Lễ Diễu Hành Phục Sinh (The Easter Parada)
-
Chương 3
Họ cưới nhau vào mùa thu năm 1941, trong một nhà thờ nhỏ Episcopal mà Pookie lựa chọn. Emily nghĩ là đám cưới khá ổn, ngoại trừ chiếc váy mà cô mặc làm phù dâu dường như thu hút sự chú ý về bộ ngực nhỏ của mình, và cũng là việc mẹ cô khóc suốt trong buổi lễ. Pookie đã dành rất nhiều tiền cho chiếc váy riêng của mình và một chiếc mũ đắt tiền, cả hai đều ở trong sắc thái mới với tên gọi Shocking Pink, và chị đã dành ra nhiều ngày để nói chuyện với bất kỳ ai lắng nghe cùng một câu chuyện đùa tẻ nhạt. “Sẽ trông như thế nào ở trên báo nhỉ?” chị hỏi không biết bao lần, ấn ngón tay giữa vào môi trên. “Mẹ cô dâu mặc “Shocking Pink!”
“Chị cũng uống quá nhiều ở bữa tiệc, và khi đến lúc chị nhảy với Geoffreey Wilson chị nháy mắt và rơi vào tay ông ta một cách mơ mộng như thể trông ông ta chứ không phải con trai của ông ta giống Laurence Olivier vậy. Ông ta cảm thấy ngượng và cố nới lỏng tay mình ra khỏi lưng chị, nhưng chị dính chặt vào ông như một con sên vậy.
Walter Grimes hầu như là chỉ có một mình trong suốt bữa tiệc; anh đứng đó nâng niu ly rượu Xcốt, sẵn sàng mỉm cười với Sarah bất cứ khi nào cô cười với bố. Sarah và Tony đi Cape Cod một tuần, trong khi Emily nằm nhà lo lắng cho họ. (Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Sarah quá lo lắng để làm được việc đó một cách đúng đắn ở lần đầu? Và nếu nó không phải là lần đầu, bạn có thể nói gì trong khi bạn chờ đợi để thử lại? Và nếu nó trở thành một vấn đề của sự cố gắng, chẳng phải nó đã làm hỏng mọi việc rồi hay sao?) Rồi họ sẽ ổn định ở nơi mà Pookie mô tả như một “căn hộ nhỏ bé khốn khổ” gần nhà máy chế tạo Máy bay Magnum.
“Nhưng đó chỉ là tạm thời thôi,” chị sẽ nói với các bạn chị như vậy qua điện thoại. “Trong vài tháng chúng sẽ chuyển đến điền trang của Wilson. Tôi đã nói với bạn về điền trang của Wilson chưa nhỉ?” Geoffrey Wilson thừa hưởng từ cha mình, tám hec-ta đất ở một làng nhỏ của St.Charles, ở Bờ Bắc của Long Island.
Chỗ đó có một ngôi nhà mười bốn phòng (Pookie luôn tả nó như một “ngôi nhà cổ xưa tuyệt vời”, mặc dầu chị chưa nhìn thấy nó lần nào); đó là nơi mà Geoffrey và Edna sẽ sống ngay sau khi hợp đồng thuê nhà ở đây kết thúc. Có một ngôi nhà nhỏ tách biệt trên khu đất đó và nó thật là thích hợp với Sarah và Tony; chẳng phải nghe như một sự sắp xếp lý tưởng hay sao? Pookie nói quá nhiều về điền trang của Wilson suốt cả mùa đông và dường như chị chỉ kịp nhận ra là chiến tranh đã bắt đầu, nhưng Emily hầu như không nhận ra gì hết. Tony là một công dân Mỹ, cuối cùng thì là như vậy; cậu sẽ có thể bị bắt quân dịch, được đào tạo và bị chuyển đến một nơi nào đó để cái đầu đẹp trai của mình sẽ bị ai đó thổi tung.
“Tony nói sẽ không có gì phải lo lắng cả,” Sarah cam đoan với mẹ vào ngày Pookie và Emily đến thăm “căn hộ khốn khổ”. “Thậm chí nếu anh ấy bị đi quân dịch, người lãnh đạo của Magnum chắc cũng sẽ sắp xếp cho anh ấy quay lại nhà máy như một nhân viên biên chế hải quân. Vì Tony không chỉ làm việc ở Magnum; trên thực tế anh ấy là một kỹ sư. Anh ấy đã có gần ba năm học nghề ở một nhà máy cơ khí ở Anh - đó là cách họ áp dụng ở bên đó, mẹ biết đấy, họ dùng trường đào tạo nghề thay vì trường cơ khí - và mọi người ở Magnum đã nhận ra điều đó. Anh là một người rất có ích”.
Trông cậu không giống như một người có ích khi cậu về nhà chiều hôm đó, mặc bộ quần áo lao động màu xanh với phù hiệu nhân viên kẹp trên đầu, mang trên tay hộp thức ăn trưa mỏng, nhưng mặc dù với trang phục như vậy cậu vẫn toát lên vẻ cường tráng tao nhã thân quen và hấp dẫn. Có thể là Sarah đã đúng.
“Ý con là,” cậu nói. “Mẹ không ở lại uống với chúng con một ly à?”
Cậu và Sarah ngồi sát cạnh nhau trên ghế sofa và cẩn thận thực hiện theo trình tự giống như ở quán Anatole, quàng tay nhau và nhấp ngụm đầu tiên.
“Anh chị luôn làm như vậy à?” Emily gặng hỏi.
“Luôn làm như vậy,” Sarah nói.
Mùa xuân năm đó Emily được nhận học bổng toàn phần của trường Barnard. “Tuyệt quá!” Pookie nói. “Em à, mẹ tự hào về em quá. Xem này: con là thành viên đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.”
“Ngoại trừ bố chứ ạ, ý mẹ là như thế?”
“Ừ, mẹ nghĩ thế; nhưng ý mẹ là gia đình mình. Dù sao thì điều đó cũng thật là tuyệt vời. Xem nào, chúng ta cần làm gì ngay nào. Chúng ta hãy gọi Sarah và nói ngay với chị, và rồi con và mẹ sẽ mặc quần áo thật đẹp và đi ăn mừng.”
Họ có gọi Sarah - cô nói cô rất vui - và rồi Emily nói “Con sẽ gọi bố, được không ạ?”
“Được thôi, nếu con muốn.”
“... Học bổng toàn phần?” Bố cô nói.
“Wow, con chắc hẳn đã rất gây ấn tượng với họ...”
Cô sắp xếp thời gian gặp bố ngày hôm sau, ở một trong những nhà hàng ở tầng hầm tối tăm mà bố cô thích gần toà thị chính Thành phố.
Cô đến đó trước và đợi ở gần phòng thay đồ, cô nghĩ trông bố già một cách đáng ngạc nhiên lúc bố đi xuống, mặc một chiếc áo mưa không được sạch lắm.
“Chào cưng” ông nói. “Chúa ơi, con cao quá. Chúng tôi muốn một bàn cho hai người, George.”
“Vâng, thưa ông Grimes.”
Và có thể bố chỉ là một nhân viên bàn giấy, nhưng người quản lý nhà hàng đã biết tên bố. Người hầu bàn cũng biết tên bố nữa - thậm chí còn biết mang ra cả loại uýtki nào và đặt nó trước mặt bố.
“Thật là tuyệt quá về việc của con với trường Barnard,” ông nói. “Đó là tin tốt nhất mà bố đã có được không biết là bao năm rồi.” Rồi ông ho, “Xin lỗi con.”
Ly rượu đã làm ông tỉnh lại - mắt ông sáng lên và miệng ông mím lại một cách hài lòng - rồi ông uống ly thứ hai trước khi thức ăn được mang đến.
“Bố đã học có học bổng ở trường Syracuse ạ?” Cô hỏi. “Hay bố học đóng tiền?”
Trông người bố thật khó xử. “Học ở Syracuse? Cưng à, bố không “học”. Bố chỉ đến ở Syracuse có một năm và sau đó bắt đầu công việc làm báo ở đó.”
“Oâi.”
“Ý con là con nghĩ bố là một sinh viên tốt nghiệp đại học? Con có suy nghĩ đó từ đâu đấy? Từ mẹ con phải không?”
“Con nghĩ thế, vâng.”
“À, mẹ con luôn xử lý thông tin theo cách riêng của mình.”
Ông không ăn hết thức ăn, cà phê được mang đến, ông nhìn cốc cà phê chăm chú như thể nó không hấp dẫn ông chút nào. “Bố đã mong rằng Sarah có thể vào đại học,” ông nói. “Đương nhiên, cũng tốt thôi khi chị con có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và với tất cả những điều đó thì dù sao Học vấn vẫn là một điều tuyệt diệu.” Rồi cơn ho lại tấn công ông. Ông quay ra khỏi bàn, ấn chiếc khăn tay vào miệng và mũi, và một mạch máu nhỏ nổi lên ở thái dương ông khi ông cứ ho mãi như vậy.
Khi cơn ho chấm dứt, hay là gần như chấm dứt, ông với lấy cốc nước và uống một ngụm. Dường như ly nước cũng giúp ích - ông đã có thể thở sâu - nhưng rồi khi ông thở thì cơn ho lại đến.
“Bố ho nặng quá,” cô nói khi bố hồi lại.
“À, chỉ là do bị cảm thôi; chủ yếu là vì thuốc lá chết tiệt. Con có biết gì không? Hai mươi năm kể từ bây giờ trờ đi thuốc lá là trái luật. Người ta phải mua chúng từ người buôn lậu, theo cách mà chúng ta đã làm trong thời kỳ cấm nấu và bán rượu. Con đã nghĩ về môn nào là phân môn chính chưa?”
“Tiếng Anh, con nghĩ thế.”
“Tốt. Con sẽ cần phải đọc những cuốn sách tốt. À, mà con cũng cần phải đọc cả những cuốn sách không tốt nữa, nhưng rồi con sẽ học cách phân biệt được những cuốn sách đó. Con sẽ sống trong một thế giới của những ý tưởng trong hoàn toàn bốn năm trước khi con phải tự cảm nhận thấy bất kỳ một điều tầm thường nào như hiện thực hàng ngày vậy - đó là điều thú vị của trường đại học. Con có muốn ăn tráng miệng không, thỏ con?”
Khi cô về nhà ngày hôm đó cô nghĩ phải đối mặt với mẹ về sự thật của trường Syracuse, nhưng lại quyết định không nói nữa. Không có hy vọng là sẽ thay đổi được Pookie.
Hay dường như cũng không hy vọng thay đổi được cách tiêu khiển buổi tối kể từ khi Sarah lấy chồng. Thỉnh thoảng Wilson mời họ lên gác, hay ông xuống dưới; thường xuyên hơn là hai người bọn họ ngồi đọc báo ở phòng khách, trong khi ô tô con và ô tô buýt của Đại lộ thứ Năm kêu o o chạy qua cửa sổ. Một trong hai người sẽ ăn đĩa kẹo mềm, dùng để giết thời gian hơn là khao khát thưởng thức chúng thực sự, và vào những ngày Chủ nhật, có những chương trình hay trên đài, nhưng hầu hết thời gian họ lười nhác như thể họ không có gì để làm ngoài việc chờ đợi điện thoại reo. Và liệu có gì có thể ít phù hợp hơn thế? Ai lại muốn đánh thức một người đã ly dị chồng đang già đi với hàm răng xấu xí, hay một cô gái gầy nhom, không ưa nhìn luôn tự ti với chính bản thân mình?
Một tối Emily dành một nửa giờ đồng hồ ngắm mẹ mình lật giở những trang tạp chí. Pookie luôn chậm chạp, một cách lơ đãng nhấp ngón tay cái vào môi dưới ướt át và rồi lại dùng ngón tay cái đó để lật giở dễ dàng hơn từng góc phải của trang tạp chí; nó làm cho góc của mỗi trang lóng lánh và bị hoen mờ vết son. Và tối nay mẹ ăn kẹo, điều này có nghĩa là có một lượng nhỏ pha trộn của kẹo và son trên từng trang giấy. Emily nhận thấy cô không thể quan sát mà không nghiến răng. Nó cũng làm cho da đầu bị đau, và làm cho cô bị khó chịu ở trên ghế. Cô ngồi dậy.
“Con nghĩ là con sẽ đi xem phim,” cô nói. “Hình như có chiếu một bộ phim hay ở rạp ở Phố thứ Tám.”
“À, thế à. Được thôi, nếu con muốn.”
Cô trốn ra nhà tắm để chải đầu, và rồi cô ra khỏi ngôi nhà, đi bộ về Quảng trường Washington, thở thật sâu không khí dễ chịu và tuỳ hứng bước từng bước kiêu hãnh và treo mình trong chiếc váy màu vàng gần như mới. Trời vừa tối và những chiếc đèn công viên rực rỡ trên cây.
“Thưa cô,” một người lính cao đi bên cạnh cô. “Cô làm ơn chỉ cho tôi quán Nick ở đâu? Quán nhạc Jazz?”
Cô dừng lại trong lúng túng. “Dạ, tôi có biết... ý tôi là tôi đã ở đó đôi ba lần... nhưng hơi khó có thể chỉ cho anh đi đến đó từ đây. Tôi nghĩ rằng tốt nhất là anh nên đi xuống Waverly về phía Đại lộ số Sáu, không, Đại lộ số Bảy, và rồi rẽ trái - ý tôi là rẽ phải - rồi đi lên phố trên vào khoảng bốn hay năm - không, gượm đã; cách đi nhanh nhất là nên đi xuống phố thứ Tám để đến Đại lộ Greenwich; nó sẽ dẫn anh...”
Và hầu như thời gian cô lập bập nói theo cách đó, đưa tay để chỉ những hướng không chính xác, anh đứng đó mỉm cười với cô một cách kiên nhẫn. Anh là một chàng trai chất phác với đôi mắt phúc hậu, và trông anh gọn gàng trong bộ quân phục mùa hè màu nâu vàng nhạt tươi.
“Cám ơn cô,” anh nói khi cô kết thúc việc chỉ đường. “Nhưng tôi có ý hay hơn. Sao cô không thử đi xe tuyến Đại lộ thứ Năm nhỉ?”
Bước lên bậc cầu thang cong, dốc đứng của chiếc xe buýt hai tầng mở mui dường như trước kia chưa bao giờ là sự bắt đầu của một chuyến đi đầy nguy hiểm, hay là nó đã từng làm cho cô nhận ra tim cô đập rộn ràng. Khi họ đi ngang qua nhà cô, cô lùi lại và ngoảnh mặt đi vì nhỡ khi Pookie bất chợt nhìn ra ngoài cửa sổ.
Một điều may mắn là người lính đó là người nói chủ yếu. Tên anh là Warren Maddock hay Warren Maddox gì đó - cô sẽ hỏi lại anh sau. Anh đang ở giai đoạn chuyển quân ba ngày từ Camp Croft, Nam Carolina, nơi anh đã hoàn thành khoá đào tạo bộ binh, và chẳng bao lâu nữa là anh sẽ được “chuyển đến sư đoàn”, dù có là nghĩa gì đi nữa. Nhà của anh ở một thị trấn nhỏ ở Wisconsin; anh là con đầu trong gia đình bốn anh em, bố anh làm những công việc về lợp mái. Đây là lần đầu anh đến New York.
“Cô sống ở đây à, Emily?”
“Không, tôi sống ở ngoại ô.”
“Thì ra là thế. Thật là hài hước nếu một ai đó dành cả đời mình để sống ở đây, không bao giờ có cơ hội ra ngoài để chạy hay làm một điều gì đó. Ý tôi là đó là một thành phố lớn, đừng hiểu sai tôi; tôi chỉ muốn hàm ý là tôi nghĩ ngoại ô sẽ tốt hơn cho sự lớn lên. Cô đang học trung học à?”
“Không, tôi đang chuẩn bị vào trường Barnard vào mùa thu.” Sau một lúc cô nói thêm “Tôi được học bổng ở đó.”
“Học bổng á! Hey, chắc là cô học giỏi lắm. Tôi nên chăm sóc cẩn thận một cô gái như cô.” Và rồi anh để cho tay mình trượt khỏi lưng tựa bằng gỗ của chỗ ngồi để đặt lên vai cô; ngón tay cái to lớn của anh bắt đầu xoa xoa vào phần thịt gần cổ áo cô khi anh nói.
“Bố cô làm nghề gì?”
“Bố tôi là một người làm báo.”
“À. Có phải ở tòa bang New York ở khu phố trên không?”
“Vâng.”
“Tôi nghĩ thế. Hài hước thật. Tôi đã có một bức ảnh của cô, nhưng cô sẽ không tưởng tượng ra được nó to đến mức nào đâu. Cô có một mái tóc đẹp, Emily. Tôi chưa bao giờ thích những cô gái tóc xoăn; tóc thẳng đẹp hơn nhiều...”
Một nơi nào đó ở phía trên khu phố Bốn mươi hai anh đã hôn cô. Đây không phải là lần đầu cô được hôn - thậm chí đây không phải là lần đầu tiên cô được hôn ở trên xe buýt của đại lộ thứ Năm; một trong những cậu bé ở trường trung học đã dũng cảm làm việc đó - những, đây là một nụ hôn thuộc về - mãi mãi.
Ở đại lộ thứ Năm mươi chín, anh thì thầm “Mình đi bộ nhé,” và giúp cô bước xuống những bậc thang kêu ầm ầm; rồi họ ở trong Công viên Trung tâm, tay anh vẫn ôm lấy cô. Chỗ này của công viên toàn lính và các cô gái: họ ngồi âu yếm trên ghế băng dài, họ đi bộ thành nhóm hay thành từng đôi với tay trong tay. Một vài cô gái lang thang để tay ở túi quần của lính; một vài cô khác để tay cao hơn, phía trên dưới lồng ngực. Cô tự hỏi không biết là có nên vòng tay qua Warren Maddock hay Maddox không, nhưng dường như hơi quá sớm với buổi làm quen của họ. Tuy nhiên, cô đã hôn anh: có thể là “sớm” hay “muộn” thì cũng có vấn đề gì đâu?
Anh vẫn đang nói. “Không, nhưng thật là hài hước: thỉnh thoảng bạn gặp một cô gái và thật không may mắn chút nào; những lần khác thì lại may mắn. Giống như, tôi chỉ mới biết em trong vòng nửa giờ, và bây giờ chúng ta như những người bạn cũ vậy...”
Anh đưa cô đến một con đường mà ở đó dường như không có một cái đèn nào. Khi họ thả bộ, anh thả tay từ bờ vai cô xuống và đưa chúng lên, vòng tay đặt tay vào ngực cô. Ngón tay cái của anh bắt đầu dò đúng vào cái núm vô cùng nhạy cảm và dựng đứng lên của cô, làm cho đầu gối cô khuỵu xuống, và vòng tay cô ôm lấy lưng anh như là một việc đương nhiên vậy.
“... Nhiều gã chỉ muốn một điều ở con gái, đặc biệt là sau khi họ ở trong quân ngũ; Tôi không hiểu. Tôi thích được tìm hiểu về con gái - muốn biết cá tính của họ, em có hiểu điều tôi nói không? Em dễ thương lắm, Emily; Tôi luôn thích những cô gái tóc thẳng - ý tôi là em biết đấy, những cô gái mảnh khảnh...”
Chỉ khi cô nhận ra mùi cỏ và đất dưới chân, cô mới nhận ra là họ đã rời khỏi con đường. Anh đang dẫn cô đi qua một bãi cỏ nhỏ, và khi họ gần như rơi vào bóng tối dưới một cái cây xào xạc, không có gì là kinh khủng khi họ cùng chìm xuống đất với nhau: nó trơn mượt như một hành động trên sàn nhảy, và nó dường như được ra lệnh là ngón tay anh phải ở trên núm ti của cô. Trong chốc lát họ quằn quại hôn nhau; bàn tay to của anh đang di chuyển về phía đùi và anh nói “ôi, để anh, Emily, để anh... Được thôi, anh có... để anh, Emily...”
Cô không nói có, những chắc chắn là cô không nói không. Mọi điều anh làm - thậm chí khi anh giúp cô rút một chân khỏi chiếc quần lót - dường như bất chợt vì thật sự khẩn cấp: cô dường như tuyệt vọng và anh đang giúp cô, không còn gì tồn tại trên đời nữa.
Cô mong chờ sự đau đớn nhưng không có thời gian để gồng mình trước khi nó ở đó - nó làm cho cô vô cùng ngạc nhiên - và với nó bắt đầu có một niềm ham muốn tột độ, trào dâng một sự sung sướng trước khi nó bé lại và lả đi. Anh trượt ra khỏi cô, lún một đầu gối xuống cỏ bên cạnh chân cô và lăn mình, thở gấp; rồi anh lại lăn lại và ôm cô trong vòng tay. “Ôi,” anh nói, “Ôi”. Anh phảng phất mùi thoải mái của mồ hôi còn đó và mùi hồ bột của cô-tông.
Cô cảm thấy đau và ướt át và nghĩ rằng mình đang chảy máu, nhưng điều tồi tệ đáng sợ nhất là họ sẽ không tìm ra được chuyện gì để nói với nhau. Bạn sẽ nói gì sau khi làm điều như thế này? Khi họ đã quay trở lại với ngọn đèn ở công viên, cô nói “Váy của em có bị bẩn không?” và sau đó anh đội chiếc mũ hải ngoại vào vô cùng cẩn thận anh lùi lại một bước sau cô để kiểm tra.
“Không, không có gì cả,” anh nói. “Thậm chí em còn không bị dính một chút cỏ nào. Em có muốn ăn một chút mạch nha hay thứ gì đó không?”
Anh đưa cô vào trong xe taxi, đến Quảng trường Thời báo, ở đó họ đứng uống thật nhiều mạch nha sô-cô-la tại quầy và không nói gì cả. Dạ dày cô dường như thắt lại khi uống phải cái đồ uống - cô biết cô sẽ ốm - nhưng dù sao cô cũng uống vì sẽ tốt hơn nếu chỉ đứng đó mà không nói gì. Khi cô uống xong, cơn buồn nôn cấp tính đến mức cô không biết liệu có nên chịu đựng nó trong suốt cả đoạn đường về nhà hay không.
“Em đã xong chưa?” anh nói, trong lúc lau miệng, và đưa cô ra chỗ đi bộ đông người. “Bây giờ hãy nói cho anh biết em sống ở đâu, và chúng ta sẽ xem xem liệu có tìm thấy nhà em ở tầu điện ngầm hay không.”
Mọi người đi qua trông kỳ cục, giống như những nhân vật trong một giấc mơ lo lắng: một thủy thủ đeo kính liếc mắt dâm dật, một người da đen say xỉn trong bộ vét màu tím, một bà già lẩm bẩm đang xách bốn chiếc túi mua hàng. Có một công-ten-nơ rác thải thành phố về lưới điện ở góc phố và bà ta chạy về phía đó và bắt kịp được nó. Anh đi lên phía cô, cố cầm tay cô nhưng cô đã giũ tay anh ra: cô muốn vượt qua được sự bẽ bàng và trống trải này một mình. Khi cơn đau thắt chấm dứt, thậm chí chỉ là một cơn đau khan, cô thấy một vài tờ giấy ăn Kleenex trong ví và lau miệng, nhưng mùi mạch nha sô-cô- la nôn mửa vẫn còn nhiều trong cổ và mũi cô.
“Em ổn chứ, Emily?” Anh gặng hỏi. “Em có muốn uống một chút nước không?”
“Không, em ổn. Em xin lỗi.”
Trong tàu điện ngầm ở khu vực thương mại anh ngồi đó đọc quảng cáo hay quan sát những khuôn mặt của hành khách đi lại ở lối đi, không nói gì cả. Thậm chí nếu cô biết phải bắt đầu câu chuyện như thế nào thì tầu điện ngầm cũng quá ồn - họ sẽ phải hét lên - và một lúc sau một suy nghĩ khác, u sầu hơn hiện lên trong cô: bây giờ cô đã nôn, anh chắc hẳn sẽ không muốn hôn cô chào tạm biệt. Khi họ ra khỏi tàu điện ngầm, không khí trong lành cảm thấy thật dễ chịu, nhưng sự im lặng của họ vẫn tiếp diễn suốt dọc đường đến tận Quảng trường Washington và tới đến đúng nơi mà họ đã gặp nhau.
“Nhà của em ở đâu, Emily?”
“Ôi, anh không nên đưa em về. Em sẽ chào tạm biệt ở đây.”
“Em có chắc không? Em ổn chứ?”
“Chắc mà. Em ổn thôi.”
“Vậy thì được rồi.” Và đúng như dự đoán, tất cả những gì anh làm là siết chặt tay cô và hôn cô vào má. “Hãy bảo trọng nhé.” Chỉ sau khi quay lại nhìn theo anh đi khuất cô mới nhận ra rằng thật sai lầm đến nhường nào: họ đã không trao đổi địa chỉ và hứa là sẽ viết cho nhau; thậm chí cô còn không biết rõ tên họ của anh.
“Emmy?” Pookie gọi tên cô từ giường ngủ. “Bộ phim thế nào con?”
Một tuần sau Pookie trả lời điện thoại vào lúc mười giờ sáng.”... Ôi; vâng, xin chào... Ông ta, gì cơ ạ? ôi, trời ơi... Khi nào?... Tôi biết rồi... Ôi Chúa ơi...”
Khi bà dập máy điện thoại, bà nói “Bố con đã mất sáng nay, con ơi”.
“Bố làm sao ạ?” Emily ngồi xuống một chiếc ghế thẳng cọt kẹt với đôi tay buông ở vạt áo, và cô luôn nhớ về giây phút đầu tiên khi cô nghe thấy tin đó, cô cảm thấy trống rỗng.
Pookie luôn mồm nói “Chúa ơi”, như thể chết chìm trong câu nói đó, và rồi bà đã khóc. Khi tiếng nức nở của mẹ dịu đi, bà nói “Đó là bệnh viêm phổi. Bố đã bị ốm khoảng một tuần và bác sĩ cố gắng chữa trị cho bố tại nhà, nhưng con biết bố con mà.”
“Mẹ có ý nói gì, con “biết” bố?”
“Ý mẹ là con biết; chừng nào mà bố con ở nhà một mình, bố con luôn uống uýtki và hút thuốc. Rồi cuối cùng ngày hôm qua bố con chấp nhận đến bệnh viện nhưng đã quá muộn.”
“Ai gọi mẹ thế? Bệnh viện ạ?”
“Bà Hammond. Irene Hammond, bạn của bố con.”
Nhưng Emily không biết - cô chưa bao giờ nghe thấy cái tên Irene Hammond - và giờ thì xuất hiện với cô cái tên Irene Hammond có thể còn hơn cả một người bạn mà cô bắt đầu chợt cảm nhận thấy điều gì đó. Nó không hẳn là thương tiếc; nó giống như nuối tiếc hơn.
“Ôi, mẹ sợ phải gọi cho Sarah,” Pookie nói. “Nó luôn là con gái rượu của bố.”
Khi mẹ gọi chị, Emily có thể nhận thấy từ đầu dây bên kia của Pookie sự tiếc thương của Sarah ngay lập tức và sâu thẳm. Nhưng nếu Sarah là con gái rượu của bố, vậy thì Emily là con gái rượu của ai?
Trong lễ tang họ liệm Walter Grimes trông trẻ hơn nhiều tuổi năm mươi sáu của ông; họ làm cho ông có má và môi hồng, và Emily không muốn nhìn bố. Nhưng Sarah đã xoài người ra và hôn lên thi hài, lên trán bố; rồi Pookie hôn lên môi, điều làm cho Emily rùng mình.
Irene Hammond hoá ra là một phụ nữ ưa nhìn, mảnh khảnh ở lứa tuổi bốn mươi. “Tôi đã nghe nhiều về các cháu,” cô ta nói, khi bắt tay Tony cô ta nói cô ta cũng nghe nói đến cậu. Rồi cô quay lại với Emily và nói ‘Tôi không biết phải nói với cháu như thế nào về sự hài lòng của cha cháu về học bổng của cháu.”
Nơi hoả táng ở một nơi nào đó ở hạt Westchester, họ đi ra đó bằng chiếc Limousine theo sau xe tang - Sarah và Tony ngồi ở ghế phụ, Pookie và Emily ngồi ở đằng sau. Sau họ là một chiếc ô tô khác đưa Irene Hammond và một vài người họ hàng khác của Walter Grimes, những người có thể đến từ bang mạn phía bắc, và rồi đến một chiếc xe khác đưa nhân viên của tạp chí New York Chủ nhật.
Lễ tưởng niệm không quá lâu ở nhà thờ.
Một chiếc đàn oóc điện chơi một bản nhạc, một người đàn ông trông mệt mỏi đọc một vài lời cầu nguyện không thuộc giáo phái nào, quan tài được mang đi, và thế là hết.
“Đợi đã,” Sarah nói khi họ xếp hàng ở phía ngoài, cô vội vàng quay lại chỗ ngồi và cúi gập người một mình để sự thổn thức cuối cùng làm cô hoàn toàn mất tự chủ. Nó như thể tất cả sự để tang của cô trong những ngày qua là chưa hoàn toàn đủ - cần phải cúi đầu đau khổ và bờ vai cô rung lên lần cuối.
Emily cuối cùng đã trào nước mắt. Cô phiền muộn suốt trên đường quay về, và cô lái xe với một tay bị kẹp giữa má và cái cốc đang rung lên từ chiếc cửa sổ của xe Limousine, như thể có thể giúp ích được gì đó. Cô cố gắng thì thầm “Bố ơi” với chính bản thân mình, cố nhắm mắt và tưởng tượng khuôn mặt bố, nhưng đã không thành công. Rồi cô nghĩ đến điều làm cho cổ họng cô khô lại: cô có thể không bao giờ là con gái của bố, nhưng bố đã luôn gọi cô là “thỏ con” mà. Và bây giờ cô có thể khóc một cách dễ dàng, làm cho mẹ cô với ra cô và siết chặt tay; điều rắc rối duy nhất là cô không chắc là cô khóc cho bố cô hay là cho Warren Maddock, hay Maddox, người đã quay về Nam Carolina, đã bị đưa ra sư đoàn. Nhưng cô đã thôi không khóc một cách đột ngột khi cô nhận ra thậm chí có một điều dối trá: những giọt nước mắt này, luôn giống như trước kia trong cuộc sống của cô, hoàn toàn chỉ là cho bản thân mình - cho Emily Grimes nhạy cảm, đáng thương mà không ai hiểu, và họ không hiểu gì cả.
“Chị cũng uống quá nhiều ở bữa tiệc, và khi đến lúc chị nhảy với Geoffreey Wilson chị nháy mắt và rơi vào tay ông ta một cách mơ mộng như thể trông ông ta chứ không phải con trai của ông ta giống Laurence Olivier vậy. Ông ta cảm thấy ngượng và cố nới lỏng tay mình ra khỏi lưng chị, nhưng chị dính chặt vào ông như một con sên vậy.
Walter Grimes hầu như là chỉ có một mình trong suốt bữa tiệc; anh đứng đó nâng niu ly rượu Xcốt, sẵn sàng mỉm cười với Sarah bất cứ khi nào cô cười với bố. Sarah và Tony đi Cape Cod một tuần, trong khi Emily nằm nhà lo lắng cho họ. (Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Sarah quá lo lắng để làm được việc đó một cách đúng đắn ở lần đầu? Và nếu nó không phải là lần đầu, bạn có thể nói gì trong khi bạn chờ đợi để thử lại? Và nếu nó trở thành một vấn đề của sự cố gắng, chẳng phải nó đã làm hỏng mọi việc rồi hay sao?) Rồi họ sẽ ổn định ở nơi mà Pookie mô tả như một “căn hộ nhỏ bé khốn khổ” gần nhà máy chế tạo Máy bay Magnum.
“Nhưng đó chỉ là tạm thời thôi,” chị sẽ nói với các bạn chị như vậy qua điện thoại. “Trong vài tháng chúng sẽ chuyển đến điền trang của Wilson. Tôi đã nói với bạn về điền trang của Wilson chưa nhỉ?” Geoffrey Wilson thừa hưởng từ cha mình, tám hec-ta đất ở một làng nhỏ của St.Charles, ở Bờ Bắc của Long Island.
Chỗ đó có một ngôi nhà mười bốn phòng (Pookie luôn tả nó như một “ngôi nhà cổ xưa tuyệt vời”, mặc dầu chị chưa nhìn thấy nó lần nào); đó là nơi mà Geoffrey và Edna sẽ sống ngay sau khi hợp đồng thuê nhà ở đây kết thúc. Có một ngôi nhà nhỏ tách biệt trên khu đất đó và nó thật là thích hợp với Sarah và Tony; chẳng phải nghe như một sự sắp xếp lý tưởng hay sao? Pookie nói quá nhiều về điền trang của Wilson suốt cả mùa đông và dường như chị chỉ kịp nhận ra là chiến tranh đã bắt đầu, nhưng Emily hầu như không nhận ra gì hết. Tony là một công dân Mỹ, cuối cùng thì là như vậy; cậu sẽ có thể bị bắt quân dịch, được đào tạo và bị chuyển đến một nơi nào đó để cái đầu đẹp trai của mình sẽ bị ai đó thổi tung.
“Tony nói sẽ không có gì phải lo lắng cả,” Sarah cam đoan với mẹ vào ngày Pookie và Emily đến thăm “căn hộ khốn khổ”. “Thậm chí nếu anh ấy bị đi quân dịch, người lãnh đạo của Magnum chắc cũng sẽ sắp xếp cho anh ấy quay lại nhà máy như một nhân viên biên chế hải quân. Vì Tony không chỉ làm việc ở Magnum; trên thực tế anh ấy là một kỹ sư. Anh ấy đã có gần ba năm học nghề ở một nhà máy cơ khí ở Anh - đó là cách họ áp dụng ở bên đó, mẹ biết đấy, họ dùng trường đào tạo nghề thay vì trường cơ khí - và mọi người ở Magnum đã nhận ra điều đó. Anh là một người rất có ích”.
Trông cậu không giống như một người có ích khi cậu về nhà chiều hôm đó, mặc bộ quần áo lao động màu xanh với phù hiệu nhân viên kẹp trên đầu, mang trên tay hộp thức ăn trưa mỏng, nhưng mặc dù với trang phục như vậy cậu vẫn toát lên vẻ cường tráng tao nhã thân quen và hấp dẫn. Có thể là Sarah đã đúng.
“Ý con là,” cậu nói. “Mẹ không ở lại uống với chúng con một ly à?”
Cậu và Sarah ngồi sát cạnh nhau trên ghế sofa và cẩn thận thực hiện theo trình tự giống như ở quán Anatole, quàng tay nhau và nhấp ngụm đầu tiên.
“Anh chị luôn làm như vậy à?” Emily gặng hỏi.
“Luôn làm như vậy,” Sarah nói.
Mùa xuân năm đó Emily được nhận học bổng toàn phần của trường Barnard. “Tuyệt quá!” Pookie nói. “Em à, mẹ tự hào về em quá. Xem này: con là thành viên đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.”
“Ngoại trừ bố chứ ạ, ý mẹ là như thế?”
“Ừ, mẹ nghĩ thế; nhưng ý mẹ là gia đình mình. Dù sao thì điều đó cũng thật là tuyệt vời. Xem nào, chúng ta cần làm gì ngay nào. Chúng ta hãy gọi Sarah và nói ngay với chị, và rồi con và mẹ sẽ mặc quần áo thật đẹp và đi ăn mừng.”
Họ có gọi Sarah - cô nói cô rất vui - và rồi Emily nói “Con sẽ gọi bố, được không ạ?”
“Được thôi, nếu con muốn.”
“... Học bổng toàn phần?” Bố cô nói.
“Wow, con chắc hẳn đã rất gây ấn tượng với họ...”
Cô sắp xếp thời gian gặp bố ngày hôm sau, ở một trong những nhà hàng ở tầng hầm tối tăm mà bố cô thích gần toà thị chính Thành phố.
Cô đến đó trước và đợi ở gần phòng thay đồ, cô nghĩ trông bố già một cách đáng ngạc nhiên lúc bố đi xuống, mặc một chiếc áo mưa không được sạch lắm.
“Chào cưng” ông nói. “Chúa ơi, con cao quá. Chúng tôi muốn một bàn cho hai người, George.”
“Vâng, thưa ông Grimes.”
Và có thể bố chỉ là một nhân viên bàn giấy, nhưng người quản lý nhà hàng đã biết tên bố. Người hầu bàn cũng biết tên bố nữa - thậm chí còn biết mang ra cả loại uýtki nào và đặt nó trước mặt bố.
“Thật là tuyệt quá về việc của con với trường Barnard,” ông nói. “Đó là tin tốt nhất mà bố đã có được không biết là bao năm rồi.” Rồi ông ho, “Xin lỗi con.”
Ly rượu đã làm ông tỉnh lại - mắt ông sáng lên và miệng ông mím lại một cách hài lòng - rồi ông uống ly thứ hai trước khi thức ăn được mang đến.
“Bố đã học có học bổng ở trường Syracuse ạ?” Cô hỏi. “Hay bố học đóng tiền?”
Trông người bố thật khó xử. “Học ở Syracuse? Cưng à, bố không “học”. Bố chỉ đến ở Syracuse có một năm và sau đó bắt đầu công việc làm báo ở đó.”
“Oâi.”
“Ý con là con nghĩ bố là một sinh viên tốt nghiệp đại học? Con có suy nghĩ đó từ đâu đấy? Từ mẹ con phải không?”
“Con nghĩ thế, vâng.”
“À, mẹ con luôn xử lý thông tin theo cách riêng của mình.”
Ông không ăn hết thức ăn, cà phê được mang đến, ông nhìn cốc cà phê chăm chú như thể nó không hấp dẫn ông chút nào. “Bố đã mong rằng Sarah có thể vào đại học,” ông nói. “Đương nhiên, cũng tốt thôi khi chị con có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và với tất cả những điều đó thì dù sao Học vấn vẫn là một điều tuyệt diệu.” Rồi cơn ho lại tấn công ông. Ông quay ra khỏi bàn, ấn chiếc khăn tay vào miệng và mũi, và một mạch máu nhỏ nổi lên ở thái dương ông khi ông cứ ho mãi như vậy.
Khi cơn ho chấm dứt, hay là gần như chấm dứt, ông với lấy cốc nước và uống một ngụm. Dường như ly nước cũng giúp ích - ông đã có thể thở sâu - nhưng rồi khi ông thở thì cơn ho lại đến.
“Bố ho nặng quá,” cô nói khi bố hồi lại.
“À, chỉ là do bị cảm thôi; chủ yếu là vì thuốc lá chết tiệt. Con có biết gì không? Hai mươi năm kể từ bây giờ trờ đi thuốc lá là trái luật. Người ta phải mua chúng từ người buôn lậu, theo cách mà chúng ta đã làm trong thời kỳ cấm nấu và bán rượu. Con đã nghĩ về môn nào là phân môn chính chưa?”
“Tiếng Anh, con nghĩ thế.”
“Tốt. Con sẽ cần phải đọc những cuốn sách tốt. À, mà con cũng cần phải đọc cả những cuốn sách không tốt nữa, nhưng rồi con sẽ học cách phân biệt được những cuốn sách đó. Con sẽ sống trong một thế giới của những ý tưởng trong hoàn toàn bốn năm trước khi con phải tự cảm nhận thấy bất kỳ một điều tầm thường nào như hiện thực hàng ngày vậy - đó là điều thú vị của trường đại học. Con có muốn ăn tráng miệng không, thỏ con?”
Khi cô về nhà ngày hôm đó cô nghĩ phải đối mặt với mẹ về sự thật của trường Syracuse, nhưng lại quyết định không nói nữa. Không có hy vọng là sẽ thay đổi được Pookie.
Hay dường như cũng không hy vọng thay đổi được cách tiêu khiển buổi tối kể từ khi Sarah lấy chồng. Thỉnh thoảng Wilson mời họ lên gác, hay ông xuống dưới; thường xuyên hơn là hai người bọn họ ngồi đọc báo ở phòng khách, trong khi ô tô con và ô tô buýt của Đại lộ thứ Năm kêu o o chạy qua cửa sổ. Một trong hai người sẽ ăn đĩa kẹo mềm, dùng để giết thời gian hơn là khao khát thưởng thức chúng thực sự, và vào những ngày Chủ nhật, có những chương trình hay trên đài, nhưng hầu hết thời gian họ lười nhác như thể họ không có gì để làm ngoài việc chờ đợi điện thoại reo. Và liệu có gì có thể ít phù hợp hơn thế? Ai lại muốn đánh thức một người đã ly dị chồng đang già đi với hàm răng xấu xí, hay một cô gái gầy nhom, không ưa nhìn luôn tự ti với chính bản thân mình?
Một tối Emily dành một nửa giờ đồng hồ ngắm mẹ mình lật giở những trang tạp chí. Pookie luôn chậm chạp, một cách lơ đãng nhấp ngón tay cái vào môi dưới ướt át và rồi lại dùng ngón tay cái đó để lật giở dễ dàng hơn từng góc phải của trang tạp chí; nó làm cho góc của mỗi trang lóng lánh và bị hoen mờ vết son. Và tối nay mẹ ăn kẹo, điều này có nghĩa là có một lượng nhỏ pha trộn của kẹo và son trên từng trang giấy. Emily nhận thấy cô không thể quan sát mà không nghiến răng. Nó cũng làm cho da đầu bị đau, và làm cho cô bị khó chịu ở trên ghế. Cô ngồi dậy.
“Con nghĩ là con sẽ đi xem phim,” cô nói. “Hình như có chiếu một bộ phim hay ở rạp ở Phố thứ Tám.”
“À, thế à. Được thôi, nếu con muốn.”
Cô trốn ra nhà tắm để chải đầu, và rồi cô ra khỏi ngôi nhà, đi bộ về Quảng trường Washington, thở thật sâu không khí dễ chịu và tuỳ hứng bước từng bước kiêu hãnh và treo mình trong chiếc váy màu vàng gần như mới. Trời vừa tối và những chiếc đèn công viên rực rỡ trên cây.
“Thưa cô,” một người lính cao đi bên cạnh cô. “Cô làm ơn chỉ cho tôi quán Nick ở đâu? Quán nhạc Jazz?”
Cô dừng lại trong lúng túng. “Dạ, tôi có biết... ý tôi là tôi đã ở đó đôi ba lần... nhưng hơi khó có thể chỉ cho anh đi đến đó từ đây. Tôi nghĩ rằng tốt nhất là anh nên đi xuống Waverly về phía Đại lộ số Sáu, không, Đại lộ số Bảy, và rồi rẽ trái - ý tôi là rẽ phải - rồi đi lên phố trên vào khoảng bốn hay năm - không, gượm đã; cách đi nhanh nhất là nên đi xuống phố thứ Tám để đến Đại lộ Greenwich; nó sẽ dẫn anh...”
Và hầu như thời gian cô lập bập nói theo cách đó, đưa tay để chỉ những hướng không chính xác, anh đứng đó mỉm cười với cô một cách kiên nhẫn. Anh là một chàng trai chất phác với đôi mắt phúc hậu, và trông anh gọn gàng trong bộ quân phục mùa hè màu nâu vàng nhạt tươi.
“Cám ơn cô,” anh nói khi cô kết thúc việc chỉ đường. “Nhưng tôi có ý hay hơn. Sao cô không thử đi xe tuyến Đại lộ thứ Năm nhỉ?”
Bước lên bậc cầu thang cong, dốc đứng của chiếc xe buýt hai tầng mở mui dường như trước kia chưa bao giờ là sự bắt đầu của một chuyến đi đầy nguy hiểm, hay là nó đã từng làm cho cô nhận ra tim cô đập rộn ràng. Khi họ đi ngang qua nhà cô, cô lùi lại và ngoảnh mặt đi vì nhỡ khi Pookie bất chợt nhìn ra ngoài cửa sổ.
Một điều may mắn là người lính đó là người nói chủ yếu. Tên anh là Warren Maddock hay Warren Maddox gì đó - cô sẽ hỏi lại anh sau. Anh đang ở giai đoạn chuyển quân ba ngày từ Camp Croft, Nam Carolina, nơi anh đã hoàn thành khoá đào tạo bộ binh, và chẳng bao lâu nữa là anh sẽ được “chuyển đến sư đoàn”, dù có là nghĩa gì đi nữa. Nhà của anh ở một thị trấn nhỏ ở Wisconsin; anh là con đầu trong gia đình bốn anh em, bố anh làm những công việc về lợp mái. Đây là lần đầu anh đến New York.
“Cô sống ở đây à, Emily?”
“Không, tôi sống ở ngoại ô.”
“Thì ra là thế. Thật là hài hước nếu một ai đó dành cả đời mình để sống ở đây, không bao giờ có cơ hội ra ngoài để chạy hay làm một điều gì đó. Ý tôi là đó là một thành phố lớn, đừng hiểu sai tôi; tôi chỉ muốn hàm ý là tôi nghĩ ngoại ô sẽ tốt hơn cho sự lớn lên. Cô đang học trung học à?”
“Không, tôi đang chuẩn bị vào trường Barnard vào mùa thu.” Sau một lúc cô nói thêm “Tôi được học bổng ở đó.”
“Học bổng á! Hey, chắc là cô học giỏi lắm. Tôi nên chăm sóc cẩn thận một cô gái như cô.” Và rồi anh để cho tay mình trượt khỏi lưng tựa bằng gỗ của chỗ ngồi để đặt lên vai cô; ngón tay cái to lớn của anh bắt đầu xoa xoa vào phần thịt gần cổ áo cô khi anh nói.
“Bố cô làm nghề gì?”
“Bố tôi là một người làm báo.”
“À. Có phải ở tòa bang New York ở khu phố trên không?”
“Vâng.”
“Tôi nghĩ thế. Hài hước thật. Tôi đã có một bức ảnh của cô, nhưng cô sẽ không tưởng tượng ra được nó to đến mức nào đâu. Cô có một mái tóc đẹp, Emily. Tôi chưa bao giờ thích những cô gái tóc xoăn; tóc thẳng đẹp hơn nhiều...”
Một nơi nào đó ở phía trên khu phố Bốn mươi hai anh đã hôn cô. Đây không phải là lần đầu cô được hôn - thậm chí đây không phải là lần đầu tiên cô được hôn ở trên xe buýt của đại lộ thứ Năm; một trong những cậu bé ở trường trung học đã dũng cảm làm việc đó - những, đây là một nụ hôn thuộc về - mãi mãi.
Ở đại lộ thứ Năm mươi chín, anh thì thầm “Mình đi bộ nhé,” và giúp cô bước xuống những bậc thang kêu ầm ầm; rồi họ ở trong Công viên Trung tâm, tay anh vẫn ôm lấy cô. Chỗ này của công viên toàn lính và các cô gái: họ ngồi âu yếm trên ghế băng dài, họ đi bộ thành nhóm hay thành từng đôi với tay trong tay. Một vài cô gái lang thang để tay ở túi quần của lính; một vài cô khác để tay cao hơn, phía trên dưới lồng ngực. Cô tự hỏi không biết là có nên vòng tay qua Warren Maddock hay Maddox không, nhưng dường như hơi quá sớm với buổi làm quen của họ. Tuy nhiên, cô đã hôn anh: có thể là “sớm” hay “muộn” thì cũng có vấn đề gì đâu?
Anh vẫn đang nói. “Không, nhưng thật là hài hước: thỉnh thoảng bạn gặp một cô gái và thật không may mắn chút nào; những lần khác thì lại may mắn. Giống như, tôi chỉ mới biết em trong vòng nửa giờ, và bây giờ chúng ta như những người bạn cũ vậy...”
Anh đưa cô đến một con đường mà ở đó dường như không có một cái đèn nào. Khi họ thả bộ, anh thả tay từ bờ vai cô xuống và đưa chúng lên, vòng tay đặt tay vào ngực cô. Ngón tay cái của anh bắt đầu dò đúng vào cái núm vô cùng nhạy cảm và dựng đứng lên của cô, làm cho đầu gối cô khuỵu xuống, và vòng tay cô ôm lấy lưng anh như là một việc đương nhiên vậy.
“... Nhiều gã chỉ muốn một điều ở con gái, đặc biệt là sau khi họ ở trong quân ngũ; Tôi không hiểu. Tôi thích được tìm hiểu về con gái - muốn biết cá tính của họ, em có hiểu điều tôi nói không? Em dễ thương lắm, Emily; Tôi luôn thích những cô gái tóc thẳng - ý tôi là em biết đấy, những cô gái mảnh khảnh...”
Chỉ khi cô nhận ra mùi cỏ và đất dưới chân, cô mới nhận ra là họ đã rời khỏi con đường. Anh đang dẫn cô đi qua một bãi cỏ nhỏ, và khi họ gần như rơi vào bóng tối dưới một cái cây xào xạc, không có gì là kinh khủng khi họ cùng chìm xuống đất với nhau: nó trơn mượt như một hành động trên sàn nhảy, và nó dường như được ra lệnh là ngón tay anh phải ở trên núm ti của cô. Trong chốc lát họ quằn quại hôn nhau; bàn tay to của anh đang di chuyển về phía đùi và anh nói “ôi, để anh, Emily, để anh... Được thôi, anh có... để anh, Emily...”
Cô không nói có, những chắc chắn là cô không nói không. Mọi điều anh làm - thậm chí khi anh giúp cô rút một chân khỏi chiếc quần lót - dường như bất chợt vì thật sự khẩn cấp: cô dường như tuyệt vọng và anh đang giúp cô, không còn gì tồn tại trên đời nữa.
Cô mong chờ sự đau đớn nhưng không có thời gian để gồng mình trước khi nó ở đó - nó làm cho cô vô cùng ngạc nhiên - và với nó bắt đầu có một niềm ham muốn tột độ, trào dâng một sự sung sướng trước khi nó bé lại và lả đi. Anh trượt ra khỏi cô, lún một đầu gối xuống cỏ bên cạnh chân cô và lăn mình, thở gấp; rồi anh lại lăn lại và ôm cô trong vòng tay. “Ôi,” anh nói, “Ôi”. Anh phảng phất mùi thoải mái của mồ hôi còn đó và mùi hồ bột của cô-tông.
Cô cảm thấy đau và ướt át và nghĩ rằng mình đang chảy máu, nhưng điều tồi tệ đáng sợ nhất là họ sẽ không tìm ra được chuyện gì để nói với nhau. Bạn sẽ nói gì sau khi làm điều như thế này? Khi họ đã quay trở lại với ngọn đèn ở công viên, cô nói “Váy của em có bị bẩn không?” và sau đó anh đội chiếc mũ hải ngoại vào vô cùng cẩn thận anh lùi lại một bước sau cô để kiểm tra.
“Không, không có gì cả,” anh nói. “Thậm chí em còn không bị dính một chút cỏ nào. Em có muốn ăn một chút mạch nha hay thứ gì đó không?”
Anh đưa cô vào trong xe taxi, đến Quảng trường Thời báo, ở đó họ đứng uống thật nhiều mạch nha sô-cô-la tại quầy và không nói gì cả. Dạ dày cô dường như thắt lại khi uống phải cái đồ uống - cô biết cô sẽ ốm - nhưng dù sao cô cũng uống vì sẽ tốt hơn nếu chỉ đứng đó mà không nói gì. Khi cô uống xong, cơn buồn nôn cấp tính đến mức cô không biết liệu có nên chịu đựng nó trong suốt cả đoạn đường về nhà hay không.
“Em đã xong chưa?” anh nói, trong lúc lau miệng, và đưa cô ra chỗ đi bộ đông người. “Bây giờ hãy nói cho anh biết em sống ở đâu, và chúng ta sẽ xem xem liệu có tìm thấy nhà em ở tầu điện ngầm hay không.”
Mọi người đi qua trông kỳ cục, giống như những nhân vật trong một giấc mơ lo lắng: một thủy thủ đeo kính liếc mắt dâm dật, một người da đen say xỉn trong bộ vét màu tím, một bà già lẩm bẩm đang xách bốn chiếc túi mua hàng. Có một công-ten-nơ rác thải thành phố về lưới điện ở góc phố và bà ta chạy về phía đó và bắt kịp được nó. Anh đi lên phía cô, cố cầm tay cô nhưng cô đã giũ tay anh ra: cô muốn vượt qua được sự bẽ bàng và trống trải này một mình. Khi cơn đau thắt chấm dứt, thậm chí chỉ là một cơn đau khan, cô thấy một vài tờ giấy ăn Kleenex trong ví và lau miệng, nhưng mùi mạch nha sô-cô- la nôn mửa vẫn còn nhiều trong cổ và mũi cô.
“Em ổn chứ, Emily?” Anh gặng hỏi. “Em có muốn uống một chút nước không?”
“Không, em ổn. Em xin lỗi.”
Trong tàu điện ngầm ở khu vực thương mại anh ngồi đó đọc quảng cáo hay quan sát những khuôn mặt của hành khách đi lại ở lối đi, không nói gì cả. Thậm chí nếu cô biết phải bắt đầu câu chuyện như thế nào thì tầu điện ngầm cũng quá ồn - họ sẽ phải hét lên - và một lúc sau một suy nghĩ khác, u sầu hơn hiện lên trong cô: bây giờ cô đã nôn, anh chắc hẳn sẽ không muốn hôn cô chào tạm biệt. Khi họ ra khỏi tàu điện ngầm, không khí trong lành cảm thấy thật dễ chịu, nhưng sự im lặng của họ vẫn tiếp diễn suốt dọc đường đến tận Quảng trường Washington và tới đến đúng nơi mà họ đã gặp nhau.
“Nhà của em ở đâu, Emily?”
“Ôi, anh không nên đưa em về. Em sẽ chào tạm biệt ở đây.”
“Em có chắc không? Em ổn chứ?”
“Chắc mà. Em ổn thôi.”
“Vậy thì được rồi.” Và đúng như dự đoán, tất cả những gì anh làm là siết chặt tay cô và hôn cô vào má. “Hãy bảo trọng nhé.” Chỉ sau khi quay lại nhìn theo anh đi khuất cô mới nhận ra rằng thật sai lầm đến nhường nào: họ đã không trao đổi địa chỉ và hứa là sẽ viết cho nhau; thậm chí cô còn không biết rõ tên họ của anh.
“Emmy?” Pookie gọi tên cô từ giường ngủ. “Bộ phim thế nào con?”
Một tuần sau Pookie trả lời điện thoại vào lúc mười giờ sáng.”... Ôi; vâng, xin chào... Ông ta, gì cơ ạ? ôi, trời ơi... Khi nào?... Tôi biết rồi... Ôi Chúa ơi...”
Khi bà dập máy điện thoại, bà nói “Bố con đã mất sáng nay, con ơi”.
“Bố làm sao ạ?” Emily ngồi xuống một chiếc ghế thẳng cọt kẹt với đôi tay buông ở vạt áo, và cô luôn nhớ về giây phút đầu tiên khi cô nghe thấy tin đó, cô cảm thấy trống rỗng.
Pookie luôn mồm nói “Chúa ơi”, như thể chết chìm trong câu nói đó, và rồi bà đã khóc. Khi tiếng nức nở của mẹ dịu đi, bà nói “Đó là bệnh viêm phổi. Bố đã bị ốm khoảng một tuần và bác sĩ cố gắng chữa trị cho bố tại nhà, nhưng con biết bố con mà.”
“Mẹ có ý nói gì, con “biết” bố?”
“Ý mẹ là con biết; chừng nào mà bố con ở nhà một mình, bố con luôn uống uýtki và hút thuốc. Rồi cuối cùng ngày hôm qua bố con chấp nhận đến bệnh viện nhưng đã quá muộn.”
“Ai gọi mẹ thế? Bệnh viện ạ?”
“Bà Hammond. Irene Hammond, bạn của bố con.”
Nhưng Emily không biết - cô chưa bao giờ nghe thấy cái tên Irene Hammond - và giờ thì xuất hiện với cô cái tên Irene Hammond có thể còn hơn cả một người bạn mà cô bắt đầu chợt cảm nhận thấy điều gì đó. Nó không hẳn là thương tiếc; nó giống như nuối tiếc hơn.
“Ôi, mẹ sợ phải gọi cho Sarah,” Pookie nói. “Nó luôn là con gái rượu của bố.”
Khi mẹ gọi chị, Emily có thể nhận thấy từ đầu dây bên kia của Pookie sự tiếc thương của Sarah ngay lập tức và sâu thẳm. Nhưng nếu Sarah là con gái rượu của bố, vậy thì Emily là con gái rượu của ai?
Trong lễ tang họ liệm Walter Grimes trông trẻ hơn nhiều tuổi năm mươi sáu của ông; họ làm cho ông có má và môi hồng, và Emily không muốn nhìn bố. Nhưng Sarah đã xoài người ra và hôn lên thi hài, lên trán bố; rồi Pookie hôn lên môi, điều làm cho Emily rùng mình.
Irene Hammond hoá ra là một phụ nữ ưa nhìn, mảnh khảnh ở lứa tuổi bốn mươi. “Tôi đã nghe nhiều về các cháu,” cô ta nói, khi bắt tay Tony cô ta nói cô ta cũng nghe nói đến cậu. Rồi cô quay lại với Emily và nói ‘Tôi không biết phải nói với cháu như thế nào về sự hài lòng của cha cháu về học bổng của cháu.”
Nơi hoả táng ở một nơi nào đó ở hạt Westchester, họ đi ra đó bằng chiếc Limousine theo sau xe tang - Sarah và Tony ngồi ở ghế phụ, Pookie và Emily ngồi ở đằng sau. Sau họ là một chiếc ô tô khác đưa Irene Hammond và một vài người họ hàng khác của Walter Grimes, những người có thể đến từ bang mạn phía bắc, và rồi đến một chiếc xe khác đưa nhân viên của tạp chí New York Chủ nhật.
Lễ tưởng niệm không quá lâu ở nhà thờ.
Một chiếc đàn oóc điện chơi một bản nhạc, một người đàn ông trông mệt mỏi đọc một vài lời cầu nguyện không thuộc giáo phái nào, quan tài được mang đi, và thế là hết.
“Đợi đã,” Sarah nói khi họ xếp hàng ở phía ngoài, cô vội vàng quay lại chỗ ngồi và cúi gập người một mình để sự thổn thức cuối cùng làm cô hoàn toàn mất tự chủ. Nó như thể tất cả sự để tang của cô trong những ngày qua là chưa hoàn toàn đủ - cần phải cúi đầu đau khổ và bờ vai cô rung lên lần cuối.
Emily cuối cùng đã trào nước mắt. Cô phiền muộn suốt trên đường quay về, và cô lái xe với một tay bị kẹp giữa má và cái cốc đang rung lên từ chiếc cửa sổ của xe Limousine, như thể có thể giúp ích được gì đó. Cô cố gắng thì thầm “Bố ơi” với chính bản thân mình, cố nhắm mắt và tưởng tượng khuôn mặt bố, nhưng đã không thành công. Rồi cô nghĩ đến điều làm cho cổ họng cô khô lại: cô có thể không bao giờ là con gái của bố, nhưng bố đã luôn gọi cô là “thỏ con” mà. Và bây giờ cô có thể khóc một cách dễ dàng, làm cho mẹ cô với ra cô và siết chặt tay; điều rắc rối duy nhất là cô không chắc là cô khóc cho bố cô hay là cho Warren Maddock, hay Maddox, người đã quay về Nam Carolina, đã bị đưa ra sư đoàn. Nhưng cô đã thôi không khóc một cách đột ngột khi cô nhận ra thậm chí có một điều dối trá: những giọt nước mắt này, luôn giống như trước kia trong cuộc sống của cô, hoàn toàn chỉ là cho bản thân mình - cho Emily Grimes nhạy cảm, đáng thương mà không ai hiểu, và họ không hiểu gì cả.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook