Liêu Trai Chí Dị II
-
Quyển 1 - Chương 8: Kiều Na
Khổng sinh Tuyết Lạp là dòng dõi Khổng phu tử, học vấn uẩn súc, giỏi làm thơ. Có người bạn học cũ làm Huyện lệnh Thiên Thai (tỉnh Chiết Giang) gủi thư mời, sinh tới thì người bạn vừa qua đời, bơ vơ không có tiền về, phải ngụ ở chùa Bồ Đà, chép thuê cho sư trong chùa.
Cách chùa hơn trăm bước về phía tây có tòa nhà của Đơn tiên sinh, vốn là con quan, vì chuyện kiện tụng nên sa sút, gia đình lại ít người bèn dời vào ở trong làng, tòa nhà thành ra bỏ hoang.
Một hôm tuyết lớn, trên đường vắng tanh, sinh ngẫu nhiên đi ngang, có một thiếu niên từ trong đi ra, phong tư anh tuấn, thấy sinh thì rảo bước tới chào hỏi rất lễ phép, mời vào nhà chơi. Sinh vui vẻ theo vào, thấy phòng ốc không rộng rãi lắm nhung chỗ nào cũng buông màn gấm, trên tường treo đầy thư họa của cổ nhân, trước bàn có một quyển sách, ngoài bìa đề Loan hoàn tỏa ký, sinh mở xem một lượt, đều là những chuyện mình chưa bao giờ nghe thấy. Sinh cho rằng thỉếu niên ở tòa nhà của họ Đơn thì ắt là chủ nhà, nên không hỏi thăm gia thế. Thiếu niên gạn hỏi tình cảnh của sinh, tỏ ý thương xót, khuyên sinh mở trường dạy học. Sinh than rằng "Ở nơi đất khách quê người, có ai chịu dương danh mách mối?". Thiếu niên nói "Nếu không chê, thì chính ta xin thụ giáo đây!". Sinh mừng rỡ nhưng không dám nhận là thầy, chỉ xin làm bạn, nhân hỏi "Tại sao lâu nay nhà này đóng kín cửa thế?” Đáp “Đây là Đơn phủ, vì công tử vào ở trong làng, nên nơi này bỏ hoang đã lâu. Ta họ Hoàng Phủ, quê quán vốn ở đất Thiểm (tỉnh Thiểm Tây), vì nhà cửa bị hỏa hoạn nên tạm ở nhờ", sinh mới rõ thiếu niên không phải là Đơn.
Đêm ấy hai người chuyện trò rất vui vẻ, ngủ chung một giường. Tảng sáng có đứa tiểu đồng vào đốt lò, thiếu niên dậy trước vào nhà trong. Sinh vẫn còn khoác chăn ngồi trên giường thì tiểu đồng vào nói “Thái Công tới". Sinh ngạc nhiên vội đứng dậy, thấy một ông già bước vào, râu tóc bạc phơ, cảm tạ nói "Tiên sinh không bỏ thằng con khờ dại của lão mới chịu dạy bảo cho nó, nhưng nó mới tập viết tập đọc, xin đừng lấy cớ là bạn mà coi nó ngang hàng”. Kế sai mang ra biếu một bộ áo gấm và mũ lông điêu cùng giày tất mỗi thứ một món, chờ sinh rửa mặt chải đầu xong thì gọi dọn rượu. Các thứ vật dùng trong nhà không biết tên gì, chỉ thấy sáng ngời lóa mắt. Uống vài chén, ông già đứng lên từ tạ, chống gậy đi vào. Cơm xong, thiếu niên đem văn bài ra trình, mấy bài toàn là lối cổ văn, không hề giống lối khoa cử. Sinh hỏi, thiếu niên cười đáp "Ta không cần làm quan".
Tối đến lại bày tiệc rượu, nói "Đêm nay uống thật say rồi thôi, từ ngày mai trở đi không được uống nữa". Rồi gọi tiểu đồng nói “Ngươi xem Thái Công đã đi nằm chưa, nếu rồi thì lén gọi Hương Nô ra đây". Tiểu đồng vào, lát sau ôm cái túi thêu đựng cây đàn tỳ bà ra trước, kế có một tỳ nữ mặc áo đỏ bước vào, dung mạo xinh đẹp. Thiếu niên sai gảy khúc Tương phi, nàng cầm phím ngà gảy đàn, trầm bổng bi ai, tíét tấu khác hẳn nhạc thường. Lại sai mang chén lớn ra uống rượu, đến canh ba mới thôi. Hôm sau cũng dậy sớm đọc sách, thiếu niên rất thông minh, đọc qua là nhớ, sau hai ba tháng đã làm văn rất hay, bèn hẹn với sinh cứ năm ngày cùng nhau uống rượu một lần, lần nào cũng gọi Hương Nô tới góp vui.
Một đêm sinh say rượu nóng mặt cứ nhìn Hương Nô chằm chằm, thiếu niên hiểu ý nói “Đứa tỳ nữ này là gia phụ nuôi dạy từ lâu, ông trơ trọi không có gia đình, ta đã sớm hôm nghĩ tới lâu rồi, đang tính cho ông một mối rất xứng đáng". Sinh nói "Nếu có lòng tốt, phải tìm cho ta một người như Hương Nô mới được". Thiếu niên cười đáp “Ông thật là người thấy ít nên lạ nhiểu, như nó mà anh cho là đẹp thì sở nguyện của anh cũng dễ thỏa mãn thôi”.
Được nửa năm sinh muốn ra ngoài dạo chơi, nhưng tới cổng thì hai cánh khóa chặt, hỏi thì thiếu niên đáp "Gia phụ sợ giao du làm rộn tâm trí nên đóng cửa tạ khách thôi!”, sinh từ đó cũng ở yên.
Gặp hôm nóng bức dời ra học ngoài vườn, bụng sinh chợt nổi lên cái ung như trái đào, qua đêm lớn bằng cái chén, đau đớn rên rỉ, thiếu niên sớm tối săn sóc bỏ cả ăn ngủ. Vài hôm sau đau hơn, càng không ăn uống gì được, Thái Công cũng tới thăm, đứng nhìn thở dài. Thiếu niên nói “Đêm trước con nghĩ chứng bệnh của tiên sinh chắc em Kiều Na chữa được, đã cho người đến nhà bà ngoại gọi về, sao lâu quá chưa thấy tới”. Bỗng tiểu đồng vào thưa “Cô Na đã tới, cả dì với Cô Tùng cũng cùng tới”, hai cha con vội ra đón. Lát sau thiếu niên đưa em gái lại, khoảng mười ba mười bốn tuổi, dung mạo xinh đẹp, dáng vẻ yểu điệu, sinh vừa nhìn thấy chợt quên cả đau đớn, tinh thần khỏe khoắn hẳn lên. Công tử nói “Đây là bạn thân của ta, tình như ruột thịt, nhờ em chữa bệnh giùm".
Cô gái bèn giấu vẻ thẹn thùng, vén tay áo dài tới trước giường thăm bệnh, trong lúc cầm tay bắt mạch, sinh ngửi thấy mùi hương thơm ngát. Cô gái cười nói "Tâm mạch động thì phải có bệnh này, nhưng tuy là chứng nguy hiểm vẫn có thể chữa được. Có điều cái ung đã lớn, phải rạch da khoét thịt mới xong”.
Rồi tháo chiếc xuyến vàng trên cánh tay đặt lên chỗ đau từ từ ấn xuống, cái ung chợt nổi cao lên khoảng một tấc so với da thịt bên ngoài nhưng toàn bộ vùng bầm tím bên dưới đều gom cả vào bên trong chiếc xuyến chứ không loang rộng bằng cái chén như trước. Kế vén áo lấy ra một thanh bội đao mỏng như tờ giấy, đè xuyến cầm đao nhè nhẹ cắt chung quanh, máu bầm phun ra ướt đẫm giường chiếu.
Sinh thích vì được kề cận ngươi đẹp nên chẳng những không thấy đau đớn mà còn sợ việc mổ xẻ mau xong, không được ở cạnh nàng lâu. Phút chốc nàng đã cắt hết thịt thối, lục cục lòn hòn như những u bướu trên thân cây, lại gọi đem nước để rửa chỗ mới cắt, kế nhả ra một hoàn thuốc màu đỏ to bằng viên đạn lớn đạt lên thoa khắp xung quanh. Mới một vòng đầu chàng thấy nóng rần, vòng thứ hai thì thấy xót ngứa, vòng thú ba thì khắp thân thể mát mẻ. Cô gái thu viên hồng hoàn lại ngậm vào miệng, nói “Khỏi rồi đấy!”, rồi rảo bước đi ra. Sinh nhảy phắt dậy, chạy theo cảm tạ.
Bệnh tật lâu ngày dường như hết sạch, nhưng từ đó trở đi cứ mơ tưởng dáng vẻ của nàng không khuây, bỏ bê sách vở, chỉ ngồi ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Công tử thấy thế nói “Đệ đã tìm chọn được một mối tốt đẹp cho huynh rồi!”. Sinh hỏi là ai, Công tử đáp "Cũng là họ hàng với đệ”. Sinh nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói “Thôỉ đừng!”, rồi quay vào tường ngâm hai câu thơ cổ “Đã qua bể thẳm khôn còn nước, Ngoài chốn non Vu chẳng có mây*” Công tử hiểu ý, nói “Cha ta vẫn mến tài ông, thường muốn kết hôn nhân, nhưng ta chỉ có một đứa em gái còn quá nhỏ. Có con gái dì ta tên A Tùng, đã mười bảy tuổi không đến nỗi xấu xí. Nếu không tin, thì hàng ngày Cô Tùng vẫn dạo chơi ngoài vườn, ông núp trong hiên nhìn xem.
* Đã qua... có mây: nguyên văn là “Tằng kinh thương hải nan vi thủy, Trừ khước Vu Sơn bất thị vân", câu trong năm bài Khiển bi hoài của Nguyên Chẩn thời Đường khóc vợ chết.
Sinh theo lời, quả thấy Kiều Na dắt một mỹ nhân ra vườn, mày vẽ cong vút, chân mang giày phượng, xinh đẹp tương tự Kiều Na. Sinh cả mừng nhờ Công tử làm mối giùm.
Hôm sau công tử ở nhà trong đi ra, chúc mừng rằng "Việc xong rồi”. Rồi dọn một chỗ ở riêng cho sinh làm đám cưới. Đêm ấy nhạc trỗi vang nhà, sinh như thấy người tiên trong trăng, đến khi cùng chăn gối lại ngờ cung điện Quảng Hàn chưa chắc đã ở trên trời cao. Sau khi thành vợ chồng, đôi bên rất tâm đầu ý hiệp.
Một đêm công tử nói với sinh "Cái ơn dạy bảo không lúc nào quên, nhưng gần đây Đơn tiên sinh kiện cáo đã xong, đòi nhà rất gấp nên định bỏ nơi này về Thiểm Tây, khó lại hội họp cùng nhau, trong lòng lấy làm vương vấn”. Sinh xin đi cùng nhưng công tử khuyên nên về quê Sinh lấy làm khó khăn, công tử nói “Đừng lo, ta có thể tiễn ông về ngay lập tức”. Không bao lâu ông già dẫn Tùng nương tới, lấy một trăm lượng vàng tặng sinh, công tử nắm tay hai vợ chồng, dặn nhắm mát đừng nhìn, rồi lướt đi trên không, chỉ nghe gió vi vút bên tai, hồi lâu công tử nói “Tới rồi!”. Sinh mở mắt quả thấy quê mình, mới rõ công tử không phải là người. Mừng rỡ về gõ cửa, mẹ không ngờ con về, lại thấy con có vợ đẹp vui vẻ chuyện trò, đến khi nhìn lại thì công tử đă biến mất.
Tùng nương thờ phụng mẹ chồng rất hiếu thảo, đức hiền sắc đẹp đồn dậy xa gần. Sau sinh thi đỗ Tiến sĩ, được bổ chức Tư lý coi việc hình ở Diên An, đem cả nhà đi phó nhiệm, duy mẹ ngại đường xa không đi. Tùng nương sinh một con trai, đặt tên là Tiểu Hoạn. Sinh vì trái ý quan trên nên bị bãi chức, nhưng vì còn có việc trở ngại nên chưa về quê đuợc.
Một hôm ngẫu nhiên đi săn ngoài đồng, gặp một thiếu niên đẹp trai cưỡi ngựa thanh câu cứ ngoảnh nhìn mình, nhìn kỹ thì là Hoàng Phủ Công tử. Hai người cùng dừng ngựa buông cương, mừng mừng tủi tủi. Công tử mời sinh đi tới một thôn cây cối um tùm không thấy ánh mặt trời, vào nhà thì son son thếp vàng rực rỡ, rõ ràng là nhà thế tộc. Hỏi thăm cô em thì đã lấy chồng, bà nhạc đã mất vô cùng đau xót. Sinh nghỉ qua đêm rồi từ biệt ra về, dắt vợ cùng tới. Kiều Na cũng tới, bế con sinh đùa giỡn, nói "Bà chị làm rối loạn dòng giống nhà ta rồi". Sinh tạ ơn cứu mạng ngày trước nàng cười nói "Nay anh rể quý hiển, vết thương đã liền miệng, còn chưa quên nỗi đau à?” Chồng nàng là Ngô lang cũng tới chào sinh, ở qua đêm rồi đi.
Một hôm Công tử có vẻ lo lắng nói với sinh "Trời giáng tai họa, có cứu nhau được không?” sinh không biết chuyện gì nhưng cũng hăng hái nhận lời. Công tử bèn rảo bước ra gọi cả gia đình vào sảnh đường xếp hàng quỳ lạy. Sinh cả sợ vội hỏi, Công tử nói “Ta không phải là người mà là hồ. Hôm nay có tai nạn bị sét đánh, nếu ông chịu lấy thân ra cứu nạn thì cả nhà có thể được toàn sinh, nếu không thì xin ông bế con đi ngay cho khỏi bị vạ lây?”. Sinh thề cùng sống chết, Công tử bèn bảo sinh cầm gươm đứng trấn ngoài cửa, dặn “Sấm sét đánh ầm ầm cũng đừng động đậy”.
Sinh theo lời, quả thấy mây mù kéo tới che khuất ánh ngày, trời đất tối đen, ngoảnh nhìn chỗ ở cũ không thấy phòng ốc nhà cửa gì cả, chỉ thấy gò cao chót vót, hang sâu thăm thẳm. Đang lúc kinh ngạc thì một tiếng sét nổ ầm ầm chấn động núi non, mưa to gió lớn bật gốc cả những cây lâu năm, sinh hoa mắt choáng tai nhưng vẫn đứng sừng sững không hề nhúc nhích. Bỗng trong đám gió âm mây tối có một con quỷ mỏ sắc móng dài quắp một người trong hang ra bay thẳng lên mây, sinh thoáng thấy áo giày giống hệt Kiều Na vội nhảy lên vung kỉếm chém theo, người kia theo tay rơi xuống. Chợt núi lở sét ran, sinh ngã xuống bất tỉnh.
Lát sau trời tạnh, Kiều Na tỉnh dậy thấy sinh chết bên cạnh, oà khóc nói "Khổng lang vì ta mà chết, ta làm sao sống được?”. Tùng nương cũng vừa bước ra, cùng nhau vực sinh vào nhà. Kiều Na bảo Tùng nương ôm đầu sinh, bảo anh lấy trâm cạy răng rồi vạch miệng ra, dùng lưởi đẩy viên hồng hoàn vào, lại kề môi mà phà hơi vào. Viên hồng hoàn theo hơì vào cổ kêu ùng ục, lát sau sinh tỉnh dậy, thấy người nhà xúm cả chung quanh, giật mình thấy như vừa tỉnh mộng. Rồi đó cả nhà sum họp, qua cơn lo sợ lại càng vui vẻ.
Sinh nghĩ nơi mồ mả âm u không thể ở lâu, bàn cùng về quê mình. Mọi người đều tán thành, chỉ có Kiều Na không vui. Sinh muốn nàng và Ngô lang cùng về nhưng nàng lo cha mẹ chồng không chịu xa con trai nhỏ nên bàn bạc cả ngày chưa quyết. Chợt một đưa tớ nhỏ nhà họ Ngô mồ hôi ròng ròng, hơi thở hơn hển chạy tới, mọi người hoảng sợ hỏi han thì ra cũng ngày hôm ấy cả nhà Ngô lang bị tai nạn sét đánh chết hết. Kiều Na giẫm chân đau xót khóc lóc, mọi người cùng nhau khuyên giải, việc cùng về quê sinh mới quyết.
Sinh vào thành sắp xếp vài hôm rồi gấp rút sửa soạn hành lý lên đường. Về tới nhà cắt khu vườn trống cho công tử ở, nhà thường khóa trái, sinh hay Tùng nương tới mới mở. Sinh cùng anh em công tử ly rượu cuộc cờ, chuyện trò thân mật như người một nhà. Tiểu Hoạn lớn lên diện mạo xinh xắn, hơi có vẻ hồ, ra phố chơi người ta đều biết là con của hồ.
Dị Sử thị nói: Ta không khen Khổng sinh về việc được vợ đẹp mà khen ở việc được bạn hiền thôi. Nhìn mặt có thể quên đói, nghe giọng có thể mỉm cười, được người bạn tốt như thế thì một lần trò chuyện yến ẩm có thể trao cả hồn phách cho, còn hơn cả điên đảo áo xiêm vậy.
Cách chùa hơn trăm bước về phía tây có tòa nhà của Đơn tiên sinh, vốn là con quan, vì chuyện kiện tụng nên sa sút, gia đình lại ít người bèn dời vào ở trong làng, tòa nhà thành ra bỏ hoang.
Một hôm tuyết lớn, trên đường vắng tanh, sinh ngẫu nhiên đi ngang, có một thiếu niên từ trong đi ra, phong tư anh tuấn, thấy sinh thì rảo bước tới chào hỏi rất lễ phép, mời vào nhà chơi. Sinh vui vẻ theo vào, thấy phòng ốc không rộng rãi lắm nhung chỗ nào cũng buông màn gấm, trên tường treo đầy thư họa của cổ nhân, trước bàn có một quyển sách, ngoài bìa đề Loan hoàn tỏa ký, sinh mở xem một lượt, đều là những chuyện mình chưa bao giờ nghe thấy. Sinh cho rằng thỉếu niên ở tòa nhà của họ Đơn thì ắt là chủ nhà, nên không hỏi thăm gia thế. Thiếu niên gạn hỏi tình cảnh của sinh, tỏ ý thương xót, khuyên sinh mở trường dạy học. Sinh than rằng "Ở nơi đất khách quê người, có ai chịu dương danh mách mối?". Thiếu niên nói "Nếu không chê, thì chính ta xin thụ giáo đây!". Sinh mừng rỡ nhưng không dám nhận là thầy, chỉ xin làm bạn, nhân hỏi "Tại sao lâu nay nhà này đóng kín cửa thế?” Đáp “Đây là Đơn phủ, vì công tử vào ở trong làng, nên nơi này bỏ hoang đã lâu. Ta họ Hoàng Phủ, quê quán vốn ở đất Thiểm (tỉnh Thiểm Tây), vì nhà cửa bị hỏa hoạn nên tạm ở nhờ", sinh mới rõ thiếu niên không phải là Đơn.
Đêm ấy hai người chuyện trò rất vui vẻ, ngủ chung một giường. Tảng sáng có đứa tiểu đồng vào đốt lò, thiếu niên dậy trước vào nhà trong. Sinh vẫn còn khoác chăn ngồi trên giường thì tiểu đồng vào nói “Thái Công tới". Sinh ngạc nhiên vội đứng dậy, thấy một ông già bước vào, râu tóc bạc phơ, cảm tạ nói "Tiên sinh không bỏ thằng con khờ dại của lão mới chịu dạy bảo cho nó, nhưng nó mới tập viết tập đọc, xin đừng lấy cớ là bạn mà coi nó ngang hàng”. Kế sai mang ra biếu một bộ áo gấm và mũ lông điêu cùng giày tất mỗi thứ một món, chờ sinh rửa mặt chải đầu xong thì gọi dọn rượu. Các thứ vật dùng trong nhà không biết tên gì, chỉ thấy sáng ngời lóa mắt. Uống vài chén, ông già đứng lên từ tạ, chống gậy đi vào. Cơm xong, thiếu niên đem văn bài ra trình, mấy bài toàn là lối cổ văn, không hề giống lối khoa cử. Sinh hỏi, thiếu niên cười đáp "Ta không cần làm quan".
Tối đến lại bày tiệc rượu, nói "Đêm nay uống thật say rồi thôi, từ ngày mai trở đi không được uống nữa". Rồi gọi tiểu đồng nói “Ngươi xem Thái Công đã đi nằm chưa, nếu rồi thì lén gọi Hương Nô ra đây". Tiểu đồng vào, lát sau ôm cái túi thêu đựng cây đàn tỳ bà ra trước, kế có một tỳ nữ mặc áo đỏ bước vào, dung mạo xinh đẹp. Thiếu niên sai gảy khúc Tương phi, nàng cầm phím ngà gảy đàn, trầm bổng bi ai, tíét tấu khác hẳn nhạc thường. Lại sai mang chén lớn ra uống rượu, đến canh ba mới thôi. Hôm sau cũng dậy sớm đọc sách, thiếu niên rất thông minh, đọc qua là nhớ, sau hai ba tháng đã làm văn rất hay, bèn hẹn với sinh cứ năm ngày cùng nhau uống rượu một lần, lần nào cũng gọi Hương Nô tới góp vui.
Một đêm sinh say rượu nóng mặt cứ nhìn Hương Nô chằm chằm, thiếu niên hiểu ý nói “Đứa tỳ nữ này là gia phụ nuôi dạy từ lâu, ông trơ trọi không có gia đình, ta đã sớm hôm nghĩ tới lâu rồi, đang tính cho ông một mối rất xứng đáng". Sinh nói "Nếu có lòng tốt, phải tìm cho ta một người như Hương Nô mới được". Thiếu niên cười đáp “Ông thật là người thấy ít nên lạ nhiểu, như nó mà anh cho là đẹp thì sở nguyện của anh cũng dễ thỏa mãn thôi”.
Được nửa năm sinh muốn ra ngoài dạo chơi, nhưng tới cổng thì hai cánh khóa chặt, hỏi thì thiếu niên đáp "Gia phụ sợ giao du làm rộn tâm trí nên đóng cửa tạ khách thôi!”, sinh từ đó cũng ở yên.
Gặp hôm nóng bức dời ra học ngoài vườn, bụng sinh chợt nổi lên cái ung như trái đào, qua đêm lớn bằng cái chén, đau đớn rên rỉ, thiếu niên sớm tối săn sóc bỏ cả ăn ngủ. Vài hôm sau đau hơn, càng không ăn uống gì được, Thái Công cũng tới thăm, đứng nhìn thở dài. Thiếu niên nói “Đêm trước con nghĩ chứng bệnh của tiên sinh chắc em Kiều Na chữa được, đã cho người đến nhà bà ngoại gọi về, sao lâu quá chưa thấy tới”. Bỗng tiểu đồng vào thưa “Cô Na đã tới, cả dì với Cô Tùng cũng cùng tới”, hai cha con vội ra đón. Lát sau thiếu niên đưa em gái lại, khoảng mười ba mười bốn tuổi, dung mạo xinh đẹp, dáng vẻ yểu điệu, sinh vừa nhìn thấy chợt quên cả đau đớn, tinh thần khỏe khoắn hẳn lên. Công tử nói “Đây là bạn thân của ta, tình như ruột thịt, nhờ em chữa bệnh giùm".
Cô gái bèn giấu vẻ thẹn thùng, vén tay áo dài tới trước giường thăm bệnh, trong lúc cầm tay bắt mạch, sinh ngửi thấy mùi hương thơm ngát. Cô gái cười nói "Tâm mạch động thì phải có bệnh này, nhưng tuy là chứng nguy hiểm vẫn có thể chữa được. Có điều cái ung đã lớn, phải rạch da khoét thịt mới xong”.
Rồi tháo chiếc xuyến vàng trên cánh tay đặt lên chỗ đau từ từ ấn xuống, cái ung chợt nổi cao lên khoảng một tấc so với da thịt bên ngoài nhưng toàn bộ vùng bầm tím bên dưới đều gom cả vào bên trong chiếc xuyến chứ không loang rộng bằng cái chén như trước. Kế vén áo lấy ra một thanh bội đao mỏng như tờ giấy, đè xuyến cầm đao nhè nhẹ cắt chung quanh, máu bầm phun ra ướt đẫm giường chiếu.
Sinh thích vì được kề cận ngươi đẹp nên chẳng những không thấy đau đớn mà còn sợ việc mổ xẻ mau xong, không được ở cạnh nàng lâu. Phút chốc nàng đã cắt hết thịt thối, lục cục lòn hòn như những u bướu trên thân cây, lại gọi đem nước để rửa chỗ mới cắt, kế nhả ra một hoàn thuốc màu đỏ to bằng viên đạn lớn đạt lên thoa khắp xung quanh. Mới một vòng đầu chàng thấy nóng rần, vòng thứ hai thì thấy xót ngứa, vòng thú ba thì khắp thân thể mát mẻ. Cô gái thu viên hồng hoàn lại ngậm vào miệng, nói “Khỏi rồi đấy!”, rồi rảo bước đi ra. Sinh nhảy phắt dậy, chạy theo cảm tạ.
Bệnh tật lâu ngày dường như hết sạch, nhưng từ đó trở đi cứ mơ tưởng dáng vẻ của nàng không khuây, bỏ bê sách vở, chỉ ngồi ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Công tử thấy thế nói “Đệ đã tìm chọn được một mối tốt đẹp cho huynh rồi!”. Sinh hỏi là ai, Công tử đáp "Cũng là họ hàng với đệ”. Sinh nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói “Thôỉ đừng!”, rồi quay vào tường ngâm hai câu thơ cổ “Đã qua bể thẳm khôn còn nước, Ngoài chốn non Vu chẳng có mây*” Công tử hiểu ý, nói “Cha ta vẫn mến tài ông, thường muốn kết hôn nhân, nhưng ta chỉ có một đứa em gái còn quá nhỏ. Có con gái dì ta tên A Tùng, đã mười bảy tuổi không đến nỗi xấu xí. Nếu không tin, thì hàng ngày Cô Tùng vẫn dạo chơi ngoài vườn, ông núp trong hiên nhìn xem.
* Đã qua... có mây: nguyên văn là “Tằng kinh thương hải nan vi thủy, Trừ khước Vu Sơn bất thị vân", câu trong năm bài Khiển bi hoài của Nguyên Chẩn thời Đường khóc vợ chết.
Sinh theo lời, quả thấy Kiều Na dắt một mỹ nhân ra vườn, mày vẽ cong vút, chân mang giày phượng, xinh đẹp tương tự Kiều Na. Sinh cả mừng nhờ Công tử làm mối giùm.
Hôm sau công tử ở nhà trong đi ra, chúc mừng rằng "Việc xong rồi”. Rồi dọn một chỗ ở riêng cho sinh làm đám cưới. Đêm ấy nhạc trỗi vang nhà, sinh như thấy người tiên trong trăng, đến khi cùng chăn gối lại ngờ cung điện Quảng Hàn chưa chắc đã ở trên trời cao. Sau khi thành vợ chồng, đôi bên rất tâm đầu ý hiệp.
Một đêm công tử nói với sinh "Cái ơn dạy bảo không lúc nào quên, nhưng gần đây Đơn tiên sinh kiện cáo đã xong, đòi nhà rất gấp nên định bỏ nơi này về Thiểm Tây, khó lại hội họp cùng nhau, trong lòng lấy làm vương vấn”. Sinh xin đi cùng nhưng công tử khuyên nên về quê Sinh lấy làm khó khăn, công tử nói “Đừng lo, ta có thể tiễn ông về ngay lập tức”. Không bao lâu ông già dẫn Tùng nương tới, lấy một trăm lượng vàng tặng sinh, công tử nắm tay hai vợ chồng, dặn nhắm mát đừng nhìn, rồi lướt đi trên không, chỉ nghe gió vi vút bên tai, hồi lâu công tử nói “Tới rồi!”. Sinh mở mắt quả thấy quê mình, mới rõ công tử không phải là người. Mừng rỡ về gõ cửa, mẹ không ngờ con về, lại thấy con có vợ đẹp vui vẻ chuyện trò, đến khi nhìn lại thì công tử đă biến mất.
Tùng nương thờ phụng mẹ chồng rất hiếu thảo, đức hiền sắc đẹp đồn dậy xa gần. Sau sinh thi đỗ Tiến sĩ, được bổ chức Tư lý coi việc hình ở Diên An, đem cả nhà đi phó nhiệm, duy mẹ ngại đường xa không đi. Tùng nương sinh một con trai, đặt tên là Tiểu Hoạn. Sinh vì trái ý quan trên nên bị bãi chức, nhưng vì còn có việc trở ngại nên chưa về quê đuợc.
Một hôm ngẫu nhiên đi săn ngoài đồng, gặp một thiếu niên đẹp trai cưỡi ngựa thanh câu cứ ngoảnh nhìn mình, nhìn kỹ thì là Hoàng Phủ Công tử. Hai người cùng dừng ngựa buông cương, mừng mừng tủi tủi. Công tử mời sinh đi tới một thôn cây cối um tùm không thấy ánh mặt trời, vào nhà thì son son thếp vàng rực rỡ, rõ ràng là nhà thế tộc. Hỏi thăm cô em thì đã lấy chồng, bà nhạc đã mất vô cùng đau xót. Sinh nghỉ qua đêm rồi từ biệt ra về, dắt vợ cùng tới. Kiều Na cũng tới, bế con sinh đùa giỡn, nói "Bà chị làm rối loạn dòng giống nhà ta rồi". Sinh tạ ơn cứu mạng ngày trước nàng cười nói "Nay anh rể quý hiển, vết thương đã liền miệng, còn chưa quên nỗi đau à?” Chồng nàng là Ngô lang cũng tới chào sinh, ở qua đêm rồi đi.
Một hôm Công tử có vẻ lo lắng nói với sinh "Trời giáng tai họa, có cứu nhau được không?” sinh không biết chuyện gì nhưng cũng hăng hái nhận lời. Công tử bèn rảo bước ra gọi cả gia đình vào sảnh đường xếp hàng quỳ lạy. Sinh cả sợ vội hỏi, Công tử nói “Ta không phải là người mà là hồ. Hôm nay có tai nạn bị sét đánh, nếu ông chịu lấy thân ra cứu nạn thì cả nhà có thể được toàn sinh, nếu không thì xin ông bế con đi ngay cho khỏi bị vạ lây?”. Sinh thề cùng sống chết, Công tử bèn bảo sinh cầm gươm đứng trấn ngoài cửa, dặn “Sấm sét đánh ầm ầm cũng đừng động đậy”.
Sinh theo lời, quả thấy mây mù kéo tới che khuất ánh ngày, trời đất tối đen, ngoảnh nhìn chỗ ở cũ không thấy phòng ốc nhà cửa gì cả, chỉ thấy gò cao chót vót, hang sâu thăm thẳm. Đang lúc kinh ngạc thì một tiếng sét nổ ầm ầm chấn động núi non, mưa to gió lớn bật gốc cả những cây lâu năm, sinh hoa mắt choáng tai nhưng vẫn đứng sừng sững không hề nhúc nhích. Bỗng trong đám gió âm mây tối có một con quỷ mỏ sắc móng dài quắp một người trong hang ra bay thẳng lên mây, sinh thoáng thấy áo giày giống hệt Kiều Na vội nhảy lên vung kỉếm chém theo, người kia theo tay rơi xuống. Chợt núi lở sét ran, sinh ngã xuống bất tỉnh.
Lát sau trời tạnh, Kiều Na tỉnh dậy thấy sinh chết bên cạnh, oà khóc nói "Khổng lang vì ta mà chết, ta làm sao sống được?”. Tùng nương cũng vừa bước ra, cùng nhau vực sinh vào nhà. Kiều Na bảo Tùng nương ôm đầu sinh, bảo anh lấy trâm cạy răng rồi vạch miệng ra, dùng lưởi đẩy viên hồng hoàn vào, lại kề môi mà phà hơi vào. Viên hồng hoàn theo hơì vào cổ kêu ùng ục, lát sau sinh tỉnh dậy, thấy người nhà xúm cả chung quanh, giật mình thấy như vừa tỉnh mộng. Rồi đó cả nhà sum họp, qua cơn lo sợ lại càng vui vẻ.
Sinh nghĩ nơi mồ mả âm u không thể ở lâu, bàn cùng về quê mình. Mọi người đều tán thành, chỉ có Kiều Na không vui. Sinh muốn nàng và Ngô lang cùng về nhưng nàng lo cha mẹ chồng không chịu xa con trai nhỏ nên bàn bạc cả ngày chưa quyết. Chợt một đưa tớ nhỏ nhà họ Ngô mồ hôi ròng ròng, hơi thở hơn hển chạy tới, mọi người hoảng sợ hỏi han thì ra cũng ngày hôm ấy cả nhà Ngô lang bị tai nạn sét đánh chết hết. Kiều Na giẫm chân đau xót khóc lóc, mọi người cùng nhau khuyên giải, việc cùng về quê sinh mới quyết.
Sinh vào thành sắp xếp vài hôm rồi gấp rút sửa soạn hành lý lên đường. Về tới nhà cắt khu vườn trống cho công tử ở, nhà thường khóa trái, sinh hay Tùng nương tới mới mở. Sinh cùng anh em công tử ly rượu cuộc cờ, chuyện trò thân mật như người một nhà. Tiểu Hoạn lớn lên diện mạo xinh xắn, hơi có vẻ hồ, ra phố chơi người ta đều biết là con của hồ.
Dị Sử thị nói: Ta không khen Khổng sinh về việc được vợ đẹp mà khen ở việc được bạn hiền thôi. Nhìn mặt có thể quên đói, nghe giọng có thể mỉm cười, được người bạn tốt như thế thì một lần trò chuyện yến ẩm có thể trao cả hồn phách cho, còn hơn cả điên đảo áo xiêm vậy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook