Lời Nguyền Của Anh Trai
9: Một Trong Hai Phải Chết


Người đàn ông trong văn phòng nhà xuất bản chúng tôi gặp hôm đó tên là Thanh Lâm.

Ông ta là một xuất bản gia nổi tiếng trong giới, đứng đầu nhiều tờ báo lớn trong nước và nhiều đầu sách về tâm lý học.

Theo như những gì ông ta kể thì lần ông ta quyết định hợp tác với người tác giả kia là lần đầu tiên ông ta cho xuất bản một cuốn sách về tâm linh, và cũng là lần cuối cùng ông đi đến quyết định đó!
- Tôi còn nhớ khi đi đến khu phố này, ông ta dặn tôi phải hết sức cẩn thận vì ở đây có khá nhiều con nghiện.

Nếu không may có cái nhìn không tốt hướng về họ thì sẽ bị họ đe dọa, cả ngày hôm đó có thể sẽ mất ăn mất ngủ!
Vừa đi trên con phố dẫn tới con ngõ nhà tác giả Tam Khánh, người đàn ông vừa nói.

Quả thực trên phố có khá nhiều thanh niên có vẻ mặt đáng sợ; người xăm trổ đầy mình, người hút thuốc phì phèo, người đứng theo bè phái cầm gậy gộc, vũ khí như sắp sửa tấn công ai đó đến nơi.

Nhưng hầu như không ai quan tâm đến những vấn nạn này.

Họ coi đó là một phần cuộc sống xung quanh họ.

Những tiểu thương sống ở đó muốn làm ăn được thuận lợi thì đều phải cống nạp cho bọn dân anh chị một khoản nhỏ mỗi tháng.

Những đứa trẻ con đi học hay về nhà đều phải lễ phép chào bọn chúng nếu không muốn bị dọa cho khóc.

Từ người già đến trẻ nhỏ đều nể sợ và kính cẩn trước những loại người này!
Con ngõ bên trong thì còn đáng sợ hơn.

Bọn xã hội đen chia nhau thuốc phiện ngay trước mắt bàn dân.

Bột trắng rơi vãi xuống khiến ai cũng nghĩ đó là bột phấn.

Tôi bấm chuông cửa nhà người tác giả.

Một người phụ nữ đi ra, nhìn một lượt ba người chúng tôi rồi hỏi:
- Mọi người đến tìm ai?
Dạ Quang định nói gì đó nhưng tôi đã chặn nó lại.

Tôi đứng lên trước:
- Bọn cháu ở bên nhà xuất bản, tới để tìm ông Tam Khánh vì một số vấn đề liên quan đến bản quyền tác phẩm.
Nhìn tôi và Dạ Quang thì không có vẻ đủ tin tưởng nhưng khi thấy xuất bản gia Thanh Lâm với chiếc mũ nồi, người đàn bà cũng một phần nào đó bớt đi sự nghi ngờ.

Nhưng bà ta lại nói một tin gây sốc:
- Ông Khánh..


đã mất được hơn 1 tháng nay rồi! Mấy người không liên lạc với ông ấy hả?
Tôi giật mình, suýt một lần nữa đánh rơi cuốn sách đang cầm trên tay.

Dạ Quang cũng tỏ vẻ kinh ngạc.

Riêng xuất bản gia Lâm vẫn bình tĩnh hỏi lại người đàn bà:
- Chúng tôi chỉ liên lạc được với ông ấy qua email, nhưng bà có biết ông ấy mất do vấn đề gì không?
Người đàn bà quay sang hai chúng tôi nhìn, rồi lại quay sang người đàn ông:
- Cảnh sát đến điều tra có nói là ông ấy tự tử..

Vì đây chỉ là trọ của tôi, tôi không thể kiểm soát từng phòng một được!
- Tự tử? - Ông ta thắc mắc.

- Chỉ là tự tử thôi sao?
- Vâng! Cảnh sát chỉ nói là tự tử, còn thực hư ra sao tôi cũng không biết!
- Cảm ơn bà!
Nói rồi, người xuất bản gia ra dấu cho chúng tôi đi.

Trong khi Dạ Quang vẫn còn tỏ vẻ hoang mang khi tự dưng phải quay về mà chưa khai thác được thông tin gì thì tôi đã hiểu ra ý của ông ta khi bảo chúng tôi rời đi như vậy.
Ông ta bắt xe bus đi về trụ sở nhà xuất bản, riêng tôi và Dạ Quang vẫn đứng lại nơi đó.
- Này, mọi chuyện là sao vậy?
- Ý mày là sao?
- Sao ông ta bắt mình về mà không khai thác thông tin gì nữa?
- Mày cứ chờ một lát đi!
Dạ Quang càng hoang mang hơn.

Nó vừa đứng vừa hỏi tôi trong sự mất kiên nhẫn.

Nhưng nó đã không phải chờ quá lâu vì chỉ mười lăm phút sau, một chiếc xe máy chở hai người mặc thường phục phóng vào trong ngõ.

Chiếc xe đó mới chỉ nhìn qua tôi đã khiến tôi nhận ra.
- Tới rồi đó! - Tôi đập tai vào vai Dạ Quang ra hiệu cho nó trở vào ngõ.
- Ai tới cơ? - Dạ Quang hỏi.
Nhưng tôi không trả lời.

Tôi bước từng bước quay trở lại ngôi nhà nơi tác giả Tam Khánh từng ở.
- Chào bà! Chúng cháu từ Cục cảnh sát Truy bắt tội phạm và Ma túy có lệnh tới để khám xét căn phòng của nạn nhân Nguyễn Văn Tam Khánh trong vụ tự tử ngày 18 tháng 8 năm 2018.


Chúng cháu đến vì nghi ngờ về những chi tiết có liên quan đến vụ này được một người nói lại.
Khi chúng tôi vừa đến thì thấy một trong hai người nói với bà chủ nhà khi nãy.

Mặt bà ta có vẻ không hài lòng với việc cho người lạ vào nhà khám xét lần nữa, nhưng vì họ là công an nên đành gật gù:
- Vâng, mời các anh vào!
Hai người cảnh sát chậm rãi bước vào căn nhà.

Anh đành sau quay lại nhìn tôi và Dạ Quang:
- Hai em vào cùng đi!
Lúc này tôi chắc Dạ Quang đã hiểu ra mọi chuyện.

Việc ông Thanh Lâm quay về là để xin với bên công an cho chúng tôi vào tìm hiểm vụ việc của tác giả Tam Khánh.

Họ cũng đang có vài vấn đề chưa thể giải quyết ở căn nhà này!
Người phụ nữ dẫn chúng tôi lên căn phòng rồi xuống luôn vì lý do nội trợ.

Sau khi mở cửa phòng ra, tôi nghe mùi đồ cũ bốc lên khá nặng.

Theo như bà ta nói, ông Khánh vừa mới mất được tầm 1 tháng, vậy mà nhìn căn phòng cứ như không có người ở được một năm rồi.

Tủ, giường và bàn mốc meo, nhưng vì không có người chủ nhà kia ở đây nên tôi cũng không hỏi chúng bắt đầu mốc từ khi nào.
Mặc cho hai người cảnh sát khám nghiệm hiện trường, tôi và Dạ Quang nhìn chằm chằm vào những bức tranh treo trên tường của ông ta.

Đó là những bức tranh siêu thực khó hiểu giống y như những bức tranh ở nhà thầy tôi.

Có vẻ hầu hết những người yêu nghệ thuật đều thích những trường phái trừu tượng như này.

Nó có vẻ gì đó kì bí, ma thuật như những hiện tượng trong cuốn sách ông viết.
- Hiện trường đã bị can thiệp quá nhiều, khó để tìm ra manh mối mới! Có lẽ lần sau mới có thể quay lại tìm kiếm được! - Người cảnh sát nhìn chúng tôi nói sau hơn ba mươi phút tìm tòi.
- Vậy là không có bằng chứng gì khác ạ? - Dạ Quang hỏi.
Người cảnh sát lắc đầu:
- Khá là khó cho bọn anh! Nếu vụ này có liên quan đến tâm linh thật thì mọi manh mối hữu hình đều gần như vô hiệu!
Nói rồi, hai người cảnh sát lục đục dọn đồ ra về.

Người đằng sau nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng:
- Nếu có thể tìm được gì thì hãy ở lại!
Nếu là người khác lúc đó, tôi sẽ khó lòng chấp nhận chuyện ở lại tìm manh mối.


Ngay chính những người cảnh sát chuyên nghiệp cũng đành "bó tay" với hiện trường này thì tôi không nghĩ mình có thể làm một điều gì đó giúp tất cả những nghi ngờ trong đầu mình được sáng tỏ.
Nhưng tôi là tôi, là thằng Kiên kiên định với những điều mình muốn làm.

Tôi không thể để mọi chuyện chìm vào bóng tối và đứng nhìn gia đình Di gặp nguy hiểm.

Vậy nên tôi đã bắt đầu bắt tay vào đi tìm khắp căn phòng, hi vọng sẽ thấy thứ gì đó giúp ích.
- Mày định dò lại những thứ mà hai người họ đã tìm sao? - Dạ Quang ra bộ khó hiểu với tôi.
- Mày cứ tin tao đi! - Vừa nói, tôi vừa dán mắt vào những thứ đồ trong căn phòng.

- Chắc chắn phải có gì đấy không ổn thì mới dẫn đến cái chết của tác giả cuốn sách được!
Mới đầu, Dạ Quang không tin vào những gì tôi nói.

Nhưng chỉ vài phút sau, nó đã chịu đứng dậy tìm tòi cùng tôi.
Hai chúng tôi hì hục từ sáng đến tận chiều, bỏ qua việc ăn uống và nghỉ ngơi.

Dạ Quang trông có vẻ mệt nhưng vẫn cố để không bỏ lỡ một dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất.

Chúng tôi tìm từ ngăn bàn, kệ sách, gác để ti vi..

đến cả từng xăng-ti-mét vuông tường.

Nghe trên mạng hay xem phim thấy người ta tìm ra manh mối chỉ dựa trên những chữ cái trên cuốn sách, dòng thư nên tôi cố lần từng chữ, từng chữ một.

Bất kì dòng nào thấy khả nghi, tôi đều lấy bút nhớ tô lại và để sang một bên.

Sau đó, tôi và Dạ Quang sẽ cùng nhau luận xem dòng chữ đó có ý nghĩa gì.
Có khá nhiều chi tiết trông có vẻ là gợi ý của một điều gì đó nhưng hóa ra chỉ là nhầm tưởng.

Cũng có những kí tự khó hiểu như lỗi đánh máy, tôi chắc cả ngày lần mò cũng không thể đọc được! Nhưng có một trang sách mà vừa mở ra, hai chúng tôi đã mau chóng nhận thấy sự khả nghi.

Đó là một trang sách bị xé ra từ một cuốn truyện.

Vết xé khá rõ ràng và tạo cảm giác như người xé cố tình để cho những người khác phát hiện được.
- Lạ nhỉ? Sao lại xé trang này ta?
Dù bề ngoài trang sách trông khá bình thường, nhưng nếu nhìn không kĩ thì sẽ không phát hiện ra nó là hai mặt của hai trang sách khác nhau chập lại.

Tôi sớm nhận ra sự khác biệt do có sờ cả những trang sách khác và nhận thấy chúng mỏng hơn trang sách này.
Tôi lấy tay xé một rìa thật mỏng ở trên hai tờ giấy để lôi thứ bên trong ra.

Lạ thay, thứ được nhét vào bên trong vẫn chỉ là một tờ giấy trắng không ghi bất kì dòng chữ nào cả.

Thật kì quặc! Ông ta làm như này chỉ để vui thôi sao? Tôi nghĩ.
Nhưng ý nghĩ đó sớm bị dập tắt khi tôi nhớ về những bộ phim giải mã mình đã từng xem.

Họ sử dụng một vật nhọn để khắc lên giấy tạo nếp, khi muốn đọc chỉ cần lấy bút chì ra và tô lên.


Nếu đúng là như vậy thì tờ giấy kia không hẳn là không có gì, chẳng qua là chúng tôi chưa khám phá hết!
- Dạ Quang, mày có bút chì không?
- Để làm gì?
- Để tô lên tờ giấy này.

Có thể thông điệp đã bị ẩn đi.
Dạ Quang hiểu ý của tôi.

Nó thở dài:
- Vậy thì tao không có rồi!
Hai chúng tôi nhìn nhau.

Chẳng nhẽ chúng tôi lại phải ra khỏi nhà để mua chỉ một chiếc bút chì rồi lại quay lại trong lúc này sao?
Tôi nhìn quanh căn phòng.

Đến một chiếc bút bi cũng không có, nhưng thay vào đó là một ít bụi than không biết vì sao lại xuất hiện trên bức tường căn phòng.

Tôi liều lĩnh lấy ngón tay di lên đó cho bụi than bám vào tay, rồi chà mạnh lên tờ giấy.

Dòng chữ viết bằng tiếng Việt càng ngày càng hiện ra rõ hơn:
- Một..

trong..

hai..

- Dạ Quang đọc lên.
Tôi cố lấy thêm bụi than di cho đen kịt ngón tay và di một lượt cho dòng chữ hiện lên hoàn toàn.

Tới khi thấy một dấu chấm câu, tôi dừng lại và đọc:
- Một trong hai phải..

chết?
Một tiếng sét kinh thiên động địa đánh qua tai tôi.

Dòng chữ mà hai chúng tôi vừa khám phá ra không ngờ lại chẳng khác một lời sấm truyền như thế.

Điều trùng hợp là, tôi và Dạ Quang đúng có hai người.

Nếu đây là một trò đùa của ai đó, làm sao người ta có thể biết được số lượng người tới đây và đọc được dòng chữ này?
Tôi còn nhớ lời nói của người cảnh sát trước lúc ra về: "Nếu vụ này có liên quan đến tâm linh thì mọi manh mối hữu hình đều vô hiệu".

Không biết do anh ta biết chắc điều đó nên mới nói vậy hay không tìm được manh mối thật, nhưng hai người ở lại chúng tôi lúc này chẳng khác nào hai chú chuột nhắt chuẩn bị lao vào cái bẫy được đặt ra bởi những thế vực vô hình!.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương