Liêu Trai Chí Dị II
-
Quyển 17 - Chương 38
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Phụ Lục: Trương Nguyên
Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh
Tiên sinh húy Tùng Linh, tự Lưu Tiên, lại tự Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền. Văn chương ý khí hào hùng một thời, người học bất kể thân sơ xa gần, quen hay không quen, cũng không ai không biết Liễu Tuyền tiên sinh, vì thế danh tiếng tiên sinh lẫy lừng khắp thiên hạ. Tiên sinh đầu tiên dự thi khóa Đồng tử, lập tức đỗ đầu cả ba kỳ ở huyện ở phủ ở tỉnh, được bổ Bác sĩ đệ tử, nổi tiếng văn chương trong các Chư sinh. Nhưng cứ vào thi hội là trượt, cảm khái nói “Là do mệnh chăng!". Vì thế quyết ý bỏ đường khoa danh, dốc sức vào cổ văn, phấn phát rèn luyện, ngày càng tinh tiến. Mà bình sinh chán chường thất chí, rơi rụng uất ức, nhìn ngắm chuyện đời, bi phẫn cảm khái, lại có chỗ khích phát chí khí, nên văn chương trong lòng nảy hoa, kỳ lạ chập chùng, vì thế có thể dứt bỏ sự rỗng tuếch, tự thành một nhà. Mà chỗ uẩn súc chưa dùng hết, nên lại sưu tập chuyện quái lạ, soạn thành bộ Chí dị, tuy việc dính líu tới chuyện xa xôi hư ảo, nhưng gọt sửa nghiêm cẩn, yếu chỉ ở chỗ sửa tục răn người, phù trì chính giáo, cũng như vì thế mà trước tác cổ văn thôi, chứ không phải soạn thuật bừa bãi.
Tiên sinh tính chất phác trọng hậu, ưa thích giao du, coi trọng danh tiết, nhưng riêng cao tự thẳng, nhất là không thể cùng cúi ngựa với đời. Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu, Thị Toàn kết thành thi xã Sính Trung, lấy phong nhã đạo nghĩa chơi thân với nhau, thủy chung không hề có chút xích mích. Cấp gián Tôn công trong hương là danh thần đương thời, rất có oai vọng, nên tôi tớ có khi lén lút rông càn. Hương lý không ai dám nói, chỉ có một mình tiên sinh cương quyết dâng thư hơn ngàn chữ chê trách, Tôn công được thư kinh ngạc khen ngợi, lập tức răn sức tôi tớ, họ đều thu mình giữ phép. Tư khấu Vương tiên sinh ở Tân Thành vốn coi tiên sinh là người có tài lạ, mấy lần gửi thư muốn nhận tiên sinh làm môn hạ, nhưng sau cùng tiên sinh lấy cớ có bệnh từ tạ, không tới ra mắt.
Than ôi, người học chưa gặp tiên sinh, mà mắt đọc văn chương, tai nghe danh tiếng, thì cho rằng người này ắt là kẻ sĩ cao đàm hùng biện, ý khí hiên ngang. Đến khi gặp con người thì thấy là bậc trưởng giả trang nghiêm, nghe trò chuyện thì ấp úng như không nói nên lời, mà xét bên trong thì uẩn súc sâu xa, đều có thể lấy điều trong lòng mà giúp cho đời. Thế mà nghèo túng lận đận, cuối đời chỉ là một Minh kinh già, chỉ có văn chương có thể lừng lẫy đương thời lưu truyền hậu thế. Đó là điều không may của tiên sinh, chứ há có thể theo đó mà biết hết tiên sinh đâu?
Ông nội của tiên sinh húy x* Nột (trên chữ Nột có một chữ không đọc được, bản Liêu Trai của Quốc học Phù Luân xã cho là chữ Sinh)**. Cha húy Bàn, cưới Lưu thị, là con gái cửa Lưu công Quý Điều Táng Quảng. Có bốn con trai, tám cháu nội, bốn chắt nội, cháu năm đời chỉ mới có một người. Trước tác có Văn tập 4 quyển, Thi tập 6 quyển, Liêu Trai chí dị 8 quyển. Mất ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54, hưởng thọ 76 tuổi trong năm ấy chôn ở gò cao phía đông thôn.
* Nguyên bản in một hình vuông biểu thị thiếu một chữ, ở đây dùng hiệu x để thay thế.
** Chú thích này có lẽ của Hồ Thích.
Qua mười một năm, đến năm Ung Chính thứ 3, con ông
muốn dựng bia nêu đức, bảo tôi viết văn bia. Vì tôi là kẻ hậu
tiến người cùng huyện, lại biết nhiều về tiên sinh, nên không
từ chối mà viết bài văn để dựng trên mộ Minh rằng:
Hữu văn bất hiển,
Hũu tích bất thi.
Súc cửu nhi xí,
Vi hậu chi ky (cơ).
Dĩ trưng dĩ tín,
Thị thử minh tỳ (từ).
(Tài không thành đạt,
Giỏi không phô bày,
Chứa lâu phát sáng,
Lưu tiếng lâu dài.
Để tin để biết,
Xem bài minh này).
Kẻ hậu học người cùng huyện là Trương Nguyên soạn.
Dựng ngày Thanh minh tháng 2 năm ất tỵ Ung Chính thứ 3 (1725).
Mặt Sau Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh
x sinh x giờ Tuất ngày 16 tháng 4 năm Sùng Trinh thứ 15, mất vào giờ Dậu ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54.
Mẹ sinh vào giờ Thân ngày 26 tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 18, mất vào giờ Mùi ngày 26 tháng 9 năm Khang Hy thứ 52.
Ghi thêm năm trước tác khác
x thân ngữ lục, Hoài hình lục, Lịch tự văn, Nhật dụng tục tự, Nông tang kinh mỗi loại 1 tập.
Ba vở hý khúc Khảo từ cửu chuyển hóa lang nhi, Chung muội khánh thọ, Náo quán.
Mười bốn vở hý khúc thông tục
Tường đầu ký, Cô phụ khúc, Từ bi khúc, Phiên yểm ương, Hàn sâm khúc, Cầm sắt lạc, Bồng Lai yến, Tuấn Dạ Xoa, Cùng hán từ, Xú tuấn ba khoái khúc mỗi loại 1 tập. Nhương đố sấm, Phú quý thần tiên khúc sau đổi thành Ma nan khúc, Tăng bổ Tường vân khúc mỗi loại 2 tập...(*).
(*) Nguyên bản còn phần tên họ con cháu Bồ Tùng Linh, ở đây tạm lược.
Hồ Thích
Lời Bạt Bài Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh Của Trương Nguyên
Về sự tích của Bồ Tùng Linh, ghi chép sớm nhất là bài Liễu Tuyền Bồ tiên sinh mộ biểu do Trương Nguyên viết. Không may là các sách dẫn lại bài văn bia này đều không chép đủ nguyên văn, lại thường có chỗ in lầm sửa lầm, vì thế gây ra không ít chuyện buồn cười. Năm trước tiên sinh Lộ Đại Hoang người Truy Xuyên tìm được tấm bia ấy trên mộ Tùng Linh, dập một bản gửi cho tôi, tôi đem so sánh với các bản sao, thấy bản dập của Lộ tiên sinh dòng nào cũng thiếu bốn chữ dưới cùng, đại khái là đoạn bị lún xuống đất. Nên tôi xin ông móc đất lên dập lại bản khác. Lộ tiên sinh được thư tôi vào lúc tháng chạp mùa đông lạnh giá, xông pha gió tuyết đi móc đất dập bia, “Nhưng nước có thể đóng băng, sáp mực đều vô dụng, đi lại bốn lần mới miễn cưỡng dập được”. Nhiệt tâm của ông giúp chúng ta hôm nay đọc được toàn văn bài văn bia, biết được sự tích của Tùng Linh, giải quyết được rất nhiều nghi nan trong việc hiệu khám và khảo cứu, đó là điều tôi cảm kích nhất. Phần chính văn của tấm bia này gồm 15 dòng, mỗi dòng 50 chữ, phần mặt sau bia khắc giờ ngày tháng năm sinh và mất của vợ chồng Bồ Tùng Linh và mục lục các trước tác của ông. Đoạn cuối khắc tên bốn con trai, tám cháu nội, bốn chắt nội, một cháu năm đời của ông.
Trong văn bia nói lúc chết Bồ Tùng Linh “hưởng thọ 76 tuổi” phù hợp với ghi chép trong Sơn Tả thi sao và Truy Xuyên chí, đủ chứng minh sự sai lầm của các bản chép “thọ 86 tuổi”. Sự lầm lẫn một chữ ấy có quan hệ không nhỏ. Vài năm trước có một người bậy bạ ngụy tạo hơn hai trăm bài thơ, đặt tên là Liêu Trai thi tập, in thạch ấn lưu hành, trong đó có năm bài đều là căn cứ vào một chữ bị lầm ấy mà bịa đặt ra! Sơn Tả thi sao trích sao bài văn bia này, trong có một câu:
“Thiếu dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập tùng phụ Lịch Hữu kết Sính Trung thi xã" (Lúc trẻ cùng người trong huyện là Lý Hy Mai và bác họ là Lịch Hữu kết thành thi xã Sính Trung).
Liêu Trai văn tập do Quốc học Phù Luân xã ở Thượng Hải in chữ chì cuối thời Thanh có in kèm bài mộ biểu, câu này trong đó lại là:
“Dũ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Thị hữu, toàn kết Sính Trung thi xã” (Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ Tôi là Lịch Thị kết bạn, đều kết thành thi xã Sính Trung).
Ở đây “Lịch Thị" là tên người, "hữu” là động từ, "toàn” là phó từ biểu thị thời gian. Bản in thạch ấn Liêu Trai văn tập của Phường gian là in lại bản của Phù Luân xã, người biên tập quen đọc Liêu Trai chí dị, biết "Trương Lịch Hữu” là tên người, nên sửa câu này thành:
“Dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Hữu thân, toàn kết vi Sính Trung thi xã” (Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu chơi thân, đều kết thành thi xã Sính Trung).
Ở đây đổi chữ "thị” thành chữ "thân", làm động từ, về văn lý cũng thông. Nhưng hiện tại chúng ta xem bản dập bài bia, thì nguyên văn câu này là "Thiếu dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Hữu, Thị Toàn chư tiên sinh kết vi Sính Trung thi xã” (cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu, Thị Toàn kết thành thi xã Sính Trung). Nguyên bản có ba chữ "chư tiên sinh" (các tiên sinh), nên vừa nhìn là biết ngay “Lịch Hữu, Thị Toàn" là hai tên người. Các thi nhân được nhắc tới trong Sơn Tả thi sao có Trương Đốc Khánh, tự Lịch Hữu, Trương Lý Khánh, tự Thị Toàn. Từ Thị Toàn là lấy từ câu "Thị lý khảo tường, kỳ toàn nguyên cát” (Xem việc làm xét lành dữ, nếu trọn vẹn, nguyên cát) quẻ Thiên trạch Lý trong Kinh Dịch. Về sau các bản chép tay bỏ mất ba chữ “chư tiên sinh" (các tiên sinh), người sau không biết “Toàn Thị" cũng là nhân danh, nên tìm đủ cách đọc sai sửa bừa. Nếu chúng ta không từng nhìn thấy bản dập bài bia, cũng quyết không thể phát hiện ra chỗ sai lầm trong câu này. Câu chuyện nhỏ nhoi này có thể khiến chúng ta hiểu rõ cái học hiệu khám ắt phải tìm được bản nền sớm nhất tốt nhất. Không có bản nền cổ nhất, chỉ dựa vào sự thông minh nhỏ mọn của cá nhân mà đoán, mà sửa bừa, thì đó là hiệu khám đoán mò, không phải là hiệu khám khoa học.
Thế nhưng xem tới mặt sau tấm bia, thì chúng ta lại nhận được một bài học ngược lại! Bài học ấy là: chữ khắc trên bia cũng có thể sai! Mặt sau bia khảc như sau: "Cha sinh vào giờ Tuất ngày 16 tháng 4 năm Sùng Trinh thứ 15, mất vào giờ Dậu ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54.
Mẹ sinh vào giờ Thân ngày 26 tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 18, mất vào giờ Mùi ngày 26 tháng 9 năm Khang Hy thứ 52".
Ở đây rõ ràng có hai ba chữ sai. Bồ Tùng Linh chết ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54 (1715), năm 76 tuổi, bia mộ ghi rất rõ ràng, từ năm Khang Hy thứ 54 tính ngược lên, thì năm sinh của ông phải là năm Canh thìn Sùng Trinh thứ 13 (1640). Bản sao Liêu Trai toàn tập cựu bản ở Đại học Thanh Hoa có bài thơ Dòng thần khốc mẫu, trong có đoạn:
"Lão mẫu hô ngã tọa, Đại tiểu nhiễu thân bàng... Nhân ngôn Canh thìn niên, Tuế sự tự cơ hoang. Nhĩ niên ư thử nhật, Đản nhữ tại bắc phòng...” (Mẹ già gọi ta ngồi, Lớn nhỏ đều xúm quanh. Nhân nói năm Canh thìn, Cay đắng chuyện mùa màng. Ngày này vào năm ấy, Sinh ngươi ở bắc phòng) (Bản sao của Mã Lập Huân ở Truy Xuyên cũng có bài thơ này).
Điều này có thể chứng minh câu “Sùng Trinh thập ngũ niên" (Năm Sùng Trinh thứ 15) ở mặt sau tấm bia phải là Sùng Trinh thập tam niên" (Năm Sùng Trinh thứ 13).
Ngoài ra phu nhân của ông chết vào ngày 26 tháng 8, không phải ngày 26 tháng 9. Trong Văn tập có bài Nguyên phối Lưu Nhụ nhân hành bảo, ghi chép về cái chết của bà như sau:
“Năm Quý tỵ (Khang Hy thứ 52) đã 71 tuổi, hôm Trung thu uống rượu trò chuyện với con gái và các con dâu, rì rầm đến trưa, hôm sau thì bị bệnh, cũng chưa có gì lạ. Qua vài hôm mệt mỏi không dậy được, mọi người mới lo lắng. Người thì nóng ran, thầy thuốc cho uống thuốc mát, lại càng nóng dữ. Các con trai ra chợ mua vải may áo liệm, vừa may xong, ngày 26 còn nằm coi sóc việc nhà, lúc vừa lên đèn thì mấy lần đòi thay áo, nói ‘Ta đi đây. Không có chuyện gì dặn lại, chỉ đừng làm Phật sự mà thôi’. Kế đó tắt hơi...”
Theo bài này thì bà chết sau lúc lên đèn ngày 26 tháng 8 mặt sau bia lại khắc là "tháng 9" và "giờ Mùi” đều là ghi lầm.
Phần quý báu nhất ở mặt sau bia là bảng kê các trước tác của Bồ Tùng Linh. Bảng kê này sắp xếp rất lộn xộn, chữ viết lớn nhỏ cũng không có quy luật nhất định, đọc lần đầu thì rất không dễ mà hiểu, nay tra cứu xác định như sau:
Ghi thêm năm tập trước tác khác.
x thân ngữ lục (chữ bị thiếu là chữ “Tỉnh", bản sao của Đại học Thanh Hoa).
Hoài hình lục (bản sao của Đại học Thanh Hoa)
Lịch tự văn (bản sao của Đại học Thanh Hoa, nhan đề là Thời hiến văn, vì từ đời Càn Long trở đi kỵ húy vua nhà Thanh* nên đổi nhan đề, cuối sách có câu "Lịch văn một quyển, dạy bọn nhỏ ngươi", đủ chứng minh nguyên tác là Lịch văn hoặc Lịch tự văn).
*Vua Càn Long tức Thanh Cao Tông tên Hoằng Lịch.
Nhật dụng tục tự (bản sao của Á Đông Đồ thư quán)
Nông tang kinh (bản sao của Đại học Thanh Hoa, bản sao của Hồ Thích).
Ba vở hý khúc:
Khảo từ cửu chuyển hóa lang nhi (chưa tìm thấy)
Chung muội khánh thọ (chưa tìm thấy).
Náo quán (chưa tìm thấy).
Mười bốn vở hý khúc thông tục
Tường đầu ký (Bắc Bình Tân thời báo đã đăng qua, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Cô phụ khúc (diễn chuyện San Hô, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Từ bi khúc (diễn chuyện Trương Thành, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Phiên yểm ương (diễn chuyện Cừu Đại Nương, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Hàn sâm khúc (diễn chuyện Thương Tam Quan, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Cầm sắt lạc (chưa tìm thấy).
Bồng Lai yến (diễn chuyện Ngô Thái Loan tả vận, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Tuấn Dạ Xoa (diễn chuyện một con ma cờ bạc hối lỗi, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Cùng hán từ (chưa tìm thấy Có thể đây chính là bài Trừ nhật tế thần văn trong Liêu Trai bạch thoại vận văn do Hoành xã xuất bản?).
Xú tuấn ba (chưa tìm thấy).
Khoái khúc (chưa tìm thấy).
Nhương đố sấm (diễn chuyện Giang Thành, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Phú quý thần tiên khúc sau đổi thành Ma nan khúc (nhan đề này là nói đầu tiên là Phú quý thần tiên khúc, sau đổi thành Ma nan khúc, diễn chuyện Trương Hồng Tiệm, bản sao của Á Đông Đồ thư quán, nhan đề là Phú quý thần tiên)
Tăng bổ Tường vân khúc (diễn chuyện hoàng đế Chính Thống vào kỹ viện chơi bời, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Trở lên mỗi loại 2 tập.
Nhưng rõ ràng trong bài mộ biểu này có rất nhiều sai sót. Quan trọng nhất có những quyển sau đây: Văn tập (bài mộ biểu nói có 4 quyển, bản sao cựu bản của Đại học Thanh Hoa, bản sao của Mã Lập Huân, bản sao của Hồ Thích).
Thi tập (bài mộ biểu nói có 6 quyển, bản sao của Đại học Thanh Hoa, Mã Lập Huân, Hồ Thích).
Liêu Trai chí dị (bài mộ biểu nói có 8 quyển, bản Thông hành).
Đó đều được chép trong bài mộ biểu. Ngoài ra còn có một số tác phẩm mà bài mộ biểu và mặt sau bia không nhắc tới:
Vấn thiên từ (bản in chữ chì của Phác xã, theo khảo chứng của tiên sinh Lộ Đại Hoang, sách này là tác phẩm của Lập Đức cháu nội Bồ Tùng Linh. Bài của Lộ quân đăng trong Quốc văn chu báo, quyển 11, số 30).
Đào học truyện (bản in chữ chì của Phác xã).
Trừ nhật tế cùng thần văn, Cùng thần đáp văn (bản in chữ chì của Phác xã).
(Năm quyển trên đây, xem Liêu Trai bạch thoại vận văn của Mã Lập Huân, bản in Phác xã).
Tỉnh thế nhân duyên tiểu thuyết (bản Thông hành, bản in chữ chì của á Đông đồ thư quán. Bão Đình Bác nói sách này là của họ Bồ trước tác).
Hôn giá toàn thư (trong Văn tập có bài tựa. Sách này chưa tìm thấy).
Dược sùng thư (trong Văn tập có bài tựa. Sách này chưa tìm thấy)
Gia chính nội thiên, Gia chính ngoại thiên (theo tiên sinh Lộ Đại Hoang dẫn lại từ Liễu Tuyền cư sĩ hành lược của Vương Hồng Mưu ở Ích Châu. Sách này chưa tìm thấy).
Tiểu học tiết yếu (trong Văn tập có bài tựa và bài bạt. Sách này chưa tìm thấy).
Đọc xong thư mục tác phẩm nói trên, đọc qua những tác phẩm hiện còn giữ được chúng ta không thể không thừa nhận vị Tú tài già nghèo khổ này quả thật là một tác giả văn học cũ và văn học mới rất vĩ đại ở thế kỷ XVII.
Ngày 1 tháng 10 năm Dân quốc thứ 24 (1935).
HẾT
Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh
Tiên sinh húy Tùng Linh, tự Lưu Tiên, lại tự Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền. Văn chương ý khí hào hùng một thời, người học bất kể thân sơ xa gần, quen hay không quen, cũng không ai không biết Liễu Tuyền tiên sinh, vì thế danh tiếng tiên sinh lẫy lừng khắp thiên hạ. Tiên sinh đầu tiên dự thi khóa Đồng tử, lập tức đỗ đầu cả ba kỳ ở huyện ở phủ ở tỉnh, được bổ Bác sĩ đệ tử, nổi tiếng văn chương trong các Chư sinh. Nhưng cứ vào thi hội là trượt, cảm khái nói “Là do mệnh chăng!". Vì thế quyết ý bỏ đường khoa danh, dốc sức vào cổ văn, phấn phát rèn luyện, ngày càng tinh tiến. Mà bình sinh chán chường thất chí, rơi rụng uất ức, nhìn ngắm chuyện đời, bi phẫn cảm khái, lại có chỗ khích phát chí khí, nên văn chương trong lòng nảy hoa, kỳ lạ chập chùng, vì thế có thể dứt bỏ sự rỗng tuếch, tự thành một nhà. Mà chỗ uẩn súc chưa dùng hết, nên lại sưu tập chuyện quái lạ, soạn thành bộ Chí dị, tuy việc dính líu tới chuyện xa xôi hư ảo, nhưng gọt sửa nghiêm cẩn, yếu chỉ ở chỗ sửa tục răn người, phù trì chính giáo, cũng như vì thế mà trước tác cổ văn thôi, chứ không phải soạn thuật bừa bãi.
Tiên sinh tính chất phác trọng hậu, ưa thích giao du, coi trọng danh tiết, nhưng riêng cao tự thẳng, nhất là không thể cùng cúi ngựa với đời. Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu, Thị Toàn kết thành thi xã Sính Trung, lấy phong nhã đạo nghĩa chơi thân với nhau, thủy chung không hề có chút xích mích. Cấp gián Tôn công trong hương là danh thần đương thời, rất có oai vọng, nên tôi tớ có khi lén lút rông càn. Hương lý không ai dám nói, chỉ có một mình tiên sinh cương quyết dâng thư hơn ngàn chữ chê trách, Tôn công được thư kinh ngạc khen ngợi, lập tức răn sức tôi tớ, họ đều thu mình giữ phép. Tư khấu Vương tiên sinh ở Tân Thành vốn coi tiên sinh là người có tài lạ, mấy lần gửi thư muốn nhận tiên sinh làm môn hạ, nhưng sau cùng tiên sinh lấy cớ có bệnh từ tạ, không tới ra mắt.
Than ôi, người học chưa gặp tiên sinh, mà mắt đọc văn chương, tai nghe danh tiếng, thì cho rằng người này ắt là kẻ sĩ cao đàm hùng biện, ý khí hiên ngang. Đến khi gặp con người thì thấy là bậc trưởng giả trang nghiêm, nghe trò chuyện thì ấp úng như không nói nên lời, mà xét bên trong thì uẩn súc sâu xa, đều có thể lấy điều trong lòng mà giúp cho đời. Thế mà nghèo túng lận đận, cuối đời chỉ là một Minh kinh già, chỉ có văn chương có thể lừng lẫy đương thời lưu truyền hậu thế. Đó là điều không may của tiên sinh, chứ há có thể theo đó mà biết hết tiên sinh đâu?
Ông nội của tiên sinh húy x* Nột (trên chữ Nột có một chữ không đọc được, bản Liêu Trai của Quốc học Phù Luân xã cho là chữ Sinh)**. Cha húy Bàn, cưới Lưu thị, là con gái cửa Lưu công Quý Điều Táng Quảng. Có bốn con trai, tám cháu nội, bốn chắt nội, cháu năm đời chỉ mới có một người. Trước tác có Văn tập 4 quyển, Thi tập 6 quyển, Liêu Trai chí dị 8 quyển. Mất ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54, hưởng thọ 76 tuổi trong năm ấy chôn ở gò cao phía đông thôn.
* Nguyên bản in một hình vuông biểu thị thiếu một chữ, ở đây dùng hiệu x để thay thế.
** Chú thích này có lẽ của Hồ Thích.
Qua mười một năm, đến năm Ung Chính thứ 3, con ông
muốn dựng bia nêu đức, bảo tôi viết văn bia. Vì tôi là kẻ hậu
tiến người cùng huyện, lại biết nhiều về tiên sinh, nên không
từ chối mà viết bài văn để dựng trên mộ Minh rằng:
Hữu văn bất hiển,
Hũu tích bất thi.
Súc cửu nhi xí,
Vi hậu chi ky (cơ).
Dĩ trưng dĩ tín,
Thị thử minh tỳ (từ).
(Tài không thành đạt,
Giỏi không phô bày,
Chứa lâu phát sáng,
Lưu tiếng lâu dài.
Để tin để biết,
Xem bài minh này).
Kẻ hậu học người cùng huyện là Trương Nguyên soạn.
Dựng ngày Thanh minh tháng 2 năm ất tỵ Ung Chính thứ 3 (1725).
Mặt Sau Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh
x sinh x giờ Tuất ngày 16 tháng 4 năm Sùng Trinh thứ 15, mất vào giờ Dậu ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54.
Mẹ sinh vào giờ Thân ngày 26 tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 18, mất vào giờ Mùi ngày 26 tháng 9 năm Khang Hy thứ 52.
Ghi thêm năm trước tác khác
x thân ngữ lục, Hoài hình lục, Lịch tự văn, Nhật dụng tục tự, Nông tang kinh mỗi loại 1 tập.
Ba vở hý khúc Khảo từ cửu chuyển hóa lang nhi, Chung muội khánh thọ, Náo quán.
Mười bốn vở hý khúc thông tục
Tường đầu ký, Cô phụ khúc, Từ bi khúc, Phiên yểm ương, Hàn sâm khúc, Cầm sắt lạc, Bồng Lai yến, Tuấn Dạ Xoa, Cùng hán từ, Xú tuấn ba khoái khúc mỗi loại 1 tập. Nhương đố sấm, Phú quý thần tiên khúc sau đổi thành Ma nan khúc, Tăng bổ Tường vân khúc mỗi loại 2 tập...(*).
(*) Nguyên bản còn phần tên họ con cháu Bồ Tùng Linh, ở đây tạm lược.
Hồ Thích
Lời Bạt Bài Bia Mộ Liễu Tuyền Bồ Tiên Sinh Của Trương Nguyên
Về sự tích của Bồ Tùng Linh, ghi chép sớm nhất là bài Liễu Tuyền Bồ tiên sinh mộ biểu do Trương Nguyên viết. Không may là các sách dẫn lại bài văn bia này đều không chép đủ nguyên văn, lại thường có chỗ in lầm sửa lầm, vì thế gây ra không ít chuyện buồn cười. Năm trước tiên sinh Lộ Đại Hoang người Truy Xuyên tìm được tấm bia ấy trên mộ Tùng Linh, dập một bản gửi cho tôi, tôi đem so sánh với các bản sao, thấy bản dập của Lộ tiên sinh dòng nào cũng thiếu bốn chữ dưới cùng, đại khái là đoạn bị lún xuống đất. Nên tôi xin ông móc đất lên dập lại bản khác. Lộ tiên sinh được thư tôi vào lúc tháng chạp mùa đông lạnh giá, xông pha gió tuyết đi móc đất dập bia, “Nhưng nước có thể đóng băng, sáp mực đều vô dụng, đi lại bốn lần mới miễn cưỡng dập được”. Nhiệt tâm của ông giúp chúng ta hôm nay đọc được toàn văn bài văn bia, biết được sự tích của Tùng Linh, giải quyết được rất nhiều nghi nan trong việc hiệu khám và khảo cứu, đó là điều tôi cảm kích nhất. Phần chính văn của tấm bia này gồm 15 dòng, mỗi dòng 50 chữ, phần mặt sau bia khắc giờ ngày tháng năm sinh và mất của vợ chồng Bồ Tùng Linh và mục lục các trước tác của ông. Đoạn cuối khắc tên bốn con trai, tám cháu nội, bốn chắt nội, một cháu năm đời của ông.
Trong văn bia nói lúc chết Bồ Tùng Linh “hưởng thọ 76 tuổi” phù hợp với ghi chép trong Sơn Tả thi sao và Truy Xuyên chí, đủ chứng minh sự sai lầm của các bản chép “thọ 86 tuổi”. Sự lầm lẫn một chữ ấy có quan hệ không nhỏ. Vài năm trước có một người bậy bạ ngụy tạo hơn hai trăm bài thơ, đặt tên là Liêu Trai thi tập, in thạch ấn lưu hành, trong đó có năm bài đều là căn cứ vào một chữ bị lầm ấy mà bịa đặt ra! Sơn Tả thi sao trích sao bài văn bia này, trong có một câu:
“Thiếu dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập tùng phụ Lịch Hữu kết Sính Trung thi xã" (Lúc trẻ cùng người trong huyện là Lý Hy Mai và bác họ là Lịch Hữu kết thành thi xã Sính Trung).
Liêu Trai văn tập do Quốc học Phù Luân xã ở Thượng Hải in chữ chì cuối thời Thanh có in kèm bài mộ biểu, câu này trong đó lại là:
“Dũ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Thị hữu, toàn kết Sính Trung thi xã” (Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ Tôi là Lịch Thị kết bạn, đều kết thành thi xã Sính Trung).
Ở đây “Lịch Thị" là tên người, "hữu” là động từ, "toàn” là phó từ biểu thị thời gian. Bản in thạch ấn Liêu Trai văn tập của Phường gian là in lại bản của Phù Luân xã, người biên tập quen đọc Liêu Trai chí dị, biết "Trương Lịch Hữu” là tên người, nên sửa câu này thành:
“Dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Hữu thân, toàn kết vi Sính Trung thi xã” (Lúc trẻ cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu chơi thân, đều kết thành thi xã Sính Trung).
Ở đây đổi chữ "thị” thành chữ "thân", làm động từ, về văn lý cũng thông. Nhưng hiện tại chúng ta xem bản dập bài bia, thì nguyên văn câu này là "Thiếu dữ đồng ấp Lý Hy Mai cập dư tùng bá phụ Lịch Hữu, Thị Toàn chư tiên sinh kết vi Sính Trung thi xã” (cùng người trong huyện là các tiên sinh Lý Hy Mai và bác họ tôi là Lịch Hữu, Thị Toàn kết thành thi xã Sính Trung). Nguyên bản có ba chữ "chư tiên sinh" (các tiên sinh), nên vừa nhìn là biết ngay “Lịch Hữu, Thị Toàn" là hai tên người. Các thi nhân được nhắc tới trong Sơn Tả thi sao có Trương Đốc Khánh, tự Lịch Hữu, Trương Lý Khánh, tự Thị Toàn. Từ Thị Toàn là lấy từ câu "Thị lý khảo tường, kỳ toàn nguyên cát” (Xem việc làm xét lành dữ, nếu trọn vẹn, nguyên cát) quẻ Thiên trạch Lý trong Kinh Dịch. Về sau các bản chép tay bỏ mất ba chữ “chư tiên sinh" (các tiên sinh), người sau không biết “Toàn Thị" cũng là nhân danh, nên tìm đủ cách đọc sai sửa bừa. Nếu chúng ta không từng nhìn thấy bản dập bài bia, cũng quyết không thể phát hiện ra chỗ sai lầm trong câu này. Câu chuyện nhỏ nhoi này có thể khiến chúng ta hiểu rõ cái học hiệu khám ắt phải tìm được bản nền sớm nhất tốt nhất. Không có bản nền cổ nhất, chỉ dựa vào sự thông minh nhỏ mọn của cá nhân mà đoán, mà sửa bừa, thì đó là hiệu khám đoán mò, không phải là hiệu khám khoa học.
Thế nhưng xem tới mặt sau tấm bia, thì chúng ta lại nhận được một bài học ngược lại! Bài học ấy là: chữ khắc trên bia cũng có thể sai! Mặt sau bia khảc như sau: "Cha sinh vào giờ Tuất ngày 16 tháng 4 năm Sùng Trinh thứ 15, mất vào giờ Dậu ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54.
Mẹ sinh vào giờ Thân ngày 26 tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 18, mất vào giờ Mùi ngày 26 tháng 9 năm Khang Hy thứ 52".
Ở đây rõ ràng có hai ba chữ sai. Bồ Tùng Linh chết ngày 22 tháng 1 năm Khang Hy thứ 54 (1715), năm 76 tuổi, bia mộ ghi rất rõ ràng, từ năm Khang Hy thứ 54 tính ngược lên, thì năm sinh của ông phải là năm Canh thìn Sùng Trinh thứ 13 (1640). Bản sao Liêu Trai toàn tập cựu bản ở Đại học Thanh Hoa có bài thơ Dòng thần khốc mẫu, trong có đoạn:
"Lão mẫu hô ngã tọa, Đại tiểu nhiễu thân bàng... Nhân ngôn Canh thìn niên, Tuế sự tự cơ hoang. Nhĩ niên ư thử nhật, Đản nhữ tại bắc phòng...” (Mẹ già gọi ta ngồi, Lớn nhỏ đều xúm quanh. Nhân nói năm Canh thìn, Cay đắng chuyện mùa màng. Ngày này vào năm ấy, Sinh ngươi ở bắc phòng) (Bản sao của Mã Lập Huân ở Truy Xuyên cũng có bài thơ này).
Điều này có thể chứng minh câu “Sùng Trinh thập ngũ niên" (Năm Sùng Trinh thứ 15) ở mặt sau tấm bia phải là Sùng Trinh thập tam niên" (Năm Sùng Trinh thứ 13).
Ngoài ra phu nhân của ông chết vào ngày 26 tháng 8, không phải ngày 26 tháng 9. Trong Văn tập có bài Nguyên phối Lưu Nhụ nhân hành bảo, ghi chép về cái chết của bà như sau:
“Năm Quý tỵ (Khang Hy thứ 52) đã 71 tuổi, hôm Trung thu uống rượu trò chuyện với con gái và các con dâu, rì rầm đến trưa, hôm sau thì bị bệnh, cũng chưa có gì lạ. Qua vài hôm mệt mỏi không dậy được, mọi người mới lo lắng. Người thì nóng ran, thầy thuốc cho uống thuốc mát, lại càng nóng dữ. Các con trai ra chợ mua vải may áo liệm, vừa may xong, ngày 26 còn nằm coi sóc việc nhà, lúc vừa lên đèn thì mấy lần đòi thay áo, nói ‘Ta đi đây. Không có chuyện gì dặn lại, chỉ đừng làm Phật sự mà thôi’. Kế đó tắt hơi...”
Theo bài này thì bà chết sau lúc lên đèn ngày 26 tháng 8 mặt sau bia lại khắc là "tháng 9" và "giờ Mùi” đều là ghi lầm.
Phần quý báu nhất ở mặt sau bia là bảng kê các trước tác của Bồ Tùng Linh. Bảng kê này sắp xếp rất lộn xộn, chữ viết lớn nhỏ cũng không có quy luật nhất định, đọc lần đầu thì rất không dễ mà hiểu, nay tra cứu xác định như sau:
Ghi thêm năm tập trước tác khác.
x thân ngữ lục (chữ bị thiếu là chữ “Tỉnh", bản sao của Đại học Thanh Hoa).
Hoài hình lục (bản sao của Đại học Thanh Hoa)
Lịch tự văn (bản sao của Đại học Thanh Hoa, nhan đề là Thời hiến văn, vì từ đời Càn Long trở đi kỵ húy vua nhà Thanh* nên đổi nhan đề, cuối sách có câu "Lịch văn một quyển, dạy bọn nhỏ ngươi", đủ chứng minh nguyên tác là Lịch văn hoặc Lịch tự văn).
*Vua Càn Long tức Thanh Cao Tông tên Hoằng Lịch.
Nhật dụng tục tự (bản sao của Á Đông Đồ thư quán)
Nông tang kinh (bản sao của Đại học Thanh Hoa, bản sao của Hồ Thích).
Ba vở hý khúc:
Khảo từ cửu chuyển hóa lang nhi (chưa tìm thấy)
Chung muội khánh thọ (chưa tìm thấy).
Náo quán (chưa tìm thấy).
Mười bốn vở hý khúc thông tục
Tường đầu ký (Bắc Bình Tân thời báo đã đăng qua, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Cô phụ khúc (diễn chuyện San Hô, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Từ bi khúc (diễn chuyện Trương Thành, bản sao của á Đông Đồ thư quán).
Phiên yểm ương (diễn chuyện Cừu Đại Nương, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Hàn sâm khúc (diễn chuyện Thương Tam Quan, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Cầm sắt lạc (chưa tìm thấy).
Bồng Lai yến (diễn chuyện Ngô Thái Loan tả vận, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Tuấn Dạ Xoa (diễn chuyện một con ma cờ bạc hối lỗi, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Cùng hán từ (chưa tìm thấy Có thể đây chính là bài Trừ nhật tế thần văn trong Liêu Trai bạch thoại vận văn do Hoành xã xuất bản?).
Xú tuấn ba (chưa tìm thấy).
Khoái khúc (chưa tìm thấy).
Nhương đố sấm (diễn chuyện Giang Thành, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Phú quý thần tiên khúc sau đổi thành Ma nan khúc (nhan đề này là nói đầu tiên là Phú quý thần tiên khúc, sau đổi thành Ma nan khúc, diễn chuyện Trương Hồng Tiệm, bản sao của Á Đông Đồ thư quán, nhan đề là Phú quý thần tiên)
Tăng bổ Tường vân khúc (diễn chuyện hoàng đế Chính Thống vào kỹ viện chơi bời, bản sao của Á Đông Đồ thư quán).
Trở lên mỗi loại 2 tập.
Nhưng rõ ràng trong bài mộ biểu này có rất nhiều sai sót. Quan trọng nhất có những quyển sau đây: Văn tập (bài mộ biểu nói có 4 quyển, bản sao cựu bản của Đại học Thanh Hoa, bản sao của Mã Lập Huân, bản sao của Hồ Thích).
Thi tập (bài mộ biểu nói có 6 quyển, bản sao của Đại học Thanh Hoa, Mã Lập Huân, Hồ Thích).
Liêu Trai chí dị (bài mộ biểu nói có 8 quyển, bản Thông hành).
Đó đều được chép trong bài mộ biểu. Ngoài ra còn có một số tác phẩm mà bài mộ biểu và mặt sau bia không nhắc tới:
Vấn thiên từ (bản in chữ chì của Phác xã, theo khảo chứng của tiên sinh Lộ Đại Hoang, sách này là tác phẩm của Lập Đức cháu nội Bồ Tùng Linh. Bài của Lộ quân đăng trong Quốc văn chu báo, quyển 11, số 30).
Đào học truyện (bản in chữ chì của Phác xã).
Trừ nhật tế cùng thần văn, Cùng thần đáp văn (bản in chữ chì của Phác xã).
(Năm quyển trên đây, xem Liêu Trai bạch thoại vận văn của Mã Lập Huân, bản in Phác xã).
Tỉnh thế nhân duyên tiểu thuyết (bản Thông hành, bản in chữ chì của á Đông đồ thư quán. Bão Đình Bác nói sách này là của họ Bồ trước tác).
Hôn giá toàn thư (trong Văn tập có bài tựa. Sách này chưa tìm thấy).
Dược sùng thư (trong Văn tập có bài tựa. Sách này chưa tìm thấy)
Gia chính nội thiên, Gia chính ngoại thiên (theo tiên sinh Lộ Đại Hoang dẫn lại từ Liễu Tuyền cư sĩ hành lược của Vương Hồng Mưu ở Ích Châu. Sách này chưa tìm thấy).
Tiểu học tiết yếu (trong Văn tập có bài tựa và bài bạt. Sách này chưa tìm thấy).
Đọc xong thư mục tác phẩm nói trên, đọc qua những tác phẩm hiện còn giữ được chúng ta không thể không thừa nhận vị Tú tài già nghèo khổ này quả thật là một tác giả văn học cũ và văn học mới rất vĩ đại ở thế kỷ XVII.
Ngày 1 tháng 10 năm Dân quốc thứ 24 (1935).
HẾT
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook