Lê Vân - Yêu Và Sống
-
Chương 13: Và Thượng đế sẽ bù trì tất cả
Bác Dần tuổi Dần, người Nam Định. Tính từ ngày bác ở với tôi đến nay đã được mười hai năm.
Ngày ấy, ba chị em vẫn còn là ba cô gái, trong nhà chưa có tiếng trẻ con. Bác Dần quí tôi nhất vì tôi chưa bao giờ coi bác là người ở. Khách khứa đến chơi nhà, tôi giới thiệu bác Dần là chị họ ở quê ra. Tôi rất vui vì quan hệ của chúng tôi như chị em, như những người thân, thậm chí còn hơn như thế…
Ngay từ đầu, lôi đã tâm niệm, không bao giờ có thể đối xử với bác Dần như đối với người ăn kẻ làm. Tôi hết sức tôn trọng, coi bác như một thành viên trong gia đình, không phân biệt. Càng ngày càng có nhiều người vì nghèo, vì hoàn cảnh mà phải bỏ lại gia đình, quê quán để ra thành phố kiếm sống. Mặc dù cũng xác định là đi làm kiếm miếng ăn, nhưng người ta không được đi làm trong nhà máy hay cơ quan, tối về xum họp gia đình và có những khoảng thời gian riêng tư cần thiết. Người ta phải ở với mình cả đêm cả ngày, không lẽ vì thế mà mình đối xử với người ta như tôi tớ, nỡ để người ta ăn riêng, ăn sau. Nghe nó tủi thân tủi phận lắm. Tôi không thể nào gọi bác Dần là “Ôsin” hay người ở như người đời vẫn gọi họ một cách xách mé, khinh miệt. Tôi tuyệt đối tránh tất cả những lời nói hay hành động khiến bác Dần có thể hiểu lầm là tôi không tôn trọng bác. Mình đối xử với người ta như thế nào thì nhận được về thế ấy.
Bác Dần kể “Khi biết tôi ở với cô mười hai năm rồi, mọi người rất ngạc nhiên hỏi tại sao tôi có thể ở lâu thế trong một nhà. Nhiều người đi làm giúp việc chỉ được dăm bữa nửa tháng là thôi. Họ đi làm không phải chỉ vì miếng ăn mà còn muốn được tôn trọng”. Có người bỏ chồng bỏ con ở nhà quê để đi giúp việc, thỉnh thoảng con đau con ốm lại xin phép chủ đi về, không ở lâu được, hoặc đổi chủ luôn xoành xoạch. May cho tôi (nhưng không may cho bác Dần) là bác không có chồng, không có con. Hồi trẻ bác cũng có một mối tình lãng mạn say đắm lắm, nhưng vì người ta thất hứa nên bác trở thành người ghét đàn ông, thậm chí hận đàn ông. Sống như người đi tu, bác Dần không còn tơ màng đến ai nữa. Nguyện ở vậy nên bác ấy chẳng vướng bận gì. Tôi phải cảm ơn trời vì đã gặp được bác Dần.
Bác Dần là người thật thà, ân tình với tôi còn hơn người ruột thịt. Tôi có thể giao chìa khóa nhà cửa tiền bạc cho bác quản lý chăm lo mà không suy chuyển một chút nào.
Khách nước ngoài ở trọ nhà tôi đều một tay bác chăm lo. Bác là người nhạy cảm nên mình cũng phải biết lựa. Phải có những lời hỏi han quan tâm chăm sóc kịp thời. Quan trọng nhất là tôi đã tạo được cho bác ấy một cảm giác là được độc lập, được tôn trọng, và hoàn toàn không có khoảng cách chủ tớ, không coi bác là người giúp việc. Thậm chí, có nhiều chuyện bức xúc trong cuộc sống, tôi chẳng biết tâm sự với ai ngoài bác Dần.
Bác Dần ăn cơm cùng mâm với gia đình trong những bữa cơm thường nhật đã đành, nhưng ngay cả những bữa cơm bữa tiệc có khách khứa, tôi cũng chẳng bao giờ để bác ấy ngồi ăn một mình. Nếu bác Dần ngại chỗ đông người, rút lui sang phòng khác, tôi lại bưng thức ăn xuống tận nơi. Nếu bác bận với trẻ con, phải ăn sau thì tôi để phần. Mọi người ăn thế nào, bác Dần cũng có thức ăn như thế. Tôi cư xử với bác Dần đúng như tình cảm của tôi dành cho bác, đúng như quan niệm của tôi về mối quan hệ giữa người với người, mà chẳng cần phải cố gắng tỏ ra tử tế. Chính vì thế, bác Dần cũng hết lòng với tôi. Bác là người sống tình cảm. Bác có phòng riêng. Và có chìa khóa tất cả các phòng. Thậm chí, có những đợt tôi đi vắng mấy tháng trời, còn bảo bác Dần nếu hôm nào trời nóng quá bác cứ vào phòng mấy mẹ con mà ngủ cho mát.
Ngày tôi đi cấp cứu mổ đẻ ở viện C, tôi chẳng có ai ruột thịt bên cạnh. Trong hoàn cảnh bị chính mẹ đẻ tuyên bố không mẹ con bà cháu gì cả, tôi đã tìm đến bác Dần như một nơi vô cùng tin cậy. Tôi biết, chỉ có con người này mới là người thực lòng giúp mình đây. Mà không phải chỉ vì vài đồng tiền công nhỏ bé. Mỗi khi tôi gặp hoạn nạn, bác Dần đều hết lòng lo lắng chăm sóc cho tôi như mẹ chăm con. Ở viện C, mọi thứ đều trông cậy vào người nhà. Mỗi sản phụ mổ đẻ phải có ít nhất một hai người nhà đi kèm phục dịch.
Người nhà của tôi lúc đó chỉ có bác Dần. Tất cả những thứ cần cho bà đẻ, thức ăn hay quần áo giặt giũ đều một tay bác lo suốt tám ngày nằm viện C sau ca mổ đẻ, chỉ có bác Dần vất vả ngày đêm túc trực chăm sóc cả hai mẹ con. ơn đó, tôi không thể nào quên Tất nhiên, bác Dần cũng có chứng nọ tật kia, nhưng tôi chẳng lấy đó làm điều quan trọng hay ghê gớm, bởi chính mình cũng đâu có hoàn hảo gì. Có người hàng xóm kể lại, trong nhà mình có chuyện gì là bên ngoài họ biết hết, tất nhiên, chỉ có bác Dần đưa ra. Nhưng tôi nói: “Đằng nào thì sự thật cũng đúng vậy và chuyện cũng chỉ đến thế là hết. Làm gì có gì để mà nói nữa. Người ta có biết thì cũng có ai làm hại gì mình đâu”. Tôi nghĩ “Chả nhẽ người ta câm à. Bác ấy cũng cần tạo ra cho mình mối quan hệ xã hội, cũng cần hỏi han chuyện trò”. Bác biết nhiều người, nhiều chuyện bên ngoài xóm hơn cả tôi. Bác có kể ra thì cũng như một nhu cầu giao tiếp thôi chứ biết nói chuyện gì. Quan trọng là bác ấy không hề có ác ý nói xấu hay bịa đặt là được. Tôi chẳng bao giờ nghĩ ác về bác Dần được. Mỗi lần cần nhắc nhở bác, tôi chỉ nói rất ít, không trách một lời nào, chỉ bảo: “Bác đừng có dại, những người mà bác nói chuyện tông tốc ra với họ, họ quay lại nói với em đấy. Họ chẳng phải là những người kín miệng gì đâu”. Thế là bác ấy phải suy nghĩ chứ. Bác lớn tuổi hơn mình, nói không cẩn thận, dễ làm bác ấy tự ái. Có những người buôn chuyện hoặc đưa đẩy câu chuyện theo kiểu ác ý, thậm chí bịa đặt thêm cho tăng phần quan trọng của họ, nhưng cũng có những người lại buôn chuyện một cách hồn nhiên, vô thức không hề ác ý. Bác Dần là loại người thứ hai.
Sắp tới, nếu chúng tôi phải về Hà Lan, xa bác Dần, gia đình tôi sẽ rất nhớ bác. Avi, thằng bé lớn của tôi dính bác Dần hơn dính mẹ. Có thời gian, cứ đến tối, cậu lại mau chóng đi theo bác Dần về phòng bác ngủ cùng chứ đâu có ngủ với mẹ hay ngủ trên giường của cậu. Đi cùng với mẹ và em sang ở với bố một thời gian, chỉ được hai ngày là cậu đã gào lên nghe đến sốt ruột: “Mẹ ơi, đi về quê bác Dần. Về nhà bác Dần đi”. Tức là về nhà ở Việt Nam với bác Dần. Thế là phải gọi điện thoại về cho cu cậu nói chuyện với bác Dần. Vừa nghe thấy giọng bác Dần là cu cậu vừa ríu rít nói vừa chảy nước mắt ra vì mừng. Là người đón tay cả hai thằng bé từ bệnh viện, bác Dần quí chúng như con. Trong khi hai mẹ con còn đang yếu, đỏ hỏn vì mới sinh, một tay bác Dần lo lắng hết. Tôi và bác cùng học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Bác Dần với tôi còn quí giá hơn người ruột thịt. Là người tôi có thể nhờ cậy, có thể ở bên tôi lúc hoạn nạn.
Bố mẹ bác Dần có chia cho bác một mảnh vườn, có sổ đỏ đứng tên bác đàng hoàng. Sau nhiều năm làm việc ở thành phố, giờ bác đang cất nhà trên mảnh vườn ấy. Khi xây nhà, bác Dần tâm sự: “Dù là nhà ở quê, nhưng nhờ những năm tháng sống với cô, tôi cũng được hưởng những tiện nghi sinh hoạt văn minh, bây giờ tôi cũng phải dấn lên để xây một cái buồng tắm có nước nóng lạnh với xí bệt như ngoài thành thị. Tuy nhỏ thôi nhưng nhất thiết phải có. Cô có biết tại sao tôi phải làm thế không, tôi phòng trước, mỗi khi Avi về thăm tôi nó không sợ bẩn”. Bây giờ, người quê bác Dần đa phần vẫn dùng cái nhà vệ sinh hai ngăn. Bác đã lo chăm sóc cho Avi trước cả chục năm trời. Nghe cảm động đến mềm cả lòng.
Khi tôi rủ bác, nếu cả gia đình tôi chuyển về Hà Lan sống, bác có muốn đi không, bác Dần trả lời rất đúng mức. “Tôi hỏi cô, tôi đi làm gì. Chắc chắn tôi sẽ nhớ bọn trẻ lắm, nhưng đến lúc đó, bọn trẻ thì đã lớn, chồng cô cũng nghỉ hưu, lại thêm cô cũng ở nhà nữa. Hai người trông nom bọn trẻ là đủ, một người đưa đón đi học, một người cơm nước, thế tôi thành người thừa à!”. Tôi bảo bác Dần, bác cử suy nghĩ kỹ về lời đề nghị đi Hà Lan với gia đình tôi. Nếu bác không đi, có dịp chắc chắn cả nhà sẽ về quê thăm bác hoặc đón bác sang chơi. Nghe nói đi chơi vài bữa thì bác Dần đồng ý ngay chứ ở lâu dài là dứt khoát không.
Thỉnh thoảng có những chuyện buồn bã bực bội với anh chị em trong gia đình, bác Dần cũng tâm sự với tôi. Ngược lại, tôi cũng thế, trút sang bác Dần những chuyện bực bội khó chịu là an toàn nhất. Mọi người bảo sao mạng hai người này hợp nhau thế, bác Dần cũng công nhận: “Tôi chỉ hợp cô Vân thôi”. Tôi thì lại nghĩ có lẽ vì cả hai chúng tôi đều là những người đàn bà dễ bị tổn thương, chúng tôi cần nhau để xoa dịu cho nhau những vết thương lòng mà thôi.
Và Thượng đế sẽ bù trì tất cả…
14
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai…
Trong nỗi bất hạnh của cuộc sống vợ chồng, mỗi người đàn bà có một cách cư xử khác nhau. Từ khi lao vào cuộc tình bất hạnh, tôi đâm nghi ngờ tất thảy những gì đang diễn ra trước mắt mình.
Có những cặp vợ chồng trông thật đẹp đôi, vừa lứa. Như một đôi sam bên nhau, họ như ngầm muốn bảo: Các người đang bất hạnh ư? Các người đang đau khổ ư? Kệ. Chỉ chúng tôi mới là người hạnh phúc. Có nên tin không? Còn tôi, tôi luôn cảnh giác nghi ngờ. Trong đầu tôi luôn dội lại một điều: Cuộc đời này diễn ra không hề đơn giản như mắt ta đang nhìn thấy. Tất cả chỉ là cái vỏ ngoài che đậy. Sau nụ cười kia, rất có thể là những giọt nước mắt âm thầm đau khổ không muốn bị ai nhìn thấy.
Nhìn những người có vẻ bề ngoài sang trọng, mặt hoa da phấn, trông nhàn nhã thảnh thơi, tôi lại thầm hỏi: Có thật không vẻ nhàn nhã thảnh thơi kia? Có thật không vẻ sang trọng kia? Và có thật không cả cái sắc đẹp kia nữa? Ai mà biết được, khi bóng đêm phủ xuống vạn vật, cái xấu cái đẹp, cái sang cái hèn nhòa lẫn… Trong đêm đen thăm thẳm khôn lường, chỉ có giọt nước mắt và nỗi bất hạnh là có thật. Cứ thế, tôi đi từ ngộ nhận này sang ngộ nhận khác với con mắt ngày càng bi quan chán nản. Tôi biến cuộc đời tôi dưới bóng đêm thành cuộc đời có thực, biến cuộc đời thực của tôi trong mắt người đời thành cuộc đời giả, thành bến đời đỗ tạm. Như con tàu không bến, sau mỗi lần tránh tàu, con tàu thật đi qua, con tàu tôi lao tới, không có đường ra, không có điểm dừng. Dừng là chết. Và tôi cứ lao đi, lao đi vô định…
Trong ánh sáng ban ngày, vạn vật đều trở nên quá trần trụi Trần trụi đến mức giả dối. Căm ghét ánh sáng thiên nhiên đã dành, tôi còn căm ghét cả cái ánh sáng từ những ngọn đèn đường rọi vào tôi khi đứng chờ Người ấy. Tôi ghét lây sang cả những vệt đèn pha quét nhanh từ những chiếc xe hơi vội vã. Nó cho người đời thấy tôi đứng run rẩy chờ anh trong cái buốt lạnh của mùa đông. Tôi đồng hành cùng bóng đêm bao dung che chở. Nó cho tôi bộc lộ cuộc đời thực của mình mà không bị ai ngăn cản. Cho tôi thỏa thích nói những gì tôi cần nói với người tình đầu: Em yêu anh, em cần có anh.
Từ nỗi đau đời mình, tôi thương tôi và thương cảm luôn cả những số phận bất hạnh như tôi: đàn bà.
Thân phận đàn bà nói chung thật muôn bề cay đắng. Từ lúc lấy chồng, cuộc đời người đàn bà có thêm bao gánh nặng. Chẳng ai bắt họ phải thế. Dường như là họ tự nguyện. Tự nguyện vất vả hi sinh để được nghe tiếng cười trong trẻo của con thơ; tự nguyện cắn răng chịu đựng khi biết chồng bội bạc để được thấy gia đình êm ấm đoàn tụ; tự nguyện nhoài lưng lo nuôi sống gia đình bởi xấu chàng hổ ai; tự nguyện hứng chịu mọi thua thiệt để đổi lấy hai chữ hạnh phúc. Trớ trêu thay, sau tất thảy sự hi sinh đức quên mình đó, họ chỉ tìm thấy bất hạnh. Tổ ấm hóa ra là không có thật, họ kín đáo giấu đi trái tim tan nát. Chỉ đến khi mái tóc đã điểm bạc, người chồng đã bỏ đi, con cái cũng ra đi nốt (vì nước mắt có bao giờ chảy ngược), người đàn bà mới giật mình tỉnh mộng. Đức hi sinh quên mình là thế này ư?
Nhiều khi, tôi chỉ muốn kêu lên, gào lên: Người đàn bà ơi, hãy dũng cảm lên, hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đừng chấp nhận cái gọi là số phận. Ta phải đủ mạnh mẽ để số phận phải theo ta. Ta phải đủ trí khôn để không bị số phận ru ngủ ta dẫn dắt ta vào bể đời trầm luân khổ ải. Ta phải đủ thiện tâm để làm mềm lòng cả những con người độc ác xấu xa… Ơi người đàn bà ơi…
***
Người đàn bà xinh đẹp đôn hậu của Người ấy có biết chồng mình đã lặng lẽ ra khỏi vòng tay êm ấm gia đình? Có. Chị có biết. Chị biết từ đầu đến cuối. Khi bị phản bội, linh cảm người đàn bà mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng chị im lặng. Sự im lặng chất chứa nỗi đau. Tôi biết, dưới đáy sự im lặng chồng chất ấy là nỗi đau tột cùng. Người ấy và chị là sự kết hợp của một cặp “trai tài gái sắc”. Họ không giàu có nhưng sang trọng hiểu biết. Gia đình họ làm tôi choáng ngợp, làm tâm hồn cô gái tuổi hai mươi trong tôi nuôi nấng ước mơ…
Niềm mơ ước len lỏi lớn dần thành khát vọng vươn tới, nhưng bước chân tôi mới run rẩy hoảng loạn làm sao! Mười năm trời chị lặng lẽ theo dõi tôi mà không một lần làm tổn thương tôi. Chắc hẳn chị hi vọng một ngày nào đó lương tâm tôi sẽ thức tỉnh, và tôi phải tự nguyện rời xa chồng chị, Người ấy…
Chị ấy và tôi, hai thân phận đàn bà trót đem lòng yêu thương một người đàn ông, không biết chị có ghen với tôi không nhưng tôi tự ghen với hạnh phúc được làm mẹ của chị. Chị cũng bất hạnh như tôi nhưng chị còn có những đứa con để dụi đầu vào mà khóc. Chị còn có những tâm hồn trẻ thơ bù đắp mất mát khổ đau. Chính những đứa con đã giúp chị có thêm nghị lực để sống. Còn tôi? Tôi yêu và được yêu. Nhưng song hành với tình yêu ấy luôn là sự lén lút, day dứt, giằn vặt.
Tôi coi bóng đêm là bạn, mặt trời là kẻ thù. Tôi trở thành kẻ vô danh, tôi chẳng là ai cả. Trong yêu thương của bóng đêm, anh gọi tôi là Người vợ thương yêu của anh, tôi gọi anh là Người chồng thương yêu của em. Ngoài chúng tôi ra, người thân, bạn bè, người đời… không ai biết, không ai chấp nhận tình yêu tội tình ấy. Vậy nên, là Vợ mà không phải Vợ, là Chồng mà chẳng phải là Chồng.
Trớ trêu thay!
Suốt thời gian anh trở lại nước Nga để bảo vệ luận án, tôi và chị, hai người đàn bà ở nhà cùng trông ngóng tin anh, cùng khắc khoải chờ anh, mỗi người ôm một nỗi đau giấu kín. Như tôi đã nói, trong nỗi bất hạnh của đời sống vợ chồng, người đàn bà có nhiều cách cư xử khác nhau. Chắc hẳn vợ anh ấy cũng phải nhiều đêm trằn trọc để tìm ra một giải pháp đối phó với tôi…
Không như những người đàn bà thông thường mất chồng, chị không trút giận dữ phũ phàng lên đầu hai kẻ tội lỗi mà lại cư xử với tôi rất thân mật chân tình. Chủ động gần gũi tôi, coi tôi như một người bạn, chị rủ tôi tham gia vào đời sống gia đình bạn bè của chị. Chị như ngầm mách bảo mọi người: “Đấy, người con gái trẻ dại này đang len lỏi vào sự êm ấm gia đình tôi đấy”. Chị làm như tình cờ khoe cho tôi thấy những lá thư đầy yêu thương của anh, những món quà đặc biệt của anh, sự chăm sóc ân tình của anh dành cho gia đình, cho chị và các con chị chứ không phải ai khác. Không phải cho tôi. Chị đã thành công. Chẳng cần phải nói con tim đau đớn của tôi đã bị “tra tấn” như thế nào…
Bằng tất cả sự khôn ngoan, tấm lòng nhân hậu tử tế, chị như để tự tôi tìm thấy câu trả lời cho cuộc tình tội lỗi của tôi. Chị muốn cảm hóa tôi, khơi dậy trong tôi một lương tâm biết phải trái.
Vào một buổi chiều lặng lẽ, chị hẹn gặp tôi tại một sân chùa. Tôi đến gặp chị với bao nhiêu là hồi hộp, lo lắng, cả sợ hãi… Chị sẽ nguyền rủa tôi? Chị sẽ thuyết phục tôi, kêu gọi tôi từ bỏ mối tình ngang trái với chồng chị? Chị sẽ… Hóa ra, chị đến cửa chùa chỉ để nói với tôi một điều: “Chị rất thương em”.
Phải chăng cũng như tôi, từ nỗi thương thân, chị thương luôn cả tôi, người em nhỏ thơ dại, bất hạnh. Phải là người nhân hậu, rộng lượng thế nào mới có thể cư xử với tôi, kẻ hồn nhiên phạm tội tày trời như vậy! Chính vì thế, bước chân tôi đi càng run rẩy hoảng loạn hơn bao giờ… Chị là người vợ của ban ngày. Tôi là người vợ của bóng đêm. Anh là người chồng của cả hai. Hai thân phận đàn bà bất hạnh.
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai…
Ngày ấy, ba chị em vẫn còn là ba cô gái, trong nhà chưa có tiếng trẻ con. Bác Dần quí tôi nhất vì tôi chưa bao giờ coi bác là người ở. Khách khứa đến chơi nhà, tôi giới thiệu bác Dần là chị họ ở quê ra. Tôi rất vui vì quan hệ của chúng tôi như chị em, như những người thân, thậm chí còn hơn như thế…
Ngay từ đầu, lôi đã tâm niệm, không bao giờ có thể đối xử với bác Dần như đối với người ăn kẻ làm. Tôi hết sức tôn trọng, coi bác như một thành viên trong gia đình, không phân biệt. Càng ngày càng có nhiều người vì nghèo, vì hoàn cảnh mà phải bỏ lại gia đình, quê quán để ra thành phố kiếm sống. Mặc dù cũng xác định là đi làm kiếm miếng ăn, nhưng người ta không được đi làm trong nhà máy hay cơ quan, tối về xum họp gia đình và có những khoảng thời gian riêng tư cần thiết. Người ta phải ở với mình cả đêm cả ngày, không lẽ vì thế mà mình đối xử với người ta như tôi tớ, nỡ để người ta ăn riêng, ăn sau. Nghe nó tủi thân tủi phận lắm. Tôi không thể nào gọi bác Dần là “Ôsin” hay người ở như người đời vẫn gọi họ một cách xách mé, khinh miệt. Tôi tuyệt đối tránh tất cả những lời nói hay hành động khiến bác Dần có thể hiểu lầm là tôi không tôn trọng bác. Mình đối xử với người ta như thế nào thì nhận được về thế ấy.
Bác Dần kể “Khi biết tôi ở với cô mười hai năm rồi, mọi người rất ngạc nhiên hỏi tại sao tôi có thể ở lâu thế trong một nhà. Nhiều người đi làm giúp việc chỉ được dăm bữa nửa tháng là thôi. Họ đi làm không phải chỉ vì miếng ăn mà còn muốn được tôn trọng”. Có người bỏ chồng bỏ con ở nhà quê để đi giúp việc, thỉnh thoảng con đau con ốm lại xin phép chủ đi về, không ở lâu được, hoặc đổi chủ luôn xoành xoạch. May cho tôi (nhưng không may cho bác Dần) là bác không có chồng, không có con. Hồi trẻ bác cũng có một mối tình lãng mạn say đắm lắm, nhưng vì người ta thất hứa nên bác trở thành người ghét đàn ông, thậm chí hận đàn ông. Sống như người đi tu, bác Dần không còn tơ màng đến ai nữa. Nguyện ở vậy nên bác ấy chẳng vướng bận gì. Tôi phải cảm ơn trời vì đã gặp được bác Dần.
Bác Dần là người thật thà, ân tình với tôi còn hơn người ruột thịt. Tôi có thể giao chìa khóa nhà cửa tiền bạc cho bác quản lý chăm lo mà không suy chuyển một chút nào.
Khách nước ngoài ở trọ nhà tôi đều một tay bác chăm lo. Bác là người nhạy cảm nên mình cũng phải biết lựa. Phải có những lời hỏi han quan tâm chăm sóc kịp thời. Quan trọng nhất là tôi đã tạo được cho bác ấy một cảm giác là được độc lập, được tôn trọng, và hoàn toàn không có khoảng cách chủ tớ, không coi bác là người giúp việc. Thậm chí, có nhiều chuyện bức xúc trong cuộc sống, tôi chẳng biết tâm sự với ai ngoài bác Dần.
Bác Dần ăn cơm cùng mâm với gia đình trong những bữa cơm thường nhật đã đành, nhưng ngay cả những bữa cơm bữa tiệc có khách khứa, tôi cũng chẳng bao giờ để bác ấy ngồi ăn một mình. Nếu bác Dần ngại chỗ đông người, rút lui sang phòng khác, tôi lại bưng thức ăn xuống tận nơi. Nếu bác bận với trẻ con, phải ăn sau thì tôi để phần. Mọi người ăn thế nào, bác Dần cũng có thức ăn như thế. Tôi cư xử với bác Dần đúng như tình cảm của tôi dành cho bác, đúng như quan niệm của tôi về mối quan hệ giữa người với người, mà chẳng cần phải cố gắng tỏ ra tử tế. Chính vì thế, bác Dần cũng hết lòng với tôi. Bác là người sống tình cảm. Bác có phòng riêng. Và có chìa khóa tất cả các phòng. Thậm chí, có những đợt tôi đi vắng mấy tháng trời, còn bảo bác Dần nếu hôm nào trời nóng quá bác cứ vào phòng mấy mẹ con mà ngủ cho mát.
Ngày tôi đi cấp cứu mổ đẻ ở viện C, tôi chẳng có ai ruột thịt bên cạnh. Trong hoàn cảnh bị chính mẹ đẻ tuyên bố không mẹ con bà cháu gì cả, tôi đã tìm đến bác Dần như một nơi vô cùng tin cậy. Tôi biết, chỉ có con người này mới là người thực lòng giúp mình đây. Mà không phải chỉ vì vài đồng tiền công nhỏ bé. Mỗi khi tôi gặp hoạn nạn, bác Dần đều hết lòng lo lắng chăm sóc cho tôi như mẹ chăm con. Ở viện C, mọi thứ đều trông cậy vào người nhà. Mỗi sản phụ mổ đẻ phải có ít nhất một hai người nhà đi kèm phục dịch.
Người nhà của tôi lúc đó chỉ có bác Dần. Tất cả những thứ cần cho bà đẻ, thức ăn hay quần áo giặt giũ đều một tay bác lo suốt tám ngày nằm viện C sau ca mổ đẻ, chỉ có bác Dần vất vả ngày đêm túc trực chăm sóc cả hai mẹ con. ơn đó, tôi không thể nào quên Tất nhiên, bác Dần cũng có chứng nọ tật kia, nhưng tôi chẳng lấy đó làm điều quan trọng hay ghê gớm, bởi chính mình cũng đâu có hoàn hảo gì. Có người hàng xóm kể lại, trong nhà mình có chuyện gì là bên ngoài họ biết hết, tất nhiên, chỉ có bác Dần đưa ra. Nhưng tôi nói: “Đằng nào thì sự thật cũng đúng vậy và chuyện cũng chỉ đến thế là hết. Làm gì có gì để mà nói nữa. Người ta có biết thì cũng có ai làm hại gì mình đâu”. Tôi nghĩ “Chả nhẽ người ta câm à. Bác ấy cũng cần tạo ra cho mình mối quan hệ xã hội, cũng cần hỏi han chuyện trò”. Bác biết nhiều người, nhiều chuyện bên ngoài xóm hơn cả tôi. Bác có kể ra thì cũng như một nhu cầu giao tiếp thôi chứ biết nói chuyện gì. Quan trọng là bác ấy không hề có ác ý nói xấu hay bịa đặt là được. Tôi chẳng bao giờ nghĩ ác về bác Dần được. Mỗi lần cần nhắc nhở bác, tôi chỉ nói rất ít, không trách một lời nào, chỉ bảo: “Bác đừng có dại, những người mà bác nói chuyện tông tốc ra với họ, họ quay lại nói với em đấy. Họ chẳng phải là những người kín miệng gì đâu”. Thế là bác ấy phải suy nghĩ chứ. Bác lớn tuổi hơn mình, nói không cẩn thận, dễ làm bác ấy tự ái. Có những người buôn chuyện hoặc đưa đẩy câu chuyện theo kiểu ác ý, thậm chí bịa đặt thêm cho tăng phần quan trọng của họ, nhưng cũng có những người lại buôn chuyện một cách hồn nhiên, vô thức không hề ác ý. Bác Dần là loại người thứ hai.
Sắp tới, nếu chúng tôi phải về Hà Lan, xa bác Dần, gia đình tôi sẽ rất nhớ bác. Avi, thằng bé lớn của tôi dính bác Dần hơn dính mẹ. Có thời gian, cứ đến tối, cậu lại mau chóng đi theo bác Dần về phòng bác ngủ cùng chứ đâu có ngủ với mẹ hay ngủ trên giường của cậu. Đi cùng với mẹ và em sang ở với bố một thời gian, chỉ được hai ngày là cậu đã gào lên nghe đến sốt ruột: “Mẹ ơi, đi về quê bác Dần. Về nhà bác Dần đi”. Tức là về nhà ở Việt Nam với bác Dần. Thế là phải gọi điện thoại về cho cu cậu nói chuyện với bác Dần. Vừa nghe thấy giọng bác Dần là cu cậu vừa ríu rít nói vừa chảy nước mắt ra vì mừng. Là người đón tay cả hai thằng bé từ bệnh viện, bác Dần quí chúng như con. Trong khi hai mẹ con còn đang yếu, đỏ hỏn vì mới sinh, một tay bác Dần lo lắng hết. Tôi và bác cùng học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Bác Dần với tôi còn quí giá hơn người ruột thịt. Là người tôi có thể nhờ cậy, có thể ở bên tôi lúc hoạn nạn.
Bố mẹ bác Dần có chia cho bác một mảnh vườn, có sổ đỏ đứng tên bác đàng hoàng. Sau nhiều năm làm việc ở thành phố, giờ bác đang cất nhà trên mảnh vườn ấy. Khi xây nhà, bác Dần tâm sự: “Dù là nhà ở quê, nhưng nhờ những năm tháng sống với cô, tôi cũng được hưởng những tiện nghi sinh hoạt văn minh, bây giờ tôi cũng phải dấn lên để xây một cái buồng tắm có nước nóng lạnh với xí bệt như ngoài thành thị. Tuy nhỏ thôi nhưng nhất thiết phải có. Cô có biết tại sao tôi phải làm thế không, tôi phòng trước, mỗi khi Avi về thăm tôi nó không sợ bẩn”. Bây giờ, người quê bác Dần đa phần vẫn dùng cái nhà vệ sinh hai ngăn. Bác đã lo chăm sóc cho Avi trước cả chục năm trời. Nghe cảm động đến mềm cả lòng.
Khi tôi rủ bác, nếu cả gia đình tôi chuyển về Hà Lan sống, bác có muốn đi không, bác Dần trả lời rất đúng mức. “Tôi hỏi cô, tôi đi làm gì. Chắc chắn tôi sẽ nhớ bọn trẻ lắm, nhưng đến lúc đó, bọn trẻ thì đã lớn, chồng cô cũng nghỉ hưu, lại thêm cô cũng ở nhà nữa. Hai người trông nom bọn trẻ là đủ, một người đưa đón đi học, một người cơm nước, thế tôi thành người thừa à!”. Tôi bảo bác Dần, bác cử suy nghĩ kỹ về lời đề nghị đi Hà Lan với gia đình tôi. Nếu bác không đi, có dịp chắc chắn cả nhà sẽ về quê thăm bác hoặc đón bác sang chơi. Nghe nói đi chơi vài bữa thì bác Dần đồng ý ngay chứ ở lâu dài là dứt khoát không.
Thỉnh thoảng có những chuyện buồn bã bực bội với anh chị em trong gia đình, bác Dần cũng tâm sự với tôi. Ngược lại, tôi cũng thế, trút sang bác Dần những chuyện bực bội khó chịu là an toàn nhất. Mọi người bảo sao mạng hai người này hợp nhau thế, bác Dần cũng công nhận: “Tôi chỉ hợp cô Vân thôi”. Tôi thì lại nghĩ có lẽ vì cả hai chúng tôi đều là những người đàn bà dễ bị tổn thương, chúng tôi cần nhau để xoa dịu cho nhau những vết thương lòng mà thôi.
Và Thượng đế sẽ bù trì tất cả…
14
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai…
Trong nỗi bất hạnh của cuộc sống vợ chồng, mỗi người đàn bà có một cách cư xử khác nhau. Từ khi lao vào cuộc tình bất hạnh, tôi đâm nghi ngờ tất thảy những gì đang diễn ra trước mắt mình.
Có những cặp vợ chồng trông thật đẹp đôi, vừa lứa. Như một đôi sam bên nhau, họ như ngầm muốn bảo: Các người đang bất hạnh ư? Các người đang đau khổ ư? Kệ. Chỉ chúng tôi mới là người hạnh phúc. Có nên tin không? Còn tôi, tôi luôn cảnh giác nghi ngờ. Trong đầu tôi luôn dội lại một điều: Cuộc đời này diễn ra không hề đơn giản như mắt ta đang nhìn thấy. Tất cả chỉ là cái vỏ ngoài che đậy. Sau nụ cười kia, rất có thể là những giọt nước mắt âm thầm đau khổ không muốn bị ai nhìn thấy.
Nhìn những người có vẻ bề ngoài sang trọng, mặt hoa da phấn, trông nhàn nhã thảnh thơi, tôi lại thầm hỏi: Có thật không vẻ nhàn nhã thảnh thơi kia? Có thật không vẻ sang trọng kia? Và có thật không cả cái sắc đẹp kia nữa? Ai mà biết được, khi bóng đêm phủ xuống vạn vật, cái xấu cái đẹp, cái sang cái hèn nhòa lẫn… Trong đêm đen thăm thẳm khôn lường, chỉ có giọt nước mắt và nỗi bất hạnh là có thật. Cứ thế, tôi đi từ ngộ nhận này sang ngộ nhận khác với con mắt ngày càng bi quan chán nản. Tôi biến cuộc đời tôi dưới bóng đêm thành cuộc đời có thực, biến cuộc đời thực của tôi trong mắt người đời thành cuộc đời giả, thành bến đời đỗ tạm. Như con tàu không bến, sau mỗi lần tránh tàu, con tàu thật đi qua, con tàu tôi lao tới, không có đường ra, không có điểm dừng. Dừng là chết. Và tôi cứ lao đi, lao đi vô định…
Trong ánh sáng ban ngày, vạn vật đều trở nên quá trần trụi Trần trụi đến mức giả dối. Căm ghét ánh sáng thiên nhiên đã dành, tôi còn căm ghét cả cái ánh sáng từ những ngọn đèn đường rọi vào tôi khi đứng chờ Người ấy. Tôi ghét lây sang cả những vệt đèn pha quét nhanh từ những chiếc xe hơi vội vã. Nó cho người đời thấy tôi đứng run rẩy chờ anh trong cái buốt lạnh của mùa đông. Tôi đồng hành cùng bóng đêm bao dung che chở. Nó cho tôi bộc lộ cuộc đời thực của mình mà không bị ai ngăn cản. Cho tôi thỏa thích nói những gì tôi cần nói với người tình đầu: Em yêu anh, em cần có anh.
Từ nỗi đau đời mình, tôi thương tôi và thương cảm luôn cả những số phận bất hạnh như tôi: đàn bà.
Thân phận đàn bà nói chung thật muôn bề cay đắng. Từ lúc lấy chồng, cuộc đời người đàn bà có thêm bao gánh nặng. Chẳng ai bắt họ phải thế. Dường như là họ tự nguyện. Tự nguyện vất vả hi sinh để được nghe tiếng cười trong trẻo của con thơ; tự nguyện cắn răng chịu đựng khi biết chồng bội bạc để được thấy gia đình êm ấm đoàn tụ; tự nguyện nhoài lưng lo nuôi sống gia đình bởi xấu chàng hổ ai; tự nguyện hứng chịu mọi thua thiệt để đổi lấy hai chữ hạnh phúc. Trớ trêu thay, sau tất thảy sự hi sinh đức quên mình đó, họ chỉ tìm thấy bất hạnh. Tổ ấm hóa ra là không có thật, họ kín đáo giấu đi trái tim tan nát. Chỉ đến khi mái tóc đã điểm bạc, người chồng đã bỏ đi, con cái cũng ra đi nốt (vì nước mắt có bao giờ chảy ngược), người đàn bà mới giật mình tỉnh mộng. Đức hi sinh quên mình là thế này ư?
Nhiều khi, tôi chỉ muốn kêu lên, gào lên: Người đàn bà ơi, hãy dũng cảm lên, hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đừng chấp nhận cái gọi là số phận. Ta phải đủ mạnh mẽ để số phận phải theo ta. Ta phải đủ trí khôn để không bị số phận ru ngủ ta dẫn dắt ta vào bể đời trầm luân khổ ải. Ta phải đủ thiện tâm để làm mềm lòng cả những con người độc ác xấu xa… Ơi người đàn bà ơi…
***
Người đàn bà xinh đẹp đôn hậu của Người ấy có biết chồng mình đã lặng lẽ ra khỏi vòng tay êm ấm gia đình? Có. Chị có biết. Chị biết từ đầu đến cuối. Khi bị phản bội, linh cảm người đàn bà mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng chị im lặng. Sự im lặng chất chứa nỗi đau. Tôi biết, dưới đáy sự im lặng chồng chất ấy là nỗi đau tột cùng. Người ấy và chị là sự kết hợp của một cặp “trai tài gái sắc”. Họ không giàu có nhưng sang trọng hiểu biết. Gia đình họ làm tôi choáng ngợp, làm tâm hồn cô gái tuổi hai mươi trong tôi nuôi nấng ước mơ…
Niềm mơ ước len lỏi lớn dần thành khát vọng vươn tới, nhưng bước chân tôi mới run rẩy hoảng loạn làm sao! Mười năm trời chị lặng lẽ theo dõi tôi mà không một lần làm tổn thương tôi. Chắc hẳn chị hi vọng một ngày nào đó lương tâm tôi sẽ thức tỉnh, và tôi phải tự nguyện rời xa chồng chị, Người ấy…
Chị ấy và tôi, hai thân phận đàn bà trót đem lòng yêu thương một người đàn ông, không biết chị có ghen với tôi không nhưng tôi tự ghen với hạnh phúc được làm mẹ của chị. Chị cũng bất hạnh như tôi nhưng chị còn có những đứa con để dụi đầu vào mà khóc. Chị còn có những tâm hồn trẻ thơ bù đắp mất mát khổ đau. Chính những đứa con đã giúp chị có thêm nghị lực để sống. Còn tôi? Tôi yêu và được yêu. Nhưng song hành với tình yêu ấy luôn là sự lén lút, day dứt, giằn vặt.
Tôi coi bóng đêm là bạn, mặt trời là kẻ thù. Tôi trở thành kẻ vô danh, tôi chẳng là ai cả. Trong yêu thương của bóng đêm, anh gọi tôi là Người vợ thương yêu của anh, tôi gọi anh là Người chồng thương yêu của em. Ngoài chúng tôi ra, người thân, bạn bè, người đời… không ai biết, không ai chấp nhận tình yêu tội tình ấy. Vậy nên, là Vợ mà không phải Vợ, là Chồng mà chẳng phải là Chồng.
Trớ trêu thay!
Suốt thời gian anh trở lại nước Nga để bảo vệ luận án, tôi và chị, hai người đàn bà ở nhà cùng trông ngóng tin anh, cùng khắc khoải chờ anh, mỗi người ôm một nỗi đau giấu kín. Như tôi đã nói, trong nỗi bất hạnh của đời sống vợ chồng, người đàn bà có nhiều cách cư xử khác nhau. Chắc hẳn vợ anh ấy cũng phải nhiều đêm trằn trọc để tìm ra một giải pháp đối phó với tôi…
Không như những người đàn bà thông thường mất chồng, chị không trút giận dữ phũ phàng lên đầu hai kẻ tội lỗi mà lại cư xử với tôi rất thân mật chân tình. Chủ động gần gũi tôi, coi tôi như một người bạn, chị rủ tôi tham gia vào đời sống gia đình bạn bè của chị. Chị như ngầm mách bảo mọi người: “Đấy, người con gái trẻ dại này đang len lỏi vào sự êm ấm gia đình tôi đấy”. Chị làm như tình cờ khoe cho tôi thấy những lá thư đầy yêu thương của anh, những món quà đặc biệt của anh, sự chăm sóc ân tình của anh dành cho gia đình, cho chị và các con chị chứ không phải ai khác. Không phải cho tôi. Chị đã thành công. Chẳng cần phải nói con tim đau đớn của tôi đã bị “tra tấn” như thế nào…
Bằng tất cả sự khôn ngoan, tấm lòng nhân hậu tử tế, chị như để tự tôi tìm thấy câu trả lời cho cuộc tình tội lỗi của tôi. Chị muốn cảm hóa tôi, khơi dậy trong tôi một lương tâm biết phải trái.
Vào một buổi chiều lặng lẽ, chị hẹn gặp tôi tại một sân chùa. Tôi đến gặp chị với bao nhiêu là hồi hộp, lo lắng, cả sợ hãi… Chị sẽ nguyền rủa tôi? Chị sẽ thuyết phục tôi, kêu gọi tôi từ bỏ mối tình ngang trái với chồng chị? Chị sẽ… Hóa ra, chị đến cửa chùa chỉ để nói với tôi một điều: “Chị rất thương em”.
Phải chăng cũng như tôi, từ nỗi thương thân, chị thương luôn cả tôi, người em nhỏ thơ dại, bất hạnh. Phải là người nhân hậu, rộng lượng thế nào mới có thể cư xử với tôi, kẻ hồn nhiên phạm tội tày trời như vậy! Chính vì thế, bước chân tôi đi càng run rẩy hoảng loạn hơn bao giờ… Chị là người vợ của ban ngày. Tôi là người vợ của bóng đêm. Anh là người chồng của cả hai. Hai thân phận đàn bà bất hạnh.
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook