Lấy Lại Thanh Xuân
-
Hàng Xóm
Thời đại của mấy người như Thôi Ngọc Mẫn là cái thời mà việc kế hoạch hoá gia đình đang diễn ra sôi nổi nhất. Ở nông thôn thì người dân còn có thể chống lại chính sách mà sinh thêm một đứa nữa. Nhưng hộ khẩu ở thành phố thì chủ yếu là chỉ có một đứa con.
Hơn nữa, lúc đó không chỉ có mỗi cái vấn đề chỉ sinh một đứa mà người ta còn đề xướng việc kết hôn muộn, sinh con muộn nữa.
Cho nên lúc ba người bọn Tề Lỗi ra đời thì cha mẹ của chúng cũng đã hai mươi mấy tuổi rồi.
Đặc biệt là Đường Thành Cương, 16 tuổi đi lính, một lần đi là những 20 năm liền. Cho nên ông ấy lại càng hưởng ứng chính sách của quốc gia hơn. Lúc ông ấy 27, 28 tuổi, dưới sự giới thiệu của bố Tề Lỗi, ông ấy mới quen được Thôi Ngọc Mẫn đang làm giáo viên tiểu học. Tới năm 31 tuổi, ông ấy mới có Đường Dịch.
Lúc đó, Đường Thành Cương vẫn còn chưa chuyển ngành. Bởi vì thời gian làm việc của Thôi Ngọc Mẫn khá dư dả mà nhà họ Tề và nhà họ Ngô đều là công nhân viên chức cả cho nên vào lúc ba anh em bọn họ vừa biết chạy thì Thôi Ngọc Mẫn đã một mình chăm sóc cho cả ba đứa rồi.
Sau đó, vào cái năm Đường Dịch được 7 tuổi, Thôi Ngọc Mẫn bị bệnh nặng. Lúc đó Đường Thành Cương mới cảm thấy mình đã mắc nợ vợ mình rồi cộng thêm một vài nguyên nhân khác nên ông ấy cởi bỏ quân trang, quay về địa phương làm việc.
Thôi Ngọc Mẫn nghỉ 2 năm ở nhà dưỡng bệnh. Còn Đường Thành Cương thông qua 2 năm phấn đấu cũng đạt được một chút thành tựu. Thế là bà ấy dứt khoát từ chức rồi ở nhà chuyên tâm chăm nom cho ba đứa bé.
Nghiêm túc mà nói thì mẹ Thôi còn thân thiết với họ hơn so với hai người mẹ ruột của Tề Lỗi và Ngô Ninh.
Vừa rồi, khi thấy Đường Ninh ném xe sau đó bỏ chạy. Thôi Ngọc Mẫn biết chắc chắn là cậu ta chạy đến nhà Tề Lỗi nên liền vác chổi đuổi theo đến cùng.
Bà ấy còn chưa bước vào trong sân thì đã nghe thấy tiếng gào rú của ba đứa.
Thôi Ngọc Mẫn vừa xông vào trong thì gõ mạnh lên bệ cửa sổ bảo bọn chúng dừng lại.
Lúc ba đứa vừa bị bà ấy ấn cho ngồi xuống thì cả bốn người liền nghe thấy tiếng lách cách ở cổng. Một bà cụ chắp tay sau lưng và một người phụ nữ trung niên đang cắn hạt dưa đi vào.
Bà cụ họ Dương, nhà ở ngay bên cạnh nhà Tề Lỗi. Bình thường mọi người hay gọi bà là bà Dương (1).
(1): theo raw là "lão Dương thái thái".
Nhưng cách xưng hô đó không phải có ý nói bà ta là vợ của ông Dương. Mà sự thật là người Đông Bắc có một bộ phận tương đối đến từ Sơn Đông, mặc dù họ không có giọng nói như người Sơn Đông nhưng "câu ngược" mà người Sơn Đông quen dùng lại dung nhập sâu sắc vào trong lối nói chuyện của người Đông Bắc.
Bà Dương (2) cách gọi chính xác phải là bà Dương (3).
(2): theo raw là "lão Dương thái thái".
(3): theo raw là "Dương lão thái thái".
Xin lỗi mọi người vì đã gây ra sự khó hiểu này.
Còn về người phụ nữ trung niên đó thì Thôi Ngọc Mẫn cũng quen biết. Bà ta là người nhà của ông Vương ở ngõ sau.
Trong nhà của hai người này cũng có mấy đứa trẻ thi lên cấp 3 vào năm nay.
Hai người họ vẫn còn đang đứng ở cổng thì bà Dương đã ồn ào:
- Như này là thi xong rồi à. Lại chơi rồi à? Sao không thể yên tĩnh một chút chứ? Cố gắng học hành không được sao?
Người phụ nữ đó cũng lớn tiếng hỏi:
- Ngọc Mẫn, tiểu Dịch nhà cô thi cử thế nào rồi? Còn hai đứa con trai của lão Tề, lão Ngô nữa?
Thôi Ngọc Mẫn cau mày. Bà ấy biết ngay là họ đến không phải là vì có ý tốt mà.
Không phải là Thôi Ngọc Mẫn vô duyên vô cớ nghĩ thế mà tất cả đều có nguyên nhân của nó hết.
Nhà bà Dương có Dương Kim Vĩ còn nhà chị Vương kia cũng có một cô bé lên cấp 3 cũng thi cùng năm nay. Thành tích của hai đứa trẻ đấy còn tốt hơn so với ba đứa đang ngồi trong nhà. Hơn nữa giữa bọn trẻ còn có chút mâu thuẫn.
Từ nhỏ Dương Kim Vĩ và bọn Tề Lỗi không chống đối nhau thì cũng đánh nhau. Cô bé nhà họ Vương và Dương Kim Vĩ chơi với nhau, không chơi cùng bọn Tề Lỗi.
Nói trắng ra thì hai đứa đấy một hội, ba đứa nhãi ranh này một bọn.
Chuyện giữa bọn trẻ con người lớn sẽ không tham gia vào, cùng lắm là sẽ tính toán trong lòng thôi. Nhưng cái này còn phải xem xem người ta như thế nào nữa. Có người thích gây thị phi, càng thích đem chuyện của bọn trẻ nâng cao lên cùng với thâm thù đại hận giữa các nhà với nhau.
Hai nhà đối diện này chính là kiểu đó.
Trong lòng Thôi Ngọc Mẫn nghĩ họ tới đây là để khoe khoang.
Nhưng bà ấy cũng hết cách rồi. Ai bảo người ta có tư cách để khoe khoang chứ?
Thôi Ngọc Mẫn không biết nói gì nên quay đầu nhìn vào trong nhà. Ý là người ta cũng hỏi rồi mà người ta còn là người lớn nữa nếu không trả lời thì thật là không lễ phép.
Đường Dịch bĩu môi với mẹ, không vui vẻ gì mà nói:
- Cháu thi cũng được! Dù sao thì điểm mấu chốt cũng chẳng có gì nhưng những phần nhỏ cũng không có vấn đề gì hết.
Ngô Ninh cũng nói:
- Cháu và Đường Dịch như nhau. Bọn cháu đâu có học giỏi được như Tiểu Vĩ nhà bà đâu.
Ngô Ninh ngoảnh mặt về phía bà Dương mà nói. Cái tên Dương Kim Vĩ kia đúng là học rất giỏi. Đặc biệt chính là một con gia súc.
Ngô Ninh chỉ là khách sáo nhưng lời nói này lọt vào tai của bà Dương thì lại vô cùng êm tai.
Bà ta chắp tay sau lưng nói:
- Do đứa cháu nội của bà chăm học thôi!
Rồi bà ta bĩu môi nhìn vào trong nhà:
- Không giống như mấy đứa này, cả ngày chỉ nghĩ đến chuyện phá làng phá xóm.
Bà cụ này có hơi cay nghiệt, cứ nhắc đến cháu nội bảo bối của mình thì càng không có giới hạn. Cứ thế làm cho người ta phải khó chịu.
Lúc này nếu như là thời sau thì chắc chắn là đã đánh nhau rồi.
Nhưng vào những năm 90, hàng xóm ở với nhau mấy chục năm mà Thôi Ngọc Mẫn lại từng là giáo viên nên bà ấy không muốn gây chuyện với một bà cụ có nhận thức bình thường. Cùng lắm thì trong lòng bà ấy thấy không dễ chịu thôi.
Bà ấy liền xuống nước:
- Đúng thế!
Bà ấy nhìn vào trong nhà trừng mắt:
- Phải biết học hành chăm chỉ như Tiểu Vĩ người ta. Đừng suốt ngày chỉ biết quậy phá.
Nói rồi bà ấy lôi bà Dương và người phụ nữ đó:
- Đi, hai người tới nhà tôi chơi một lát đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook