Liên Thành Quyết
-
Chương 8: Dùng kỳ công đã bại địch nhân
Không hiểu thời gian trôi qua đã bao lâu. Địch Vân từ từ mở mắt ngó thấy bộ mặt râu ria xồm xoàm đang toét miệng ra mà cười.
Chàng nghe tiếng cười của hán tử điên khùng, bất giác tức giận đầy ruột, mắng thầm:
– Việc gì ngươi cũng chống đối ta. Thậm chí ta đã tìm cái chết, ngươi cũng chẳng để yên.
Chàng muốn đứng lên cùng hắn liều mạng một phen, nhưng người suy nhược quá rồi, lực bất tòng tâm.
Hán tử điên khùng cười nói:
– Ngươi đã tắt thở chừng nửa giờ. Nếu ta không dùng công phu độc môn cứu chữa thì trong thiên hạ chẳng còn người thứ hai nào vãn hồi được sinh mạng cho ngươi.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Ai cầu ngươi cứu ta? Ta không muốn sống nữa.
Hán tử đắc ý nhơn nhơn đáp:
– Ta không cho ngươi chết là ngươi không chết được.
Hán tử điên khùng xích đến bên chàng khẽ nói:
– Công phu này của ta kêu bằng "Thần chiếu kinh". Ngươi đã nghe ai nói đến bao giờ chưa?
Địch Vân tức mình đáp:
– Ta chỉ biết ngươi mắc bịnh thần kinh. Còn Thần chiếu kinh hay bất thần chiếu kinh, ta chưa được nghe qua.
Lạ Ở chỗ lần này hán tử điên khùng không nổi giận, mà lại cất giọng ôn nhu khẽ nói:
– Mạng ngươi quả là lớn thiệt. Môn Thần chiếu kinh ta phải luyện mười hai năm và mới thành tựu hai tháng nay. Nếu ngươi tự tử trước đây hai tháng thì ta có muốn cứu cũng không nổi.
Địch Vân trong lòng uất hận vì nghĩ tới Thích Phương chịu lấy Vạn Khuê, coi chàng như người dưng, muốn chết đi cho rảnh. Chàng trợn mắt nhìn hán tử điên khùng, hằn học nói:
– Không hiểu kiếp trước ta đã làm nên tội nghiệt gì mà kiếp này gặp phải tên ác tặc như ngươi?
Hán tử cười đáp:
– Ta rất khoan khoái. Tiểu huynh đệ! Ba năm nay ta đã trách lầm ngươi.
Đinh Điển này có lời xin lỗi.
Hắn nói rồi bò xuống đất dập đầu binh binh ba cái.
Địch Vân thở dài, miệng lẩm bẩm:
– Đúng là kẻ điên khùng!
Rồi chàng không lý gì nữa, từ từ quay đầu đi.
Đột nhiên chàng tự hỏi:
– Hắn tự xưng là Đinh Điển, phải chăng họ Đinh tên Điển? Ta ở với hắn trong ngục ba năm, ngày đêm thấy mặt nhau mà không hiểu tên họ.
Bất giác động tính hiếu kỳ, chàng hỏi:
– Tên họ ngươi là gì?
Hán tử đáp:
– Ta họ Đinh tên Điển. Vì mắc bịnh đa nghi, ta tưởng ngươi là một kẻ tồi bại nên ba năm nay ta hành hạ ngươi khổ sở, thật lấy làm hối hận.
Địch Vân nghe hắn nói đúng lý, chẳng có chỗ nào điên khùng liền hỏi:
– Ông bạn không điên thật chứ?
Đinh Điển mặt buồn rười rượi lẳng lặng hồi lâu rồi thở dài đáp:
– Ta điên hay không thật khó nói quá! Ta chỉ cầu yên tâm mà trong con mắt người ngoài lại thấy ta ngớ ngẩn.
Sau một lúc, hắn lại an ủi chàng:
– Địch huynh đệ! Những nỗi uẩn khúc trong lòng huynh đệ mười phần ta đã đoán được tám, chín. Người ta vô tình bất nghĩa với huynh đệ thì huynh đệ còn khư khư tự buộc lấy mình làm chi? Bậc đại trượng phu lo gì không vợ? Sau này huynh đệ muốn lấy một cô gái tài mạo gấp mười sư muội cũng được.
Địch Vân nghe Đinh Điển thuyết một hồi, nỗi oan khuất chồng chất mấy năm nay như nước lũ trên núi đổ xuống. Chàng cảm thấy trong lòng chua xót, hai hàng châu lệ đầm đìa. Chàng gục vào lòng Đinh Điển mà khóc òa lên.
Đinh Điển ôm lấy người chàng, nhẹ nhàng vuốt mái tóc dài. Hắn biết phải để chàng khóc lâm ly một hồi mới vơi được nỗi bi ai và từ bỏ ý nghĩ tự tử.
Sau ba ngày tinh thần Địch Vân đã hơi phấn chấn. Đinh Điển tiếng to tiếng nhỏ cùng chàng cười nói cho khuây. Hắn lại kể những thiên cố sự giang hồ để chàng giải muộn.
Nhưng lúc ngục lại đưa cơm vào, Đinh Điển vẫn quát tháo, nhục mạ Địch Vân đủ điều, chẳng có chi khác trước.
Một kẻ đối đầu hành hạ Địch Vân đủ điều nay đột nhiên biến thành hảo hữu. Nếu không xảy ra chuyện Thích Phương đi lấy người khác thì cuộc sống ở trong ngục giữa hai người vẫn chẳng có chi biến đổi. Ngày nay ngục thất đối với chàng biến thành thiên đường.
Địch Vân hỏi Đinh Điển tại sao trước kia hắn coi chàng là kẻ tồi bại mà nay đột nhiên phát giác ra chân tướng, thì Đinh Điển đáp:
– Nếu huynh đệ quả là kẻ tồi bại thì chẳng bao giờ treo cổ tự tử. Đinh mỗ chờ cho huynh đệ tắt thở lâu rồi, người sắp cứng đơ, mới ra tay giải cứu. Khắp thiên hạ ngoài Đinh mỗ không còn ai luyện được môn công phu thượng thừa "Thần chiếu công". Đinh mỗ mà không hiểu công phu này thì cũng không cứu được huynh đệ. Việc tự sát của huynh đệ là sự thực, chứ không phải dùng kế khổ nhục để lừa gạt Đinh mỗ.
Địch Vân lại hỏi:
– Đại ca nghi tiểu đệ dùng kế khổ nhục để làm gì?
Đinh Điển mỉm cười không đáp.
Địch Vân hỏi lại lần thứ hai, Đinh Điển vẫn không trả lời, chàng cũng không hỏi nữa.
Một đêm Đinh Điển ghé vào tai Địch Vân nói:
– Công phu Thần chiếu kinh của Đinh mỗ là một công phu uy lực mạnh nhất thiên hạ, mà cũng là một môn pháp cực kỳ ảo diệu. Bắt đầu từ bữa nay, Đinh mỗ truyền thụ cho, huynh đệ ráng mà nhớ kỹ.
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Tiểu đệ không muốn học.
Đinh Điển lấy làm kỳ hỏi:
– Đây là một cơ duyên ngàn năm một thưở, sao huynh đệ lại không muốn học?
Địch Vân đáp:
– Cuộc sống thế này thà chết đi còn hơn. Hai chúng ta xem chừng không còn ngày nào thoát vòng tù ngục thì võ công cao cường cũng chẳng dùng được việc gì.
Đinh Điển cười hỏi:
– Muốn ra khỏi tù ngục không phải là việc khó. Đinh mỗ đem khẩu quyết sơ bộ truyền thụ cho huynh đệ. Huynh đệ nhớ kỹ lấy.
Địch Vân là người cố chấp, vẫn chưa bỏ được ý niệm tự tử, chàng vẫn nhất định không chịu học. Đinh Điển đọc khẩu quyết chàng bịt tai lại hay ôm đầu ngủ vùi.
Đinh Điển vừa tức giận vừa buồn cười, đành chịu thúc thủ vô sách. Hắn hối hận không còn tình trạng ngày trước để đá chàng mấy cái cho bõ ghét.
Lại qua mấy ngày, tới tuần trăng tròn. Hiện nay Địch Vân đã có tình nghĩa với Đinh Điển, chàng không khỏi ngấm ngầm lo thay cho hắn.
Đinh Điển đoán được tâm lý của chàng liền nói:
– Địch huynh đệ! Mỗi tháng Đinh mỗ phải chịu một phen ma chiết. Sau khi bị khảo đả, Đinh mỗ lại đánh đập huynh đệ cho hả giận. Vậy giữa đôi ta chớ lộ ra đã hòa hỏa với nhau. Không giữ nguyên tình trạng cũ là một điều đại bất lợi cho cả hai người.
Địch Vân hỏi:
– Tại sao vậy?
Đinh Điển đáp:
– Bọn chúng mà nghi ngờ đôi ta kết tình bạn hữu sẽ dùng trọng hình đối với huynh đệ để bức bách huynh đệ hỏi dò Đinh mỗ một việc. Đinh mỗ đánh mắng huynh đệ là để tránh cho huynh đệ khỏi phải chịu thảm hình tàn độc.
Địch Vân gật đầu nói:
– Đúng thế! Việc đó đã trọng yếu như vậy thì đại ca chớ cho tiểu đệ biết, để phòng tiểu đệ có lúc sơ tâm tiết lộ ra ngoài. Đinh đại ca! Tiểu đệ là một thằng nhỏ ở nơi thôn dã chẳng có kiến thức gì, nếu hồ đồ làm hư đại sự của đại ca thì còn mặt mũi nào nhìn thấy đại ca nữa?
Đinh Điển đáp:
– Bọn họ đem giam huynh đệ chung với Đinh mỗ, ban đầu Đinh mỗ tưởng họ phái huynh đệ đến nằm vùng, giả vờ thân thiết với Đinh mỗ để hỏi dò điều bí mật, vì thế mà Đinh mỗ căm hận huynh đệ vô cùng, mới ra sức hành hạ. Nay Đinh mỗ đã biết huynh đệ chẳng phải là gian tế mà bọn họ vẫn giam chung hai người ba, bốn, năm chưa thả thì chỗ dụng ý kia hãy còn. Nếu huynh đệ vành cạnh được Đinh mỗ vui lòng thổ lộ điều cơ mật là chúng lại khảo đả, tra hỏi huynh đệ. Bọn chúng biết đối phó với Đinh mỗ khó hơn là đối phó với hạng thanh niên như huynh đệ nhiều.
Đêm hôm rằm, bốn tên ngục tốt đeo đao lại đến đưa Đinh Điển ra đi.
Địch Vân hồi hộp, nóng lòng chờ đợi. Vào khoảng canh tư Đinh Điển mới về phòng giam, mặt mũi sưng u tím bầm, đầy mình máu tươi.
Chờ cho bốn tên ngục tốt đi rồi, Đinh Điển vẻ mặt trịnh trọng khẽ nói:
– Địch huynh đệ! Sự tình hôm nay thật hỏng bét! Đinh mỗ không may bị cừu nhân nhận ra chân tướng.
Địch Vân hốt hoảng hỏi:
– Làm sao?
Đinh Điển đáp:
– Hàng tháng cứ đêm rằm là viên tri phủ lại đem Đinh mỗ ra khảo đả thẩm vấn theo lệ làm việc công. Nhưng đêm nay có người hành thích tri phủ. Đinh mỗ thấy tánh mạng y khó nổi bảo toàn liền ra tay cứu viện. Vì chân tay đeo xiềng xích, trong bốn tên thích khách chỉ giết được ba, còn một tên trốn thoát và đó là mầm họa.
Địch Vân càng nghe càng lấy làm kỳ, vội hỏi:
– Viên tri phủ tại sao lại ẩu đả thẩm vấn đại ca? Lão đã tàn độc như vậy, có người đến hành thích là may. Đại ca còn cứu lão làm chi? Tên thích khách trốn thoát là ai?
Đinh Điển lắc đầu thở dài đáp:
– Trong lúc nhất thời không thể nói rõ bấy nhiêu điều. Địch huynh đệ! Võ công huynh đệ chưa ăn thua gì. Từ nay bất luận gặp trường hợp nào, huynh đệ chớ ra tay viện trợ Đinh mỗ.
Địch Vân lẳng lặng tự hỏi:
– Địch Vân này há phải phường tham sanh úy tử? Ta với y đã là bạn hữu mà khi gặp hoạn nạn, lẽ nào lại không ra tay giải cứu?
Mấy hôm sau Đinh Điển chỉ lầm lỳ suy nghĩ. Ngoài những lúc hắn nhìn lên cửa sổ tòa lầu cao ở phía xa xa, trên môi thỉnh thoảng lộ một nụ cười, còn thì suốt ngày hắn ngồi ngửa mặt suy nghĩ.
Đêm hôm vào lúc canh khuya. Địch Vân đang ngủ say, bỗng nghe hai tiếng lách cách. Chàng mở mắt ra nhìn. Dưới ánh trăng chàng thấy hai đại hán võ phục dùng lợi khí chặt đứt chấn song sắt ngoài phòng giam. Mỗi người tay cầm đơn đao nhảy vào.
Đinh Điển đứng tựa vào tường cười khành khạch.
Đại hán thấp lùn lên tiếng:
– Họ Đinh kia! Anh em ta đi khắp bên trời góc biển tìm kiếm ngươi. Ai ngờ ngươi lại ẩn thân trong nhà ngục ở thành Kinh Châu để làm con rùa rụt đầu rụt cổ.
Ông trời có mắt khiến bọn ta tìm thấy ngươi.
Đại hán khác nói:
– Chúng ta là chân nhân không nói chuyện giả dối. Ngươi đưa tờ giấy đó ra đi thì chẳng những anh em ta không làm khó dễ gì mà còn cứu ngươi ra khỏi ngục tù.
Đinh Điển lắc đầu đáp:
– Cái đó không ở trong mình ta. Mười ba năm trước Ngôn Đạt Bình lấy cắp mất rồi.
Địch Vân nghe nhắc tới ba chữ "Ngôn Đạt Bình" bất giác động tâm tự hỏi:
– Ngôn Đạt Bình lão gia là nhị sư bá của ta, sao lại dính líu đến vụ này?
Đại hán thấp lùn quát:
– Người cố ý bầy ra nghi trận để lừa gạt bọn ta. Ta phải chém chết ngươi!
Hắn vung đao sấn lại nhằm đâm vào cổ họng Đinh Điển.
Đinh Điển không né tránh, khi mũi đao còn cách cổ họng mấy tấc, đột nhiên hắn lún thấp người xuống xô về phía đại hán người cao đứng ở mé tả. Hắn huých khuỷu tay vào bụng dưới đại hán. Đại hán không kịp rên lên một tiếng đã té nhào.
Đại hán thấp lùn vừa kinh hãi vừa tức giận vung đao chém tới Đinh Điển veo véo.
Đinh Điển giơ hai tay lên, vung dây xiềng ra gạt đao. Đồng thời hai đầu gối đụng lẹ vào người đại hán khiến hắn miệng hộc máu tươi lăn ra chết liền.
Chỉ trong nháy mắt Đinh Điển tay không đã đánh chết hai người, khiến Địch Vân bất giác đứng thộn mặt ra. Võ công chàng tuy mất nhưng nhãn quang vẫn còn.
Chàng biết dù mình công lực nguyên vẹn như xưa mà tay cầm trường kiếm cũng chưa chắc đã ăn đứt hán tử thấp lùn. Còn tên hán tử khác chưa động thủ đã mất mạng thì bản lãnh khó mà nhìn ra được. Nhưng chàng thấy hán tử người cao đã đi chung với hán tử thấp lùn thì đoán là bản lãnh cũng không kém cỏi. Nhất là Đinh Điển xương tỳ bà đã bị khoan thủng để xỏ dây sắt mà chỉ cất tay, nhấc chân đã giết được hai hảo thủ, càng khiến cho chàng không sao hiểu được.
Đinh Điển liệng hai xác chết ra ngoài chấn song sắt rồi tựa vào tường mà ngủ. Lúc này song sắt đã bị cắt đứt, nếu hai người muốn vượt ngục thì thật là một cơ hội tốt. Nhưng Đinh Điển chẳng nói năng gì. Còn Địch Vân lại nhận thấy thế giới bên ngoài cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn trong ngục thất.
Sáng sớm hôm sau, ngục tốt vào ngó thấy hai xác chết, hoảng hốt la lên.
Đinh Điển trợn mắt nhìn gã. Còn Địch Vân thì lờ đi như không nghe thấy gì.
Tên ngục tốt khuân xác chết đi, không sao hỏi ra được duyên cớ.
Lại qua mấy bữa, vào lúc nửa đêm Địch Vân bị tiếng động làm cho thức giấc.
Trong bóng tối lờ mờ, chàng ngó thấy Đinh Điển đưa ngang cánh tay lên đặt bàn tay vào bàn tay của một đạo nhân. Hai người đứng yên không nhúc nhích.
Đạo nhân tiến vào lúc nào? Sao lại tỷ thí nội lực với Đinh Điển mà chàng không hay biết gì hết?
Chàng từng nghe sư phụ nhắc tới trong các cuộc tỷ võ thì tỷ nội lực là nguy hiểm hơn hết, chẳng những không còn đất né tránh mà phải phân sinh tử mới thôi.
Lúc này đêm đã khuya, tuy có ánh sao, nhưng mọi vật chỉ lờ mờ. Chàng thấy đạo nhân chậm chạp tiến về phía trước một bước. Đinh Điển lùi lại một bước cũng rất chậm chạp.
Sau một lúc lâu, đạo nhân lại tiến một bước, Đinh Điển lùi thêm một bước.
Chàng thấy đạo nhân tiếp tục áp bức, Đinh Điển không ngớt lùi lại. Hiển nhiên đạo nhân đã chiếm thượng phong. Lòng chàng nóng nảy vô cùng. Đột nhiên chàng cất bước tiến lại giơ xiềng khóa ở tay lên đánh xuống đầu đạo nhân.
Khóa sắt vừa đụng vào trán đạo nhân thì bất thình lình một luồng ám kình không hiểu từ đâu xô tới đẩy người chàng một cái. Chàng đứng không vững, té huỵch xuống đập mạnh vào tường, đít vừa chạm đất.
Địch Vân chống tay xuống đất muốn đứng dậy. Trong bóng tối tay chàng đặt vào bát nước. Cách một tiếng. Bát nước bị đè tay vào bể một nửa.
Lúc này nội lực Đinh Điển thực ra đã cao hơn đạo nhân rất nhiều. Vì hắn muốn biết sự thành tựu về luyện môn thần công thu phát uy lực tới đâu, mới dùng cách đó để tỷ thí chiêu thức.
Đạo nhân người đã mệt nhoài như đèn khô dầu, gặp nước lạnh dội vào, rùng mình một cái, liền bị nội kình đối phương ào ạt xô tới.
Những tiếng rắc rắc nổ liên thanh không ngớt. Xương sườn, xương tay, xương chân đều gãy vụn. Đạo nhân nhìn Đinh Điển ấp úng:
– Ngươi... ngươi đã luyện thành... Thần chiếu kinh đại pháp. Thế là... là...
khắp thiên ha..... không còn ai là địch thủ...
Đột nhiên đạo nhân co rúm lại, tắt thở liền.
Địch Vân trống ngực đánh thình thình hỏi:
– Đinh đại ca!.... Đại ca luyện thành môn... Thần chiếu kinh đại pháp... lợi hại đến thế ư? Đại ca quả là người thiên hạ vô địch rồi chăng?
Đinh Điển sắc mặt nghiêm trọng đáp:
– Nếu đơn đả độc đấu thì có thể xưng hùng xưng bá trên chốn giang hồ, nhưng địch nhân quần công, e rằng không địch nổi số đông. Kiêu đạo nhân này bị nội lực của Đinh mỗ đả kích rồi còn nói được thì hiển nhiên bản lãnh của Đinh mỗ chưa đến trình độ xuất thần nhập hóa. Trong vòng ba ngày tất lại có cường địch tới đây. Địch huynh đệ! Huynh đệ có thể giúp Đinh mỗ một tay được chăng?
Địch Vân hào khí bồng bột đáp:
– Tiểu đệ xin tuân lời đại ca, nhưng... võ công của tiểu đệ mất hết rồi. Dù cho chưa mất cũng còn kém cỏi lắm!
Đinh Điển mỉm cười, rút trong đống cỏ ra một thanh đơn đao. Chính là khí giới của hai đại hán bỏ lại bữa trước. Hắn bảo Địch Vân:
– Địch huynh đệ cạo dùm bộ râu cho Đinh mỗ. Chúng ta phải dùng ngụy kế mới được.
Địch Vân đón lấy đơn đao, cạo bộ râu quai nón cho Đinh Điển.
Thanh đơn đao này rất sắc bén, cạo đến đâu, râu rớt xuống lả tả tới đó.
Đinh Điển lượm những sợi râu rớt xuống đặt vào lòng bàn tay.
Địch Vân cười hỏi:
– Đinh đại ca! Đại ca còn luyến tiếc bộ râu vì nó ở với đại ca lâu năm phải không?
Đinh Điển đáp:
– Không phải thế! Địch huynh đệ Ơi! Đinh mỗ yêu cầu huynh đệ cải trang làm Đinh mỗ một chuyến.
Địch Vân lấy làm kỳ hỏi:
– Hóa trang làm đại ca ư?
Đinh Điển đáp:
– Đúng thế! Trong ba ngày tất có kình địch tới đây. Năm người đó mà lấy một chọi một đều không địch nổi Đinh mỗ, nhưng chúng nhất tề động thủ thì lợi hại vô cùng! Đinh mỗ muốn bọn chúng tưởng lầm Địch huynh đệ là Đinh mỗ, để hết tinh thần đối phó với huynh đệ, Đinh mỗ liền thừa cơ chúng bất ngờ mà tập kích thì chúng mới trở tay không kịp.
Địch Vân ấp úng nói:
– Cái đó... cái đó e rằng có điều... không được chính đại quang minh.
Đinh Điển cười hơ hớ nói:
– Ha ha! Quang minh chính đại hay chính đại quang minh? Người giang hồ đều nham hiểm xảo trá, dùng thủ đoạn tinh ma quỷ quái đối phó với huynh đệ, mà huynh đệ lại xử sự quang minh chính đại với họ há chẳng là tự tìm lấy cái chết ư?
Địch Vân đáp:
– Đại ca nói vậy tuy đúng lý, nhưng... nhưng...
Đinh Điển hỏi:
– Đinh mỗ hỏi huynh đệ:
Huynh đệ là hảo nhân trong trắng, chẳng có tội lỗi gì mà sao bị giam cầm trong ngục ba năm, thủy chung không rửa sạch mối oan khiên?
Địch Vân đáp:
– Ờ! Cái đó tiểu đệ không sao hiểu được.
Đinh Điển mỉm cười nói:
– Kẻ nào đưa huynh đệ vào ngục là kẻ đó đã hạ thủ, khiến huynh đệ chẳng bao giờ ra thoát nữa.
Địch Vân đáp:
– Tiểu đệ nghĩ mãi không ra:
Người tiểu thiếp của Vạn Chấn Sơn là Đào Hồng cùng tiểu đệ chưa từng quen biết nhau, dĩ nhiên chẳng có oán thù mà tại sao mụ lại hãm hại khiến cho tiểu đệ thân bại danh liệt và phải chịu biết bao nhiêu nỗi đau khổ?
Đinh Điển hỏi:
– Bọn họ vu hãm huynh đệ thế nào thử kể cho Đinh mỗ nghe.
Địch Vân vừa cạo râu vừa đem chuyện đến Kinh Châu mừng thọ thế nào, đánh lui tên đại đạo Lữ Thông ra sao, vì lẽ gì tám tên đệ tử ở Vạn môn đến đấu kiếm, sư phụ chàng đả thương sư bá trong trường hợp nào, có người toan làm điều phi lễ với tiểu thiếp của Vạn Chấn Sơn ra sao. Chàng ra tay cứu viện lại bị hãm hại thế nào, nhất nhất thuật lại. Chỉ có vụ lão cái truyền dạy kiếm pháp là chàng dấu nhẹm không nói đến, vì chàng đã lập thệ với lão quyết chẳng tiết lộ vụ này, vả nhận thấy đó là một chi tiết vụn vặt, chẳng quan trọng gì.
Chàng thuật chuyện xong thì hàm râu của Đinh Điển cũng cạo gần hết.
Địch Vân thở dài hỏi:
– Đinh đại ca! Tiểu đệ bị nỗi oan uổng tày đình, chẳng lẽ không có lý do?
Chắc bọn họ Oán hận gia sư hạ sát Vạn sư bá, nhưng Vạn sư bá chỉ bị thương xoàng chứ không chết. Tiểu đệ bị giam cầm đã lâu năm, tưởng nên thả ra thì phải. Nếu bảo là họ quên tiểu đệ cũng không đúng. Hôm trước gã tiểu sư đệ họ Thẩm chẳng đã đến thăm tiểu đệ đấy ư?
Đinh Điển ngoẹo đầu ngó Địch Vân hết bên này qua bên kia rồi nổi lên tràng cười khành khạch.
Chàng nghe tiếng cười của hán tử điên khùng, bất giác tức giận đầy ruột, mắng thầm:
– Việc gì ngươi cũng chống đối ta. Thậm chí ta đã tìm cái chết, ngươi cũng chẳng để yên.
Chàng muốn đứng lên cùng hắn liều mạng một phen, nhưng người suy nhược quá rồi, lực bất tòng tâm.
Hán tử điên khùng cười nói:
– Ngươi đã tắt thở chừng nửa giờ. Nếu ta không dùng công phu độc môn cứu chữa thì trong thiên hạ chẳng còn người thứ hai nào vãn hồi được sinh mạng cho ngươi.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Ai cầu ngươi cứu ta? Ta không muốn sống nữa.
Hán tử đắc ý nhơn nhơn đáp:
– Ta không cho ngươi chết là ngươi không chết được.
Hán tử điên khùng xích đến bên chàng khẽ nói:
– Công phu này của ta kêu bằng "Thần chiếu kinh". Ngươi đã nghe ai nói đến bao giờ chưa?
Địch Vân tức mình đáp:
– Ta chỉ biết ngươi mắc bịnh thần kinh. Còn Thần chiếu kinh hay bất thần chiếu kinh, ta chưa được nghe qua.
Lạ Ở chỗ lần này hán tử điên khùng không nổi giận, mà lại cất giọng ôn nhu khẽ nói:
– Mạng ngươi quả là lớn thiệt. Môn Thần chiếu kinh ta phải luyện mười hai năm và mới thành tựu hai tháng nay. Nếu ngươi tự tử trước đây hai tháng thì ta có muốn cứu cũng không nổi.
Địch Vân trong lòng uất hận vì nghĩ tới Thích Phương chịu lấy Vạn Khuê, coi chàng như người dưng, muốn chết đi cho rảnh. Chàng trợn mắt nhìn hán tử điên khùng, hằn học nói:
– Không hiểu kiếp trước ta đã làm nên tội nghiệt gì mà kiếp này gặp phải tên ác tặc như ngươi?
Hán tử cười đáp:
– Ta rất khoan khoái. Tiểu huynh đệ! Ba năm nay ta đã trách lầm ngươi.
Đinh Điển này có lời xin lỗi.
Hắn nói rồi bò xuống đất dập đầu binh binh ba cái.
Địch Vân thở dài, miệng lẩm bẩm:
– Đúng là kẻ điên khùng!
Rồi chàng không lý gì nữa, từ từ quay đầu đi.
Đột nhiên chàng tự hỏi:
– Hắn tự xưng là Đinh Điển, phải chăng họ Đinh tên Điển? Ta ở với hắn trong ngục ba năm, ngày đêm thấy mặt nhau mà không hiểu tên họ.
Bất giác động tính hiếu kỳ, chàng hỏi:
– Tên họ ngươi là gì?
Hán tử đáp:
– Ta họ Đinh tên Điển. Vì mắc bịnh đa nghi, ta tưởng ngươi là một kẻ tồi bại nên ba năm nay ta hành hạ ngươi khổ sở, thật lấy làm hối hận.
Địch Vân nghe hắn nói đúng lý, chẳng có chỗ nào điên khùng liền hỏi:
– Ông bạn không điên thật chứ?
Đinh Điển mặt buồn rười rượi lẳng lặng hồi lâu rồi thở dài đáp:
– Ta điên hay không thật khó nói quá! Ta chỉ cầu yên tâm mà trong con mắt người ngoài lại thấy ta ngớ ngẩn.
Sau một lúc, hắn lại an ủi chàng:
– Địch huynh đệ! Những nỗi uẩn khúc trong lòng huynh đệ mười phần ta đã đoán được tám, chín. Người ta vô tình bất nghĩa với huynh đệ thì huynh đệ còn khư khư tự buộc lấy mình làm chi? Bậc đại trượng phu lo gì không vợ? Sau này huynh đệ muốn lấy một cô gái tài mạo gấp mười sư muội cũng được.
Địch Vân nghe Đinh Điển thuyết một hồi, nỗi oan khuất chồng chất mấy năm nay như nước lũ trên núi đổ xuống. Chàng cảm thấy trong lòng chua xót, hai hàng châu lệ đầm đìa. Chàng gục vào lòng Đinh Điển mà khóc òa lên.
Đinh Điển ôm lấy người chàng, nhẹ nhàng vuốt mái tóc dài. Hắn biết phải để chàng khóc lâm ly một hồi mới vơi được nỗi bi ai và từ bỏ ý nghĩ tự tử.
Sau ba ngày tinh thần Địch Vân đã hơi phấn chấn. Đinh Điển tiếng to tiếng nhỏ cùng chàng cười nói cho khuây. Hắn lại kể những thiên cố sự giang hồ để chàng giải muộn.
Nhưng lúc ngục lại đưa cơm vào, Đinh Điển vẫn quát tháo, nhục mạ Địch Vân đủ điều, chẳng có chi khác trước.
Một kẻ đối đầu hành hạ Địch Vân đủ điều nay đột nhiên biến thành hảo hữu. Nếu không xảy ra chuyện Thích Phương đi lấy người khác thì cuộc sống ở trong ngục giữa hai người vẫn chẳng có chi biến đổi. Ngày nay ngục thất đối với chàng biến thành thiên đường.
Địch Vân hỏi Đinh Điển tại sao trước kia hắn coi chàng là kẻ tồi bại mà nay đột nhiên phát giác ra chân tướng, thì Đinh Điển đáp:
– Nếu huynh đệ quả là kẻ tồi bại thì chẳng bao giờ treo cổ tự tử. Đinh mỗ chờ cho huynh đệ tắt thở lâu rồi, người sắp cứng đơ, mới ra tay giải cứu. Khắp thiên hạ ngoài Đinh mỗ không còn ai luyện được môn công phu thượng thừa "Thần chiếu công". Đinh mỗ mà không hiểu công phu này thì cũng không cứu được huynh đệ. Việc tự sát của huynh đệ là sự thực, chứ không phải dùng kế khổ nhục để lừa gạt Đinh mỗ.
Địch Vân lại hỏi:
– Đại ca nghi tiểu đệ dùng kế khổ nhục để làm gì?
Đinh Điển mỉm cười không đáp.
Địch Vân hỏi lại lần thứ hai, Đinh Điển vẫn không trả lời, chàng cũng không hỏi nữa.
Một đêm Đinh Điển ghé vào tai Địch Vân nói:
– Công phu Thần chiếu kinh của Đinh mỗ là một công phu uy lực mạnh nhất thiên hạ, mà cũng là một môn pháp cực kỳ ảo diệu. Bắt đầu từ bữa nay, Đinh mỗ truyền thụ cho, huynh đệ ráng mà nhớ kỹ.
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Tiểu đệ không muốn học.
Đinh Điển lấy làm kỳ hỏi:
– Đây là một cơ duyên ngàn năm một thưở, sao huynh đệ lại không muốn học?
Địch Vân đáp:
– Cuộc sống thế này thà chết đi còn hơn. Hai chúng ta xem chừng không còn ngày nào thoát vòng tù ngục thì võ công cao cường cũng chẳng dùng được việc gì.
Đinh Điển cười hỏi:
– Muốn ra khỏi tù ngục không phải là việc khó. Đinh mỗ đem khẩu quyết sơ bộ truyền thụ cho huynh đệ. Huynh đệ nhớ kỹ lấy.
Địch Vân là người cố chấp, vẫn chưa bỏ được ý niệm tự tử, chàng vẫn nhất định không chịu học. Đinh Điển đọc khẩu quyết chàng bịt tai lại hay ôm đầu ngủ vùi.
Đinh Điển vừa tức giận vừa buồn cười, đành chịu thúc thủ vô sách. Hắn hối hận không còn tình trạng ngày trước để đá chàng mấy cái cho bõ ghét.
Lại qua mấy ngày, tới tuần trăng tròn. Hiện nay Địch Vân đã có tình nghĩa với Đinh Điển, chàng không khỏi ngấm ngầm lo thay cho hắn.
Đinh Điển đoán được tâm lý của chàng liền nói:
– Địch huynh đệ! Mỗi tháng Đinh mỗ phải chịu một phen ma chiết. Sau khi bị khảo đả, Đinh mỗ lại đánh đập huynh đệ cho hả giận. Vậy giữa đôi ta chớ lộ ra đã hòa hỏa với nhau. Không giữ nguyên tình trạng cũ là một điều đại bất lợi cho cả hai người.
Địch Vân hỏi:
– Tại sao vậy?
Đinh Điển đáp:
– Bọn chúng mà nghi ngờ đôi ta kết tình bạn hữu sẽ dùng trọng hình đối với huynh đệ để bức bách huynh đệ hỏi dò Đinh mỗ một việc. Đinh mỗ đánh mắng huynh đệ là để tránh cho huynh đệ khỏi phải chịu thảm hình tàn độc.
Địch Vân gật đầu nói:
– Đúng thế! Việc đó đã trọng yếu như vậy thì đại ca chớ cho tiểu đệ biết, để phòng tiểu đệ có lúc sơ tâm tiết lộ ra ngoài. Đinh đại ca! Tiểu đệ là một thằng nhỏ ở nơi thôn dã chẳng có kiến thức gì, nếu hồ đồ làm hư đại sự của đại ca thì còn mặt mũi nào nhìn thấy đại ca nữa?
Đinh Điển đáp:
– Bọn họ đem giam huynh đệ chung với Đinh mỗ, ban đầu Đinh mỗ tưởng họ phái huynh đệ đến nằm vùng, giả vờ thân thiết với Đinh mỗ để hỏi dò điều bí mật, vì thế mà Đinh mỗ căm hận huynh đệ vô cùng, mới ra sức hành hạ. Nay Đinh mỗ đã biết huynh đệ chẳng phải là gian tế mà bọn họ vẫn giam chung hai người ba, bốn, năm chưa thả thì chỗ dụng ý kia hãy còn. Nếu huynh đệ vành cạnh được Đinh mỗ vui lòng thổ lộ điều cơ mật là chúng lại khảo đả, tra hỏi huynh đệ. Bọn chúng biết đối phó với Đinh mỗ khó hơn là đối phó với hạng thanh niên như huynh đệ nhiều.
Đêm hôm rằm, bốn tên ngục tốt đeo đao lại đến đưa Đinh Điển ra đi.
Địch Vân hồi hộp, nóng lòng chờ đợi. Vào khoảng canh tư Đinh Điển mới về phòng giam, mặt mũi sưng u tím bầm, đầy mình máu tươi.
Chờ cho bốn tên ngục tốt đi rồi, Đinh Điển vẻ mặt trịnh trọng khẽ nói:
– Địch huynh đệ! Sự tình hôm nay thật hỏng bét! Đinh mỗ không may bị cừu nhân nhận ra chân tướng.
Địch Vân hốt hoảng hỏi:
– Làm sao?
Đinh Điển đáp:
– Hàng tháng cứ đêm rằm là viên tri phủ lại đem Đinh mỗ ra khảo đả thẩm vấn theo lệ làm việc công. Nhưng đêm nay có người hành thích tri phủ. Đinh mỗ thấy tánh mạng y khó nổi bảo toàn liền ra tay cứu viện. Vì chân tay đeo xiềng xích, trong bốn tên thích khách chỉ giết được ba, còn một tên trốn thoát và đó là mầm họa.
Địch Vân càng nghe càng lấy làm kỳ, vội hỏi:
– Viên tri phủ tại sao lại ẩu đả thẩm vấn đại ca? Lão đã tàn độc như vậy, có người đến hành thích là may. Đại ca còn cứu lão làm chi? Tên thích khách trốn thoát là ai?
Đinh Điển lắc đầu thở dài đáp:
– Trong lúc nhất thời không thể nói rõ bấy nhiêu điều. Địch huynh đệ! Võ công huynh đệ chưa ăn thua gì. Từ nay bất luận gặp trường hợp nào, huynh đệ chớ ra tay viện trợ Đinh mỗ.
Địch Vân lẳng lặng tự hỏi:
– Địch Vân này há phải phường tham sanh úy tử? Ta với y đã là bạn hữu mà khi gặp hoạn nạn, lẽ nào lại không ra tay giải cứu?
Mấy hôm sau Đinh Điển chỉ lầm lỳ suy nghĩ. Ngoài những lúc hắn nhìn lên cửa sổ tòa lầu cao ở phía xa xa, trên môi thỉnh thoảng lộ một nụ cười, còn thì suốt ngày hắn ngồi ngửa mặt suy nghĩ.
Đêm hôm vào lúc canh khuya. Địch Vân đang ngủ say, bỗng nghe hai tiếng lách cách. Chàng mở mắt ra nhìn. Dưới ánh trăng chàng thấy hai đại hán võ phục dùng lợi khí chặt đứt chấn song sắt ngoài phòng giam. Mỗi người tay cầm đơn đao nhảy vào.
Đinh Điển đứng tựa vào tường cười khành khạch.
Đại hán thấp lùn lên tiếng:
– Họ Đinh kia! Anh em ta đi khắp bên trời góc biển tìm kiếm ngươi. Ai ngờ ngươi lại ẩn thân trong nhà ngục ở thành Kinh Châu để làm con rùa rụt đầu rụt cổ.
Ông trời có mắt khiến bọn ta tìm thấy ngươi.
Đại hán khác nói:
– Chúng ta là chân nhân không nói chuyện giả dối. Ngươi đưa tờ giấy đó ra đi thì chẳng những anh em ta không làm khó dễ gì mà còn cứu ngươi ra khỏi ngục tù.
Đinh Điển lắc đầu đáp:
– Cái đó không ở trong mình ta. Mười ba năm trước Ngôn Đạt Bình lấy cắp mất rồi.
Địch Vân nghe nhắc tới ba chữ "Ngôn Đạt Bình" bất giác động tâm tự hỏi:
– Ngôn Đạt Bình lão gia là nhị sư bá của ta, sao lại dính líu đến vụ này?
Đại hán thấp lùn quát:
– Người cố ý bầy ra nghi trận để lừa gạt bọn ta. Ta phải chém chết ngươi!
Hắn vung đao sấn lại nhằm đâm vào cổ họng Đinh Điển.
Đinh Điển không né tránh, khi mũi đao còn cách cổ họng mấy tấc, đột nhiên hắn lún thấp người xuống xô về phía đại hán người cao đứng ở mé tả. Hắn huých khuỷu tay vào bụng dưới đại hán. Đại hán không kịp rên lên một tiếng đã té nhào.
Đại hán thấp lùn vừa kinh hãi vừa tức giận vung đao chém tới Đinh Điển veo véo.
Đinh Điển giơ hai tay lên, vung dây xiềng ra gạt đao. Đồng thời hai đầu gối đụng lẹ vào người đại hán khiến hắn miệng hộc máu tươi lăn ra chết liền.
Chỉ trong nháy mắt Đinh Điển tay không đã đánh chết hai người, khiến Địch Vân bất giác đứng thộn mặt ra. Võ công chàng tuy mất nhưng nhãn quang vẫn còn.
Chàng biết dù mình công lực nguyên vẹn như xưa mà tay cầm trường kiếm cũng chưa chắc đã ăn đứt hán tử thấp lùn. Còn tên hán tử khác chưa động thủ đã mất mạng thì bản lãnh khó mà nhìn ra được. Nhưng chàng thấy hán tử người cao đã đi chung với hán tử thấp lùn thì đoán là bản lãnh cũng không kém cỏi. Nhất là Đinh Điển xương tỳ bà đã bị khoan thủng để xỏ dây sắt mà chỉ cất tay, nhấc chân đã giết được hai hảo thủ, càng khiến cho chàng không sao hiểu được.
Đinh Điển liệng hai xác chết ra ngoài chấn song sắt rồi tựa vào tường mà ngủ. Lúc này song sắt đã bị cắt đứt, nếu hai người muốn vượt ngục thì thật là một cơ hội tốt. Nhưng Đinh Điển chẳng nói năng gì. Còn Địch Vân lại nhận thấy thế giới bên ngoài cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn trong ngục thất.
Sáng sớm hôm sau, ngục tốt vào ngó thấy hai xác chết, hoảng hốt la lên.
Đinh Điển trợn mắt nhìn gã. Còn Địch Vân thì lờ đi như không nghe thấy gì.
Tên ngục tốt khuân xác chết đi, không sao hỏi ra được duyên cớ.
Lại qua mấy bữa, vào lúc nửa đêm Địch Vân bị tiếng động làm cho thức giấc.
Trong bóng tối lờ mờ, chàng ngó thấy Đinh Điển đưa ngang cánh tay lên đặt bàn tay vào bàn tay của một đạo nhân. Hai người đứng yên không nhúc nhích.
Đạo nhân tiến vào lúc nào? Sao lại tỷ thí nội lực với Đinh Điển mà chàng không hay biết gì hết?
Chàng từng nghe sư phụ nhắc tới trong các cuộc tỷ võ thì tỷ nội lực là nguy hiểm hơn hết, chẳng những không còn đất né tránh mà phải phân sinh tử mới thôi.
Lúc này đêm đã khuya, tuy có ánh sao, nhưng mọi vật chỉ lờ mờ. Chàng thấy đạo nhân chậm chạp tiến về phía trước một bước. Đinh Điển lùi lại một bước cũng rất chậm chạp.
Sau một lúc lâu, đạo nhân lại tiến một bước, Đinh Điển lùi thêm một bước.
Chàng thấy đạo nhân tiếp tục áp bức, Đinh Điển không ngớt lùi lại. Hiển nhiên đạo nhân đã chiếm thượng phong. Lòng chàng nóng nảy vô cùng. Đột nhiên chàng cất bước tiến lại giơ xiềng khóa ở tay lên đánh xuống đầu đạo nhân.
Khóa sắt vừa đụng vào trán đạo nhân thì bất thình lình một luồng ám kình không hiểu từ đâu xô tới đẩy người chàng một cái. Chàng đứng không vững, té huỵch xuống đập mạnh vào tường, đít vừa chạm đất.
Địch Vân chống tay xuống đất muốn đứng dậy. Trong bóng tối tay chàng đặt vào bát nước. Cách một tiếng. Bát nước bị đè tay vào bể một nửa.
Lúc này nội lực Đinh Điển thực ra đã cao hơn đạo nhân rất nhiều. Vì hắn muốn biết sự thành tựu về luyện môn thần công thu phát uy lực tới đâu, mới dùng cách đó để tỷ thí chiêu thức.
Đạo nhân người đã mệt nhoài như đèn khô dầu, gặp nước lạnh dội vào, rùng mình một cái, liền bị nội kình đối phương ào ạt xô tới.
Những tiếng rắc rắc nổ liên thanh không ngớt. Xương sườn, xương tay, xương chân đều gãy vụn. Đạo nhân nhìn Đinh Điển ấp úng:
– Ngươi... ngươi đã luyện thành... Thần chiếu kinh đại pháp. Thế là... là...
khắp thiên ha..... không còn ai là địch thủ...
Đột nhiên đạo nhân co rúm lại, tắt thở liền.
Địch Vân trống ngực đánh thình thình hỏi:
– Đinh đại ca!.... Đại ca luyện thành môn... Thần chiếu kinh đại pháp... lợi hại đến thế ư? Đại ca quả là người thiên hạ vô địch rồi chăng?
Đinh Điển sắc mặt nghiêm trọng đáp:
– Nếu đơn đả độc đấu thì có thể xưng hùng xưng bá trên chốn giang hồ, nhưng địch nhân quần công, e rằng không địch nổi số đông. Kiêu đạo nhân này bị nội lực của Đinh mỗ đả kích rồi còn nói được thì hiển nhiên bản lãnh của Đinh mỗ chưa đến trình độ xuất thần nhập hóa. Trong vòng ba ngày tất lại có cường địch tới đây. Địch huynh đệ! Huynh đệ có thể giúp Đinh mỗ một tay được chăng?
Địch Vân hào khí bồng bột đáp:
– Tiểu đệ xin tuân lời đại ca, nhưng... võ công của tiểu đệ mất hết rồi. Dù cho chưa mất cũng còn kém cỏi lắm!
Đinh Điển mỉm cười, rút trong đống cỏ ra một thanh đơn đao. Chính là khí giới của hai đại hán bỏ lại bữa trước. Hắn bảo Địch Vân:
– Địch huynh đệ cạo dùm bộ râu cho Đinh mỗ. Chúng ta phải dùng ngụy kế mới được.
Địch Vân đón lấy đơn đao, cạo bộ râu quai nón cho Đinh Điển.
Thanh đơn đao này rất sắc bén, cạo đến đâu, râu rớt xuống lả tả tới đó.
Đinh Điển lượm những sợi râu rớt xuống đặt vào lòng bàn tay.
Địch Vân cười hỏi:
– Đinh đại ca! Đại ca còn luyến tiếc bộ râu vì nó ở với đại ca lâu năm phải không?
Đinh Điển đáp:
– Không phải thế! Địch huynh đệ Ơi! Đinh mỗ yêu cầu huynh đệ cải trang làm Đinh mỗ một chuyến.
Địch Vân lấy làm kỳ hỏi:
– Hóa trang làm đại ca ư?
Đinh Điển đáp:
– Đúng thế! Trong ba ngày tất có kình địch tới đây. Năm người đó mà lấy một chọi một đều không địch nổi Đinh mỗ, nhưng chúng nhất tề động thủ thì lợi hại vô cùng! Đinh mỗ muốn bọn chúng tưởng lầm Địch huynh đệ là Đinh mỗ, để hết tinh thần đối phó với huynh đệ, Đinh mỗ liền thừa cơ chúng bất ngờ mà tập kích thì chúng mới trở tay không kịp.
Địch Vân ấp úng nói:
– Cái đó... cái đó e rằng có điều... không được chính đại quang minh.
Đinh Điển cười hơ hớ nói:
– Ha ha! Quang minh chính đại hay chính đại quang minh? Người giang hồ đều nham hiểm xảo trá, dùng thủ đoạn tinh ma quỷ quái đối phó với huynh đệ, mà huynh đệ lại xử sự quang minh chính đại với họ há chẳng là tự tìm lấy cái chết ư?
Địch Vân đáp:
– Đại ca nói vậy tuy đúng lý, nhưng... nhưng...
Đinh Điển hỏi:
– Đinh mỗ hỏi huynh đệ:
Huynh đệ là hảo nhân trong trắng, chẳng có tội lỗi gì mà sao bị giam cầm trong ngục ba năm, thủy chung không rửa sạch mối oan khiên?
Địch Vân đáp:
– Ờ! Cái đó tiểu đệ không sao hiểu được.
Đinh Điển mỉm cười nói:
– Kẻ nào đưa huynh đệ vào ngục là kẻ đó đã hạ thủ, khiến huynh đệ chẳng bao giờ ra thoát nữa.
Địch Vân đáp:
– Tiểu đệ nghĩ mãi không ra:
Người tiểu thiếp của Vạn Chấn Sơn là Đào Hồng cùng tiểu đệ chưa từng quen biết nhau, dĩ nhiên chẳng có oán thù mà tại sao mụ lại hãm hại khiến cho tiểu đệ thân bại danh liệt và phải chịu biết bao nhiêu nỗi đau khổ?
Đinh Điển hỏi:
– Bọn họ vu hãm huynh đệ thế nào thử kể cho Đinh mỗ nghe.
Địch Vân vừa cạo râu vừa đem chuyện đến Kinh Châu mừng thọ thế nào, đánh lui tên đại đạo Lữ Thông ra sao, vì lẽ gì tám tên đệ tử ở Vạn môn đến đấu kiếm, sư phụ chàng đả thương sư bá trong trường hợp nào, có người toan làm điều phi lễ với tiểu thiếp của Vạn Chấn Sơn ra sao. Chàng ra tay cứu viện lại bị hãm hại thế nào, nhất nhất thuật lại. Chỉ có vụ lão cái truyền dạy kiếm pháp là chàng dấu nhẹm không nói đến, vì chàng đã lập thệ với lão quyết chẳng tiết lộ vụ này, vả nhận thấy đó là một chi tiết vụn vặt, chẳng quan trọng gì.
Chàng thuật chuyện xong thì hàm râu của Đinh Điển cũng cạo gần hết.
Địch Vân thở dài hỏi:
– Đinh đại ca! Tiểu đệ bị nỗi oan uổng tày đình, chẳng lẽ không có lý do?
Chắc bọn họ Oán hận gia sư hạ sát Vạn sư bá, nhưng Vạn sư bá chỉ bị thương xoàng chứ không chết. Tiểu đệ bị giam cầm đã lâu năm, tưởng nên thả ra thì phải. Nếu bảo là họ quên tiểu đệ cũng không đúng. Hôm trước gã tiểu sư đệ họ Thẩm chẳng đã đến thăm tiểu đệ đấy ư?
Đinh Điển ngoẹo đầu ngó Địch Vân hết bên này qua bên kia rồi nổi lên tràng cười khành khạch.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook