗi oan khuất của mình, lại kể chuyện mình nhờ cha nuôi viết đơn kiện ra sao. Phu nhân đón lấy lá đơn kiện đọc qua một lượt, thấy đúng là bút tích của lão tướng gia. Đọc xong, khẽ gật đầu, đưa lá đơn kiện cho Lưu Dung, nói:
- Con của ta, hãy liệu việc mà làm, chớ nên thái quá.
Lưu Dung vâng vâng dạ dạ một hồi, lui ra.
Quay vào đại sảnh, Lưu đại nhân đưa mắt nhìn Dạ Lý Hồng, nói:
- Các lão nay có hai chị em nhà họ Kim kiện ngài tội giúp cháu làm điều phi pháp, bá chiếm dân nữ.
Dạ Các lão nghe vậy, tỏ vẻ không vui, nói:
- Ta là hoàng thân quốc thích. Tên gù họ Lưu người dám làm gì ta?
Lưu Dung khẽ nở nụ cười, nói:
- Thực lớn lao thay từ "hoàng thân quốc thích"! Lẽ nào ngài không biết "Vương tử phạm pháp, tội cũng như thứ dân"?
Dạ Lý Hồng nói:
- Lưu gù, người dám làm gì ta?
Lưu Dung nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Người đâu! Mang hổ đầu trảm ra.
Chỉ thấy đám thuộc hạ ứng tiếng dạ ran. Trong phút chốc đã khiêng cỗ hổ đầu đao ra, đặt giữa sân, người nào người đấy mắt trợn tròn đợi lệnh. Dạ Các lão thấy vậy, khẽ nở nụ cười, nói:
- Lưu gù! Ngươi tưởng cỗ đao nhỏ bé kia có thể dọa nổi ta sao? Nói cho ngươi biết, bản Các lão đây không sợ đâu.
Lưu Dung nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Lôi ra chém cho ta!
Đám thuộc hạ ứng tiếng dạ ran, lập tức có bốn người chạy lên tóm lấy Dạ Lý Hồng vật ngã ra đất, lột bỏ áo mũ, chẳng nói chẳng rằng, dùng chiếu cói quấn quanh Dạ Lý Hồng, khiêng ra ngoài đại sảnh, đặt lên cỗ đao chém, mỗi bên một người nâng bọc chiếu lên. Đao phủ nắm lấy cán dao, nâng lên, quay đầu nhìn vào trong đại sảnh. Lưu Dung quát lớn một tiếng:
- Hành hình.
Chỉ nghe thấy "soạt" một tiếng, máu tươi văng tung tóe, Dạ Các lão lập tức về chầu Diêm Vương. Lưu Dung dặn khiêng thi thể ra ngoài. Đám tùy tùng của Dạ Các lão đứng ở ngoài cửa thấy vậy, vội vàng chạy về phủ báo tin.
Lưu Dung chém Dạ các lão, tự biết mình đã phạm phải trọng tội lập tức hạ lệnh chuẩn bị kiệu vào triều, nhận tội trước mặt quân vương.
Lại nói chuyện Quốc cữu Dạ Long, Dạ Báo nghe gia đinh về báo cha mình đã bị Lưu gù chém chết, chúng tức đến nỗi nhảy dựng cả lên, nói:
- Thôi thôi! Thù giết cha, bất cộng đái thiên. Nay ta thề quyết cùng Lưu gù không đội trời chung!
Hai anh em họ vội vàng lui vào nhà sau, bẩm rõ mọi chuyện với mẹ. Cả nhà hay tin, kêu khóc ầm ĩ. Hai anh em vội ra khỏi phủ, nhảy lên lưng ngựa, tới trước Ngọ môn, xuống ngựa, đi bộ lên điện, vào gặp Hoàng thượng, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong xuôi. Họ phủ phục dưới thềm vàng, nói:
- Cầu xin Thánh thượng đứng ra phân xử! Lưu Dung lớn gan làm chuyện bậy bạ, đã dùng đồng đao chém phụ thân bọn thần rồi.
Hoàng đế Càn Long nghe tấu, nổi giận đùng đùng, lập tức hạ lệnh, tuyên Lưu Dung lên điện.
Còn chưa dứt lời đã thấy Lưu Dung tiến vào, quỳ trước thềm son, miệng hô vang:
- Vạn tuế Thần Lưu Dung xin nhận tội.
Hoàng đế Càn Long nổi giận đùng đùng, lập tức hạ chỉ:
- Nghịch thần Lưu Dung dám tự ý chém đầu quốc thích vô tội, điện đầu vũ sĩ. Mau lôi Lưu Dung ra ngọ môn hành hình! Lệnh cho Quốc Thánh giám sát việc xử trảm!
Võ sĩ không dám chậm trễ, lập tức trói Lưu Dung lại, đẩy ra ngọ môn, trói vào cây cột ở đó. Quốc Thánh hạ lệnh nổ pháo. Hỏa Quang ty không dám chậm trễ, lập tức ra nổ pháo "đùng" một tiếng, kinh động toàn bộ công bá tương hầu, cửu khanh tứ tướng, bát đại triều thần. Văn vũ bá quan trong triều đều chạy cả tới ngọ môn, dẫn đầu là hoàng thúc Thập chính đương Phó Nguyên Thành, Trấn điện tướng quân Ngô Năng, Bình Thân vương, quận vương, đều chạy cả lên điện, tấu hỏi:
- Không biết Lưu Dung độ phạm phải tội gì mà bị trói.. ngoài Ngọ môn đợi chỉ hành hình?
Thánh chúa nói:
- Chúng hoàng huynh, ngự đệ, chúng vị ái khanh không biết đấy thôi, Lưu Dung dám tự ý hoành hành, tự ý chém Dạ Lý Hồng, tội không thể tha! Các vị hoàng huynh, ngự đệ chớ nên dâng bản tấu bảo vệ cho hắn. Hãy lui cả xuống đi?
Các vị vương gia nhất tề mở lời nói:
- Vạn tuế, Lưu Dung tự ý chém Các lão, tội đáng chém đầu. Chỉ mong chúa thượng niệm tình nhà họ Lưu làm quan trong triều đời đời trung trực, niệm tình Lưu Đồng Huân là nguyên lão ba triều, trung trực, vô tư, không sợ quyền thế, gian tham, là bậc đại thần có công lớn với triều đình. Mong Thánh thượng xá tội cho Lưu Dung.
Còn chưa hết câu, đã thấy Dạ Long, Dạ Báo vì sợ Hoàng thượng chuẩn tấu, thù giết cha không báo được, chúng vội vàng quỳ phục xuống, nói:
- Mong vạn tuế gia đứng ra phân xử. Lưu Dung tự ý chém đại nhân, phạm tội khi quân. Nếu Thánh thượng không chém Lưu Dung, dân chúng sẽ xem nhẹ pháp luật của nhà Đại Thanh ta mất. Tới lúc ấy, còn ai là người tuân theo pháp độ của quốc gia nữa.
Còn chưa nói hết câu, Thập tứ Tướng gia đã nổi giận đùng đùng, đứng phắt đậy, cho tay vào người, lấy cây Trân quốc náo long đồng chùy ra, chỉ thẳng mặt Dạ Long, Dạ Báo chửi lớn:
- Tặc tử! Các ngươi đâu biết được cỗ hổ đầu trảm của Lưu Dung chỉ chém gian, không chém trung, có quyền tiền trảm hậu tấu. Hẳn do cha con các ngươi cậy mình là Hoàng thân quốc thích, hoành hành bá đạo trên đường phố, bị Lưu Dung tra xét rõ ràng nên mới lôi ra thi hành theo pháp luật. Chúa thượng nông cạn nên mới bảo vệ các ngươi. Tất cả cũng chỉ vì Tây cung mà thôi. Ta cũng biết rõ, ta đã làm thì sẽ làm tới cùng, tước hiệu Vương này ta cũng không cần nữa. Để ta đánh Càn Long trước sau sẽ đánh chết hai đứa tặc tử các ngươi. Thử xem ở đây có bao nhiêu kẻ dám làm loạn!
Nói xong, vung chùy xông lên. Hoàng đế Càn Long nghĩ thầm: "Không ổn". Liền nói:
- Hoàng thúc chớ nên lỗ mãng - Trẫm tha tội cho Lưu Dung là xong chứ gì!
Lập tức truyền lệnh xá tội. Lưu Dung phục chỉ lên điện, dập đầu tạ ân không chém.
Lại thấy Hoàng môn quan lên điện, quỳ xuống tấu:
- Lưu Đồng Huân đã về triều. Hiện đang đợi chỉ ngoài ngọ môn.
Hoàng đế Càn Long lập tức truyền chỉ:
- Tuyên ông ta lên điện!
Lưu Đồng Huân phụng chỉ lên điện, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong xuôi, lại chúc câu thánh an, quỳ dưới thềm son, tấu việc tuần biên, nói:
- Các phủ, châu, huyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an duy chỉ có Lý gia trại thuộc huyện Lương Hướng có Lý Đường Lý Hồng hoành hành bá đạo, cưỡng chiếm dân nữ, ức hiếp dân chúng. Chúng ỷ Các lão Dạ Lý Hồng là cậu. Nay có dân chúng La Hội Thông, chị em Kim Thư, Phương Anh lên kinh kêu oan, hiện đang đợi thánh chỉ bên ngoài ngọ môn.
Hoàng đế Càn Long hạ chỉ, tuyên gọi La Hội Thông, Kim Thư, Phương Anh lên điện, kể rõ oan tình. Thánh chỉ ban xuống, ba người bọn họ tiến vào ngọ môn, lên điện, quỳ cả xuống. Từng người một lần lượt kể ra nỗi oan của mình. Hoàng đế Càn Long trong lòng không vui, đưa mắt nhìn Thập tứ vương gia, nói:
- Hoàng thúc, vụ án này phải xử sao cho hợp lòng dân chúng?
Thập tứ vương gia nói:
- Thánh thượng, vụ án Lý Đương, Lý Hồng cậy thế Dạ Lý Hồng hoành hành bá đạo. Dạ Lý Hồng tuy bị chém chết nhưng vẫn chưa đền được hết tội. Đời cha làm, đời con phải chịu. Nay hãy lệnh cho Dạ Long, Dạ Báo chuẩn bị quan tài, tới Đông Các phủ khâm liệm thi thể cho Dạ Lý Hồng, biến cả nhà chúng trở thành thứ dân vĩnh viễn không dùng trở lại. Lệnh cho chúng lập tức phải mang quan tài rời khỏi kinh thành.
Hoàng thượng chuẩn tấu. Dạ Long, Dạ Báo dập đầu tạ ân, lui xuống khỏi điện. Vương gia lại tấu:
- Tri huyện huyện Lương Hương là Quách Đắc Bình, lén tư thông với ác bá, làm khổ lê dân, tội đáng chém đầu. Niệm tình hắn là môn đồ của Khổng, Mạnh, cải cách bỏ quan chức của hắn.
Thánh thượng chuẩn tấu. Quách Đắc Bình tạ ân, lui xuống.
Vương gia lại tấu tiếp:
- La Hội Thông vốn là dân lành, biết tôn trọng pháp luật, gặp phải tai họa từ trên trời rơi xuống. Giờ nên hạ lệnh tróc nã Lý Đường, Lý Hồng, sau đó ban phủ đệ của ác bá cho La Hội Thông ở để hắn cưới cô gái khác làm vợ. Vậy mới an ủi được lòng hắn.
Thánh thượng chuẩn tấu. La Hội Thông tạ ân, lui xuống khỏi ngọ môn, trở về huyện Lương Hương.
Thập tứ vương gia lại tấu tiếp:
- Kim Hảo Thiên vốn là lưỡng bảng tiến sĩ, chết thực là khổ. Vợ ông ta là người hiền đức, gặp nạn chịu khổ. Kim Thư, Phương Anh là hai gái tiết liệt, lên kinh kêu oan, chịu bao nhiêu gian lao, nguy hiểm. Tình thực đáng thương. Thánh thượng phải đặc cách ban ân cho chúng mới phải. Thánh ân trời biển, xin hãy ban chút ngân lượng, tu sửa lại phủ Dạ Các lão thành phủ Chiêu An, ban cho Vương thị thẻ bài tiết liệt, ban cho hai con gái làm song hiền Công chúa. Đó cũng là điềm lành của Quốc gia. Mong Thánh thượng định đoạt.
Hoàng đế Càn Long vô cùng mừng rỡ, lập tức hạ chỉ:
- Truy phong Kim Hảo Thiên làm Hàn lâm viện Thứ cát sĩ. Phong Vương thị làm Thục tiết nghi nhân; Kim Thư, Phương Anh làm song hiền Công chúa, con nuôi của trẫm, chuyển sang ở trong phủ Chiêu An. Sau này sẽ tuyển cho phò mã. Hãy tới Chính cung viện thăm kiến Hoàng nương. Khâm sai trấn điện hầu Ngô Năng dẫn theo ba nghìn ngự lâm quân tới huyện Lương Hương, Lý gia trại, tróc nã anh em ác bá Lý Đường, Lý Hồng cùng toàn gia. Phẩm là phụ nữ bị chúng bắt về đều phải hỏi lai lịch rõ ràng rồi thả họ ra. Sai người nhà tới nhận về. Những kẻ khác đều bị chém đầu. Tới huyện Cổ An đón Vương thị. Khâm thử.
Thánh thượng rũ ống tay áo, cuốn rèm, bãi triều. Quần thần văn võ nhất tề bãi triều, trở về phủ. Duy chỉ có Trấn điện hầu Ngô Năng phụng thánh chỉ không dám về phủ, ra khỏi ngọ môn, lập tức nhảy lên lưng ngựa, tới thẳng giáo trường điểm lấy ba ngàn quân ngự lâm, sắp thành đội ngữ, nổ pháo lên đường, nhằm hướng Lý Gia trại của huyện Lương Hương thẳng tiến. Tới Lý gia trại, chia quân vây kín thôn, tiến thẳng vào trang xông vào trong phủ, gặp ai bắt nấy, cả thảy bắt được tám mươi ba người, thả đi hai mươi bảy cô gái bị chúng bắt về. Năm mươi sáu đứa còn lại bị trói cả trong sân phủ. Thóc gạo, tiền lương, vàng bạc, đồ đạc đều được ghi rõ trong danh sách, trao cho La Hội Thông quản lý. Ngô Năng lại đốc thúc quân đội tìm khắp huyện Lương Hương, tìm được Vương thị đưa về kinh. Sau khi vào kinh, ông ta lệnh cho quân ngư lâm hạ trại tại giáo trương, còn mình lên điện đợi thánh chỉ. Thánh chỉ ban xuống lệnh cho Ngô Năng làm khâm sai giám sát chém đầu Lý Đường, Lý Hồng và toàn thể gia quyến, bêu đầu thị chúng, có thể làm chứng như sau:
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo
Tuy nhiên vô báo, Thời hậu vị đáo
Dịch:
Thiện có thiện báo, ác có ác báo.
Như chưa thấy báo, là thời chưa tới.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
1 Quy củ: quy là thướt tròn, củ là thước vuông, ý là mực thước.
2 Cách vật trí tri: nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật.
3 Thủy Hoàng: đức Tần Thủy Hoàng, vì sợ trí thức làm lung lay nền thống trị, ông đã đốt sách chôn học trò.
4 Trình Tử: học giả đời Tống. Ông đã làm nhiều sách (có hai anh em là Trình Hạo và Trình Di).
Dân chi hỉ duyệt xưng phụ mẫu
Khiết cự lượng đệ thị văn nhã,
Vật cách phương chính thị đạo lộ.
Vật cách tri trí phi truyền hữu
Tri hữu Thủy Hoàng sở thư cổ
Trình Tử tế luân tứ thư bổ,
Tri tận kì cực tại cách vật.
Dịch thơ:
Bậc quân tử kẻ tôn người nể
Dân tin yêu gọi mẹ gọi cha
Theo quy lường củ văn nho 1
Ngẫm suy thay đổi thăm dò bước đi
Chuyện thường có trí tri cách vật 2
Riêng Thủy Hoàng đốt sách ngày xưa 3
Trình Tử bổ cứu tứ thư 4
Biết hết nguồn gốc gót đầu đổi thay.
Lại nói chuyện Lưu Dung tiến vào phòng trong, gặp mẹ già nói:
- Bẩm mẹ, con xin thỉnh an mẹ.
Phu nhân bảo con đúng dậy, bước qua một bên, hỏi:
- Mặt con lộ sắc giận, là cớ gì vậy?
Lưu Dung nghe mẹ hỏi liền kể lại một lượt từ đầu tới cuối chuyện mình lừa Dạ Các lão. Phu nhân nói:
- Tên Dạ Các lão vốn dòng hoàng thân quốc thích. Con phải cân nhắc hết sức cẩn thận, tuyệt đối không được khinh suất.
Lưu Dung dặn dò đám a hoàn, tỳ nữ, đưa chị em Kim Thư, Phương Anh vào. Kim Thư, Phương Anh dập đầu lạy mẹ nuôi xong, thuật lại một lượt nỗi oan khuất của mình, lại kể chuyện mình nhờ cha nuôi viết đơn kiện ra sao. Phu nhân đón lấy lá đơn kiện đọc qua một lượt, thấy đúng là bút tích của lão tướng gia. Đọc xong, khẽ gật đầu, đưa lá đơn kiện cho Lưu Dung, nói:
- Con của ta, hãy liệu việc mà làm, chớ nên thái quá.
Lưu Dung vâng vâng dạ dạ một hồi, lui ra.
Quay vào đại sảnh, Lưu đại nhân đưa mắt nhìn Dạ Lý Hồng, nói:
- Các lão nay có hai chị em nhà họ Kim kiện ngài tội giúp cháu làm điều phi pháp, bá chiếm dân nữ.
Dạ Các lão nghe vậy, tỏ vẻ không vui, nói:
- Ta là hoàng thân quốc thích. Tên gù họ Lưu người dám làm gì ta?
Lưu Dung khẽ nở nụ cười, nói:
- Thực lớn lao thay từ "hoàng thân quốc thích"! Lẽ nào ngài không biết "Vương tử phạm pháp, tội cũng như thứ dân"?
Dạ Lý Hồng nói:
- Lưu gù, người dám làm gì ta?
Lưu Dung nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Người đâu! Mang hổ đầu trảm ra.
Chỉ thấy đám thuộc hạ ứng tiếng dạ ran. Trong phút chốc đã khiêng cỗ hổ đầu đao ra, đặt giữa sân, người nào người đấy mắt trợn tròn đợi lệnh. Dạ Các lão thấy vậy, khẽ nở nụ cười, nói:
- Lưu gù! Ngươi tưởng cỗ đao nhỏ bé kia có thể dọa nổi ta sao? Nói cho ngươi biết, bản Các lão đây không sợ đâu.
Lưu Dung nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Lôi ra chém cho ta!
Đám thuộc hạ ứng tiếng dạ ran, lập tức có bốn người chạy lên tóm lấy Dạ Lý Hồng vật ngã ra đất, lột bỏ áo mũ, chẳng nói chẳng rằng, dùng chiếu cói quấn quanh Dạ Lý Hồng, khiêng ra ngoài đại sảnh, đặt lên cỗ đao chém, mỗi bên một người nâng bọc chiếu lên. Đao phủ nắm lấy cán dao, nâng lên, quay đầu nhìn vào trong đại sảnh. Lưu Dung quát lớn một tiếng:
- Hành hình.
Chỉ nghe thấy "soạt" một tiếng, máu tươi văng tung tóe, Dạ Các lão lập tức về chầu Diêm Vương. Lưu Dung dặn khiêng thi thể ra ngoài. Đám tùy tùng của Dạ Các lão đứng ở ngoài cửa thấy vậy, vội vàng chạy về phủ báo tin.
Lưu Dung chém Dạ các lão, tự biết mình đã phạm phải trọng tội lập tức hạ lệnh chuẩn bị kiệu vào triều, nhận tội trước mặt quân vương.
Lại nói chuyện Quốc cữu Dạ Long, Dạ Báo nghe gia đinh về báo cha mình đã bị Lưu gù chém chết, chúng tức đến nỗi nhảy dựng cả lên, nói:
- Thôi thôi! Thù giết cha, bất cộng đái thiên. Nay ta thề quyết cùng Lưu gù không đội trời chung!
Hai anh em họ vội vàng lui vào nhà sau, bẩm rõ mọi chuyện với mẹ. Cả nhà hay tin, kêu khóc ầm ĩ. Hai anh em vội ra khỏi phủ, nhảy lên lưng ngựa, tới trước Ngọ môn, xuống ngựa, đi bộ lên điện, vào gặp Hoàng thượng, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong xuôi. Họ phủ phục dưới thềm vàng, nói:
- Cầu xin Thánh thượng đứng ra phân xử! Lưu Dung lớn gan làm chuyện bậy bạ, đã dùng đồng đao chém phụ thân bọn thần rồi.
Hoàng đế Càn Long nghe tấu, nổi giận đùng đùng, lập tức hạ lệnh, tuyên Lưu Dung lên điện.
Còn chưa dứt lời đã thấy Lưu Dung tiến vào, quỳ trước thềm son, miệng hô vang:
- Vạn tuế Thần Lưu Dung xin nhận tội.
Hoàng đế Càn Long nổi giận đùng đùng, lập tức hạ chỉ:
- Nghịch thần Lưu Dung dám tự ý chém đầu quốc thích vô tội, điện đầu vũ sĩ. Mau lôi Lưu Dung ra ngọ môn hành hình! Lệnh cho Quốc Thánh giám sát việc xử trảm!
Võ sĩ không dám chậm trễ, lập tức trói Lưu Dung lại, đẩy ra ngọ môn, trói vào cây cột ở đó. Quốc Thánh hạ lệnh nổ pháo. Hỏa Quang ty không dám chậm trễ, lập tức ra nổ pháo "đùng" một tiếng, kinh động toàn bộ công bá tương hầu, cửu khanh tứ tướng, bát đại triều thần. Văn vũ bá quan trong triều đều chạy cả tới ngọ môn, dẫn đầu là hoàng thúc Thập chính đương Phó Nguyên Thành, Trấn điện tướng quân Ngô Năng, Bình Thân vương, quận vương, đều chạy cả lên điện, tấu hỏi:
- Không biết Lưu Dung độ phạm phải tội gì mà bị trói.. ngoài Ngọ môn đợi chỉ hành hình?
Thánh chúa nói:
- Chúng hoàng huynh, ngự đệ, chúng vị ái khanh không biết đấy thôi, Lưu Dung dám tự ý hoành hành, tự ý chém Dạ Lý Hồng, tội không thể tha! Các vị hoàng huynh, ngự đệ chớ nên dâng bản tấu bảo vệ cho hắn. Hãy lui cả xuống đi?
Các vị vương gia nhất tề mở lời nói:
- Vạn tuế, Lưu Dung tự ý chém Các lão, tội đáng chém đầu. Chỉ mong chúa thượng niệm tình nhà họ Lưu làm quan trong triều đời đời trung trực, niệm tình Lưu Đồng Huân là nguyên lão ba triều, trung trực, vô tư, không sợ quyền thế, gian tham, là bậc đại thần có công lớn với triều đình. Mong Thánh thượng xá tội cho Lưu Dung.
Còn chưa hết câu, đã thấy Dạ Long, Dạ Báo vì sợ Hoàng thượng chuẩn tấu, thù giết cha không báo được, chúng vội vàng quỳ phục xuống, nói:
- Mong vạn tuế gia đứng ra phân xử. Lưu Dung tự ý chém đại nhân, phạm tội khi quân. Nếu Thánh thượng không chém Lưu Dung, dân chúng sẽ xem nhẹ pháp luật của nhà Đại Thanh ta mất. Tới lúc ấy, còn ai là người tuân theo pháp độ của quốc gia nữa.
Còn chưa nói hết câu, Thập tứ Tướng gia đã nổi giận đùng đùng, đứng phắt đậy, cho tay vào người, lấy cây Trân quốc náo long đồng chùy ra, chỉ thẳng mặt Dạ Long, Dạ Báo chửi lớn:
- Tặc tử! Các ngươi đâu biết được cỗ hổ đầu trảm của Lưu Dung chỉ chém gian, không chém trung, có quyền tiền trảm hậu tấu. Hẳn do cha con các ngươi cậy mình là Hoàng thân quốc thích, hoành hành bá đạo trên đường phố, bị Lưu Dung tra xét rõ ràng nên mới lôi ra thi hành theo pháp luật. Chúa thượng nông cạn nên mới bảo vệ các ngươi. Tất cả cũng chỉ vì Tây cung mà thôi. Ta cũng biết rõ, ta đã làm thì sẽ làm tới cùng, tước hiệu Vương này ta cũng không cần nữa. Để ta đánh Càn Long trước sau sẽ đánh chết hai đứa tặc tử các ngươi. Thử xem ở đây có bao nhiêu kẻ dám làm loạn!
Nói xong, vung chùy xông lên. Hoàng đế Càn Long nghĩ thầm: "Không ổn". Liền nói:
- Hoàng thúc chớ nên lỗ mãng - Trẫm tha tội cho Lưu Dung là xong chứ gì!
Lập tức truyền lệnh xá tội. Lưu Dung phục chỉ lên điện, dập đầu tạ ân không chém.
Lại thấy Hoàng môn quan lên điện, quỳ xuống tấu:
- Lưu Đồng Huân đã về triều. Hiện đang đợi chỉ ngoài ngọ môn.
Hoàng đế Càn Long lập tức truyền chỉ:
- Tuyên ông ta lên điện!
Lưu Đồng Huân phụng chỉ lên điện, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong xuôi, lại chúc câu thánh an, quỳ dưới thềm son, tấu việc tuần biên, nói:
- Các phủ, châu, huyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an duy chỉ có Lý gia trại thuộc huyện Lương Hướng có Lý Đường Lý Hồng hoành hành bá đạo, cưỡng chiếm dân nữ, ức hiếp dân chúng. Chúng ỷ Các lão Dạ Lý Hồng là cậu. Nay có dân chúng La Hội Thông, chị em Kim Thư, Phương Anh lên kinh kêu oan, hiện đang đợi thánh chỉ bên ngoài ngọ môn.
Hoàng đế Càn Long hạ chỉ, tuyên gọi La Hội Thông, Kim Thư, Phương Anh lên điện, kể rõ oan tình. Thánh chỉ ban xuống, ba người bọn họ tiến vào ngọ môn, lên điện, quỳ cả xuống. Từng người một lần lượt kể ra nỗi oan của mình. Hoàng đế Càn Long trong lòng không vui, đưa mắt nhìn Thập tứ vương gia, nói:
- Hoàng thúc, vụ án này phải xử sao cho hợp lòng dân chúng?
Thập tứ vương gia nói:
- Thánh thượng, vụ án Lý Đương, Lý Hồng cậy thế Dạ Lý Hồng hoành hành bá đạo. Dạ Lý Hồng tuy bị chém chết nhưng vẫn chưa đền được hết tội. Đời cha làm, đời con phải chịu. Nay hãy lệnh cho Dạ Long, Dạ Báo chuẩn bị quan tài, tới Đông Các phủ khâm liệm thi thể cho Dạ Lý Hồng, biến cả nhà chúng trở thành thứ dân vĩnh viễn không dùng trở lại. Lệnh cho chúng lập tức phải mang quan tài rời khỏi kinh thành.
Hoàng thượng chuẩn tấu. Dạ Long, Dạ Báo dập đầu tạ ân, lui xuống khỏi điện. Vương gia lại tấu:
- Tri huyện huyện Lương Hương là Quách Đắc Bình, lén tư thông với ác bá, làm khổ lê dân, tội đáng chém đầu. Niệm tình hắn là môn đồ của Khổng, Mạnh, cải cách bỏ quan chức của hắn.
Thánh thượng chuẩn tấu. Quách Đắc Bình tạ ân, lui xuống.
Vương gia lại tấu tiếp:
- La Hội Thông vốn là dân lành, biết tôn trọng pháp luật, gặp phải tai họa từ trên trời rơi xuống. Giờ nên hạ lệnh tróc nã Lý Đường, Lý Hồng, sau đó ban phủ đệ của ác bá cho La Hội Thông ở để hắn cưới cô gái khác làm vợ. Vậy mới an ủi được lòng hắn.
Thánh thượng chuẩn tấu. La Hội Thông tạ ân, lui xuống khỏi ngọ môn, trở về huyện Lương Hương.
Thập tứ vương gia lại tấu tiếp:
- Kim Hảo Thiên vốn là lưỡng bảng tiến sĩ, chết thực là khổ. Vợ ông ta là người hiền đức, gặp nạn chịu khổ. Kim Thư, Phương Anh là hai gái tiết liệt, lên kinh kêu oan, chịu bao nhiêu gian lao, nguy hiểm. Tình thực đáng thương. Thánh thượng phải đặc cách ban ân cho chúng mới phải. Thánh ân trời biển, xin hãy ban chút ngân lượng, tu sửa lại phủ Dạ Các lão thành phủ Chiêu An, ban cho Vương thị thẻ bài tiết liệt, ban cho hai con gái làm song hiền Công chúa. Đó cũng là điềm lành của Quốc gia. Mong Thánh thượng định đoạt.
Hoàng đế Càn Long vô cùng mừng rỡ, lập tức hạ chỉ:
- Truy phong Kim Hảo Thiên làm Hàn lâm viện Thứ cát sĩ. Phong Vương thị làm Thục tiết nghi nhân; Kim Thư, Phương Anh làm song hiền Công chúa, con nuôi của trẫm, chuyển sang ở trong phủ Chiêu An. Sau này sẽ tuyển cho phò mã. Hãy tới Chính cung viện thăm kiến Hoàng nương. Khâm sai trấn điện hầu Ngô Năng dẫn theo ba nghìn ngự lâm quân tới huyện Lương Hương, Lý gia trại, tróc nã anh em ác bá Lý Đường, Lý Hồng cùng toàn gia. Phẩm là phụ nữ bị chúng bắt về đều phải hỏi lai lịch rõ ràng rồi thả họ ra. Sai người nhà tới nhận về. Những kẻ khác đều bị chém đầu. Tới huyện Cổ An đón Vương thị. Khâm thử.
Thánh thượng rũ ống tay áo, cuốn rèm, bãi triều. Quần thần văn võ nhất tề bãi triều, trở về phủ. Duy chỉ có Trấn điện hầu Ngô Năng phụng thánh chỉ không dám về phủ, ra khỏi ngọ môn, lập tức nhảy lên lưng ngựa, tới thẳng giáo trường điểm lấy ba ngàn quân ngự lâm, sắp thành đội ngữ, nổ pháo lên đường, nhằm hướng Lý Gia trại của huyện Lương Hương thẳng tiến. Tới Lý gia trại, chia quân vây kín thôn, tiến thẳng vào trang xông vào trong phủ, gặp ai bắt nấy, cả thảy bắt được tám mươi ba người, thả đi hai mươi bảy cô gái bị chúng bắt về. Năm mươi sáu đứa còn lại bị trói cả trong sân phủ. Thóc gạo, tiền lương, vàng bạc, đồ đạc đều được ghi rõ trong danh sách, trao cho La Hội Thông quản lý. Ngô Năng lại đốc thúc quân đội tìm khắp huyện Lương Hương, tìm được Vương thị đưa về kinh. Sau khi vào kinh, ông ta lệnh cho quân ngư lâm hạ trại tại giáo trương, còn mình lên điện đợi thánh chỉ. Thánh chỉ ban xuống lệnh cho Ngô Năng làm khâm sai giám sát chém đầu Lý Đường, Lý Hồng và toàn thể gia quyến, bêu đầu thị chúng, có thể làm chứng như sau:
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo
Tuy nhiên vô báo, Thời hậu vị đáo
Dịch:
Thiện có thiện báo, ác có ác báo.
Như chưa thấy báo, là thời chưa tới.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
1 Quy củ: quy là thướt tròn, củ là thước vuông, ý là mực thước.
2 Cách vật trí tri: nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật.
3 Thủy Hoàng: đức Tần Thủy Hoàng, vì sợ trí thức làm lung lay nền thống trị, ông đã đốt sách chôn học trò.
4 Trình Tử: học giả đời Tống. Ông đã làm nhiều sách (có hai anh em là Trình Hạo và Trình Di).
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook