Liêu Trai Chí Dị II
-
Quyển 2 - Chương 31: Trương Thành
Họ Trương ở đất Dự (tỉnh Hà Nam), tổ tiên là người đất Tề (tỉnh Sơn Đông). Lúc quân Tĩnh Nạn* nổi lên, đất Tề đại loạn, vợ bị bắt đi. Trương vì vẫn lui tới đất Dự bèn ở luôn lại đó lấy vợ người đất Dự, sinh con trai là Nột. Không bao lâu vợ chết, lại lấy vợ kế, sinh con trai là Thành. Vợ kế họ Ngưu tính hung dữ, rất ghét Nột, nuôi như đầy tớ, cho ăn toàn rau, bắt đi đốn củi, mỗi ngày đòi phải đủ một gánh, không đủ thì đánh đập mắng nhiếc không sao chịu nổi. Chỉ cất giấu những thức ngon cho Thành ăn, sai tới trường học chữ.
*Quân Tĩnh Nạn: năm Kiến Văn thứ 2 (1400), Minh Huệ đế thấy các phiên vương phạm pháp định diệt trừ, Yên vương Chu Đệ là con thứ tư của Minh Thái tổ nhân đó nổi dậy kéo về vây kinh đô, tự xưng là quân dẹp nạn (Tĩnh Nạn binh), đánh đuổi Huệ đế tự lập làm vua, tức Minh Thành tổ.
Thành dần lớn lên, tính hiếu hữu, không nỡ thấy anh vất vả, lén khuyên can mẹ nhưng mẹ không nghe. Một hôm Nột vào núi đốn củi, chưa xong thì gặp mưa to gió lớn phải núp vào dưới vách núi. Mưa tạnh thì trời đã tối, đói quá bèn gánh củi về. Mẹ xem củi thấy ít, tức giận không cho ăn, bụng đói như thiêu vào phòng nằm vật ra. Thành đi học về thấy anh thẫn thờ hỏi ốm à, Nột đáp "Đói thôi". Thành hỏi nguyên do, Nột nói rõ sự tình. Thành buồn rầu bước ra, lát sau mang bánh vào cho anh. Anh hỏi bánh ở đâu ra, Thành nói “Em lấy trộm bột nhờ chị hàng xóm làm bánh giùm, cứ ăn đi đừng nói gì nữa". Nột ăn xong dặn em rằng “Từ sau đừng làm thế nữa, lộ ra thì liên lụy đến em. Vả lại ngày nhịn ăn một bữa thì có đói cũng không chết mà”. Thành nói “Anh vốn yếu sức thì làm sao đốn củi nhiều được?”.
Hôm sau ăn xong lén vào núi tới chỗ anh đốn củi. Anh nhìn thấy giật mình hỏi định làm gì, Thành đáp định hái củi giúp anh. Anh hỏi ai bảo làm thế, Thành đáp “Em tự tới thôi”. Anh nói “Không kể là em không biết đốn củi, dẫu biết đi nữa thì cũng không nên!”, rồi giục về ngay. Thành không nghe, cứ tay bẻ chân đạp hái củi giúp anh, lại nói ngày mai phải đem búa theo. Anh lại gần ngăn cản thì thấy ngón tay bị toạc, giày bị rách, buồn rầu nói "Em không về cho mau thì anh lấy búa tự chặt cổ mà chết đấy”. Thành bèn về, anh đưa tới nửa đường mới quay lại đốn củi tiếp. Khi về ghé vào trường dặn thầy học rằng "Em ta còn nhỏ, thầy nên răn cấm chứ cọp beo trong núi dữ lắm”. Thầy nói trước giờ Ngọ không biết Thành đi đâu, đã phạt đòn rồi. Nột về nói với Thành "Không nghe lời anh nên bị phạt đòn đấy”. Thành cười nói không sao.
Hôm sau lại xách búa vào núi, anh hoảng sợ nói “Anh đã bảo em đừng tới, sao lại còn làm thế”. Thành không đáp, cứ hăm hở chặt củi, mồ hôi chảy ròng ròng xuống mặt vẫn không nghỉ, khoảng đủ một ôm thì im lặng ra về. Thầy lại trách phạt, Thành bèn nói thật. Thầy khen là hiền, cũng không ngăn cấm nữa. Anh nhiều lần bảo thôi nhưng rốt lại Thành vẫn không nghe. Một hôm hai anh em cùng vài người đốn củi trong núi thì chợt có con cọp tới, mọỉ người sợ hãi nằm mọp xuống, cọp vồ Thành mang đi. Cọp mang người nên đi chậm, bị Nột đuổi kịp, hết sức chém một búa trúng đùi. Cọp đau quá vùng chạy không đuổi tìm được nữa, Nột đau xót kêu khóc quay về. Mọi người an ủi, Nột càng khóc lóc thảm thiết, nói “Em ta chẳng phải như em người khác, huống chi nó vì ta mà chết, ta làm sao sống được?". Bèn lấy búa tự chặt vào cổ, mọi người vội can thì đã đứt sâu vào thịt một tấc, máu phụt ra lênh láng, hoa mắt ngất đi. Mọi người sợ hãi xé áo buộc vết thương cho rồi xúm lại dìu về. Mẹ khóc chửi “Ngươi giết con ta, lại muốn chặt cổ để thoát tội à?" Nột rên rỉ nói "Xin mẹ đừng lo phiền, em chết thì ta quyết không sống đâu”.
Đặt lên giường, vết thương đau đớn không ngủ được, ngày đêm cứ ngồi dựa vào tường mà khóc. Cha sợ Nột cũng chết, lúc lúc tới cạnh giường đút cho ăn uống qua loa, Ngưu thị lại chửi rủa. Nột bèn không chịu ăn nữa, ba ngày thì chết. Trong làng có thầy đồng xuống âm ty về, Nột gặp giữa đường bèn kể lể nỗi khổ trước đây, nhân hỏi chỗ em ở. Thầy đồng nói không biết, rồi quay lại dẫn Nột đi. Tới một nơi đô hội, thấy một người mặc áo đen trong thành ra, thầy đồng giữ lại hỏi thăm giùm, người áo đen xem kỹ lại tập trát trong túi thấy có hơn một trăm đàn ông đàn bà nhưng không có ai họ Trương. Thầy đồng ngờ rằng ở tập trát khác, người áo đen nói “Con đường này thuộc về ta, làm sao có chuyện bắt lầm?” Nột không tin, ép thầy đồng đưa vào thành. Trong thành ma cũ ma mới đi lại đông đúc, cũng có người quen cũ nhưng tới hỏi đều không ai biết.
Chợt mọi người cùng nhao nhao nói Bồ Tát tới, ngẩng nhìn thấy trong mây có một người to lớn, ánh hào quang rực rỡ khắp trên dưới, chợt cảm thấy trời đất quang đãng. Thầy đồng chúc mừng nói “Đại Lang có phúc thật! Bồ Tát mấy ngàn năm mới xuống âm ty một lần để rửa sạch khổ não, đúng hôm nay lại được gặp”, rồi kéo Nột quỳ xuống. Bọn quỷ cũng nhao nhao quỳ xuống chắp tay cùng tụng niệm, tiếng “Từ bi cứu khổ” vang rền. Bồ Tát lấy cành dương nhúng nước cam lộ rẩy khắp nơi, li ti như bụi sương. Giây lát hơi mù tan đi, hào quang thu lại thì không thấy Bồ Tát ở đó nữa. Nột thấy trên cổ thấm ướt cam lộ, chỗ búa chặt không còn đau nữa. Thầy đồng lại theo đường cũ đưa Nột về, khi nhìn thấy cổng làng mới từ biệt mà đi.
Nột chết đã hai ngày chợt sống lại, kể lại nhũng việc đã gặp, nói Thành chưa chết, mẹ cho là bịa đặt lại mắng chửi. Nột oan ức không biết làm sao giãi bày, sờ tới vết thương thì đã lành, cố gượng đứng dậy chào cha, nói “Con sẽ băng mây vượt biển tìm em, nếu không thấy thì đừng mong con quay về, xin cha cứ coi như con đã chết”. Cha đưa ra chỗ vắng cùng nhau khóc lóc, không dám giữ lại. Nột bèn ra đi, cứ theo đường lớn hỏi thăm tin tức em. Giữa đường tiền ăn hết sạch, phải ăn mày mà đi. Hơn một năm tới Kim Lăng, áo quần rách rưới lần mò trên đường, chợt thấy hơn mười kỵ mã đi qua liền tránh sang vệ đường. Trong bọn có một người như quan lớn, tuổi khoảng bốn mươi, lính mạnh ngựa khỏe xúm xít trước sau. Có một thiếu niên cưỡi con ngựa nhỏ, mấy lần nhìn Nột. Nột thấy là công tử con quan chưa dám ngẩng nhìn, thiếu niên dừng roi ghìm ngựa, chợt xuống ngựa gọi to "Có phải anh ta không?”. Nột ngước nhìn kỹ thì ra là Thành, nắm tay đau xót khóc lạc cả tiếng. Thành cũng khóc nói "Sao anh phải lưu lạc đến thế này?”. Nột kể sự tình, Thành càng đau xót. Bọn kỵ mã đều xuống hỏi duyên do rồi bẩm lại với quan lớn. Quan sai bớt ra một con ngựa chở Nột, cùng nhau về nhà mới hỏi chuyện tường tận.
Trước là cọp tha Thành đi đặt ở vệ đường lúc nào không biết, nằm giữa đường suốt một đêm. Gặp lúc Trương Thiên hộ từ kinh đô tới đi ngang qua, thấy Thành mặt mày nho nhã, thương xót vực lên vỗ về. Thành dần sống lại, nói nhà cửa quê quán thì đã quá xa, nên chở Thành cùng về bó thuốc cho, vài ngày thì khỏi. Thiên hộ không có con trai nên nhận Thành làm con, đại khái hôm đó là gặp lúc Thành theo ông dạo chơi. Thành kể lại với anh xong thì Thiên hộ vào, Nột lạy tạ không thôi. Thành vào trong lấy áo lụa ra biếu anh rồi bày rượu trò chuyện.
Thiên hộ hỏi quý gia ở đất Dự có đông người không, Nột nói “Không có mấy người. Cha ta lúc nhỏ là người đất Tề, tới ngụ ở đất Dự” Thiên hộ “Ta cũng người Tề, quý quán thuộc hạt nào?”. Nột đáp “Từng nghe cha ta nói thuộc huyện Đông Xương (tỉnh Sơn Đông)” Thiên hộ giật mình hỏi "Cùng quê với ta rồi, thế tại sao lại tới ở đất Dự?”. Nột nói "Mẹ già bị quân bắt đi, cha ta gặp binh lửa mất sạch cả gia sản, vì trước từng buôn bán ở miền Tây, qua lại đã quen nên ở luôn lại đó. Thiên hộ lại giật mình hỏi lệnh tôn tên gì, Nột đáp rõ. Thiên hộ tròn mắt nhìn rồi cúi đầu như ngờ vực, bước mau vào nhà trong.
Không bao lâu Thái phu nhân ra, mọi người lạy chào xong, bà hỏi Nột “Ngươi là cháu nội Trương Bính Chi phải không?”. Nột thưa “Phải”. Thái phu nhân khóc lớn nói với Thiên hộ "Đây là em ngươi đấy!”, anh em Nột không hiểu ra sao. Thái phu nhân nói "Ta lấy cha các ngươi ba năm, lưu lạc sang Bắc, thuộc về quan Chỉ huy Mỗ, được nửa năm sinh anh ngươi. Lại nửa năm thì Chỉ huy chết, anh ngươi nhờ phụ ấm thăng lên chức quan này, nay giải chức rồi vẫn canh cánh nhớ quê hương, đã lấy lại họ cũ, nhiều lần cho người tới đất Tề hỏi thăm mà không có tin tức gì, có biết đâu là cha ngươi đã dời sang miền Tây!”. Rồi nói với Thiên hộ “Ngươi nuôi em làm con thì giảm phúc mà chết thôi". Thiên hộ nói "Trước có hỏi Thành, Thành thưa từng nói là người Tề, chắc là còn nhỏ dại nên không biết”. Bèn theo tuổi xếp đặt lại, Thiên hộ bốn mươi mốt tuổi làm anh lớn, Thành mười sáu tuổi là út, Nột hai mươi thì là anh lớn mà thành anh hai. Thiên hộ được hai em mừng lắm, ăn ngủ đều có nhau, biết hết nguyên do chia lìa lưu lạc, tính chuyện trở về. Thái phu nhân sợ bà vợ kế không dung, Thiên hộ nói “Dung được thì ở chung, nếu không thì ở riêng, chứ trong thiên hạ có nước nào mà lại không có tình cha con”.
Rồi đó bán nhà đất sắm hành lý lập tức lên đường. Tới đầu làng Nột và Thành chạy về trước báo tin cho cha. Cha từ lúc Nột bỏ đi, vợ cũng chết, chỉ còn một ông già góa vợ một mình một bóng. Chợt thấy Nột vào, mừng đến thảng thốt, đang còn giật mình lại nhìn thấy Thành, mừng quá không nói nên lời, nước mắt giàn giụa. Hai người nói mẹ con Thiên hộ tới, ông nín khóc ngạc nhiên không biết là vui hay buồn, đứng ngẩn người ra.
Không bao lâu Thiên hộ vào, lạy chào xong Thái phu nhân nắm lấy tay ông nhìn nhau cùng khóc. Kế thấy tôi tớ trai gái đứng đầy trong ngoài, người ngồi kẻ đứng, không còn biết làm gì nữa. Thành không thấy mẹ liền hỏi mới biết mẹ đã chết, gào khóc muốn đứt hơi, một lúc mới tỉnh lại. Thiên hộ lấy tiền ra xây dựng lầu gác, đón thầy về dạy hai em học, ngựa hí ran trong tàu, người ồn ào trong nhà, nghiễm nhiên là một đại gia.
Dị Sử thị nói: Ta nghe hết chuyện này, mấy lần sa lệ. Thấy đứa trẻ hơn mười tuổi đốn củi giúp anh, cảm khái nói “Lại thấy lại Vương Giám* chăng?", đó là một lần. Tới đoạn cọp tha Thành đi không kìm được bật kêu ầm lên “Đạo trời mịt mờ như thế sao!”, đó là một lần. Tới đoạn anh em bất ngờ gặp nhau thì mừng mà cũng sa lệ. Tới đoạn thêm được một người anh, lại thêm một nỗi đau lòng, thì sa lệ vì Thiên hộ. Tới đoạn một nhà sum họp, kinh ngạc bất ngờ, mừng rỡ bất ngờ, bỗng dưng sa lệ vì người cha. Không biết đời sau có ai mau nước mắt như ta hay không!
*Vương Giám: Hậu Hán thư, Vương Tường truyện chép Vương Tường chí hiếu nhưng mẹ kế rất độc ác luôn hành hạ. Em cùng cha khác mẹ của Tường là Giám rất thương anh, lúc nhỏ thấy anh bị đánh đập thì ôm mẹ kêu khóc, khi lớn có lần biết mẹ toan cho anh uống rượu độc thì giành lấy ly rượu toan uống. Mẹ mấy lần toan đầu độc Tường, Giám biết cứ ăn uống chung với anh, mẹ sợ con chết đành thôi.
*Quân Tĩnh Nạn: năm Kiến Văn thứ 2 (1400), Minh Huệ đế thấy các phiên vương phạm pháp định diệt trừ, Yên vương Chu Đệ là con thứ tư của Minh Thái tổ nhân đó nổi dậy kéo về vây kinh đô, tự xưng là quân dẹp nạn (Tĩnh Nạn binh), đánh đuổi Huệ đế tự lập làm vua, tức Minh Thành tổ.
Thành dần lớn lên, tính hiếu hữu, không nỡ thấy anh vất vả, lén khuyên can mẹ nhưng mẹ không nghe. Một hôm Nột vào núi đốn củi, chưa xong thì gặp mưa to gió lớn phải núp vào dưới vách núi. Mưa tạnh thì trời đã tối, đói quá bèn gánh củi về. Mẹ xem củi thấy ít, tức giận không cho ăn, bụng đói như thiêu vào phòng nằm vật ra. Thành đi học về thấy anh thẫn thờ hỏi ốm à, Nột đáp "Đói thôi". Thành hỏi nguyên do, Nột nói rõ sự tình. Thành buồn rầu bước ra, lát sau mang bánh vào cho anh. Anh hỏi bánh ở đâu ra, Thành nói “Em lấy trộm bột nhờ chị hàng xóm làm bánh giùm, cứ ăn đi đừng nói gì nữa". Nột ăn xong dặn em rằng “Từ sau đừng làm thế nữa, lộ ra thì liên lụy đến em. Vả lại ngày nhịn ăn một bữa thì có đói cũng không chết mà”. Thành nói “Anh vốn yếu sức thì làm sao đốn củi nhiều được?”.
Hôm sau ăn xong lén vào núi tới chỗ anh đốn củi. Anh nhìn thấy giật mình hỏi định làm gì, Thành đáp định hái củi giúp anh. Anh hỏi ai bảo làm thế, Thành đáp “Em tự tới thôi”. Anh nói “Không kể là em không biết đốn củi, dẫu biết đi nữa thì cũng không nên!”, rồi giục về ngay. Thành không nghe, cứ tay bẻ chân đạp hái củi giúp anh, lại nói ngày mai phải đem búa theo. Anh lại gần ngăn cản thì thấy ngón tay bị toạc, giày bị rách, buồn rầu nói "Em không về cho mau thì anh lấy búa tự chặt cổ mà chết đấy”. Thành bèn về, anh đưa tới nửa đường mới quay lại đốn củi tiếp. Khi về ghé vào trường dặn thầy học rằng "Em ta còn nhỏ, thầy nên răn cấm chứ cọp beo trong núi dữ lắm”. Thầy nói trước giờ Ngọ không biết Thành đi đâu, đã phạt đòn rồi. Nột về nói với Thành "Không nghe lời anh nên bị phạt đòn đấy”. Thành cười nói không sao.
Hôm sau lại xách búa vào núi, anh hoảng sợ nói “Anh đã bảo em đừng tới, sao lại còn làm thế”. Thành không đáp, cứ hăm hở chặt củi, mồ hôi chảy ròng ròng xuống mặt vẫn không nghỉ, khoảng đủ một ôm thì im lặng ra về. Thầy lại trách phạt, Thành bèn nói thật. Thầy khen là hiền, cũng không ngăn cấm nữa. Anh nhiều lần bảo thôi nhưng rốt lại Thành vẫn không nghe. Một hôm hai anh em cùng vài người đốn củi trong núi thì chợt có con cọp tới, mọỉ người sợ hãi nằm mọp xuống, cọp vồ Thành mang đi. Cọp mang người nên đi chậm, bị Nột đuổi kịp, hết sức chém một búa trúng đùi. Cọp đau quá vùng chạy không đuổi tìm được nữa, Nột đau xót kêu khóc quay về. Mọi người an ủi, Nột càng khóc lóc thảm thiết, nói “Em ta chẳng phải như em người khác, huống chi nó vì ta mà chết, ta làm sao sống được?". Bèn lấy búa tự chặt vào cổ, mọi người vội can thì đã đứt sâu vào thịt một tấc, máu phụt ra lênh láng, hoa mắt ngất đi. Mọi người sợ hãi xé áo buộc vết thương cho rồi xúm lại dìu về. Mẹ khóc chửi “Ngươi giết con ta, lại muốn chặt cổ để thoát tội à?" Nột rên rỉ nói "Xin mẹ đừng lo phiền, em chết thì ta quyết không sống đâu”.
Đặt lên giường, vết thương đau đớn không ngủ được, ngày đêm cứ ngồi dựa vào tường mà khóc. Cha sợ Nột cũng chết, lúc lúc tới cạnh giường đút cho ăn uống qua loa, Ngưu thị lại chửi rủa. Nột bèn không chịu ăn nữa, ba ngày thì chết. Trong làng có thầy đồng xuống âm ty về, Nột gặp giữa đường bèn kể lể nỗi khổ trước đây, nhân hỏi chỗ em ở. Thầy đồng nói không biết, rồi quay lại dẫn Nột đi. Tới một nơi đô hội, thấy một người mặc áo đen trong thành ra, thầy đồng giữ lại hỏi thăm giùm, người áo đen xem kỹ lại tập trát trong túi thấy có hơn một trăm đàn ông đàn bà nhưng không có ai họ Trương. Thầy đồng ngờ rằng ở tập trát khác, người áo đen nói “Con đường này thuộc về ta, làm sao có chuyện bắt lầm?” Nột không tin, ép thầy đồng đưa vào thành. Trong thành ma cũ ma mới đi lại đông đúc, cũng có người quen cũ nhưng tới hỏi đều không ai biết.
Chợt mọi người cùng nhao nhao nói Bồ Tát tới, ngẩng nhìn thấy trong mây có một người to lớn, ánh hào quang rực rỡ khắp trên dưới, chợt cảm thấy trời đất quang đãng. Thầy đồng chúc mừng nói “Đại Lang có phúc thật! Bồ Tát mấy ngàn năm mới xuống âm ty một lần để rửa sạch khổ não, đúng hôm nay lại được gặp”, rồi kéo Nột quỳ xuống. Bọn quỷ cũng nhao nhao quỳ xuống chắp tay cùng tụng niệm, tiếng “Từ bi cứu khổ” vang rền. Bồ Tát lấy cành dương nhúng nước cam lộ rẩy khắp nơi, li ti như bụi sương. Giây lát hơi mù tan đi, hào quang thu lại thì không thấy Bồ Tát ở đó nữa. Nột thấy trên cổ thấm ướt cam lộ, chỗ búa chặt không còn đau nữa. Thầy đồng lại theo đường cũ đưa Nột về, khi nhìn thấy cổng làng mới từ biệt mà đi.
Nột chết đã hai ngày chợt sống lại, kể lại nhũng việc đã gặp, nói Thành chưa chết, mẹ cho là bịa đặt lại mắng chửi. Nột oan ức không biết làm sao giãi bày, sờ tới vết thương thì đã lành, cố gượng đứng dậy chào cha, nói “Con sẽ băng mây vượt biển tìm em, nếu không thấy thì đừng mong con quay về, xin cha cứ coi như con đã chết”. Cha đưa ra chỗ vắng cùng nhau khóc lóc, không dám giữ lại. Nột bèn ra đi, cứ theo đường lớn hỏi thăm tin tức em. Giữa đường tiền ăn hết sạch, phải ăn mày mà đi. Hơn một năm tới Kim Lăng, áo quần rách rưới lần mò trên đường, chợt thấy hơn mười kỵ mã đi qua liền tránh sang vệ đường. Trong bọn có một người như quan lớn, tuổi khoảng bốn mươi, lính mạnh ngựa khỏe xúm xít trước sau. Có một thiếu niên cưỡi con ngựa nhỏ, mấy lần nhìn Nột. Nột thấy là công tử con quan chưa dám ngẩng nhìn, thiếu niên dừng roi ghìm ngựa, chợt xuống ngựa gọi to "Có phải anh ta không?”. Nột ngước nhìn kỹ thì ra là Thành, nắm tay đau xót khóc lạc cả tiếng. Thành cũng khóc nói "Sao anh phải lưu lạc đến thế này?”. Nột kể sự tình, Thành càng đau xót. Bọn kỵ mã đều xuống hỏi duyên do rồi bẩm lại với quan lớn. Quan sai bớt ra một con ngựa chở Nột, cùng nhau về nhà mới hỏi chuyện tường tận.
Trước là cọp tha Thành đi đặt ở vệ đường lúc nào không biết, nằm giữa đường suốt một đêm. Gặp lúc Trương Thiên hộ từ kinh đô tới đi ngang qua, thấy Thành mặt mày nho nhã, thương xót vực lên vỗ về. Thành dần sống lại, nói nhà cửa quê quán thì đã quá xa, nên chở Thành cùng về bó thuốc cho, vài ngày thì khỏi. Thiên hộ không có con trai nên nhận Thành làm con, đại khái hôm đó là gặp lúc Thành theo ông dạo chơi. Thành kể lại với anh xong thì Thiên hộ vào, Nột lạy tạ không thôi. Thành vào trong lấy áo lụa ra biếu anh rồi bày rượu trò chuyện.
Thiên hộ hỏi quý gia ở đất Dự có đông người không, Nột nói “Không có mấy người. Cha ta lúc nhỏ là người đất Tề, tới ngụ ở đất Dự” Thiên hộ “Ta cũng người Tề, quý quán thuộc hạt nào?”. Nột đáp “Từng nghe cha ta nói thuộc huyện Đông Xương (tỉnh Sơn Đông)” Thiên hộ giật mình hỏi "Cùng quê với ta rồi, thế tại sao lại tới ở đất Dự?”. Nột nói "Mẹ già bị quân bắt đi, cha ta gặp binh lửa mất sạch cả gia sản, vì trước từng buôn bán ở miền Tây, qua lại đã quen nên ở luôn lại đó. Thiên hộ lại giật mình hỏi lệnh tôn tên gì, Nột đáp rõ. Thiên hộ tròn mắt nhìn rồi cúi đầu như ngờ vực, bước mau vào nhà trong.
Không bao lâu Thái phu nhân ra, mọi người lạy chào xong, bà hỏi Nột “Ngươi là cháu nội Trương Bính Chi phải không?”. Nột thưa “Phải”. Thái phu nhân khóc lớn nói với Thiên hộ "Đây là em ngươi đấy!”, anh em Nột không hiểu ra sao. Thái phu nhân nói "Ta lấy cha các ngươi ba năm, lưu lạc sang Bắc, thuộc về quan Chỉ huy Mỗ, được nửa năm sinh anh ngươi. Lại nửa năm thì Chỉ huy chết, anh ngươi nhờ phụ ấm thăng lên chức quan này, nay giải chức rồi vẫn canh cánh nhớ quê hương, đã lấy lại họ cũ, nhiều lần cho người tới đất Tề hỏi thăm mà không có tin tức gì, có biết đâu là cha ngươi đã dời sang miền Tây!”. Rồi nói với Thiên hộ “Ngươi nuôi em làm con thì giảm phúc mà chết thôi". Thiên hộ nói "Trước có hỏi Thành, Thành thưa từng nói là người Tề, chắc là còn nhỏ dại nên không biết”. Bèn theo tuổi xếp đặt lại, Thiên hộ bốn mươi mốt tuổi làm anh lớn, Thành mười sáu tuổi là út, Nột hai mươi thì là anh lớn mà thành anh hai. Thiên hộ được hai em mừng lắm, ăn ngủ đều có nhau, biết hết nguyên do chia lìa lưu lạc, tính chuyện trở về. Thái phu nhân sợ bà vợ kế không dung, Thiên hộ nói “Dung được thì ở chung, nếu không thì ở riêng, chứ trong thiên hạ có nước nào mà lại không có tình cha con”.
Rồi đó bán nhà đất sắm hành lý lập tức lên đường. Tới đầu làng Nột và Thành chạy về trước báo tin cho cha. Cha từ lúc Nột bỏ đi, vợ cũng chết, chỉ còn một ông già góa vợ một mình một bóng. Chợt thấy Nột vào, mừng đến thảng thốt, đang còn giật mình lại nhìn thấy Thành, mừng quá không nói nên lời, nước mắt giàn giụa. Hai người nói mẹ con Thiên hộ tới, ông nín khóc ngạc nhiên không biết là vui hay buồn, đứng ngẩn người ra.
Không bao lâu Thiên hộ vào, lạy chào xong Thái phu nhân nắm lấy tay ông nhìn nhau cùng khóc. Kế thấy tôi tớ trai gái đứng đầy trong ngoài, người ngồi kẻ đứng, không còn biết làm gì nữa. Thành không thấy mẹ liền hỏi mới biết mẹ đã chết, gào khóc muốn đứt hơi, một lúc mới tỉnh lại. Thiên hộ lấy tiền ra xây dựng lầu gác, đón thầy về dạy hai em học, ngựa hí ran trong tàu, người ồn ào trong nhà, nghiễm nhiên là một đại gia.
Dị Sử thị nói: Ta nghe hết chuyện này, mấy lần sa lệ. Thấy đứa trẻ hơn mười tuổi đốn củi giúp anh, cảm khái nói “Lại thấy lại Vương Giám* chăng?", đó là một lần. Tới đoạn cọp tha Thành đi không kìm được bật kêu ầm lên “Đạo trời mịt mờ như thế sao!”, đó là một lần. Tới đoạn anh em bất ngờ gặp nhau thì mừng mà cũng sa lệ. Tới đoạn thêm được một người anh, lại thêm một nỗi đau lòng, thì sa lệ vì Thiên hộ. Tới đoạn một nhà sum họp, kinh ngạc bất ngờ, mừng rỡ bất ngờ, bỗng dưng sa lệ vì người cha. Không biết đời sau có ai mau nước mắt như ta hay không!
*Vương Giám: Hậu Hán thư, Vương Tường truyện chép Vương Tường chí hiếu nhưng mẹ kế rất độc ác luôn hành hạ. Em cùng cha khác mẹ của Tường là Giám rất thương anh, lúc nhỏ thấy anh bị đánh đập thì ôm mẹ kêu khóc, khi lớn có lần biết mẹ toan cho anh uống rượu độc thì giành lấy ly rượu toan uống. Mẹ mấy lần toan đầu độc Tường, Giám biết cứ ăn uống chung với anh, mẹ sợ con chết đành thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook