Lặng Thầm FULL
-
2: Bảo Vệ Mỹ Liên
Trọng Tín mở rộng cửa nhà cho Mỹ Liên bước vào.
Liên đột nhiên lọang chọang cơ hồ sắp té.
Tín vội đỡ cô lại ghế ngồi.
- Em sao thế? Hay mình đi bác sĩ nha.
Liên nhăn mặt:
- Khỏi, anh.
Có lẽ do sáng giờ em chưa ăn gì nên hơi chóang.
- Do sáng giờ em chưa ăn gì thật ư?
- Thật!...!Em không có gì đâu...!Hồi nãy anh xông vào kịp lúc nên em không sao.
Nhìn gò má bị đánh bầm của Mỹ Liên, Trọng Tín nóng nảy:
- Còn nói là không sao nữa à? Em...
Liên bật òa khóc tức tưởi làm trọng Tín ngừng ngang.
Anh bực dọc vung tay đập mạnh vào không khí, mất bình tĩnh đi tới đi lui quanh Liên.
Tiếng khóc của Liên làm Tín rối cả lên.
Anh vỗ nhè nhẹ vai Liên:
- Đừng khóc mà Liên!
- ...
- Do anh nóng nảy quá! Anh xin lỗi.
- ...
- Nín đi em!
- ...
Mặc Tín vỗ về, Liên vẫn khóc rất to.
Cô không nghe gì cả.
Trong Liên giờ đây là sự hỏang sợ cùng cực.
Cái cảm giác ghê tởm, nhục nhã, sợ hãi bám chặt lấy cô.
Tại sao lại đối xử với cô như thế?
Trọng Tín gục đầu vào cánh tay.
Anh trân người chịu đựng.
Anh chờ Mỹ Liên khóc cho thỏa.
Thời gian chậm chạp trôi qua...!Cuối cùng Mỹ Liên đã chế ngự được cảm xúc của mình.
Trọng Tín thở ra nhè nhẹ.
Anh rút khăn chậm nước mắt cho Liên:
- Đi tắm đi Liên.
Em sẽ thấy thỏai mái hơn.
Lần này, Liên đã ngoan ngoãn làm theo lời Tín.
Khi quay trở ra, thần sắc của Liên khá lên thấy rõ.
Cô có cảm giác mình được sạch sẽ hơn.
Trọng Tín dụi điếu thuốc hút dở vào gạt tàn.
Anh đẩy chén cháo nghi ngút khói đến trước mặt Liên:
- Ăn một chút đi em!
Mỹ Liên ngạc nhiên:
- Đâu thế anh
- Anh gọi điện nhờ người ta mang đến
Mỹ Liên khẽ ‘à’ một tiếng chiếu lệ.
Một tay cô chống cằm, ngó xuống, một tay cô khuấy khuấy muỗng cháo.
Dáng điệu trông hết sức ủ rủ, chán nản.
Trọng Tín nhìn lướt qua Mỹ Liên một cái.
Đọan, anh lấy trứng gà mới luộc còn nóng hổi bỏ vào cái khăn lăn nhẹ lên má Liên.
Mỹ Liên giật mình, nghiêng đầu né tránh:
- Gì vậy anh?
- Lăn trứng gà cho mau tan vết bầm.
Mỹ Liên chựng người.
Cô xúc động ngả vào vai Tín mếu máo:
- Anh tốt qua.
Cám ơn anh.
Mỹ Liên không thấy cái nhếch môi thầm lặng của Trọng Tín.
Anh làm mọi thứ đâu phải vì muốn cô biết ơn anh.
Trọng Tín nhẹ nhàng nói:
- Ráng ăn hết chén cháo đi em.
Mỹ Liên múc được vài muỗng cháo thì dừng lại, gương mặt lộ vẻ băn khoăn:
- Hồi nãy anh ra tay với thằng Liêm mạnh qua, không biết...
Mắt Trọng Tín tối sầm:
- Anh chưa giết chết nó là còn may mắn cho nó.
Mỹ Liên siết tay khổ sở:
- Em sợ hắn quậy anh.
Trọng Tín thách thức:
- Đố hắn dám.
Mỹ Liên bụm miệng, cô nói như sắp khóc tới nơi:
- Hắn ta ‘cùi không sợ lở’, còn anh?...!nhà trường...!ba của anh...!Mọi người sẽ có suy nghĩ, thái độ với anh như thế nào đây? Tất cả là do lỗi của em hết, em đã liên lụy anh.
Tín nhẹ kéo đầu Liên ngả lên vai mình rồi giữ chặt ở đó:
- Đừng có nghĩ mọi thứ đều do lỗi của mình, khờ quá! Hắn có lỗi rành rành ra đó.
Hắn...!– Trọng Tín ngập ngừng, quai hàm anh bạnh ra – Hắn toan...!cưỡng hiếp em.
Người lo lắng, sợ hãi phải là hắn mới đúng.
Vuốt khẽ lên đôi vai run run của Liên, Trọng Tín hít một hơi thật sâu ngăn cơn cuồng nộ chực trào:
- Mới ra tù, hắn đang bị chính quyền địa phương để ý lắm.
Nếu...
Mỹ Liên nói tiếp lời Tín:
- Em hiểu cách xử sự đúng lý của mình là phải tố giác hắn, nhưng em...!nhục nhã… nếu mọi người đều biết em không biết làm sao đi học, làm sao…
Trọng Tín chặc lưỡi:
- Ý anh không phải thế.
Không ai ép em làm chuyện đó đâu Liên.
Anh chỉ muốn nói với tình cảnh như thế, cái thằng đó làm gì dám vọng động làm lớn chuyện.
Em cứ an tâm ở nhà anh đi.
- ...
Không dời mắt khỏi Mỹ Liên, Trọng Tín nhấn giọng:
- Và lần này không được chơi trò mất tích nữa đâu nghen.
Coi thường anh một lần là đủ rồi.
Mỹ Liên hoang mang nhìn Trọng Tín.
Trong đầu cô chưa từng có suy nghĩ đó.
Hành động bỏ đi không nói của cô đã xúc phạm anh đến thế ư?
Đôi lông mày Mỹ Liên nhíu lại.
Cô cảm thấy bức bối, khó chịu khi phải phân tích, mổ xẻ vấn đề nào đó.
Thần kinh của cô dường như đã quá tải, không thể dung nạp thêm điều gì.
Đúng lúc đó, tiếng Trọng Tín vang lên, thoảng nhẹ bên tai cô:
- Hãy trao những gánh nặng của em cho anh.
Đừng bận tâm, lo lắng gì cả.
Mỹ Liên cảm kích:
- Anh Tín!
Trọng Tín mỉm cười:
- Bây giờ nghe lời anh vào trong nghỉ một lát đi.
- Dạ.
Mỹ Liên quay người đi vào trong phòng ngủ.
Còn lại một mình, Trọng Tín bật quẹt châm thuốc hút.
Anh phải làm mọi cách để ba anh không can thiệp vào chuyện của Mỹ Liên nữa mới được.
Lần trước ba anh kêu ông Khiêm đến tìm Mỹ Liên nói chuyện.
Mỹ Liên đã tự trọng bỏ đi.
Trọng Tín khó khăn lắm mới tìm ra được chỗ trọ của Liên ở trong một khu lao động nghèo.
Cuộc sống nơi đây khá phức tạp.
Căn phòng Liên thuê lại tồi tàn, xây đựng qua loa, tạm bợ.
Tín nói Liên dọn về nhà anh nhưng cô không nghe.
Anh chưa tìm ra cách buộc cô trở về thì hôm nay đã xảy ra chuyện.
Tên Liêm, con bà chủ nhà, toan giở trò với Mỹ Liên, cũng may là anh đến thăm đúng lúc, nếu không thì...!vần trán Trọng Tín nhăn lại.
Trọng Tín đưa tay lên xem đồng hồ.
Có lẽ Liên sẽ còn ngủ hơi lâu.
Tranh thủ thời gian này anh nên về nhà gặp ba một chuyến.
Đến nhà ông Lãm, Trọng Tín ngông nghênh bấm kèn liên tục cho đến khi người giúp việc hối hả chạy ra mở cổng mới thôi.
Anh cho xe chạy thẳng vào ga ra, gạt mạnh chống xe, lững thững bước vô trong.
Khung cảnh ấm cúng ở phòng khách hiện ra khiến mắt Tín thóang sẫm màu.
Ông bà Lãm, ông Khiêm đang ngồi nghe Vãn Hà đệm cho Tân hát.
Cái bóng Tín đỗ dài trân mặt đàn bóng lóang, có cảm giác gì đó, Vãn Hà ngẩng nhanh đầu lên...!Trọng Tín!
Không tự chủ, tay Vãn Hà buông lơ khỏi phímy đàn.
Nhật Tân bậm môi giận dỗi không hát nữa, hỏi:
- Cô giáo Hà sao thế? Người ta đang hát mà.
Mọi người không hẹn, đều đổ dồn mắt về phía Trọng Tín.
Duy có điều phản ứng thì khác biệt nhau.
Người hờ hững lướt qua, người vô tư không hiểu, người cả mừng, người lo ngai, người vừa giận vừa thương.
Trọng Tín so vai, phớt lờ những ánh mát đó, giơ tay vẫy:
- Chào mọi người.
Ông Lãm hừ giọng, ra vẻ không thèm nhìn tới mặt Tín:
- Chịu vác mặt về rồi sao?
Ông Khiêm xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lựa từng lời, nói:
- Cũng đến giờ ăn cơm rồi, cha con em xin phép về nhà nha anh chị.
– quay sang Trọng Tín ông gật đầu – Bác về trước nha Tín, con ở lại chơi.
Trọng Tín cố tình để mắt nơi khác, không thèm ừ hử trả lời gì với ông Khiêm.
Vãn Hà liền bước đến cạnh ba, cúi đầu lễ phép:
- Con xin phép.
Ông Lãm khóat tay:
- Ừ, chú với cháu Hà về!
Đợi cha con ông Khiêm đi ngang qua mình, Trọng Tín nói mà không thèm nhìn mặt:
- Ông liệu đó! Tự lo cho thân mình đi, hay hơn.
Ông Khiêm hơi khựng người, rồi lẳng lặng đi ra ngòai.
Vãn Hà liu ríu theo ba, đầu cuối thấp, giấu cặp mắt vừa chớm đỏ.
Bà Cầm tinh ý nhìn thấy.
Tội nghiệp con bé! Chứng kiến cảnh ba mình bị nặng nhẹ, con cái nào không buồn.
Con hoang vẫn là con hoang.
Bà chẳng bao giờ coi nó là con cháu trong nhà, nên không phải thất vọng về cách cư xử láo xượt của nó.
Ông Lãm lừ mắt:
- Ai cho mày ăn nói với chú Khiêm cái giọng đó? Chính tao sai chú Khiêm đến tìm con bé đó.
Trọng Tín lầm lì:
- Con biết!
Ông Lãm cảm thấy bị thách đố:
- Mày...
Ngay lúc đó, bà Cầm đứng lên gọi Tân đi vào phòng, khiến câu chuyện cha con Tín bị cắt ngang.
Trước thái độ lạnh nhạt của bà Cầm, Tín cười nhẹ, buông phịch người xuống ghế sa lông.
Đợi bà Cầm với Nhật Tân đi khuất, ông Lãm hất mặt:
- Mày muốn nói gì đi.
Trọng Tín vào đề ngay chẳng cần vòng vo:
- Chuyện riêng của con mong ba đừng xen vào nữa.
Ông Lãm với tay lấy ấm trà rót vào tách:
- Cha mẹ quan tâm đến con cái là xen vào chuyện riêng ư?
Trọng Tín tỉnh rụi đáp trả:
- Đây không phải là sự quan tâm mà chỉ là cách thức để ba thể hiện quyền lực của mình.
Nhìn ông Lãm khoan thai hớp từng ngụm trà không ai biết trong lòng đang ông sục sôi như thế nào.
Ông đang cố gắng ghìm mình để nói chuyện hòa nhã với thằng con này một bữa:
- Cô gái đó không thật lòng, cô ta chỉ lợi dụng mày thôi, ngốc à.
- Con chấp nhận.
Ông Lãm bị bất ngờ thật sự.
Ông chưa kịp nghĩ ra điều gì để nói thì Trọng Tín đã tiếp:
- Con biết bây giờ Mỹ Liên chưa yêu con.
Nhưng trong tương lai cô ấy sẽ yếu con.
– Trọng Tín chắc nịch – Chắn chắn.
Ông Lãm cười cợt:
- Tương lai là khi nào? Một năm? Hai năm? Hay vài ba chục năm.
Trọng Tín trả lời nghiêm túc:
- “Tương lai là một cái sẽ đến vào một ngày nào đó”, thưa ba.
- Danh ngôn với triết lý – Ong Lãm đặt tách trà xuống – Nếu mày là một thằng khố rách áo ôm thì liệu cái tương lai đó có đến với mày không?
Lần này đến phiên Trọng Tín không nói được, gương mặt anh sắc lại.
Ông Lãm thong thả bắt tréo chên, nói:
- Việc tao kêu chú Khiêm tới gặp con bé kia nói chuyện chỉ là bước thả dây đo lòng nó.
Xem ra nó cũng khá ranh mãnh.
Trọng Tín trầm giọng:
- Xin ba đừng xỉ nhục Mỹ Liên.
Ông Lãm bật cười thành tiếng:
- Sỉ nhục? Mày chỉ nên dùng từ đó nếu tao nói sai sự thật.
Còn đằng này tao nói đúng bản chất con bé đó.
Nó không yêu mày mà cứ sống bám vào mày.
Cho dù là có yêu nhau nhưng là con người đàng hòang không ai sống thiếu tự trọng như thế.
- Nói vậy, trong mắt ba, hễ ai sống dựa vào người khác đều là những người không đàng hòang?
Giọng Trọng Tín nghe làn lạc nhưng ông Lãm không nhận thấy.
Ông điềm nhiên khẳng định quan điểm của mình:
- Có thể nói là như vậy.
Có đôi tay, có khối óc tại sao phải sống bám?
Có một thứ dịch vị đắng chát ứ tràn trong cơ thể Tín.
Anh nhìn thẳng cha:
- Bởi vậy trong mắt ba, mẹ con không phải là vợ, Trọng Tín không phải là con, chỉ là lọai ký sinh.
Mặt ông Lãm tái ngắt:
- Trọng Tín, ý của ba không...
Trọng Tín siết chặt đôi tay, cắt ngang:
- Con tới lui nơi này vì lời hứa với mẹ.
Nhưng xem ra mọi thứ đã đi đến cái giới hạn của nó.
Con chỉ có thể là Lê Trọng Tín chứ không thể là Thạch Trọng Tín.
Ông Lãm nóng phừng phừng, vì một đứa con gái không ra gì, thằng con ông dám từ bỏ ông? Ông cười nhạt:
- Một ngày nào đó nhìn ra bản chất cô ta mày hãy quay về.
Trọng Tín chán nản.
Cả ba anh, cả anh đều không thiết tha với mối quan hệ cha con này.
Chỉ cần hơi phật ý liền cảm thấy nó là gánh nặng, muốn rủ bỏ ngay.
Anh cầm xâu chìa khóa lên tay xốc xốc:
- Căn nhà mẹ con con ở, lúc mẹ còn sống ba chưa hề đặt chân tới.
Con nghĩ ba vẫn cứ như thế cũng hay.
Ông Lãm mím chặt môi:
- Tao hiểu ý mày.
Có phải mày muốn nói tao đừng đặt chân tới căn nhà đó để làm phiền người mày yêu không? - Ông Lãm gật gù - Đụng tới con bé thì cha con cũng trở mặt chứ gì?
Trọng Tín không trả lời.
Anh gật đầu một cái cho phải phép trước khi bỏ ra về.
Anh cho xe chạy thẳng một mạch về nhà.
Trong lòng dâng lên cảm giác kỳ lạ lắm.
Vừa trống vắng đến man mác buồn, vừa có cái gì thôi thúc, chờ mong.
Ừ, anh về nhà...!nhà của anh...!nơi có một người đang đợi anh, rất cần sự bảo bọc, che chở của anh.
Đúng như Tín nghĩ, Mỹ Liên đang đợi anh về mới mâm cơm nóng hổi.
Tín đi rửa tay rồi ngồi vào bàn ăn.
Anh đùa nhẹ hòng xua đi không khí ảm đảm:
- Cô giáo có dạy, trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ.
Không có bất kỳ sự hưởng ứng nào.
Mỹ Liên im lìm bới cơm cho anh.
Nụ cười trên môi Tín thoắt trở nên vô duyên, lố bịch.
Cả hai không nói với nhau một câu nào, mỗi người đều đeo đuổi một suy nghĩ riêng.
Sau cuộc gặp gỡ với ông Khiêm, tinh thần Mỹ Liên bị trượt dốc trầm trọng.
Ông Khiêm không dùng vũ lực hăm dọa, không ngọt ngào mua chuộc, không phỉ báng, xỉ vả.
Chỉ bằng đôi ba lời nói rất tế nhị, rất tâm lý của ông đã đủ làm Mỹ Liên nhục nhã rời khỏi Trọng Tín.
Lúc bỏ đi, Liên tự hứa với mình sẽ tự lực cách sinh, sẽ không ngại cực khổ, sẽ sống một cách kiên cường mạnh mẽ, sẽ không yếu hèn nhu nhược...!ôi chao! “Sẽ” đủ thứ trên đời, bây giờ thì...!Mỹ Liên mỉm cười lặng lẽ...
Với Mỹ Liên trước đây, cuộc đời chỉ tòan màu hồng.
Cô là con một, sinh trưởng trong một gia đình khá giả, là hoa khôi của trường Khoa học xã hội và nhân văn.
Cô có người yêu là Đức Hiển, sinh viên kiến trúc, hào hoa phong nhã, con nhà giàu có.
Trong khi các bạn xung quanh cô, đa phần phải đi làm thêm, tất bật với cuộc sống thì con như lòai chim quý nhẩn nha nhìn cuộc sống qua chiếc lồng son xinh đẹp.
Rồi ba cô bị bắt vì tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đọat tài sản”.
Tất cả đều sụp đổ theo.
Tòan bộ gia tài bị tịch thu.
Họ hàng, bạn bè ngỏanh mặt.
Má phải về quê sống nương nhờ ông bà ngọai.
Mỗi tháng dành dụm gửi lên cho cô ít tiền.
Nhưng chẳng thấm đâu vào đâu.
Vừa phải kiếm tiền cho các khoảng chi, vừa phải tự tay làm những công việc nhà, thật quá sức của Liên.
Nhiều hôm đi học, đi làm về mệt mà ngó vẻ nhếch nhác, tồi tàn của căn phòng trọ, mà phải dọn dẹp, nấu cơm, giặt giũ...!nước mắt Liên lại ứa ra.
Đức Hiển ban đầu vẫn giúp đỡ cô nhiều.
Nhưng sau khi má anh hăm cúp tiền tiêu vặt của anh thì anh không dám gặp cô nữa, chứ đừng nói tới chuyện giúp đỡ.
Mỹ Liên quệt mũi, giấu nụ cười buồn.
Má anh đã cấm không cho anh quan hệ với cô từ khi ba cô bị bắt điều tra lận kìa.
Đã bao lần cô tự lừa dối: đây chỉ là ác mộng.
Cô ráng chịu đựng một đêm, sáng thức dậy, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Khổ nỗi ác mộng lại nối tiếp ác mộng.
Trải qua vài tháng vất vả, Mỹ Liên thôi không trách Hiển nữa.
Là con nhà giàu, Đức Hiển quen chi xài rất lớn.
Với một sinh viên như Hiển làm sao kiếm được ngần ấy tiền đáp ứng đủ nhu cầu bản thân, đừng nói chi gánh thêm Liên.
Bất giác Liên liếc trộm sang Trọng Tín.
Cô không hiểu sao anh bản lĩnh đến vậy.
Vừa đi học, vừa đi làm, mà lại kiếm được rất nhiều tiền.
Mỹ Liên biết Trọng Tín để ý mình từ năm nhất kia.
Nhưng cô không quan tâm mấy.
Lúc đó, Liên chỉ nghĩ, một người con gái hội đủ nhiều điều kiện tốt như cô, được nhiều người đeo đuổi là chuyện đương nhiên.
Nói trắng ra thì đúng là Trọng Tín không có gì đáng để Mỹ Liên quan tâm ngoài điều đó?
Anh ngoại hình bình thường, học hành bình thường, không biết hóm hỉnh, không có tài vặt, không có gì cả, theo cách đánh giá của Mỹ Liên truớc đây.
Vậy mà bây giờ cô phải sống nhờ anh.
Mặt Mỹ Liên nóng ran hổ thẹn.
Giá như Đức Hiển giỏi giang, độc lập như Trọng Tín thì hay quá.
Cuộc sống cô hẳn khác nhiểu.
Mỹ Liên đâu biết để duy trì cuộc sống đầy đủ cho hai người, Trọng Tín đã phải làm việc cật lực như thế nào.
Hầu như không đêm nào anh ngủ trước một giờ sáng.
Ngoài thời gian trên giảng đường, ngủ, ăn uống, Trọng Tín ngồi riết bên vi tính.
Có lúc bản vẽ nhiều, Tín nghỉ cả học, vừa ăn vừa làm, hoặc thức trắng đêm...!đại loại thế.
Nhưng dù cực khổ mấy Trọng Tín cũng tự hứa với mình bằng mọi cách phải vượt qua, không về ngửa tay lấy một đồng của ba mình.
Trước mắt Tín hiện lên nụ cười khẩy của ông Lãm như muốn nói với Tín: còn gắn bó với Mỹ Liên đừng hòng ba anh cho xu nào.
Trọng Tín so nhẹ vai.
Đâu phải anh có ý xin là được đâu phải không?
Anh chan canh nuốt vội miếng cơm chực chờ chẹn ngang cổ.
Nghĩ đến mối quan hệ giữa hai cha con, anh thấy áp lực quá.
Bao cảm giác, mâu thuẫn cứ đan xen, dằn vặt lấy anh.
Mẹ anh, người phụ nữ đáng thương, từng sống bằng cái nghề bị xã hội lên án.
Trong một lần ba anh đi công tác xa, chè chén với bạn bè đã gặp mẹ anh.
Đúng là trên đời sao có nhiều ngẫu nhiên, xui rủi không sao giải thích được.
Chỉ một lần gặp gỡ đó thôi, mẹ đã yêu ba, yêu nồng nàn, say đắm.
Chỉ một lần gặp gỡ đó thôi anh đã được hình thành trong mẹ.
Thế là mẹ quyết định giữ lại anh và không làm nghề đó nữa.
Cái nghề của mẹ, thường bị người ta mắng là sống nhơ nhuốt, không cò lòng tự trọng.
Nhưng không hiểu sao tình yêu của mẹ, lòng tin của mẹ vẫn trong trẻo như thế.
Ừ, có một phần ngây ngô nữa, theo cách nhìn nhận của Tín.
Ba anh không nói nhận hay không nhận anh.
Ông đặt mẹ con anh ra ngòai cuộc sống của ông.
Dửng dưng!
Sau khi cho mẹ một số tiền lớn, ông nói mẹ muốn bỏ hay giữ đứa con thì tùy, muốn tiếp tục làm nghề cũ hay chuyển sang nghề khác cũng mặc.
Chuyện không liên quan tới ông.
Đừng mong uy hiếp hoặc tới làm tiền ông thêm một lần nào nữa.
Mẹ đã nhận số tiền ban bố đó để nuôi anh, để dổi sang cuộc sống khác, hòng có điều kiện mà chờ, mà đợi.
Sự chờ đợi kéo dài gần mười năm thì ba anh tìm đến, khi anh Nhật Tân khởi phát bệnh tâm thần.
Ba mua nhà.
Ba mở một cử hiệu bán quần áo cho mẹ.
Hàng tháng ba gửi tiền vào tài khoản cho mẹ.
Có một điều là...!tuyệt đối ông không đặt chân đến nhà thăm mẹ.
Thỉnh thoảng, ông cho người đến chở anh về nhà của ông để hỏi han những chuyện mà ông quan tâm.
Trước tình yêu, có những nỗi đau chính là chất độc.
Nó từng ngày, từng giờ ngậm nhắm tâm hồn con người.
Mẹ...
Đến lúc mẹ bệnh nặng, ông gửi bó hoa đến tặng.
Đến lúc mẹ mất ông cho người đến tổ chức đám tang rất chu toàn.
Thế là xong.
Đáp lại một tình yêu chỉ có vậy? Mọi nỗ lực, cố gắng của mẹ chỉ thu được kết quả như thế?
Mắt Tín rát buốt.
Bất giác anh chớp mắt thật sâu.
Không có một giọt nước mắt nào ứa ra xoa dịu.
Sau đó, ông kêu anh dọn về ở chung.
Trọng Tín nhớ lúc đó mình đã nhìn cha chán ghét như thế nào.
Anh không tài nào cư xử được giống ông.
Một con người máu lạnh.
Ông nghĩ gì khi mở miệng đề nghị anh như thế nhỉ? Trong mắt ông, anh là một con chó cưng, được ông cho ăn tử tế thì luôn ngoắc đuôi khi ông muốn ư?
Anh từ chối!
Bữa cơn kết thúc, Tín đứng lên phụ Liên dọn dẹp đồ.
Anh lần thần tự hỏi, trong tình yêu, liệu anh có được may mắn hơn mẹ không?
Mỹ Liên cản khi thấy Tín xắn tay áo định phụ cô rửa chén:
- Để em làm được rồi anh.
Có mấy cái hà.
Tín nhớ tới cái bản vẽ mới nhận, ngập ngừng:
- Không cần anh phụ thật phải không?
- Dạ.
- Vậy anh về phòng nha.
Em rửa chén xong thì coi ti vi hay đi ngủ nha.
Đừng loay hoay làm cái gì hết.
- Dạ.
Rửa chén xong, Liên bật tivi xem.
Cô cứ cầm điều khiển từ xa bấm lung tung kênh.
Cô muốn xem cái gì đó, tập trung đầu óc không nghĩ lung tung.
Nhưng xem chừng vô vng.
Những chuyện đã qua như thước phim cứ tua đi tua lại trong đầu cô làm cô căng thẳng quá.
Đầu cô nhức bưng bưng bị bủa vây bởi những hồi ức, lả người, vô vọng.
Mỹ Liên bước về phòng bằng đôi chân mất thăng bằng.
Cô uống viên thuốc ngủ hy vọng có thể ngủ được, không phải suy nghĩ thêm về bất cứ điều gì.
Gần hai giờ sáng, cơn đau ê ẩm không biết từ đâu kéo tới làm Liên thức giấc.
Cô thấy rêm người, đầu vẫn nhức như búa bổ.
Vậy là cô phải uống liều mạnh hơn nếu muốn ngủ thẳng giấc tới sáng? Không may cho cô, viên thuốc uống lúc đầu hôm đã là viên cuối cùng.
Mệt mỏi, Liên ra ngoài phòng khách, định bật tivi xem để dỗ giấc ngủ.
Thấy đèn phòng Tín hắt ra, Liên chú ý, không nghĩ anh thức khuya vậy, chắc là anh ngủ quên tắt đèn
Mỹ Liên vặn thử nắm cửa.
Cửa không khóa, Liên nhẹ nhẹ lách người vào, định bụng tắt đèn giùm anh… Bất ngờ, Tín còn thức… đang loay hoay vẽ vẽ trên máy tính.
Liên dần dừ, gõ nhẹ lên cửa, sợ làm anh giật mình:
- Anh à.
Tín rê chuột, nhấp thêm vài điểm, bấm lưu tập tin, quay lại:
- Em chưa ngủ hả?
- Dạ không, em thức giấc.
Tín đưa tay nhìn đồng hồ, hơn hai giờ sáng rồi.
Anh vươn vai, vặn người vài cái, xương cốt kêu giòn răn rắc.
- Khuya rồi, anh ngủ đi.
Có gì mai làm tiếp.
- Anh hẹn trong tuần phải giao cho người ta nên vẽ hơi gấp.
Không sao đâu.
Em ngủ trước đi.
Sự phát hiện này vừa khiến Liên ngại ngùng, vừa khiến Liên cảm động.
Vì cô, anh phải làm nhiều thứ, không một lời kể lể.
Cô muốn làm một cái gì đó cho anh, thể hiện sự quan tâm, biết ơn chẳng hạn:
- Anh đói không? Muốn ăn chút gì không? Em xuống bếp làm cho anh nha.
Trọng Tín cười bằng mắt:
- Anh không ăn gì đâu.
Về phòng ngủ đi.
- Dạ… Hay em ngồi chơi với anh cho đỡ buồn.
Trọng Tín cười lớn, Mỹ Liên con nít quá.
Tuy vậy, anh lại thấy xôn xao trước sự quan tâm của cô:
- Anh không buồn gì đâu.
Anh cần tập trung làm việc mà.
- Nhưng…
Tín lảng mắt đi:
- Không nhưng gì hết.
Em về ngủ đi, đứng chàng ràng một hồi có chuyện không hay bây giờ.
Mặt Mỹ Liên nóng bừng.
Cô hiểu ngay Tín đang ám chỉ chuyện gì.
Liên đang mặc bộ đồ ngủ khá kín đáo, song vẫn lồ lộ xíu, vì cô không mặc đồ lót bên trong.
Lần trước đến đây ở một thời gian, Tín cũng giữ khoảng cách với cô đúng mực.
Anh chưa từng có cử chỉ thân mật gì với cô ngoài những cái nắm tay, hay ôm cô vào lòng vỗ về, nụ hôn trên trán.
Liên hiểu anh tôn trọng cô.
Anh muốn có tình yêu nơi cô.
Liên cắn môi, day day môi dưới.
Khoảng thời gian lúc Đức Hiển bảo bọc cô, cô đã sống như vợ chồng với Hiển rồi
“…Chuyện một lần yêu ai như chuyện một đời con gái
Cho nhau một lần anh được gì không, em còn gì không?”
Chuyện này không phải Đức Hiển cưỡng ép gì cô.
Do cô đồng thuận.
Hiển có ý và Mỹ Liên đồng thuận.
Cô cần một điểm tựa quá chừng.
Hơn nữa cô và Hiển yêu nhau, khát khao được nếm trải cảm xúc hiến tặng, hoàn toàn thuộc về nhau.
“Ôi những câu chuyện lòng làm thơm ngát thêm tuổi hồng…”.
Nhưng liền sau đó, Mỹ Liên lại thấy hoang mang, sợ hãi với cảm giác “mất tất cả”.
Lúc gia đình tan tác, Mỹ Liên đã nếm trải cảm giác “mất tất cả”.
Song hai lần ‘mất tất cả” hoàn toàn khác nhau.
Lần sau này khiến Mỹ Liên mục rỗng.
Sự mặc cảm, thiếu tự tin thường xuyên túc trực nơi Liên.
Cô đã không còn gì cả, chỉ còn Hiển thôi.
“Kể từ sau đêm đó sân vui đại học mất tiếng chim ca
Cho dẫu không xóa nhòa thì rồi cũng qua tình cũng bay xa…”.
Cô giữ gìn như người ta giữ gìn mạng sống, tôn thờ anh như con chiên tôn thờ chúa, vậy mà, anh vẫn vuột đi.
“…Anh anh còn gì đâu và em em còn gì đâu…”
(Trên đỉnh mùa đông – Trần Thiện Thanh)
Mắt Mỹ Liên mờ lệ lúc nào không hay.
Trọng Tín thở dài, đứng lên ôm cô.
Anh nghĩ cô đang bị bấn loạn, sợ hãi.
Nước vỡ bờ, Mỹ Liên bật khóc nức nở.
Tín khẽ khàng:
- Để anh đưa em về phòng nghỉ.
Mỹ Liên lắc đầu nguầy nguậy trên ngực Tín.
Vòng tay Tín siết chặt hơn:
- Nếu em sợ, anh ở lại với em đến chừng nào em ngủ rồi mới đi ra nha.
Vẫn cái lắc đầu nguầy nguậy nhột nhạt trên ngực Tín.
Anh hít thở sâu để dằn những khao khát dâng tràn.
Khổ nỗi toàn là mùi thơm ngọt ngào từ người Mỹ Liên lấp đầy trong anh, càng khiến anh trôi theo xúc cảm tuyệt vời.
Vô thức, bàn tay anh vuốt ve bờ lưng thon thon, mềm mại của Mỹ Liên.
Mỹ Liên nhắm mắt tận hưởng cảm giác ấm áp lan tỏa khắp người.
Cô phát hiện mình hết nhức đầu từ bao giờ.
Bàn tay anh như có phép xua tan những hồi ức không hay.
Bình yên! Lâu rồi cô không có được cảm giác này.
Cô thấy dễ chịu quá.
Chợt cô muốn tận hưởng nhiều hơn nữa.
Muốn một lần không là mình thì mọi chuyện dẫn cô tới đâu? Sao cô cứ để
những hủ tục, những lời dạy, răn đe đạo đức bó rịt lấy mình? Sao cô không thể làm những chuyện mang lại cho cô cảm giác thư thái, dễ chịu.
Một lần thôi, cô muốn hành xử theo cảm xúc của mình, không phải suy nghĩ đắn đo, cân nhắc.
Một cô gái bốc đồng! Ừ, vậy cũng không sao.
Cô không muốn bị nhấn chìm trong sực bức bối, khốn cùng, ràng buộc nữa.
Cô muốn tự do giải phóng mình, tận hưởng những thứ làm cô dễ chịu, vui vẻ, thoải mái.
Mỹ Liên ngước lên nhìn Trọng Tín bằng cặp mắt với phần mí hơi sụp.
Cô dùng cả hai tay vuốt quanh khuôn mặt anh chậm rãi.
Những sợi râu lúng phúng sau một đêm thức suốt cạ cạ tay cô ran rát, gai gai.
Đôi bàn tay sau lưng Mỹ Liên dừng lại tự bao giờ.
Tín gần như đứng lặng, ngạt thở dõi theo từng cử chỉ của Mỹ Liên.
Tiếp tục từ tốn, Mỹ Liên chậm rãi nhón chân, áp môi mình lên môi Tín.
Trọng Tín khép dần mắt lại… Tất cả thả trôi theo tự nhiên.
Cảm xúc ngự trị mọi thứ..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook