1
Thời trẻ, Lục Chấp từng ở đợ nhà tôi.
Cha mẹ anh đều mất ở đó.
Mất thế nào ư?
Ha ha…
Họ đã bị cha, và cả anh trai tôi chèn ép đến ch.ết.
Tôi đã tận mắt trông thấy Lục Chấp quỳ dưới trời tuyết, quỳ lạy, dập đầu van xin cha cho anh ít t.iền m.ai t.áng cho cha mẹ mình.
Cha keo kiệt, vô tình, đối xử rất hà khắc với người dưới.

Ch.ính phủ nhà Thanh vừa mới d.iệt v.ong, thời thế loạn lạc, “tiết kiệm” được khoản nào hay khoản đấy.
Hằng ngày có cả đống người ch.ết đói, ch.ết lạnh được khiêng ra khỏi nhà tôi nhưng vẫn luôn có người sẵn lòng ở đợ.
Cha tôi đã dùng đủ mọi cách để khất nợ người dưới, anh trai cũng bắt đầu học theo ông ấy.
Trong suốt hai tháng cha mẹ Lục Chấp tới làm việc cho anh cả, họ không nhận được hào nào.

Đến nhà đòi n.ợ thì bị cha vu cho tội tr.ộm c.ắp, đ.ánh cho một trận rồi đuổi thẳng cổ.
Mùa đông năm ấy rất lạnh.
Đôi vợ chồng không qua khỏi nên đã mất vào mùa đông năm ấy.
Khi đó Lục Chấp khoảng mười lăm, mười sáu tuổi.

Anh quỳ dưới trời tuyết lạnh, quỳ suốt ba ngày trời.
2
Lúc anh cả dẫn tôi đi mua kẹo hồ lô.
Anh quỳ ở đó.
Mua kẹo hồ lô về đến nhà.
Anh quỳ ở đó.
Lúc tôi ngồi trên bậc thềm đá xanh ăn hết kẹo hồ lô.
Anh vẫn quỳ ở đó.
Trời lạnh đến nỗi mặt anh đỏ bừng, khóe miệng run run, ngã gục xuống rồi lại quỳ.
Cuối cùng, anh tôi cũng ra ngoài lôi cổ anh vào.

Anh ấy nói sẽ cho anh t.iền m.ai t.áng cha mẹ nhưng anh phải ở lại làm công không lương cho nhà tôi ba năm.
Lục Chấp đồng ý.
Tôi vẫn còn nhớ như in vẻ mặt lạnh lùng của Lục Chấp lúc anh nhoài người nhặt từng đồng bạc anh tôi ném dưới đất ngày hôm đó.
3

Sau đó tôi có hỏi Lục Chấp, với chút t.iền ít ỏi ấy sao anh có thể ch.ôn c.ất được.
Anh nói người nghèo có cách của người nghèo.
Lúc Lục Chấp làm công ở nhà tôi, anh luôn bị anh cả b.ắt n.ạt, anh cả coi anh như đ.ộng vật mà đ.ánh đ.ập, ước gì có thể đ.ánh ch.ết anh.
Tôi nghi ngờ, cũng từng hỏi anh cả, như thế sẽ ch.ết người đó.
Anh cả nói người nghèo m.ạng s.ống r.ẻ m.ạt, không ch.ết được đâu.
4
Cả ngày Lục Chấp phải làm rất nhiều việc; ví như bổ củi, giặt quần áo, gánh nước, nấu cơm, anh còn phải tắm rửa, dọn phân cho chó của dì ba.
Khi anh làm việc, tôi luôn đứng ở bên cạnh nhìn.
Ban đầu cảm thấy anh thú vị, luôn bị anh cả đ.ánh nhưng lại không dám hé răng nửa lời.
Sau này tôi lại thấy anh đáng thương, trời đông lạnh giá mà chỉ mặc một chiếc áo vừa mỏng manh vừa rách rưới.
Tôi đã l.én tr.ộm quần áo của anh cả rồi đưa cho anh mặc, anh nói bẩn, không mặc.
Tôi nghĩ bụng, quần áo của ai cũng không bẩn như quần áo anh đang mặc trên người, ép anh mặc nhưng anh nhất quyết không.
Cuối cùng lại bị anh tôi trông thấy, anh lại bị đ.ánh một trận.
Ngày ấy tôi đã khóc rất lâu, nhiều ngày sau cũng không ra sau nhà nhìn anh nữa.
Sau đó lúc tôi tới đó, anh luôn đưa cho tôi cây kẹo hồ lô.
5
Tôi là con út trong nhà.
Mẹ tôi là vợ cả, khi tôi ra đời bà đã ngoài ba mươi, vậy nên cả cha và anh cả đều rất thương yêu tôi, luôn miệng gọi tôi là cục cưng.
Nhưng sau này, khi anh cả có người thương anh ấy không gọi tôi là cục cưng nữa, anh ấy luôn gọi Lê Âm là cục cưng, còn bảo tôi phải gọi chị ấy là chị dâu.
Chị dâu của tôi là học sinh trường nữ sinh, tên Lê Âm, dung mạo xinh đẹp tựa hoa.
Khi chị ấy mặc sườn xám màu xanh đi ngang qua, tôi cầm lòng không đặng mà theo sau chị ấy.
Chị ấy mỉm cười ôm lấy tôi, nói đợi sau này tôi lớn chị ấy sẽ mua váy kiểu Tây cho tôi, mặc lễ phục, như thế mới đẹp.
Anh cả theo đuổi Lê Âm cũng tốn rất nhiều công sức.
T.iền tiêu cả đống.
Lê Âm cũng hay ăn mặc là lượt, đầu tóc chải chuốt tới nhà tôi.
Nhưng tôi nhận ra, càng lúc chị ấy lại càng để ý đến Lục Chấp.
Lúc Lục Chấp đi vào, chị ấy luôn nhìn anh.
Lúc Lục Chấp rót trà, chị ấy luôn nhìn anh.
Lúc Lục Chấp ra ngoài, chị ấy luôn nhìn anh.
Cho đến một hôm khi tôi đi ra sau nhà, tôi đã nhìn thấy chị ấy và Lục Chấp ôm nhau dưới gốc cây đường lê.
Khi ấy tôi mới biết, người Lê Âm thích không phải là anh cả mà là Lục Chấp.
Sau khi anh tôi phát hiện ra, anh cả đã đ.ánh Lục Chấp một trận thừa s.ống thiếu ch.ết rồi hỏi anh có phải thích Lê Âm rồi đúng không.
Tôi không ngăn được anh cả, bị anh ấy vung tay hất ngã xuống đất.
Lục Chấp bị đ.ánh đến nỗi m.áu m.e be bét, cứ nằm im dưới đất mãi.
Tôi hỏi anh cả, có phải anh ch.ết rồi đúng không.

Anh cả đá lên người anh, hét lớn, ch.ết thì cút xa ra rồi hãy ch.ết.
Lục Chấp nằm trên mặt đất, không chút hơi thở, tôi ngồi xổm bên người anh bật khóc.
Đợi anh cả rời đi, anh mới động ngón tay, bảo tôi đừng khóc.
Một mình anh đứng dậy lê cái chân qu.è của mình về phòng củi ở sau nhà, ngủ suốt mấy ngày liền.
Ngày nào tôi cũng qua đó xem hơi thở của anh, xem xem anh còn sống hay không.
Lê Âm tới thăm anh, còn mang theo cả thuốc, chị ấy vừa khóc vừa thoa thuốc cho anh.
Chị ấy ôm chặt lấy Lục Chấp, bảo anh hãy nhanh chóng khỏe lại.
Càng nhìn tôi càng cảm thấy họ giống đôi chim uyên ương số khổ trong kịch nam, còn anh tôi chính là kẻ x.ấu chia rẽ đôi uyên ương.
Lục Chấp nằm bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày tôi không nói chuyện với anh cả.
Ngày nào anh cả cũng dỗ tôi, mua cho tôi rất nhiều đồ ăn ngon, quần áo đẹp nhưng tôi vẫn mặc kệ anh ấy.
Sau này khi tôi nhìn thấy anh cả một mình mua say trong đêm, say mèm rồi bật khóc gọi tên Lê m, cảm thấy anh cả cũng rất đau lòng nên tôi đã miễn cưỡng tha thứ cho anh ấy.
6
Sau khi Lục Chấp đi lại được, anh lại bị anh cả hành hạ.
Hơn nữa anh cả còn đ.ạp chân lên đầu Lục Chấp ngay trước mặt Lê Âm, vênh váo làm trò trước mặt chị ấy: “Loại người này chỉ xứng lau giày cho anh đây thôi.”
Lê Âm xông tới đẩy anh cả ra, chị ấy đỡ Lục Chấp dậy, khóc lóc nhào vào lòng anh.
“Chúng ta đi thôi, Lục Chấp, anh không ký giấy b.án th.ân, chúng ta hãy rời khỏi đây.”
Vẻ mặt của Lục Chấp vẫn rất lạnh lùng, anh giống như một th.i th.ể, không có tình cảm cũng không có tri giác, dường như trận tuyết kia đã làm đóng băng cơ thể và trái tim của anh vậy, anh chỉ là con rối dây bị người ta điều khiển mà thôi.
7
Lê Âm không đi qua cửa lớn của nhà họ Tống nữa, chị ấy đi qua lỗ chó chui ở sân sau.
Lần nào cũng nhếch nhác.
Chị ấy và Lục Chấp luôn hẹn nhau dưới gốc cây đường lê, rất nhiều lần tôi tới đó, vừa khéo trông thấy hai người họ đang bên nhau.
Tôi ngồi trên bậc thềm mỗi khi nhìn Lục Chấp làm việc, lắc chân nhìn họ tình nồng ý đượm.
Thật ra cũng không mặn nồng lắm, gương mặt của Lục Chấp vẫn lạnh lùng đến thế, nhưng Lê Âm lại cười rất vui vẻ.
So với lúc ở bên anh tôi, chị ấy vui vẻ hơn rất nhiều.
8
Lục Chấp chuẩn bị bỏ trốn.
Anh nói với tôi, anh sẽ quay lại, quay lại tìm gia đình tôi báo thù.
Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy ánh sáng trong đôi mắt trống rỗng của Lục Chấp, tuy rằng sâu trong đó toàn là th.ù h.ận.
Chỉ tiếc là, năm ấy tôi còn quá nhỏ, không hiểu được th.ù h.ận của anh có nghĩa gì.
Tôi chỉ cảm thấy anh sắp phải đi rồi, tôi rất buồn.
Vừa hay khi đó tôi mới học được cách viết thư pháp, cha cầm tay viết tên của tôi: “Bình yên vô sự”.
Tống An Nhiên, An Nhiên trong bình yên vô sự.

Tôi tặng bốn chữ đó cho Lục Chấp, tuy rằng rất nguệch ngoạc.
Lục Chấp nhận lấy.
Trước khi đi anh còn quay lại ôm chầm lấy tôi.
Chỉ là khi ấy tay tôi quá ngắn, không tài nào ôm được anh.
9
Thoắt cái, đã hai mươi năm trôi qua.
Lục Chấp, chàng thiếu niên không ngẩng nổi đầu năm ấy nay đã trở thành đ.ốc qu.ân Lục khiến người người phải ngước nhìn.
Lê Âm cũng danh chính ngôn thuận trở thành chị dâu của tôi.
Tôi cũng trở thành cô nương trong tà váy dài.
Lục Chấp chỉ tồn tại trong ký ức của đứa trẻ bốn năm tuổi là tôi.

Sau khi anh đi được hai năm, hầu như tôi không còn nhớ quá nhiều về anh nữa.
Sau đó khi có người nhắc đến tên anh, nghĩ mãi tôi mới sực nhớ ra.
Chỉ có chị dâu, thỉnh thoảng nhìn thấy cây đường lê sau nhà ra hoa, chị ấy sẽ nhìn đến thẫn thờ.
10
Lúc cha nhắc đến chuyện gả tôi cho Lục Chấp.
Tôi hoàn toàn sụp đổ.
Bởi vì cuối cùng tôi cũng hiểu được b.áo th.ù năm đó của Lục Chấp có nghĩa là gì.
Anh mới đến Thượng Hải ba tháng nhưng đã lấy mất một nửa gia sản của nhà họ Tống.
Mấy nhà xưởng và bến tàu lớn đều bị mất trắng.
Cha thấy vị trí hội trưởng hội thương mại của mình bị lung lay nên đã nghĩ cách thương thảo, kết thông gia.
Đổi tôi lấy một bến tàu lớn.
11
Tôi đã khóc, cũng đã quậy.
Nhưng đều vô dụng.
Nhà họ Tống đã không còn được như vẻ bề ngoài từ lâu rồi.
Hứa Quân Sơ nói, cách duy nhất là anh ấy dẫn theo tôi bỏ trốn.
12
Một đứa được ăn ngon mặc đẹp, cơm bưng nước rót, được yêu chiều từ nhỏ như tôi, tuy đôi lúc sẽ nổi nóng nhưng chưa từng làm ra chuyện gì quá quắt.
Chưa từng trốn học chứ đừng nói đến việc bỏ trốn.
“Không trốn thì em chỉ đành lấy Lục Chấp thôi, em bằng lòng sao?”
Tất nhiên là tôi không bằng lòng.
Nhưng mà chạy trốn thế nào, mang theo những gì? Đi đâu về đâu?
Sau này phải thế nào? Sau khi tôi đi rồi cha mẹ tôi sẽ ra sao? Lục Chấp sẽ b.áo th.ù nhà họ Tống thế nào?
Suy đi tính lại, cuối cùng tôi bật khóc nói bỏ đi với Hứa Quân Sơ.
Lần đầu tiên Hứa Quân Sơ nổi nóng với tôi, hai mắt anh ấy đỏ hoe, anh ấy thét lên: “Tống An Nhiên, em đang trêu đùa anh sao?”
Anh ấy giữ chặt lấy bả vai tôi, gục đầu xuống, giọng nói cũng thay đổi.
“Hãy đi theo anh, xin em…”
13
Khi Hứa Quân Sơ vừa mới chuyển đến trường tôi, đã có rất nhiều người tới tận cửa lớp để ngắm anh ấy.

Anh ấy đẹp trai, cao ráo, gia đình giàu có, cha làm bên ngoại giao, còn mẹ là giáo viên dạy dương cầm.
Hứa Quân Sơ đã trở thành người tình trong mộng của tất cả nữ sinh.
Anh ấy ngồi sau tôi, ngày nào cũng oán thán giọng nữ sinh ở trường quá lớn, rất phiền.
Tôi nói với anh ấy, sau này anh đừng ném bóng trúng rổ, mặc áo Tôn Trung Sơn thì cũng đừng cái cúc áo chỉnh tề, đừng chải chuốt đầu tóc bóng loáng, đừng đeo đồng hồ, đừng cười khi nói chuyện với người khác thì sau này sẽ không thấy phiền nữa.
Anh ấy nhìn tôi hồi lâu rồi hỏi: “Tống An Nhiên, em thấy anh ngứa mắt chỗ nào phải không?”
Không phải là ngứa mắt, mà là tôi gh.ét anh ấy.
Hoặc có thể là đố kỵ.
Hứa Quân Sơ từng du học ở nước ngoài, biết nói ngoại ngữ, biết đàn dương cầm, học giỏi, mắt to sống mũi cao, đôi môi lúc nào cũng hồng hào.
Thật sự là không tìm ra được khuyết điểm.
Vậy nên tôi thích anh ấy dường như là một chuyện hiển nhiên.
Điều này khiến tôi không sao chấp nhận được.
14
Trước đây luôn cảm thấy người có thể lọt vào mắt xanh của cô chủ nhà họ Tống, sẽ là người theo sau phục vụ tôi.
Nhưng lần nào người này cũng là Hứa Quân Sơ.
Anh ấy không thể cứ đi theo phục tùng tôi, còn tôi lại càng không thể như thế với anh ấy.
Hai chúng tôi sẽ cùng nhau đi dạo phố, cùng nhau ăn bít tết trong nhà hàng, cùng nhau tham gia yến hội.

Hứa Quân Sơ tới nhà tôi, cha tôi sẽ coi anh ấy như con rể.

Tôi tới nhà anh ấy, cha anh ấy đối xử với tôi còn nhiệt tình hơn cả anh ấy.
Sinh nhật tôi, Hứa Quân Sơ sẽ tặng tôi vòng tay, sinh nhật anh ấy tôi sẽ tặng anh ấy cà vạt.
Trong mắt của người ngoài, chúng tôi là một đôi.
Nhưng trên thực tế chúng tôi không phải.
15
Mỗi khi nhắc đến Hứa Quân Sơ trước mặt người khác, cha tôi đều cười tít mắt.
Tất nhiên, Hứa Quân Sơ rất ưu tú.
Mấy quyển sách anh ấy dịch đều đã được xuất bản, những áng văn anh ấy viết cũng thường được đăng trên báo, hơn nữa anh ấy còn đại diện cho trường diễn thuyết cùng với ông Watson.
Tôi luôn cảm thấy bất bình trong lòng.
Thực tế Hứa Quân Sơ giỏi giang hơn tôi rất nhiều.
“Đừng giận dỗi nữa bà cô của anh ơi, anh mời em ăn cơm nhé.”
“Nếu như em được đi du học, được học đàn dương cầm, violin từ nhỏ, nhất định em sẽ giỏi hơn anh.”
Hứa Quân Sơ xoa đầu tôi, anh ấy mỉm cười rạng rỡ, trả lời có lệ: “Ừ ừ, anh cũng thấy thế.”
16
Mùa đông năm ấy, tôi đã đan cho Hứa Quân Sơ một chiếc khăn len, chuẩn bị tặng nó cho anh ấy.
Kết quả lại trông thấy anh ấy nhận khăn quàng của Tiết Giai Giai.
Về nhà tôi đã cắt chiếc khăn kia ra.
Lê m hỏi tôi, chẳng phải em đi tỏ tình hay sao?
“Tỏ tình ư? Không có chuyện đó đâu.”
(*) Tác giả có nói tuy đây là truyện d.ân qu.ốc nhưng câu chuyện là tưởng tượng, mọi người đừng đi quá sâu vào nhân vật hoặc lịch sử, tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện trau dồi để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho độc giả..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương