Hàng hóa nội địa Ấn Độ được mua bằng đồng tiền vàng và bạc khá bền, niên đại của mỗi đồng được xác định bằng hình hoàng đế.

Vẫn còn tìm thấy nơi lưu trữ những đồng tiền này ở phía nam Ấn Độ, giúp chúng ta có cái nhìn sơ lược về đặc điểm thương mại 2.000 năm trước.

Trong đó có những đồng tiền vàng và bạc thời Augustus và Tiberius (năm 27 TCN tới năm 37), cho thấy thương mại đã phát triển mạnh với lượng hàng hóa lớn.

Sau khi Tiberius qua đời, thành phần các loại đồng tiền Ấn Độ được tích trữ đã thay đổi.

Số lượng lớn tiền được tìm thấy đều là đồng vàng, không có đồng bạc, các đồng tiền mang chân dung của Caligula, Claudius, và Nero (từ năm 37-68).

Theo sử gia E.


H.

Warmington, sự thiếu vắng các đồng bạc này có thể cho thấy việc buôn bán khi ấy chủ yếu diễn ra với các mặt hàng xa xỉ.

Số ít những đồng tiền La Mã các loại được tìm thấy sau cái chết của Marcus Aurelius vào năm 180.16 Khi giới cầm quyền La Mã và nhà Hán cuối cùng sụp đổ vào khoảng năm 200, thương mại với phương Đông gần như dừng lại hoàn toàn.Bước tiến lớn khác của thương mại trong thời kỳ này đến từ thủy thủ Hy Lạp, những người đã biết khai thác gió mùa tây nam vào mùa hè của vùng Tây Ấn Độ Dương.

Ban đầu, họ tận dụng gió mùa để ra khơi, chỉ nhằm tránh cướp biển phía ngoài bờ biển Ba Tư.

Tuy nhiên, khoảng năm 110 TCN, họ đã vượt qua đại dương đầy hiểm nguy vào mùa hè, thẳng về phía đông qua vịnh Ả-rập từ lối vào Biển Đỏ tại Bab el Mandeb, tới điểm cực nam Ấn Độ và xa hơn trong thời gian chưa đầy sáu tuần, 1.000 năm trước khi người Trung Hoa phát minh ra la bàn.

Theo truyền thuyết, một hoa tiêu tên Hippalus “đã phát hiện” ra những cơn gió mậu dịch (thuật ngữ này cũng ra đời từ đó) ở vịnh Ả-rập, mặc dù hiển nhiên là các thủy thủ Ấn Độ và Ả-rập cũng biết đến loại gió này.

Một yếu tố chính giúp mở rộng thương mại hàng hải đường dài không phải là do lở đất trên hàng ngàn cây số bờ biển dài vô tận, mà chính là nhờ các thủy thủ Hy Lạp đã sẵn sàng đưa tàu đi thẳng qua tuyến đường mở rộng lớn của Ấn Độ Dương trước các cơn gió mùa khủng khiếp.Sau khi vượt qua Bab el Mandeb vào cuối xuân hoặc cuối hạ, người thủy thủ nhắm hướng đông trong cơn gió tiếp theo.

Nếu đích đến của anh ta là lưu vực Indus (Pakistan ngày nay), anh ta sẽ hướng về phía bắc, và nếu mục tiêu là bờ biển Malabar ở Tây Nam Ấn Độ, anh ta sẽ hướng về phía nam.

Vào giữa mùa hạ, khi các cơn bão trở nên dữ dội nhất và nói chung phải tránh né chúng, thì tuyến đường Malabar có thêm rủi ro khi vượt qua phía nam của Tiểu lục địa này, điều thường là một sai lầm tai hại.

Hành trình trở về dựa theo gió mùa đông bắc tương đối hiền hòa và mát mẻ thì an toàn hơn; bỏ qua Bab el Mandeb thậm chí bằng cách mở đường vòng rộng về phía bắc hoặc nam vẫn là một phương án dễ chấp nhận, vì nó giúp người thủy thủ đến được các điểm ẩn náu và tiếp tế ở Ả-rập hay Đông Phi.Các nhà buôn Hy Lạp tại Ai Cập thời Ptolemy có thêm lợi thế là tài luyện kim, giúp họ có đinh sắt để đóng tàu.


(Thuyền thời kỳ đầu của Ả-rập và Ấn Độ sử dụng sợi xơ dừa để buộc các thanh gỗ lại với nhau, nên khi biển động mạnh thì rã thành từng mảnh).

Thân tàu được kết nối bằng đinh sắt chứng tỏ khả năng chống đỡ trước gió mùa hè tây nam, với những trận bão tàn bạo nhiều phen chẻ rời cả tàu thuyền chắc chắn nhất.

Trước khi tàu cao tốc và động cơ hơi nước xuất hiện vào thế kỷ 19, chính nhịp điệu gió mùa - hướng tây nam vào mùa hè, đông bắc vào mùa đông - đã làm nên nhịp độ thương mại hằng năm trên Ấn Độ Dương.Nếu như khao khát bẩm sinh của con người muốn thách thức tự nhiên nơi biển cả đã được đền bù xứng đáng, thì quyết định tương tự trên đất liền bằng cách sử dụng loài lạc đà chậm chạp, to lớn, và không có khả năng phòng vệ vốn đã bị quên lãng, cũng gặt hái những thành quả tương tự.

Vốn đã biến mất ở Bắc Mỹ, và nhanh chóng tiến gần tới tuyệt chủng ở Âu-Á, loài lạc đà lần đầu tiên được ghi nhận giá trị cách đây khoảng 6.000 năm chỉ vì sữa của chúng.

Phải tới 2.500 năm sau, khoảng năm 1500 TCN, con người mới bắt đầu khai thác khả năng của lạc đà trong việc vận chuyển hàng trăm cân hàng và vượt qua những lãnh thổ vốn không thể chinh phục bằng cách khác.

Nếu không có sự thuần hóa lạc đà, con đường tơ lụa xuyên Á và con đường hương liệu qua Ả-rập không thể hình thành.Ít ai biết sự thật rằng tổ tiên của giống lạc đà hiện đại (cùng với ngựa) có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và từng di cư về phía đông qua vùng đất của eo Bering nối với châu Á.

Dẫu cho những đàn lạc đà hay ngựa nhanh nhẹn chỉ mất vài chục năm để xoay xở trên hành trình từ trung tâm Bắc Mỹ tới trung tâm Âu-Á, thì chuyến đi vất vả ấy còn khó khăn hơn đối với những loài thực vật mong manh từ vùng khí hậu ôn hòa.


Những loài cây này có ít cơ hội sống sót qua hành trình liên lục địa chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ khi vượt đại dương, hay hàng ngàn năm di cư đầy may rủi qua vùng lục địa lạnh lẽo từ quê nhà Bắc Mỹ tới nơi tương tự ở Âu-Á.

Vì thế, trong khi các loài động vật có thể di cư qua eo Bering trong các thời kỳ băng hà, những giống cây trồng lại không thể.Mọi thứ đã thay đổi vào năm 1493 với hành trình thứ hai của Christopher Columbus, làm đảo lộn nền nông nghiệp và kinh tế của cả Cựu Thế giới và Tân Thế giới.

17 con tàu của Columbus là kiểu tàu gỗ Noah xứ Iberia, chở tới Tân Thế giới khoảng 1.300 người khai hoang cùng gần như toàn bộ các giống cây trồng và động vật thuần hóa của phương Tây.

Chúng lan ra rất nhanh.

Thậm chí sự trao đổi những giống cây “nhỏ bé” - như bí ngòi, bí ngô, đu đủ, ổi, bơ, dứa, và ca cao từ Tây bán cầu; nho, cà phê, cùng số lượng lớn các loại cây ăn quả và cây quả hạch từ châu Âu - cũng mang tầm quan trọng lớn về kinh tế..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương