Lời Hứa
-
72: Thuyết Phục
Trí Thành đi theo lời dặn, đứng đảo mắt nhìn xung quanh thì thấy Diệu Đình đang ngồi gập người khóc nấc lên ở bên cạnh gốc cây lớn.
Khẽ thở dài, anh lại gần ngồi xuống cạnh nhưng không dám lên tiếng.
Ngẩng mặt nhìn thấy anh, Diệu Đình lau nước mắt đứng lên toan bỏ đi.
Trí Thành nắm tay lại, ánh mắt tha thiết cầu xin.
- Em hãy bình tĩnh đi được không? Anh sợ nhìn em khóc, thấy em như này thì anh đau lòng lắm.
Diệu Đình lau khô mắt mình, khẽ mỉm cười gượng gạo.
- Thế này là được chứ gì?
Cô quay người bước đi nhưng lại đứng sững lại.
- Chúng ta kết hôn đi được không?
Cô quay lại nhìn anh từ chối.
- Em sẽ chỉ kết hôn khi anh cởi bỏ quân phục và trở về Việt Nam cùng em.
- Hãy cho anh thời gian được không? Anh sẽ suy nghĩ về điều này.
- Khi nào chưa rời khỏi hàng ngũ cảnh sát thì đừng tìm em.
Diệu Đình bỏ mặc anh ở đấy, khi anh đuổi theo thì cô càng chạy nhanh.
Ra đến cổng, bắt một chiếc taxi ngồi lên mà không biết mình sẽ đi đâu.
- Cho tôi đến một quán rượu đi ạ.
Người tài xế liếc thấy đôi mắt cô sưng húp lại bị một người đàn ông đuổi theo thì lặng lẽ khuyên.
- Chuyện gì cũng có cách giải quyết cô gái à? Trốn tránh không phải là cách hay đâu, hơn nữa một mình cháu thì không nên đến quán rượu một mình.
Diệu Đình nhìn người tài xế nhưng chẳng biết phải đi đâu, bây giờ cô không muốn về nhà, nhìn thấy anh thì cô lại nổi cáu.
Nghĩ đến anh năm lần bảy lượt bị thương thì trong lòng nghẹn đắng.
- Cho tôi đi lòng vòng một lát được không ạ?
- Nên như vậy hơn là đến quán rượu, có lẽ chàng trai vừa nãy đang đuổi theo chúng ta đấy.
Diệu Đình quay lại nhìn thì đúng là xe anh nhưng vẫn yêu cầu lái xe tiếp tục đi mà không dừng lại.
Bỗng xe bị phanh gấp, Diệu Đình bị đập mặt vào ghế phía trước nhăn nhó.
- Cháu có làm sao không?
- Không sao ạ, ông đâm phải cái gì rồi ạ?
- Cháu nhìn xem.
Diệu Đình phát hiện Trí Thành đã chặn trước đầu xe, anh ung dung đứng trước mũi xe chờ đợi.
Biết chẳng thể nào tự do được nên cô trả tiền taxi, liên tục nói lời xin lỗi rồi mới xuống xe.
- Anh điên à, làm sao vậy hả?
Chẳng nói lời nào, anh bế thốc cô lên xe, thắt dây an toàn rồi lái đi nhằm về hướng biển Cama.
- Em không có hứng đi biển.
- Hôm nay chúng ta sẽ ở đó một đêm, nhà mới anh đang xếp đồ chưa xong.
Diệu Đình nổi cáu:
- Tại sao lại phải ở nhà mới, nhà đang ở thì sao chứ? Chẳng lẽ cứ mỗi lần đột kích lại chuyển nhà.
Trí Thành lặng im không nói gì vì đó là điều tất yếu, anh sẽ không ở một nhà cố định để bảo vệ an toàn cho chính mình và người thân.
Nhìn thấy anh im lặng, Diệu Đình đã thầm khẳng định điều mình nói là chính xác.
Cô quay mặt hướng ra ngoài, ngắm nhìn hàng cây lùi dần về sau.
Ánh nắng đã lên đến đỉnh đầu, gay gắt và vàng vọt mang lại cảm giác ngột ngạt hơn.
Sự im lặng vẫn kéo dài khi tới nhà, Diệu Đình đi tắm rửa thay quần áo còn Trí Thành tranh thủ nấu cơm.
Cả bữa ăn, Trí Thành ngồi nhìn Diệu Đình để mong nhìn lại nụ cười, ánh mắt trong vắt reo vui thuần khiết mà không phải là sự trầm tư lo lắng như bây giờ.
- Lát em có muốn đi dạo không?
- Em mệt nên muốn đi ngủ.
Trí Thành thoáng thất vọng, thực sự anh không biết sẽ mở lời với cô thế nào.
Đứng lên dọn dẹp xong, Diệu Đình lững thững lên phòng ngủ nhưng anh nhanh chân đứng chặn lại.
- Chúng ta nói chuyện một lát đi.
- Nếu nói chuyện về việc em đề nghị thì em nghe còn anh cố thuyết phục em để anh cống hiến với tổ quốc như đã làm với các mẹ thì dừng lại đi.
- Anh sẽ nói cho em nghe quyết định của mình.
Diệu Đình mở tủ lấy bia, cầm ra sau nhà, ngồi trên mỏm đá nghe sóng vỗ, ung dung uống bia chờ đợi.
Trí Thành ngồi xuống bên cạnh, mở bia uống, lén nhìn Diệu Đình nhưng cô chỉ nhìn vào khoảng không gian trước mặt.
- Ngày mới sang đây, anh từng bị đánh thương tích đầy người nhưng luôn giấu mẹ Ngọc.
Anh thề sẽ làm cảnh sát để tóm hết bọn lưu manh ấy đi cải tạo.
Diệu Đình quay sang nhìn anh nhưng rồi lại quay đi.
- Ngày mới vào học viện, anh là nhỏ bé nhất, sức khỏe kém nhất so với các bạn người Mỹ hoặc các bạn đến từ các nơi khác.
Người ta học một thì anh phải học mười.
Từ kiến thức đến thể lực, ngày nào cũng điên cuồng tập luyện, tập bắn súng, phi dao và ném cung đến chai cứng cả tay.
Có ngày anh không co nổi ngón tay nữa.
May mà hồi ở Việt Nam đã học võ nên sang đây cũng đỡ hơn.
- Khổ vậy sao anh còn ham thế?
Trí Thành mỉm cười trêu đùa:
- Thật ra có chút trẻ con, khi vào học viện thì ra đường anh chẳng sợ ai nữa cả.
Ra đường bị vây đánh anh thấy hả hê lắm vì đã có người đứng ra làm bia đỡ đạn cho anh thực hành tay chân.
Diệu Đình nhếch miệng cười, bóp lon bia đã uống hết đặt xuống rồi lại mở thêm ra uống.
- Lí do chính đáng quá nhỉ?
- Có thể nói làm cảnh sát là công việc anh thực sự yêu thích, làm nó bằng tất cả tâm sức và trí lực.
Mỗi lần phá xong án, tâm trạng anh rất phấn khích...thật đấy...thực sự rất hạnh phúc.
- Thế còn những lúc dở sống dở chết thì sao nào? Anh có biết lúc anh nằm chờ chết thì mẹ Ngọc khổ sở ra sao không? Lúc anh đi làm nhiệm vụ nguy hiểm thì em thế nào không? Chắc là không nghĩ đến phải không?
Trí Thành cố gắng giải thích:
- Công việc này là một phần trong máu thịt của anh, chưa bao giờ anh sợ chết, sợ bị thương hay sợ gian khổ cả.
Anh luôn nhắc mình làm tốt nhiệm vụ trong cục giao phó và cố gắng bảo vệ em cũng như các mẹ.
- Liệu anh sẽ luôn xuất hiện lúc em và các mẹ cần chứ? Làm sao thần tiên thế được...nhà chưa ở nóng chỗ thì đã lại chuyển, lúc nào cũng có đầy rẫy kẻ muốn báo thù..còn cả giết người nữa...dù đó là những kẻ đáng chết..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook