Lưỡng Đô Ký Sự
-
Chương 28: Trường canh (1)
Đông có Khải Minh, Tây có Trường Canh
Liễu Duyên đại sư của chùa Báo Quốc chủ trì nghi lễ đỡ đầu, túi đỡ đầu cũng đã dâng lên, giữ lại trong chùa, sau khi thành niên sẽ hoàn tục. Liễu Duyên đại sư thu Đường Oanh làm đệ tử, ban pháp danh 'Trường Canh'.
Tâm tình của Hoàng đế hôm nay rất tốt, ở lại đến tận tối, dùng với nữ nhi một bữa cơm, đến lúc xong xuôi mới chuẩn bị rời khỏi.
Trước khi đi, Hoàng đế cẩn thận tránh nơi bị thương, vòng tay ôm lấy đứa trẻ, nâng nàng lên cao, cười đến thoải mái: "Tiểu Trường Canh nhất định phải khỏe mạnh, phải khỏe mạnh bình an cả đời, biết không? Bây giờ có Phật tổ phù hộ che chở rồi mà vẫn còn ốm đau, trẫm nghĩ tiểu Trường Canh nên xuống tóc làm ni cô đi!"
Lời vui đùa mà thôi, không ai coi là thật, cung nhân cả điện cũng chỉ cúi đầu nín cười mà bỏ qua. Cha con hai người một lớn một nhỏ vui vẻ hợp tính, hòa thuận mười phần, nhìn vào hoảng như cung thành nguy nga bốn phía đều đã bay biến thành cát bụi cả, chợt biến thành nơi nhà dân đơn sơ, nhìn quanh chẳng giàu có, thế nhưng luôn luôn vui vẻ vô tư.
Hoàng hậu đứng một bên, chẳng mảy may để tâm tới cảnh cha con hạnh phúc kia, ánh mắt thất thần, suy tư lo lắng. Đúng như nàng sở liệu, Nhan Tốn quả thật đã đặt nghi vấn vào chùa Báo Quốc, hôm nay nàng tới, nhận thấy có rất nhiều những gương mặt khả nghi quanh quẩn ra vào, từ Phật điện đến thiện phòng. Hắn đã sinh nghi, qua mắt được một lần, không có nghĩa những lần sau cũng có thể dễ dàng trót lọt. Nay tuy Loan Nghi vệ đã được Hoàng đế duyệt cho phục lập, nhưng còn phải mất nhiều thời gian mới có thể biến kế hoạch thành hiện thực, lâu thì ba năm năm năm, nhanh nhất cũng phải tới một năm hai năm. Trong lúc này mọi biến cố, mọi chuyện tốt xấu đều gắn liền với Hoàng đế, hắn còn sống một ngày thì còn một ngày an ổn, hắn có mệnh hệ gì, ngày ấy cũng là ngày sinh loạn.
Hoàng đế di giá, Hoàng hậu theo lễ tiễn đưa, lại thấy hắn giơ tay ngăn lại: "Trẫm tự đi được rồi, Hoàng hậu ở lại chăm sóc chiếu cố Trường Canh cho tốt, đeo khóa đỡ đầu cho nàng." Hoàng hậu nói phải, hành lễ xong, Hoàng đế cũng rời khỏi.
Khóa đỡ đầu, còn gọi khóa Trường Mệnh, chất liệu bằng bạc, hình dạng như một chiếc khóa nhỏ, thường sẽ đeo trên cổ. Chiếc khóa Liễu Duyên đại sư tặng này có điểm khác biệt – khóa này làm bằng ngọc, kích cỡ nằm vừa lòng bàn tay của đứa trẻ, hai mặt chạm trổ đôi cá vờn nước, dây đỏ xuyên qua. Đường Oanh tuy không hiểu về ngọc, thế nhưng nhìn màu ngọc vừa trong vừa sáng, nắm khóa trong tay thấy vừa mịn vừa mát, liền biết được ngọc này là ngọc tốt.
Trong hộp gấm, ngoài khóa ngọc còn có một chiếc lắc, chuông nhỏ bằng vàng bằng bạc được xâu đan xen. Hai vật này đặt cạnh nhau, tỏ ý 'kim ngọc mãn đường'[1]. Mỗi chuông nhỏ lớn cỡ đầu ngón út của người trưởng thành, chín cái bằng bạc, chín cái bằng vàng, phía trên chạm khắc tinh xảo, đoán chừng là kinh Phật. Hoàng hậu vén mái tóc đang xõa của Đường Oanh sang một bên, giúp nàng đeo khóa ngọc lên. Đoạn, lại cúi xuống, đeo lắc bạc lên cổ chân, rất nhanh đã thắt được thành hình thù của một hoa kết.
[1] Mọi việc như ý suôn sẻ, thịnh vượng giàu sang, quan lộ thăng tiến.
Bởi vì hoa kết ở phía sau, cho nên Đường Oanh cũng không nhìn rõ được. Đợi tới khi Hoàng hậu thắt xong, chân nhỏ lắc lắc mấy cái, tiếng chuông 'đinh linh đinh linh' thanh thúy vang lên, nàng nhìn thấy hoa kết kia nhỏ xinh nhưng phức tạp, vô cùng đẹp.
"A nương thật khéo tay..." Vừa nói vừa chăm chú ngắm thêm một lát. Hoàng hậu lúc này đang đưa lưng về phía Đường Oanh, giao hộp gấm cho Nhẫn Đông, phân phó nàng cất giữ cho cẩn thận, đợi đến tuổi cập kê sẽ hoàn tục, khi ấy phải tháo lắc chân và khóa ngọc xuống.
Hoàng hậu đã nghe thấy lời khen kia, lúc này mới cười nói: "A bà của ngươi là người Thục Châu, nữ tử đất Thục Châu rất giỏi thắt hoa kết, xưa kia ta cũng đã học được hơn mười cách thắt, mà nay cũng đã quên gần hết, còn nhớ chẳng được bao nhiêu. Nếu ngươi thích, đợi lúc nhàn rỗi ta sẽ dạy cho ngươi, chỉ có điều không được chậm trễ công khóa." Mỗi khi nhắc tới mẫu thân, Hoàng hậu luôn luôn mang nét buồn rầu phảng phất. Năm nào cũng vậy, tới ngày sinh ngày giỗ của mẫu thân, Hoàng hậu đều ăn chay chép kinh, quả thực là tròn chữ hiếu. Đường Oanh nghĩ – A bà qua đời, hẳn là mộ phần sẽ ở Kim Lăng. A nương bị vây khốn trong hoàng cung Yến Kinh này, có lẽ chưa từng đích thân tới tế điện, như vậy... phải tiếc nuối đến mức nào.
Trong tẩm điện, đèn nến sáng rỡ. Đường Oanh ngưng mắt nhìn Hoàng hậu, Hoàng hậu chăm sóc nàng cả một đêm, không ngủ không nghỉ, ban ngày lại tới Báo Quốc tự, vất vả tới thế, trang dung tinh xảo cũng chẳng còn che được sự tiều tụy mệt mỏi nữa rồi.
Đường Oanh: "A nương, con mệt rồi, con muốn đi ngủ." Lúc này giờ Hợi vẫn chưa điểm, nàng lên giường cũng chưa thể ngủ ngay được, nhưng chỉ có như thế Hoàng hậu mới có thể an tâm đi nghỉ sớm một chút.
Hoàng hậu gật đầu: "Cần ta ngủ cùng không?"
Đường Oanh đã ngủ riêng rồi, nhưng Hoàng hậu sợ trẻ nhỏ lúc bệnh tật sẽ ủy mị, cho nên mới hỏi như thế. Lại thấy đứa trẻ này lắc đầu một cách quyết đoán: "Không cần, con đã trưởng thành rồi."
A nương ngủ cùng, cả đêm lại lo chiếu cố chăm nom, sao có thể nghỉ ngơi an ổn cho được?
Hoàng hậu cười nhạt, dáng vóc thế này sao có thể gọi là trưởng thành.
Giúp Đường Oanh sửa lại góc chăn, Hoàng hậu bỗng nhìn thấy dưới gối có đặt một cuốn Sử Ký. Nàng cũng đã biết đứa trẻ này tiếp thu rất nhanh, nhận mặt chữ rất mau, thế nhưng chung quy thì Sử Ký vẫn khác Kinh Thi, Sở Từ. Thơ phú có âm luật, có tình có cảm, còn Sử Ký, hoàn toàn là ghi chép sự kiện của các triều đại trước, bao hàm khối kiến thức khổng lồ, cần phải có học thức uyên bác, cần phải có dẫn dụ chú giải mới có thể hiểu được tường tận. Quan trọng là, Sử Ký xưa nay là thứ khô khan đối với trẻ nhỏ. . ngôn tình tổng tài
Hoàng hậu cầm cuốn Sử Ký lên, tùy ý lật vài tờ, liền biết sách này là sách của Văn Uyên các, Đường Oanh mượn về đọc. Nàng đưa mắt nhìn đứa trẻ đã nằm ngay ngắn trên giường, hỏi: "Có hứng thú với Sử Ký sao? Hiểu được không?"
Đường Oanh cũng không giấu giếm: "Thương tiên sinh từng nói – 'Dĩ đồng vi kính, khả dĩ chính y quán; dĩ cổ vi kính, khả dĩ tri hưng thế; dĩ nhân vi kính, khả dĩ minh đắc thất'[2]. Con cho là phải, cũng muốn noi theo, bèn tìm đọc." Tuy không giấu giếm, nhưng rồi lại cũng không dám quá thẳng thắn bộc lộ, đành chớp chớp đôi mắt, giọng điệu tiếc nuối: "Nhưng mà... tuy là có chú giải vẫn có chút khó hiểu." Thực ra lời này đích xác là lời nói thật, Đường Oanh tự thấy mình chưa đạt tới trình độ tự mình có thể thông hiểu đạo lý, cảm thấy mình vẫn cần có một người chỉ dẫn.
[2] (Nhị Thập Tứ sử) Có nghĩa – 'Lấy đồng làm gương thì có thể chỉnh sửa lại mũ áo; lấy lịch sử làm gương thì có thể biết được thịnh suy đổi thay; lấy người làm gương thì có thể minh bạch được mất.'
Bấy nhiêu cũng đã đủ khiến Hoàng hậu kinh ngạc. Đứa trẻ này trưởng thành qua từng ngày ngay bên cạnh nàng, ấy thế mà nàng vẫn không ngờ lại có sự tiến bộ lớn tới vậy rồi. Nàng nhìn Đường Oanh, ngẩn ra một lát, chợt nhớ tới trong tộc mình có một vị huynh trưởng từ bé đã cho thấy tư chất thường thường, đến một ngày kia bỗng nhiên tiến bộ thần tốc, khiến cho trưởng bối lấy làm kỳ quái, xoay sở không kịp.
Cuối cùng nàng nói: "Nếu như ngươi thích, ta sẽ bớt chút thời gian cùng ngươi giải giải. Cuốn sách này..." Nàng buông quyển sách xuống, sách không về vị trí cũ, dường như nàng chỉ là tùy ý buông tay mà thôi, lại khẽ mỉm cười, "Chú giải không hợp, xưa kia a nương ta từng tự tay biên chú một cuốn, câu chữ giản dị dễ hiểu, vẫn đang giữ ở thư phòng, hôm khác ta sẽ cho người mang tới cho ngươi." Nhan Tốn đã không thể tùy ý ra vào chốn nội cung, Loan Nghi vệ cũng đang trong giai đoạn trù bị, nay nàng đã có thể truyền đạt lại cho đứa trẻ này rất nhiều điều trước kia vẫn còn đang kiêng kị.
Hoàng hậu rời khỏi, cửa đóng then cài. Mặc dù đã vào đêm, cung nga nội thị vẫn túc trực bên ngoài, nếu có việc, chỉ cần gọi sẽ có người tới. Tẩm điện dù lớn nhưng cũng sẽ không hiu quạnh trống rỗng. Đường Oanh nằm thẳng trên giường, bỗng nhiên cảm thấy trống vắng trong lòng, như thể là thiếu mất điều gì, khiến cho nàng khó lòng chìm vào giấc ngủ. Nàng quay lưng lật người, một tay chạm lên khóa ngọc trên cổ, chợt, dung mạo thanh lãnh của Hoàng hậu lại hiện lên trong đầu. Thế mới nói, vắng vẻ hiu quạnh hay không là tùy tâm, bây giờ đột nhiên nàng lại cảm thấy không còn trống vắng nữa, khóe môi vô thức nhếch lên, cười một nụ cười đơn thuần.
Dần dà, nàng chìm vào giấc ngủ. Khi đứng bên ranh giới hư thực, nàng bỗng nghe quanh quẩn bên tai những câu từ ngày ấy Hoàng hậu cùng nàng đọc Kinh Thi:
"Đông hữu Khải Minh, Tây hữu Trường Canh,
Hữu cầu Thiên Tất, thi tái chi hành."[3]
Thanh âm như gió mát nơi sơn cốc, mềm mại mà rõ ràng, phảng phất thoảng qua, bầu bạn bên nàng, cùng nàng đi vào giấc ngủ. Ngủ rất sâu, không biết có người lặng lẽ bước tới gần lại bên giường, sửa lại đầu nàng cho thẳng trên gối, vun vén lại góc chăn, lúc ấy mới khẽ khàng rời khỏi.
[3]: Hai câu trong bài 'Đại Đông', Kinh Thi. Đại ý cả bài là răn dạy đạo làm Đế vương, phải có niềm tin và bản lĩnh che chở bách tính và dẫn dắt quốc gia, không nên dựa dẫm quá tin vào thiên tượng, mệnh trời.
—- Còn tiếp —-
Editor mạn đàm: Sau hơn hai tuần đào hố, chúng ta chuẩn bị khép lại hồi I *tung bông*
Liễu Duyên đại sư của chùa Báo Quốc chủ trì nghi lễ đỡ đầu, túi đỡ đầu cũng đã dâng lên, giữ lại trong chùa, sau khi thành niên sẽ hoàn tục. Liễu Duyên đại sư thu Đường Oanh làm đệ tử, ban pháp danh 'Trường Canh'.
Tâm tình của Hoàng đế hôm nay rất tốt, ở lại đến tận tối, dùng với nữ nhi một bữa cơm, đến lúc xong xuôi mới chuẩn bị rời khỏi.
Trước khi đi, Hoàng đế cẩn thận tránh nơi bị thương, vòng tay ôm lấy đứa trẻ, nâng nàng lên cao, cười đến thoải mái: "Tiểu Trường Canh nhất định phải khỏe mạnh, phải khỏe mạnh bình an cả đời, biết không? Bây giờ có Phật tổ phù hộ che chở rồi mà vẫn còn ốm đau, trẫm nghĩ tiểu Trường Canh nên xuống tóc làm ni cô đi!"
Lời vui đùa mà thôi, không ai coi là thật, cung nhân cả điện cũng chỉ cúi đầu nín cười mà bỏ qua. Cha con hai người một lớn một nhỏ vui vẻ hợp tính, hòa thuận mười phần, nhìn vào hoảng như cung thành nguy nga bốn phía đều đã bay biến thành cát bụi cả, chợt biến thành nơi nhà dân đơn sơ, nhìn quanh chẳng giàu có, thế nhưng luôn luôn vui vẻ vô tư.
Hoàng hậu đứng một bên, chẳng mảy may để tâm tới cảnh cha con hạnh phúc kia, ánh mắt thất thần, suy tư lo lắng. Đúng như nàng sở liệu, Nhan Tốn quả thật đã đặt nghi vấn vào chùa Báo Quốc, hôm nay nàng tới, nhận thấy có rất nhiều những gương mặt khả nghi quanh quẩn ra vào, từ Phật điện đến thiện phòng. Hắn đã sinh nghi, qua mắt được một lần, không có nghĩa những lần sau cũng có thể dễ dàng trót lọt. Nay tuy Loan Nghi vệ đã được Hoàng đế duyệt cho phục lập, nhưng còn phải mất nhiều thời gian mới có thể biến kế hoạch thành hiện thực, lâu thì ba năm năm năm, nhanh nhất cũng phải tới một năm hai năm. Trong lúc này mọi biến cố, mọi chuyện tốt xấu đều gắn liền với Hoàng đế, hắn còn sống một ngày thì còn một ngày an ổn, hắn có mệnh hệ gì, ngày ấy cũng là ngày sinh loạn.
Hoàng đế di giá, Hoàng hậu theo lễ tiễn đưa, lại thấy hắn giơ tay ngăn lại: "Trẫm tự đi được rồi, Hoàng hậu ở lại chăm sóc chiếu cố Trường Canh cho tốt, đeo khóa đỡ đầu cho nàng." Hoàng hậu nói phải, hành lễ xong, Hoàng đế cũng rời khỏi.
Khóa đỡ đầu, còn gọi khóa Trường Mệnh, chất liệu bằng bạc, hình dạng như một chiếc khóa nhỏ, thường sẽ đeo trên cổ. Chiếc khóa Liễu Duyên đại sư tặng này có điểm khác biệt – khóa này làm bằng ngọc, kích cỡ nằm vừa lòng bàn tay của đứa trẻ, hai mặt chạm trổ đôi cá vờn nước, dây đỏ xuyên qua. Đường Oanh tuy không hiểu về ngọc, thế nhưng nhìn màu ngọc vừa trong vừa sáng, nắm khóa trong tay thấy vừa mịn vừa mát, liền biết được ngọc này là ngọc tốt.
Trong hộp gấm, ngoài khóa ngọc còn có một chiếc lắc, chuông nhỏ bằng vàng bằng bạc được xâu đan xen. Hai vật này đặt cạnh nhau, tỏ ý 'kim ngọc mãn đường'[1]. Mỗi chuông nhỏ lớn cỡ đầu ngón út của người trưởng thành, chín cái bằng bạc, chín cái bằng vàng, phía trên chạm khắc tinh xảo, đoán chừng là kinh Phật. Hoàng hậu vén mái tóc đang xõa của Đường Oanh sang một bên, giúp nàng đeo khóa ngọc lên. Đoạn, lại cúi xuống, đeo lắc bạc lên cổ chân, rất nhanh đã thắt được thành hình thù của một hoa kết.
[1] Mọi việc như ý suôn sẻ, thịnh vượng giàu sang, quan lộ thăng tiến.
Bởi vì hoa kết ở phía sau, cho nên Đường Oanh cũng không nhìn rõ được. Đợi tới khi Hoàng hậu thắt xong, chân nhỏ lắc lắc mấy cái, tiếng chuông 'đinh linh đinh linh' thanh thúy vang lên, nàng nhìn thấy hoa kết kia nhỏ xinh nhưng phức tạp, vô cùng đẹp.
"A nương thật khéo tay..." Vừa nói vừa chăm chú ngắm thêm một lát. Hoàng hậu lúc này đang đưa lưng về phía Đường Oanh, giao hộp gấm cho Nhẫn Đông, phân phó nàng cất giữ cho cẩn thận, đợi đến tuổi cập kê sẽ hoàn tục, khi ấy phải tháo lắc chân và khóa ngọc xuống.
Hoàng hậu đã nghe thấy lời khen kia, lúc này mới cười nói: "A bà của ngươi là người Thục Châu, nữ tử đất Thục Châu rất giỏi thắt hoa kết, xưa kia ta cũng đã học được hơn mười cách thắt, mà nay cũng đã quên gần hết, còn nhớ chẳng được bao nhiêu. Nếu ngươi thích, đợi lúc nhàn rỗi ta sẽ dạy cho ngươi, chỉ có điều không được chậm trễ công khóa." Mỗi khi nhắc tới mẫu thân, Hoàng hậu luôn luôn mang nét buồn rầu phảng phất. Năm nào cũng vậy, tới ngày sinh ngày giỗ của mẫu thân, Hoàng hậu đều ăn chay chép kinh, quả thực là tròn chữ hiếu. Đường Oanh nghĩ – A bà qua đời, hẳn là mộ phần sẽ ở Kim Lăng. A nương bị vây khốn trong hoàng cung Yến Kinh này, có lẽ chưa từng đích thân tới tế điện, như vậy... phải tiếc nuối đến mức nào.
Trong tẩm điện, đèn nến sáng rỡ. Đường Oanh ngưng mắt nhìn Hoàng hậu, Hoàng hậu chăm sóc nàng cả một đêm, không ngủ không nghỉ, ban ngày lại tới Báo Quốc tự, vất vả tới thế, trang dung tinh xảo cũng chẳng còn che được sự tiều tụy mệt mỏi nữa rồi.
Đường Oanh: "A nương, con mệt rồi, con muốn đi ngủ." Lúc này giờ Hợi vẫn chưa điểm, nàng lên giường cũng chưa thể ngủ ngay được, nhưng chỉ có như thế Hoàng hậu mới có thể an tâm đi nghỉ sớm một chút.
Hoàng hậu gật đầu: "Cần ta ngủ cùng không?"
Đường Oanh đã ngủ riêng rồi, nhưng Hoàng hậu sợ trẻ nhỏ lúc bệnh tật sẽ ủy mị, cho nên mới hỏi như thế. Lại thấy đứa trẻ này lắc đầu một cách quyết đoán: "Không cần, con đã trưởng thành rồi."
A nương ngủ cùng, cả đêm lại lo chiếu cố chăm nom, sao có thể nghỉ ngơi an ổn cho được?
Hoàng hậu cười nhạt, dáng vóc thế này sao có thể gọi là trưởng thành.
Giúp Đường Oanh sửa lại góc chăn, Hoàng hậu bỗng nhìn thấy dưới gối có đặt một cuốn Sử Ký. Nàng cũng đã biết đứa trẻ này tiếp thu rất nhanh, nhận mặt chữ rất mau, thế nhưng chung quy thì Sử Ký vẫn khác Kinh Thi, Sở Từ. Thơ phú có âm luật, có tình có cảm, còn Sử Ký, hoàn toàn là ghi chép sự kiện của các triều đại trước, bao hàm khối kiến thức khổng lồ, cần phải có học thức uyên bác, cần phải có dẫn dụ chú giải mới có thể hiểu được tường tận. Quan trọng là, Sử Ký xưa nay là thứ khô khan đối với trẻ nhỏ. . ngôn tình tổng tài
Hoàng hậu cầm cuốn Sử Ký lên, tùy ý lật vài tờ, liền biết sách này là sách của Văn Uyên các, Đường Oanh mượn về đọc. Nàng đưa mắt nhìn đứa trẻ đã nằm ngay ngắn trên giường, hỏi: "Có hứng thú với Sử Ký sao? Hiểu được không?"
Đường Oanh cũng không giấu giếm: "Thương tiên sinh từng nói – 'Dĩ đồng vi kính, khả dĩ chính y quán; dĩ cổ vi kính, khả dĩ tri hưng thế; dĩ nhân vi kính, khả dĩ minh đắc thất'[2]. Con cho là phải, cũng muốn noi theo, bèn tìm đọc." Tuy không giấu giếm, nhưng rồi lại cũng không dám quá thẳng thắn bộc lộ, đành chớp chớp đôi mắt, giọng điệu tiếc nuối: "Nhưng mà... tuy là có chú giải vẫn có chút khó hiểu." Thực ra lời này đích xác là lời nói thật, Đường Oanh tự thấy mình chưa đạt tới trình độ tự mình có thể thông hiểu đạo lý, cảm thấy mình vẫn cần có một người chỉ dẫn.
[2] (Nhị Thập Tứ sử) Có nghĩa – 'Lấy đồng làm gương thì có thể chỉnh sửa lại mũ áo; lấy lịch sử làm gương thì có thể biết được thịnh suy đổi thay; lấy người làm gương thì có thể minh bạch được mất.'
Bấy nhiêu cũng đã đủ khiến Hoàng hậu kinh ngạc. Đứa trẻ này trưởng thành qua từng ngày ngay bên cạnh nàng, ấy thế mà nàng vẫn không ngờ lại có sự tiến bộ lớn tới vậy rồi. Nàng nhìn Đường Oanh, ngẩn ra một lát, chợt nhớ tới trong tộc mình có một vị huynh trưởng từ bé đã cho thấy tư chất thường thường, đến một ngày kia bỗng nhiên tiến bộ thần tốc, khiến cho trưởng bối lấy làm kỳ quái, xoay sở không kịp.
Cuối cùng nàng nói: "Nếu như ngươi thích, ta sẽ bớt chút thời gian cùng ngươi giải giải. Cuốn sách này..." Nàng buông quyển sách xuống, sách không về vị trí cũ, dường như nàng chỉ là tùy ý buông tay mà thôi, lại khẽ mỉm cười, "Chú giải không hợp, xưa kia a nương ta từng tự tay biên chú một cuốn, câu chữ giản dị dễ hiểu, vẫn đang giữ ở thư phòng, hôm khác ta sẽ cho người mang tới cho ngươi." Nhan Tốn đã không thể tùy ý ra vào chốn nội cung, Loan Nghi vệ cũng đang trong giai đoạn trù bị, nay nàng đã có thể truyền đạt lại cho đứa trẻ này rất nhiều điều trước kia vẫn còn đang kiêng kị.
Hoàng hậu rời khỏi, cửa đóng then cài. Mặc dù đã vào đêm, cung nga nội thị vẫn túc trực bên ngoài, nếu có việc, chỉ cần gọi sẽ có người tới. Tẩm điện dù lớn nhưng cũng sẽ không hiu quạnh trống rỗng. Đường Oanh nằm thẳng trên giường, bỗng nhiên cảm thấy trống vắng trong lòng, như thể là thiếu mất điều gì, khiến cho nàng khó lòng chìm vào giấc ngủ. Nàng quay lưng lật người, một tay chạm lên khóa ngọc trên cổ, chợt, dung mạo thanh lãnh của Hoàng hậu lại hiện lên trong đầu. Thế mới nói, vắng vẻ hiu quạnh hay không là tùy tâm, bây giờ đột nhiên nàng lại cảm thấy không còn trống vắng nữa, khóe môi vô thức nhếch lên, cười một nụ cười đơn thuần.
Dần dà, nàng chìm vào giấc ngủ. Khi đứng bên ranh giới hư thực, nàng bỗng nghe quanh quẩn bên tai những câu từ ngày ấy Hoàng hậu cùng nàng đọc Kinh Thi:
"Đông hữu Khải Minh, Tây hữu Trường Canh,
Hữu cầu Thiên Tất, thi tái chi hành."[3]
Thanh âm như gió mát nơi sơn cốc, mềm mại mà rõ ràng, phảng phất thoảng qua, bầu bạn bên nàng, cùng nàng đi vào giấc ngủ. Ngủ rất sâu, không biết có người lặng lẽ bước tới gần lại bên giường, sửa lại đầu nàng cho thẳng trên gối, vun vén lại góc chăn, lúc ấy mới khẽ khàng rời khỏi.
[3]: Hai câu trong bài 'Đại Đông', Kinh Thi. Đại ý cả bài là răn dạy đạo làm Đế vương, phải có niềm tin và bản lĩnh che chở bách tính và dẫn dắt quốc gia, không nên dựa dẫm quá tin vào thiên tượng, mệnh trời.
—- Còn tiếp —-
Editor mạn đàm: Sau hơn hai tuần đào hố, chúng ta chuẩn bị khép lại hồi I *tung bông*
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook