Lương Nhân
-
Chương 44
Kỳ Vân dặn Kỳ Duật đến một mình, nhưng Lục Trác Niên nhất quyết đòi đi theo anh. Với hắn, nhà họ Kỳ chẳng khác gì hang hùm miệng rắn, chỉ cần nghĩ tới việc Kỳ Duật phải tự đối mặt với họ thôi là hắn chẳng yên lòng để anh đi. Nhất là khi cậu bé kia còn đang lượn lờ trước mặt, vô tình nói to với cậu thôi cũng đủ để cậu rụt cổ, khiến Lục Trác Niên như có cảm giác nhìn thấy Kỳ Duật phiên bản nhỏ vậy, nên hắn càng khó chịu hơn. Kỳ Duật cũng hết cách, hơn nữa cũng không nhất thiết phải nghe lời Kỳ Vân, nên để mặc cho hắn đi theo.
Khi hai người tới bệnh viện, phòng bệnh chỉ có hai hộ lý túc trực bên cạnh ông cụ, trong đó có một người đang bón cơm cho ông cụ ăn.
Thấy hai người tới, ông cụ chậm chạp giơ tay lên, ra ý không ăn nữa, để người đó bón cho mấy thìa nước ấm rồi cầm khăn tay lau sạch miệng. Một người thu dọn bát đũa, người còn lại chỉnh cao đầu giường bệnh lên để ông cụ trông như đang ngồi. Ông vẫn không nói gì, chỉ chỉ vào chiếc kính gọng vàng đặt ở đầu giường. Hộ lý mau chóng đeo kính giúp ông, mới được một nửa thì ông cụ nghiêng đầu, làm người đó ngơ ngác. Kỳ Duật đón lấy, nói: “Để tôi.”
Trước đó hộ lý có nghe thấy Kỳ Duật gọi ông cụ là ông nội, nên giờ vội vàng đưa kính cho anh, lại nghe thấy anh nói: “Mắt kính bị bẩn nên ông không chịu đeo.” Giọng anh hiền hòa, lại pha chút ý cười, khác hẳn với người cháu còn lại của ông cụ. Hộ lý “ồ” một tiếng, vội đưa cho anh khăn lau kính vừa bọc cùng chiếc kính. Kỳ Duật cảm ơn, đáp: “Không cần cái này”. Sau đó vào phòng vệ sinh, rửa sạch kính rồi lau khô, xong xuôi mới cầm kính đứng cạnh ông cụ: “Để cháu giúp ông đeo ạ.”
Ông cụ vẫn chẳng nói năng gì, chỉ nhìn anh chằm chằm. Kỳ Duật chờ một lúc, đoạn khom người đặt kính lên sống mũi ông cụ. Động tác của anh rất nhẹ nhàng, hộ lý đứng bên cạnh dõi theo, thầm cảm thán hiếm khi thấy người có tiền lại ân cần chu đáo với người lớn như vậy. Nhưng càng nhìn lại càng cảm thấy không khí giữa hai ông cháu này cứ là lạ, bất giác liếc sang nhìn Lục Trác Niên đang đứng cạnh Kỳ Duật. Lục Trác Niên cảm nhận được ánh mắt của người đó nên cười một cái, khiến anh ta vội ngoan ngoãn cúi đầu xuống.
Tới tận khi Kỳ Duật đứng thẳng lên rồi, ánh mắt của ông cụ vẫn dán chặt lên nguời anh, đoạn ông mới mở miệng nói: “Trông anh giống hệt mẹ mình.”
Lục Trác Niên mau mắn đáp: “Con trai giống mẹ, con gái giống bố là nhà có phúc.”
Thế là ông cụ đưa mắt sang nhìn hắn. Lục Trác Niên ưỡn thẳng lưng, hai tay bắt chéo phía trước, nở nụ cười cực kỳ tiêu chuẩn.
Kỳ Duật dường như chẳng để ý: “Từ nhỏ cháu đã giống mẹ rồi.”
Lục Trác Niên lại xen ngang: “Cho nên trông mới đẹp…”
Lần này Kỳ Duật bất đắc dĩ phải nhìn về phía hắn. Lục Trác Niên tròn xoe mắt nhìn hắn, ra vẻ ngây thơ, nhưng cũng bắt được tín hiệu từ anh, biết anh tự mình xoay xở được nên bảo: “Anh chờ em ở ngoài nhé.”
Lục Trác Niên vừa ra khỏi cửa, ông cụ nói luôn với hai hộ lý: “Hai người ra ngoài đi.”
Nhà họ Kỳ dùng hai hộ lý một lúc vì sợ nhỡ chuyện gì xảy ra còn có người ở cạnh ông cụ. Tất cả hộ lý lúc ký hợp đồng đều được căn dặn nhiều lần rằng phải đảm bảo luôn có ít nhất hai người túc trực bên ông. Lúc này ông cụ ra lệnh vậy khiến họ khó xử, Kỳ Duật bèn nhỏ nhẹ nói: “Yên tâm, có tôi đây rồi. Hai người chưa ăn cơm đúng không, giờ đi ăn đi.”
Hai hộ lý đưa mắt nhìn nhau, vẫn không dám rời đi. Bọn họ làm việc theo ca, chút nữa sẽ có nhóm khác tới thay, tất nhiên sẽ có thời gian để ăn uống, mà công việc này lương rất hậu hĩnh nên họ phải cẩn thận.
Một hộ lý ngập ngừng lên tiếng: “Vậy bọn tôi đứng ngoài cửa, có gì thì gọi bọn tôi vào nhé.”
Người còn lại vội nói: “Đúng đúng.”
Vậy là trong phòng bệnh chỉ còn lại hai ông cháu Kỳ Duật. Ông cụ nửa ngồi trên giường, lộ rõ vẻ già nua, nói được mấy câu lại phải dừng lại, nhưng vẫn cố chấp giữ phong thái uy nghiêm của mình. Ông là trụ cột của cả dòng họ suốt mấy chục năm trời, tính tình cứng nhắc, nói sao làm vậy. Kỳ Duật từ nhỏ đã quen lặng lẽ để ý sở thích của một trong những trưởng bối ruột thịt ít ỏi này, nhưng không phải vì muốn lấy lòng ông, mà bởi sợ ông ghét bỏ. Có thể nói, đây là chuyện mà ai trong dòng họ cũng e sợ, nói chi đến một đứa trẻ như Kỳ Duật.
Mấy hôm nay anh đã ngẫm nghĩ xem tại sao mình chịu đựng suốt bao năm rồi, vậy mà lần này lại không chịu nhân nhượng nữa.
Anh cho rằng, có lẽ bởi mình đã thấy được thế nào mới đúng là một gia đình, lần đầu tiên thật sự cảm nhận được nguồn năng lượng đẹp đẽ, ấm áp và cũng rất đỗi mạnh mẽ như vậy. Bởi vậy anh chẳng màng níu kéo sợi dây ràng buộc mỏng manh tới cơ hồ không có giữa mình và Kỳ gia nữa. Lục Trác Niên có nói anh giống một hòn đảo cô độc, còn miêu tả hòn đảo này bằng ngôn từ đẹp đẽ. Nhưng dù có đẹp đến mấy cũng chẳng ai muốn là một hòn đảo biệt lập cả.
Sống trên cõi đời này, nào có ai muốn là con nhà quyền quý nhưng cơ hồ chỉ tựa như hạt bụi lơ lửng giữa không trung, đơn độc và lạc lõng, lay lắt theo dòng chảy thời gian. Ngày qua tháng lại, mãi chỉ có khoảng không u tịch và mênh mông bầu bạn, khoảng không dẫu rộng lớn nhường ấy, rộng tới mức bao trọn lấy một đời, nhưng lại chẳng có lấy một sợi dây ràng buộc.
Từ bé tới lớn, anh đã khắc sâu họ “Kỳ” vào trong xương tủy mình, từng lời nói và hành động đều vô cùng chừng mực, người ngoài dễ dàng có thể thấy được nét đặc trưng của nhà họ Kỳ từ anh, để rồi kính trọng anh, nhưng anh nào có vì thế mà nhận được sự chấp nhận từ bất cứ người nào trong dòng họ.
Cứ thế, anh biến mình thành một kẻ sống vô dục vô cầu, tới mức ngay bản thân anh cũng thấy rằng có lẽ thế này mới là tốt nhất, ít ra số mệnh không tệ bạc với anh. Ngay lúc anh gần như biến mất, đã có một người xuất hiện, kéo anh khỏi khoảng không quạnh quẽ kia.
Cảm giác ấy thật khó tả, hệt như trên vùng đất băng giá đột nhiên xuất hiện sức xuân, làm băng tan tuyết chảy, vạn vật sinh sôi, đẹp nức lòng người.
Kỳ Duật lại đưa mắt nhìn người ông già nua này. Anh biết thừa ông không muốn để người khác thấy cảnh mình được hộ lý bón cho ăn, cũng để ý thấy mái tóc được chải gọn gàng dù ông cụ đang nằm trên giường bệnh. Ông khăng khăng đòi ngồi dậy để nói chuyện, không chịu nhìn người ta bằng đôi mắt mờ, cũng chẳng chịu đeo đôi kính bẩn. Ngay từ bé anh đã để ý đến những tiểu tiết ấy, nhưng chưa bao giờ lại thấy rõ ràng như lúc này.
“Ông muốn nói gì với cháu ạ?” Kỳ Duật hỏi.
“Cổ phần của công ty… tôi sẽ không cho anh đâu.” Ông cụ đáp.
Kỳ Duật nói: “Dù ông có cho, cháu cũng không cần.”
Ông cụ chẳng màng lời anh, chỉ tiếp: “Tôi phải để Kỳ Trấn có đầy đủ quyền phát ngôn… Những thứ bà anh để lại, trừ cổ phần ra, còn lại đều của anh cả.”
Kỳ Duật ngẩn ra, vẫn đáp: “Không cần đâu ạ.”
“Bà anh trước lúc ra đi đã sắp đặt như vậy.” Cặp kính hơi trễ xuống, khi nói tới đây, ông cụ đã bắt đầu thở hổn hển, chẳng còn hơi sức để ý đến đôi kính nữa. “Anh còn trẻ thì biết cái gì? Giờ anh quấn quýt mặn nồng với cậu hai nhà họ Lục, nhưng về sau thế nào thì chưa biết đâu.”
Kỳ Duật mím chặt môi, vẻ dịu dàng vừa rồi đã biến mất hoàn toàn, gương mặt trở nên vô cảm.
“Nhà họ Lục chỉ còn mỗi anh ta, nếu không dựa vào dòng họ Kỳ thì anh làm gì có tư cách ngồi ngang hàng với người đó. Anh còn chưa rõ bản tính của anh ta à? Anh ta còn thích anh được mấy bữa nữa?” Dù đã thở gấp, giọng nói khản đặc, ông cụ vẫn nói rất rành mạch.
Kỳ Duật đáp: “Anh ấy thích cháu lúc nào, cháu sẽ trân trọng lúc ấy. Đến ngày anh ấy không thích cháu nữa, cháu cũng sẽ cố hết sức để anh ấy không phải bận lòng.” Lúc nói lời này, anh chẳng để lộ biểu cảm gì, cứ như thể anh đang kể một câu chuyện hết sức bình thường.
Nhưng ông cụ lại nổi giận: “Nhục nhã!” Ông biết mình mắc bệnh thế này thì không được bực tức, nên mím miệng lại, tay đặt lên lồng ngực, gắng gượng thở.
Kỳ Duật im lặng hồi lâu, đoạn nói: “Có câu này cháu muốn hỏi ông từ lâu rồi…” Anh thoáng ngừng lại, rồi nói tiếp. “Có phải ông thật sự cho rằng mọi chuyện trong dòng họ này đều do lỗi của mẹ cháu?”
“Cái này có quan trọng không?” Ông cụ hỏi ngược lại, dường như cực kỳ khinh thường. Nhưng Kỳ Duật vẫn cứng đầu nói: “Quan trọng chứ, ít ra là quan trọng với cháu.”
Ông cụ thở dồn, ngước mắt nhìn Kỳ Duật, lạnh lùng nói: “Nhưng chuyện ấy chẳng hề quan trọng với cái nhà này.” Thậm chí câu nói còn mang ý thù hận. Không biết suốt bao đêm ngày, khi rõ mình chẳng còn mấy thời gian, ông đã thấu hận trời xanh tại sao lại giáng kiếp nạn xuống đầu dòng họ này, hận rằng dù đã dốc sức nỗ lực cả đời, mình vẫn chẳng tài nào ngăn lại bước đường suy bại của Kỳ gia.
Trái ngược lại, Kỳ Duật vẫn cực kỳ bình tĩnh. Thấy ông nội đã lấy lại hơi thở, anh mới nói: “Nếu ông chỉ gọi cháu đến nói chuyện tài sản thì cháu thấy thái độ của mình đã rất rõ ràng. Ông thấy cháu nhục nhã, còn cháu thì thấy mấy đồng tiền đó thật bẩn thỉu, đê hèn, nếu nhận lấy thì thật xấu mặt với mẹ cháu.”
Cuối cùng anh kết thúc: “Ông giữ gìn sức khỏe ạ.”
Kỳ Duật mở cửa, chợt thấy Kỳ Vân và Kỳ Trấn đều đã tới, nãy giờ vẫn đứng chờ bên ngoài. Thấy anh đi ra, người đầu tiên tiến lên đón là Lục Trác Niên: “Về chứ?” Kỳ Duật gật đầu, Kỳ Vân vội nói: “Chờ chút, chiều nay ông cụ còn phải xác nhận giấy tờ, con phải ở lại đây.”
Kỳ Duật đáp: “Con sẽ viết một bản tuyên bố để chứng minh mình tự nguyện từ bỏ quyền thừa kế tài sản của nhà họ Kỳ.”
Kỳ Vân sững sờ nhìn anh: “Con nói linh tinh gì thế hả!”
Kỳ Trấn cũng cau mày: “Cậu điên rồi à?”
Lục Trác Niên chỉ nói: “Được, giờ chúng mình về nhà.”
Cửa phòng bệnh chưa đóng, trong phòng vọng ra tiếng của ông cụ: “Cứ để nó đi!”
Kỳ Vân sợ bố mình xúc động nên đành bỏ mặc Kỳ Duật, vội chạy vào nói chuyện với ông cụ. Kỳ Trấn thì khựng lại, vẫn nhìn Kỳ Duật với ánh mắt không hài lòng: “Kỳ Duật…” Thế nhưng gọi được tên xong, y lại chỉ im lặng. Bọn họ đã đối đầu quá lâu, đôi bên cũng xa cách lắm rồi.
Kỳ Duật nhìn y, nói: “Trước giờ tôi rất hiểu anh, nhưng anh nào có hiểu tôi bao giờ.”
Kỳ Trấn đứng chôn chân tại chỗ, không thốt nên lời.
Y lớn hơn Kỳ Duật nên nhớ rõ chuyện hồi nhỏ hơn anh. Y vẫn nhớ vẻ mặt và giọng nói khi Kỳ Duật gọi y, cũng nhớ những lúc anh nhào vào lòng y, lúc nào cũng phảng phất mùi sữa thơm mát. Kỳ Duật trong ký ức của y là đứa bé thông minh, nhanh trí, rất thích quấn lấy y, y đi đâu anh theo đó, giống hệt cái đuôi không chịu dứt, lắm lúc khiến cậu bé như y thấy hết sức phiền muộn.
Nhưng đây đã là chuyện của rất lâu về trước rồi, Kỳ Trấn chẳng hề hiểu chút gì về Kỳ Duật của bây giờ cả. Muốn tỏ vẻ anh lớn để dạy bảo đôi câu cũng chẳng thể mở miệng, chỉ đành để anh và Lục Trác Niên bỏ đi.
Y đi vào phòng bệnh, tiếp tục túc trực bên cạnh ông nội. Mọi người đều biết ông sắp không qua khỏi, nhưng chẳng ai thấu hiểu cảm giác này rõ ràng như y. Trước đây y luôn sợ làm sai sẽ khiến ông nội thất vọng, phải chịu quở mắng, nhưng tới giờ y mới nhận ra, chuyện đáng sợ không phải là mắc lỗi, mà là không còn ai chỉ bảo đúng sai nữa. Từ lúc ấy, y phải tự mình đối mặt với tất cả, dù đúng hay sai, sợ hãi hay hoài nghi, sẽ chẳng còn ai đứng sau lưng y, chìa tay giúp đỡ mỗi khi y yếu đuối quay đầu lại.
“Kỳ gia sẽ không sụp đổ đâu… Anh cứ làm đi là sẽ được.” Ông cụ nói vậy với y.
Y cũng tự nhủ rằng Kỳ gia sẽ không sụp đổ, mưa gió bao năm qua đâu làm Kỳ gia suy suyển, đến nay cũng vậy.
Ông cụ thở dài: “Chỉ là Lục gia… e rằng sẽ lớn mạnh.”
Kỳ Trấn lặng người, mau chóng hiểu ra ý tứ của ông cụ. Liên hôn giữa hai nhà Kỳ - Lục chính là bước đệm cho Lục gia phất lên do chính tay nhà họ Kỳ trao cho. Ông cụ nhà họ Kỳ còn thì hai nhà vẫn có thể cùng nhau tồn tại, một khi ông ngã xuống, hai bên sẽ chia thành hai thái cực yếu – mạnh.
Ưu thế lớn nhất của Lục gia so với Kỳ gia chính là việc Lục Triển Đình vẫn còn có thể gánh vác thêm mười mấy năm nữa, còn ông cụ họ Kỳ thì đã già rồi. Lục Trác Niên có thể thuận lợi lên tới cấp lãnh đạo đã đủ chứng minh tiềm năng của hắn, Lục Triển Đình hoàn toàn có thể dạy dỗ để hắn thay thế nắm quyền.
Còn Kỳ Trấn thì… Lời cảm khái này của ông cụ thật ra đã đủ cho thấy suy nghĩ của ông. Kỳ Trấn có mạnh đến mấy cũng không vượt qua được Lục Triển Đình.
Tình thế xoay chuyển của tương lai, từ nay đã được định đoạt sẵn.
Thông báo nhỏ là tớ đang dịch ngoại truyện rồi nhé hị hị
Khi hai người tới bệnh viện, phòng bệnh chỉ có hai hộ lý túc trực bên cạnh ông cụ, trong đó có một người đang bón cơm cho ông cụ ăn.
Thấy hai người tới, ông cụ chậm chạp giơ tay lên, ra ý không ăn nữa, để người đó bón cho mấy thìa nước ấm rồi cầm khăn tay lau sạch miệng. Một người thu dọn bát đũa, người còn lại chỉnh cao đầu giường bệnh lên để ông cụ trông như đang ngồi. Ông vẫn không nói gì, chỉ chỉ vào chiếc kính gọng vàng đặt ở đầu giường. Hộ lý mau chóng đeo kính giúp ông, mới được một nửa thì ông cụ nghiêng đầu, làm người đó ngơ ngác. Kỳ Duật đón lấy, nói: “Để tôi.”
Trước đó hộ lý có nghe thấy Kỳ Duật gọi ông cụ là ông nội, nên giờ vội vàng đưa kính cho anh, lại nghe thấy anh nói: “Mắt kính bị bẩn nên ông không chịu đeo.” Giọng anh hiền hòa, lại pha chút ý cười, khác hẳn với người cháu còn lại của ông cụ. Hộ lý “ồ” một tiếng, vội đưa cho anh khăn lau kính vừa bọc cùng chiếc kính. Kỳ Duật cảm ơn, đáp: “Không cần cái này”. Sau đó vào phòng vệ sinh, rửa sạch kính rồi lau khô, xong xuôi mới cầm kính đứng cạnh ông cụ: “Để cháu giúp ông đeo ạ.”
Ông cụ vẫn chẳng nói năng gì, chỉ nhìn anh chằm chằm. Kỳ Duật chờ một lúc, đoạn khom người đặt kính lên sống mũi ông cụ. Động tác của anh rất nhẹ nhàng, hộ lý đứng bên cạnh dõi theo, thầm cảm thán hiếm khi thấy người có tiền lại ân cần chu đáo với người lớn như vậy. Nhưng càng nhìn lại càng cảm thấy không khí giữa hai ông cháu này cứ là lạ, bất giác liếc sang nhìn Lục Trác Niên đang đứng cạnh Kỳ Duật. Lục Trác Niên cảm nhận được ánh mắt của người đó nên cười một cái, khiến anh ta vội ngoan ngoãn cúi đầu xuống.
Tới tận khi Kỳ Duật đứng thẳng lên rồi, ánh mắt của ông cụ vẫn dán chặt lên nguời anh, đoạn ông mới mở miệng nói: “Trông anh giống hệt mẹ mình.”
Lục Trác Niên mau mắn đáp: “Con trai giống mẹ, con gái giống bố là nhà có phúc.”
Thế là ông cụ đưa mắt sang nhìn hắn. Lục Trác Niên ưỡn thẳng lưng, hai tay bắt chéo phía trước, nở nụ cười cực kỳ tiêu chuẩn.
Kỳ Duật dường như chẳng để ý: “Từ nhỏ cháu đã giống mẹ rồi.”
Lục Trác Niên lại xen ngang: “Cho nên trông mới đẹp…”
Lần này Kỳ Duật bất đắc dĩ phải nhìn về phía hắn. Lục Trác Niên tròn xoe mắt nhìn hắn, ra vẻ ngây thơ, nhưng cũng bắt được tín hiệu từ anh, biết anh tự mình xoay xở được nên bảo: “Anh chờ em ở ngoài nhé.”
Lục Trác Niên vừa ra khỏi cửa, ông cụ nói luôn với hai hộ lý: “Hai người ra ngoài đi.”
Nhà họ Kỳ dùng hai hộ lý một lúc vì sợ nhỡ chuyện gì xảy ra còn có người ở cạnh ông cụ. Tất cả hộ lý lúc ký hợp đồng đều được căn dặn nhiều lần rằng phải đảm bảo luôn có ít nhất hai người túc trực bên ông. Lúc này ông cụ ra lệnh vậy khiến họ khó xử, Kỳ Duật bèn nhỏ nhẹ nói: “Yên tâm, có tôi đây rồi. Hai người chưa ăn cơm đúng không, giờ đi ăn đi.”
Hai hộ lý đưa mắt nhìn nhau, vẫn không dám rời đi. Bọn họ làm việc theo ca, chút nữa sẽ có nhóm khác tới thay, tất nhiên sẽ có thời gian để ăn uống, mà công việc này lương rất hậu hĩnh nên họ phải cẩn thận.
Một hộ lý ngập ngừng lên tiếng: “Vậy bọn tôi đứng ngoài cửa, có gì thì gọi bọn tôi vào nhé.”
Người còn lại vội nói: “Đúng đúng.”
Vậy là trong phòng bệnh chỉ còn lại hai ông cháu Kỳ Duật. Ông cụ nửa ngồi trên giường, lộ rõ vẻ già nua, nói được mấy câu lại phải dừng lại, nhưng vẫn cố chấp giữ phong thái uy nghiêm của mình. Ông là trụ cột của cả dòng họ suốt mấy chục năm trời, tính tình cứng nhắc, nói sao làm vậy. Kỳ Duật từ nhỏ đã quen lặng lẽ để ý sở thích của một trong những trưởng bối ruột thịt ít ỏi này, nhưng không phải vì muốn lấy lòng ông, mà bởi sợ ông ghét bỏ. Có thể nói, đây là chuyện mà ai trong dòng họ cũng e sợ, nói chi đến một đứa trẻ như Kỳ Duật.
Mấy hôm nay anh đã ngẫm nghĩ xem tại sao mình chịu đựng suốt bao năm rồi, vậy mà lần này lại không chịu nhân nhượng nữa.
Anh cho rằng, có lẽ bởi mình đã thấy được thế nào mới đúng là một gia đình, lần đầu tiên thật sự cảm nhận được nguồn năng lượng đẹp đẽ, ấm áp và cũng rất đỗi mạnh mẽ như vậy. Bởi vậy anh chẳng màng níu kéo sợi dây ràng buộc mỏng manh tới cơ hồ không có giữa mình và Kỳ gia nữa. Lục Trác Niên có nói anh giống một hòn đảo cô độc, còn miêu tả hòn đảo này bằng ngôn từ đẹp đẽ. Nhưng dù có đẹp đến mấy cũng chẳng ai muốn là một hòn đảo biệt lập cả.
Sống trên cõi đời này, nào có ai muốn là con nhà quyền quý nhưng cơ hồ chỉ tựa như hạt bụi lơ lửng giữa không trung, đơn độc và lạc lõng, lay lắt theo dòng chảy thời gian. Ngày qua tháng lại, mãi chỉ có khoảng không u tịch và mênh mông bầu bạn, khoảng không dẫu rộng lớn nhường ấy, rộng tới mức bao trọn lấy một đời, nhưng lại chẳng có lấy một sợi dây ràng buộc.
Từ bé tới lớn, anh đã khắc sâu họ “Kỳ” vào trong xương tủy mình, từng lời nói và hành động đều vô cùng chừng mực, người ngoài dễ dàng có thể thấy được nét đặc trưng của nhà họ Kỳ từ anh, để rồi kính trọng anh, nhưng anh nào có vì thế mà nhận được sự chấp nhận từ bất cứ người nào trong dòng họ.
Cứ thế, anh biến mình thành một kẻ sống vô dục vô cầu, tới mức ngay bản thân anh cũng thấy rằng có lẽ thế này mới là tốt nhất, ít ra số mệnh không tệ bạc với anh. Ngay lúc anh gần như biến mất, đã có một người xuất hiện, kéo anh khỏi khoảng không quạnh quẽ kia.
Cảm giác ấy thật khó tả, hệt như trên vùng đất băng giá đột nhiên xuất hiện sức xuân, làm băng tan tuyết chảy, vạn vật sinh sôi, đẹp nức lòng người.
Kỳ Duật lại đưa mắt nhìn người ông già nua này. Anh biết thừa ông không muốn để người khác thấy cảnh mình được hộ lý bón cho ăn, cũng để ý thấy mái tóc được chải gọn gàng dù ông cụ đang nằm trên giường bệnh. Ông khăng khăng đòi ngồi dậy để nói chuyện, không chịu nhìn người ta bằng đôi mắt mờ, cũng chẳng chịu đeo đôi kính bẩn. Ngay từ bé anh đã để ý đến những tiểu tiết ấy, nhưng chưa bao giờ lại thấy rõ ràng như lúc này.
“Ông muốn nói gì với cháu ạ?” Kỳ Duật hỏi.
“Cổ phần của công ty… tôi sẽ không cho anh đâu.” Ông cụ đáp.
Kỳ Duật nói: “Dù ông có cho, cháu cũng không cần.”
Ông cụ chẳng màng lời anh, chỉ tiếp: “Tôi phải để Kỳ Trấn có đầy đủ quyền phát ngôn… Những thứ bà anh để lại, trừ cổ phần ra, còn lại đều của anh cả.”
Kỳ Duật ngẩn ra, vẫn đáp: “Không cần đâu ạ.”
“Bà anh trước lúc ra đi đã sắp đặt như vậy.” Cặp kính hơi trễ xuống, khi nói tới đây, ông cụ đã bắt đầu thở hổn hển, chẳng còn hơi sức để ý đến đôi kính nữa. “Anh còn trẻ thì biết cái gì? Giờ anh quấn quýt mặn nồng với cậu hai nhà họ Lục, nhưng về sau thế nào thì chưa biết đâu.”
Kỳ Duật mím chặt môi, vẻ dịu dàng vừa rồi đã biến mất hoàn toàn, gương mặt trở nên vô cảm.
“Nhà họ Lục chỉ còn mỗi anh ta, nếu không dựa vào dòng họ Kỳ thì anh làm gì có tư cách ngồi ngang hàng với người đó. Anh còn chưa rõ bản tính của anh ta à? Anh ta còn thích anh được mấy bữa nữa?” Dù đã thở gấp, giọng nói khản đặc, ông cụ vẫn nói rất rành mạch.
Kỳ Duật đáp: “Anh ấy thích cháu lúc nào, cháu sẽ trân trọng lúc ấy. Đến ngày anh ấy không thích cháu nữa, cháu cũng sẽ cố hết sức để anh ấy không phải bận lòng.” Lúc nói lời này, anh chẳng để lộ biểu cảm gì, cứ như thể anh đang kể một câu chuyện hết sức bình thường.
Nhưng ông cụ lại nổi giận: “Nhục nhã!” Ông biết mình mắc bệnh thế này thì không được bực tức, nên mím miệng lại, tay đặt lên lồng ngực, gắng gượng thở.
Kỳ Duật im lặng hồi lâu, đoạn nói: “Có câu này cháu muốn hỏi ông từ lâu rồi…” Anh thoáng ngừng lại, rồi nói tiếp. “Có phải ông thật sự cho rằng mọi chuyện trong dòng họ này đều do lỗi của mẹ cháu?”
“Cái này có quan trọng không?” Ông cụ hỏi ngược lại, dường như cực kỳ khinh thường. Nhưng Kỳ Duật vẫn cứng đầu nói: “Quan trọng chứ, ít ra là quan trọng với cháu.”
Ông cụ thở dồn, ngước mắt nhìn Kỳ Duật, lạnh lùng nói: “Nhưng chuyện ấy chẳng hề quan trọng với cái nhà này.” Thậm chí câu nói còn mang ý thù hận. Không biết suốt bao đêm ngày, khi rõ mình chẳng còn mấy thời gian, ông đã thấu hận trời xanh tại sao lại giáng kiếp nạn xuống đầu dòng họ này, hận rằng dù đã dốc sức nỗ lực cả đời, mình vẫn chẳng tài nào ngăn lại bước đường suy bại của Kỳ gia.
Trái ngược lại, Kỳ Duật vẫn cực kỳ bình tĩnh. Thấy ông nội đã lấy lại hơi thở, anh mới nói: “Nếu ông chỉ gọi cháu đến nói chuyện tài sản thì cháu thấy thái độ của mình đã rất rõ ràng. Ông thấy cháu nhục nhã, còn cháu thì thấy mấy đồng tiền đó thật bẩn thỉu, đê hèn, nếu nhận lấy thì thật xấu mặt với mẹ cháu.”
Cuối cùng anh kết thúc: “Ông giữ gìn sức khỏe ạ.”
Kỳ Duật mở cửa, chợt thấy Kỳ Vân và Kỳ Trấn đều đã tới, nãy giờ vẫn đứng chờ bên ngoài. Thấy anh đi ra, người đầu tiên tiến lên đón là Lục Trác Niên: “Về chứ?” Kỳ Duật gật đầu, Kỳ Vân vội nói: “Chờ chút, chiều nay ông cụ còn phải xác nhận giấy tờ, con phải ở lại đây.”
Kỳ Duật đáp: “Con sẽ viết một bản tuyên bố để chứng minh mình tự nguyện từ bỏ quyền thừa kế tài sản của nhà họ Kỳ.”
Kỳ Vân sững sờ nhìn anh: “Con nói linh tinh gì thế hả!”
Kỳ Trấn cũng cau mày: “Cậu điên rồi à?”
Lục Trác Niên chỉ nói: “Được, giờ chúng mình về nhà.”
Cửa phòng bệnh chưa đóng, trong phòng vọng ra tiếng của ông cụ: “Cứ để nó đi!”
Kỳ Vân sợ bố mình xúc động nên đành bỏ mặc Kỳ Duật, vội chạy vào nói chuyện với ông cụ. Kỳ Trấn thì khựng lại, vẫn nhìn Kỳ Duật với ánh mắt không hài lòng: “Kỳ Duật…” Thế nhưng gọi được tên xong, y lại chỉ im lặng. Bọn họ đã đối đầu quá lâu, đôi bên cũng xa cách lắm rồi.
Kỳ Duật nhìn y, nói: “Trước giờ tôi rất hiểu anh, nhưng anh nào có hiểu tôi bao giờ.”
Kỳ Trấn đứng chôn chân tại chỗ, không thốt nên lời.
Y lớn hơn Kỳ Duật nên nhớ rõ chuyện hồi nhỏ hơn anh. Y vẫn nhớ vẻ mặt và giọng nói khi Kỳ Duật gọi y, cũng nhớ những lúc anh nhào vào lòng y, lúc nào cũng phảng phất mùi sữa thơm mát. Kỳ Duật trong ký ức của y là đứa bé thông minh, nhanh trí, rất thích quấn lấy y, y đi đâu anh theo đó, giống hệt cái đuôi không chịu dứt, lắm lúc khiến cậu bé như y thấy hết sức phiền muộn.
Nhưng đây đã là chuyện của rất lâu về trước rồi, Kỳ Trấn chẳng hề hiểu chút gì về Kỳ Duật của bây giờ cả. Muốn tỏ vẻ anh lớn để dạy bảo đôi câu cũng chẳng thể mở miệng, chỉ đành để anh và Lục Trác Niên bỏ đi.
Y đi vào phòng bệnh, tiếp tục túc trực bên cạnh ông nội. Mọi người đều biết ông sắp không qua khỏi, nhưng chẳng ai thấu hiểu cảm giác này rõ ràng như y. Trước đây y luôn sợ làm sai sẽ khiến ông nội thất vọng, phải chịu quở mắng, nhưng tới giờ y mới nhận ra, chuyện đáng sợ không phải là mắc lỗi, mà là không còn ai chỉ bảo đúng sai nữa. Từ lúc ấy, y phải tự mình đối mặt với tất cả, dù đúng hay sai, sợ hãi hay hoài nghi, sẽ chẳng còn ai đứng sau lưng y, chìa tay giúp đỡ mỗi khi y yếu đuối quay đầu lại.
“Kỳ gia sẽ không sụp đổ đâu… Anh cứ làm đi là sẽ được.” Ông cụ nói vậy với y.
Y cũng tự nhủ rằng Kỳ gia sẽ không sụp đổ, mưa gió bao năm qua đâu làm Kỳ gia suy suyển, đến nay cũng vậy.
Ông cụ thở dài: “Chỉ là Lục gia… e rằng sẽ lớn mạnh.”
Kỳ Trấn lặng người, mau chóng hiểu ra ý tứ của ông cụ. Liên hôn giữa hai nhà Kỳ - Lục chính là bước đệm cho Lục gia phất lên do chính tay nhà họ Kỳ trao cho. Ông cụ nhà họ Kỳ còn thì hai nhà vẫn có thể cùng nhau tồn tại, một khi ông ngã xuống, hai bên sẽ chia thành hai thái cực yếu – mạnh.
Ưu thế lớn nhất của Lục gia so với Kỳ gia chính là việc Lục Triển Đình vẫn còn có thể gánh vác thêm mười mấy năm nữa, còn ông cụ họ Kỳ thì đã già rồi. Lục Trác Niên có thể thuận lợi lên tới cấp lãnh đạo đã đủ chứng minh tiềm năng của hắn, Lục Triển Đình hoàn toàn có thể dạy dỗ để hắn thay thế nắm quyền.
Còn Kỳ Trấn thì… Lời cảm khái này của ông cụ thật ra đã đủ cho thấy suy nghĩ của ông. Kỳ Trấn có mạnh đến mấy cũng không vượt qua được Lục Triển Đình.
Tình thế xoay chuyển của tương lai, từ nay đã được định đoạt sẵn.
Thông báo nhỏ là tớ đang dịch ngoại truyện rồi nhé hị hị
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook