Trực giác mách bảo Giải Phóng đã xảy ra chuyện gì đó, nhưng lúc này hắn như một đứa trẻ ngốc, cố chấp khống muốn thấy những thứ đã bày ra trước mặt, ngu ngốc lặp lại: “Tao chỉ muốn gặp Ái Quân.

Tao không muốn ăn cơm, cũng không muốn gặp ai khác.”
Rốt cuộc Viện Triều vẫn đưa hắn tới trước cửa một căn nhà.
Một căn nhà bình thường trong hẻm, họ gõ cửa, có một người đang đứng bên trong.
Giải Phóng có biết người này.
Là thầy của Ái Quân, Thái Vệ Đông.
Nhìn thấy Giải Phóng, khuôn mặt luôn ảm đạm của Thái Vệ Đông lóe qua một tia kỳ quái, một cảm xúc quá nhanh quá phức tạp, khiến người ta không thể nắm bắt.
Viện Triều nói: “Thầy Thái, Úc Giải Phóng đến rồi.”
Thái Vệ Đông do dự một chút rồi để hai người vào.
Sau khi ngồi xuống, Viện Triều nói: “Thầy Thái, chúng ta không nhiều lời nữa, Úc Giải Phóng ở đây, anh có thể kể từ đầu đến cuối chuyện của Ái Quân cho chúng tôi không? Mấy ngày trước hỏi anh, anh đều không nói, bảo phải đợi một người chủ động đến tìm mới nói.

Người anh đợi, phải chăng là Úc Giải Phóng?”
Thái Vệ Đông quay mặt về phía Giải Phóng, nói từng từ từng từ một: “Từ Viện Triều nói không sai.

Úc Giải Phóng, người tôi đợi là anh, tôi sẽ kể hết cho anh mọi chuyện, không thêm bớt một li một tý nào, cả đời này anh phải ghi nhớ cho kỹ! Anh phải hứa với tôi, anh không được quên, anh phải nhớ cho rõ.”
Giải Phóng cảm thấy như có một bàn tay to lớn túm chặt lấy cổ họng: “Thầy Thái, tôi đảm bảo với anh, chỉ cần là chuyện của Ái Quân thì cả đời này tôi sẽ ghi nhớ!”
Thái Vệ Đông bắt đầu kể: “Buổi tối hôm ấy…”
Nghe thấy cuộc trò chuyện của những người bắt cậu, Ái Quân hiểu rằng Giải Phóng đã trốn thoát rồi.
37.
Cậu thế mà lại bật cười.
Kẻ đang giữ cậu lấy làm kinh ngạc: “Hả? Nó còn cười được này!”
Lại một giọng nói ngạc nhiên khác: “Là Tưởng Ái Quân ư?”
“Đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong, cái thằng này thế mà lại là đứa lưu manh.”
“Đúng là chuyện lạ hiếm có khó tìm, đàn ông lại giở trò lưu manh với đàn ông!”
“Chuyện này không dễ dàng bỏ qua được ha! Có phải đưa đến đồn cảnh sát không?”
“Cứ nhốt nó lại một đêm đã! Sáng mai báo cáo lại với xưởng trưởng.”
“Nhốt ở đâu đây?”
“Nhốt vào nhà xí tầng dưới đi.

Lấy dây buộc chặt lại, gọi người đến coi, chạy không được đâu!”

“Được! Này!” Có người đá Tưởng Ái Quân: “Mặc quần áo vào đi đã.”
Một công nhân khác cười bảo: “Mặt mũi chẳng cần nữa thì mặc quần áo làm mẹ gì, cứ thế này áp giải nó xuống đi!”
Ái Quân sống chết bám lấy tủ quần áo, có hai người khác đi lên gỡ ngón tay cậu ra nhưng không được.
Lúc này, có người đứng ra nói: “Cứ để cậu ta mặc quần áo đi, không phải vấn đề mặt mũi hay không, trời lạnh thế này, trần truồng một đêm là đi toi đấy!”
Ái Quân nghe ra là thầy của mình.
Thái Vệ Đông ngồi xổm xuống, lấy quần áo mặc vào cho Ái Quân từng cái một.
Ở khoảng cách gần như vậy, Ái Quân nhìn thấy tất cả những cảm xúc trong mắt thầy, mà Thái Vệ Đông cũng trông thấy Ái Quân thế mà lại khẽ cười với hắn, mấp máy miệng làm khẩu hình ‘cảm ơn’.
Đám người nhốt Ái Quân vào nhà xí tầng dưới, trói tay cậu vào ống nước bê tông.

Người trói là một công nhân trẻ mới vào xưởng, chuyện tối nay có vẻ như là một kích thích cực lớn với cậu ta, cậu ta ra sức mà trói, trói chặt đến mức dây thừng gần như hằn lên cổ tay Ái Quân.
Họ khóa cửa nhà xí lại.

Quả nhiên có để lại hai người canh ở bên ngoài.
Đối diện với lối đi của gian ngoài là phòng trực của nhà tắm, có giường và chăn gối nên họ qua đêm ở đó.
Ái Quân cũng qua một đêm trong nhà xí bị khóa.
Trên đời này chẳng có ai biết được, đêm hôm ấy Ái Quân đã trả qua như thế nào.
Sáng sớm hôm sau, tin tức đã truyền khắp xưởng.
Còn chưa đến buổi trưa mà trước cửa nhà tắm đã tụ tập kín người, ai nấy ngó nghiêng muốn nhìn một cái.
Công xưởng về cơ bản là dừng hoạt động ngày hôm ấy.
Cuối cùng một nhóm người mở cửa nhà xí, áp giải Ái Quân đã bị nhốt cả một đêm ra.

Khi ấy, họ vẫn giữ cái tên gọi cũ từ thời Cách mạng Văn hóa: Đội tuyên truyền (*).
Đội tuyên truyền
Thái Vệ Đông nói: “Khi Ái Quân đi ra, cậu ấy yên lặng đến bất ngờ.

Mặt hơi xanh, nhưng nét mặt vẫn giống như ngày thường lúc đi làm.

Cũng không cúi đầu.

Tất cả mọi người nhìn thấy cậu đều ngây người, đám đông đột nhiên an tĩnh lại.


Rồi tiếp đó mới vang lên từng đợt xì xầm.
Một vài người của đội tuyên truyền sơ tán đám đồng rồi đưa cậu vào một căn phòng trống trong xưởng nhốt lại.
Các lãnh đạo xưởng mở một cuộc họp khẩn ở gian phòng kế bên.
Họ đưa ra một loạt quyết sách.
Đầu tiên là giữ Tưởng Ái Quân này lại nhà máy, mở một đại hội phê bình, phê bình triệt để.

Ngoài ra, bắt cậu ta khai ra người thông dâm với mình, sau đó bắt tên kia về quy án, cả hai đều cho vào trại cải tạo.
Một đội canh gác mười mấy người nhanh chóng được thành lập, thay phiên túc trực để canh chứng Tưởng Ái Quân, Thái Vệ Đông cũng là một thành viên của đội này.
Lãnh đạo xưởng suy xét tới việc Thái Vệ Đông là thầy của Thái Vệ Đông, bình thường tiếp xúc khá nhiều, nói không chừng có thể giúp đỡ được trong quá trình thẩm vấn, có thể nhanh chóng đưa ra được kết quả gì đó.
Thái Vệ Đông nói riêng với một cán bộ đội tuyên truyền thường ngày có quan hệ không tệ với hắn: “Tổ chức phê bình thế này có ổn không? Giờ đã qua những năm mà đội tuyên truyền có toàn quyền quyết định rồi.”
Người kia nói: “Tôi khuyên anh đừng nói mấy lời này nữa thầy Thái, bằng không lại tự kéo mình vào vũng bùn này không thoát ra được.

Loại người này ấy à, chính là cặn bã xưa nay hiếm, chưa từng thấy trong sách vở, vừa hay làm tấm gương tiêu cực để nhắc nhở mọi người.

Chuyện Đảng Cộng sản xưởng và đội tuyên truyền quyết định, không đến lượt chúng ta nhiều lời.”
Mẹ Tưởng và Cổ Lan cũng nhận được tin, vội đến xưởng để hỏi thăm tình hình nhưng bị chặn ở bên ngoài.
Thái Vệ Đông nói: “Tôi đoán, mẹ Tưởng và Cổ Lan nghe được chuyện này, người đầu tiên nghĩ đến là cậu, Úc Giải Phóng.

Ngoài cậu ra thì chẳng nghĩ được ai khác.

Người trong xưởng thấy cậu và Ái Quân là anh em tốt, bạn bè tốt từ bé; cậu lại là con cán bộ cấp cao, họ không đoán được là cậu.

Thế nhưng có ai hiểu rõ tình cảm giữa cậu và cậu ấy hơn mẹ và vợ Ái Quân đây? Nhất là mẹ Tưởng, bà đã nhìn bao nhiêu năm, chỉ là có chết bà cũng chưa nghĩ tới hướng này thôi.”
Kể từ lúc Thái Vệ Đông bắt đầu thuật lại, Úc Giải Phóng vẫn run rẩy không ngừng, tựa như bị sốt rét.
Viện Triều ra hiệu cho Thái Vệ Đông dừng lại, rót nước ấm cho Giải Phóng uống, Giải Phóng gạt ra nói với Thái Vệ Đông: “Xin anh đó thầy Thái, xin anh hãy nói tiếp!”
Thái Vệ Đông bảo: “Tôi không bao giờ quên được bộ dạng của hai mẹ con ngoài cổng xưởng hôm ấy.

Họ trở thành tấm bia sống để người ta chỉ trỏ, để người ta nói ra nói vào.

Thật ra khi ấy, hình như vợ Ái Quân đã có bầu rồi, tính ngày sinh của đứa bé thì chắc là không sai.


Chuyện này, đến bản thân Ái Quân cũng không biết.”
Giải Phóng cảm thấy đầu óc mình ong ong, hắn đã làm chuyện gì vậy! Hắn và Ái Quân yêu trong cay đắng như vậy, thế nhưng hóa ra, Úc Giải Phóng lại giống như tên đao phủ đáng hận nhất, tự tay chém đứt hạnh phúc của mình và những tháng ngày của người khác từng chút từng chút một.
Cả buổi sáng, đủ loại tin tức được xôn xao lan truyền trong xưởng.

Mọi người đều đang đoán xem tiếp theo công xưởng sẽ xử lý vụ này như thế nào, và nhiều hơn cả, là đoán cái tên đã chạy thoát kia rốt cuộc là ai.
Một số người thì thầm hỏi nhau: “Đúng là kỳ lạ, cứ nói là giở thói lưu manh, nhưng hai thằng đàn ông thì lưu manh kiểu gì nhỉ?”
Người bị hỏi kia đáp: “Ông hỏi tôi? Sao tôi biết được? Tôi có phải biến thái đâu!”
Có người thợ cả đã có tuổi nọ khe khẽ bảo: “Chuyện này cũng không tính là quá kỳ lạ, từ xa xưa đã có rồi.

Các vị hoàng đế thời cổ đại ấy, đã có người tìm đàn ông vào cung ăn chơi rồi.

Còn có cả sách vở chuyên vẽ mấy loại chuyện này ấy.

Đấy mới chính là sách cấm phản động.”
“Không phải chứ, hoàng đế chẳng phải muốn cô nào là có cô đấy à, vậy mà còn cần tìm đàn ông à?”
“Thế thì cậu lại không hiểu rồi.

Mấy người này trong đầu đều có bệnh, giống như bệnh thần kinh ấy, mắc rồi là không làm chủ đầu óc được nữa.”
“Nhưng nhìn Tưởng Ái Quân này đúng là không giống kiểu người bừa bãi.”
“Chuyện trong đầu ai mà nhìn thấu được, càng là lầm lầm lì lì thì khi biến thái lại càng khiếp.”
Đến buổi chiều, loa trong xưởng vang lên, tuyên bố quyết định của Đảng ủy công xưởng và đội tuyên truyền, đại hội phê bình sẽ diễn ra vào chiều nay.
Cả công xưởng sôi sục.
38.
Thái Vệ Đông nói: “Chúng ta đều từng thấy vô số buổi phê bình rồi nhỉ? Thế nhưng, các cậu chưa từng thấy buổi nào như hôm ấy đâu.”
Ánh nắng mùa đông yếu ớt chiếu vào hội trường.

Cả hội trường xôn xao, khuôn mặt nam nữ già trẻ đều tràn ngập phấn khơi.
Ái Quân bị trói ngược hai tay đưa lên sân khấu, vốn là cúi đầu xuống nhưng có người lớn tiếng hô lên: “Phơi bày bộ mặt của kẻ lưu manh đi!”
Lại có người tiếp lời: “Loại người này không cần giữ mặt mũi cho nó làm gì!”
Thế là có người nắm tóc Ái Quân kéo đầu cậu lên.
Gương mặt cậu gầy gò, đôi mắt hơi cụp xuống, dường như không có biểu cảm gì; nhưng nếu đứng gần thì có thế thấy rõ những đường gân xanh nổi trên trán và cổ.
Quần áo trên người Ái Quân vẫn là tối hôm đó mặc vội mặc vàng vào, vạt áo hơi xộc xệch, lộ ra nửa lồng ngực đã tím tái vì lạnh.

Thái Vệ Đông nghĩ, cậu ấy hẳn là lạnh lắm.
Có công nhân la lớn: “Bắt nó khai ra đi, thằng gian phu kia là ai?”

Tiếng nói của rất nhiều người vang lên: “Khai ra! Khai ra!”
Sự im lặng của Ái Quân chọc giận người đang giữ phía sau cậu.

Hắn đá một cái vào chân cậu, khi Ái Quân ngã xuống, đầu cậu nặng nề đập trên mặt đất, lúc cậu bị kéo dậy, người ta nhìn thấy máu đỏ tươi chảy ra từ mũi và khóe miệng.
Từ đầu tới cuối Ái Quân không nói một lời, biểu cảm và tư thế thụ động như nạn nhân của cậu khiến đám đông đang kích động vừa phẫn nộ vừa ân ẩn nghi ngờ.
Có thợ cả nhớ lại dáng vẻ trầm lặng nhã nhặn thường ngày của Ái Quân.

Rốt cuộc yêu ma quỷ quái nào đã mê hoặc tâm trí chàng trai trẻ, khiến cậu ta làm ra chuyện thế này, khiến cậu ta chịu tội thế này?
Thái Vệ Đông nói: “Có lẽ, rất nhiều rất nhiều năm về sau, họ vẫn nghĩ chẳng thông, nhưng họ đều giống như tôi, vĩnh viễn không quên được nét mặt của Ái Quân hôm ấy.”
Nhưng khẩu hiệu, những lời mắng nhiếc chửi rửa, những trò trừng phạt thể xác như hành hạ kéo dài ba hơn ba tiếng đồng hồ, ánh mắt của Ái Quân đã hơn tán loạn.

“Thế nhưng, hình như cậu ấy vẫn khá tỉnh táo, trong lòng cậu ấy hẳn là rõ ràng.” Thái Vệ Đông nói.
Trong lòng người chủ trì buổi phê bình cũng rõ, công khai phê phán thế này chỉ là tạo đà gây áp lực tâm lý nhất định cho Tưởng Ái Quân, nếu muốn hỏi ra được gì thì vẫn phải dựa vào thẩm vấn bí mật.
Bắt đầu từ tối hôm đó, công tác thẩm vấn Tưởng Ái Quân được tiến hành, chủ đề chỉ có một: Tên đồng phạm kia là ai?
Thái Vệ Đông bí mật nghe ngóng từ nhóm trực đêm trước, họ bảo miệng Tưởng Ái Quân như gắn keo, sống chết cả tối cũng không chịu hé răng.
“Còn kiên quyết hơn cán bộ ngầm.” Họ nói.
Thái Vệ Đông cùng một cán bộ đội tuyên truyền khác phụ trách buổi thẩm vấn đêm thứ hai.
Khi Thái Vệ Đông bước vào văn phòng được bố trí đặc biệt để giam giữ Ái Quân thì đã là 8:30 tối.
Thái Vệ Đông cẩn thận nhìn hồi lâu, mới xác nhận người đang ngồi dựa vào góc tường là Ái Quân.
Sắc mặt cậu hiện lên một vẻ xám xanh kỳ lạ, “Cậu ấy nhìn thấy người vào là tôi, hình như cậu ấy, khẽ cười một cái.” Thái Vệ Đông nói.
Ái Quân dựa đầu vào tường, như khẽ thở dài một hơi.

Hai tay cậu bị đổi thành trói trước người, cậu ôm gối ngồi đó, tựa như một đứa trẻ bị ấm ức lại không chịu nói ra.
“Người cùng tổ với tôi là một thợ cả đã có tuổi của đội tuyên truyền, họ Dương, Giải Phóng cậu cũng quen.

Năm ấy con gái thầy Dương mắc trong bệnh phải làm phẫu thuật, cậu, tôi và Ái Quân cùng nhau góp tiền cho ông ấy.

Thầy Dương đã mềm lòng từ lâu, ông thấy trong phòng không còn ai khác thì đi qua, giúp Ái Quân nới lỏng dây thừng, lại cởi áo bông của mình xuống phủ lên người cậu.
“Ái Quân cậu ấy nói, cảm ơn.”
Ái Quân dựa vào tường gà gật, rồi từ từ ngủ thiếp đi.

Một lọn tóc trước trán phủ lên mắt cậu, khiến người ta nhìn mà thấy ngứa thay.
“Tôi hỏi thầy Dương, đám người chúng ta rốt cuộc đang làm gì đây? Ông nói ông cũng không biết.

Chẳng rõ nữa.”.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương