Lan Nhân Nhứ Quả
-
Chương 3
7.
Sau khi tiễn Giang Dũ Bạch và mẹ Giang rời đi, cha mẹ ta đã ngồi trong đại sảnh rất lâu. Chuyện ngày hôm nay tuy nhỏ, nhưng ngày mai hàng xóm với nhau sẽ truyền tai ta là đứa vô lễ.
Ta cũng không quan tâm. Kiếm đủ tiền rồi là lúc ta đi mở ra một trời đất mới.
Vừa hay sắp đến thi hương, Tạ Diễm sẽ đến Châu phủ, ta liền nhờ hắn tiện thể cho bọn ta đi nhờ. Hắn còn nói, hắn có một căn nhà cũ có thể cho ta thuê.
Chỉ là chuyến đi Kinh Châu lần này ta không biết phải mở lời như thế nào. Càng huống hồ cha mẹ ta vẫn luôn coi Giang Dũ Bạch là chàng rể hiền trong nhà.
Mặc dù gần đây ta hiếm khi qua lại với hắn, bọn họ vẫn nghĩ chung quy trong lòng ta vẫn còn thích Giang Dũ Bạch, còn hắn cũng sẽ nghe theo lời mẹ Giang, đợi đến khi lớn hơn chút hiểu được cách báo đáp công ơn.
Chuyện ngày hôm nay chỉ sợ bọn họ sẽ canh cánh trong lòng.
Cha nhấp một ngụm rượu hỏi mẹ ta, “Bà nghĩ con gái chúng ta có sai không?”
Mẹ lắc đầu, “Ta nghe vậy càng thấy mừng hơn, nhưng ngày mai mấy người trong thôn rảnh rỗi không làm gì sẽ lại bàn tán cho xem, như vậy mới khó chịu.”
“Thế phải làm thế nào?”
Mẹ ta quay người đi vào nhà, lấy ra một hộp trang điểm, bên trong là của hồi môn và số tiền tích góp được. “Nhà ta có bạc đi đâu mà không được, hà tất phải ở lại cái nơi mục nát này.”
Cha ta ngẩng đầu uống hết rượu trong chén, “Đúng! Dẫu sao đất nhà chúng ta cũng đã cho thuê, số gạo thu hoạch được không kể thuế má tiền công thì cũng đủ để nuôi sống ba người chúng ta, có tay có chân thì không đời nào ch/ết đói được.”
Mẹ ta cầm hộp trang điểm đến thăm dò ta, “Ta nghe nói, người dân Kinh Châu giản dị lương thiện, mỗi ngày còn có ca hát tạp kỹ, vô cùng náo nhiệt, ta chưa từng được thấy nên muốn đi xem để mở mang hiểu biết, hay là chúng ta chuyển đến Kinh Châu được không?”
Ta nhìn dáng vẻ cha mẹ ta cần thận kẻ xướng người hoạ, không nén nổi hai mắt đỏ hoe.
Kiếp trước bọn họ cũng vậy, nhìn thấu suy nghĩ của ta lại sợ làm khó ta, tự khuyên ta cùng Giang Dũ Bạch vào kinh, còn sợ ta chịu khổ mà lén nhét tiền tích góp được vào túi đồ của ta.
Vốn lo lắng bọn họ sẽ không nỡ rời xa quê, nên ta vẫn do dự chưa nói ra kế hoạch của ta.
Bây giờ thì tốt rồi, chỉ cần bọn ta ở bên nhau thì đâu đâu cũng là nhà.
8.
Hôm rời đi trời nắng đẹp, ngay cả gió sông cũng trở nên ấm áp.
Khi lên thuyền ta mới phát hiện, trên thuyền đều là đồng môn của Tạ Diễm, nghe ngóng mới biết, đây là chiếc thuyền riêng mà Tạ phủ đặc biệt mua về để hắn đi thi.
Quản gia Tạ phủ đếm đi đếm lại ba lần, vẫn luôn thiếu một người.
Lúc này mới có người lên tiếng, “Giang Dũ Bạch vẫn chưa đến.”
Thì ra hắn cũng đi thuyền này. Ta nhớ lại lúc ra khỏi cửa, nhìn bóng dáng Chu Phù đứng trước cửa, nước mắt lưng tròng.
Nàng ta quả thật được nuôi dưỡng rất tốt, làn da trắng nõn, mặt tựa hoa đào, khó trách Giang Dũ Bạch lại động lòng. Hai người đúng lúc tình nồng, hoặc là không nỡ xa cách nên mới trễ giờ.
Lại đợi thêm một khắc, cuối cùng có người nóng giận, “Giang huynh đừng nói là ngủ say trong lòng mỹ nhân rồi, bản thân vui sướng lại khiến chúng ta lãng phí thời gian.”
“Đừng nói nhảm nữa.” Lý công tử đứng dậy, “Là nhà, nhà tẩu ta có chút chuyện, Dũ Bạch đi xử lý rồi, huynh ấy sẽ đến ngay thôi.”
Trên thuyền vang lên tiếng chế giễu.
Ta lặng lẽ đi ra hiên thuyền, muốn hít thở chút gió sông, tưởng không ai nhìn thấy, lại bắt gặp ánh mắt của Tạ Diễm.
Hắn lướt nhìn bèn lệnh người đi tìm Giang Dũ Bạch. Một lúc sau, người hầu quay lại bẩm báo, thuật lại cảnh tượng sinh động như thật vừa thấy được.
“Tìm thấy Giang công tử ở cửa sòng bạc, ngài ấy đang đối đầu với người gác cửa sòng bạc, có vẻ là đang tìm Chu đồ tể.”
“Người gác cửa đó không biết Giang công tử, Chu cô nương đứng một bên nói đây là thần đồng Giang Dũ Bạch.”
“Người gác cửa không tin, bảo Giang công tử vẽ ngay một bức hoạ để minh chứng, Giang công tử tức đến xanh mặt, không nói nên lời.”
Trên thuyền vang lên tiếng tấm tắc la ó.
Người trên thuyền có ai mà không biết, năm xưa Giang Dũ Bạch là thần đồng được đám quý tộc bỏ tiền rất nhiều, nhưng vì Chu Phù đã lập lời thề sẽ không vẽ tranh nữa.
Mũi tên b ắn ra một năm trước cuối cùng lại bắn vào hắn của một năm sau
Tạ Diễm liếc nhìn ta một cái, cắt lời người hầu, “Ngươi có báo cho huynh ấy biết là thuyền sắp rời đi không?”
“Bẩm, báo rồi ạ, Giang công tử bảo nô tài đi trước, ngài ấy tự có cách.”
“Không biết tốt xấu.” Có người cảm thán.
Sau đó bọn họ bàn tán sôi nổi. Có người nhìn về phía ta, giọng điệu tiếc nuối, “Đáng tiếc cho nương tử Ôn gia, tuy dung mạo không bằng Chu cô nương, nhưng lại có đức hạnh hơn, còn có chút kỹ nghệ bên người, nếu Giang Dũ Bạch cưới muội ấy, nhất định sẽ là một mối lương duyên.”
Mọi người đều đồng tình, cha ta tức giận muốn phản bác. Ta bèn kéo tay ông ấy, ra ý bảo ông ấy nhìn về phía bờ.
Thuyền vừa mới rời bến, một bóng người cô đơn xuất hiện trên bến bờ. Tay nải trên tay rơi xuống, đứng khuất trong bóng tối, mệt mỏi giống như có một dây leo quấn lấy hắn.
Ta đứng dậy đối mắt với hắn, hưởng thụ làn gió mát mẻ, cùng bầu trời xanh thẳm rộng lớn.
Từ nay núi cao sông xa, duyên phận của chúng ta đến đây là hết, không còn gặp lại.
9.
Việc đầu tiên khi đến Kinh Châu là tìm một vị tiên sinh dạy học. Yêu cầu của ta cũng không cao, chỉ cần dạy ta chữ và toán số là được rồi.
Sau khi lên lớp, ta chạy đông chạy tây hỏi dò, có tổng cộng mười cửa tiệm trong đó có tám tiệm là có thể mướn được. Mà hai tiệm ở phía đông gần cổng thành với nhà ngựa là vừa ý ta nhất.
Nhưng khi hỏi lại lần nữa, người trung gian cũng không chịu tiếp nhận việc mua bán này, “Trong nhà ngươi có nam tử không?”
Chủ nhà đi thẳng vào vấn đề, không muốn cho nữ tử mướn cửa tiệm.
Ta hỏi ông ta tại sao.
Bèn nói lời lẽ tầm thường, nữ tử nên ở nhà giúp lang quân nuôi nấng con cái. Hơn nữa ta là một nữ tử đi khắp nơi xuất đầu lộ diện, rất khó để lấy lòng tin của người khác. Cho dù ta có lấy ra khế ước làm tin, thì bọn họ cũng không nguyện ý tin, ngược lại bảo ta quay về chăm sóc cho gia chủ.
Ta lại quấy rầy mấy ngày, cuối cùng chủ nhà cho phép ta bày một quầy hàng nhỏ trước cửa trong một ngày.
Ông ấy đứng phía sau ta, nhìn ta bày dọn một cái bàn, một cái sọt lớn và một cái biển hiệu nhỏ. Rất nhiều người tụ tập quanh cửa tiệm.
“Mười cân nho, đổi lại 50 lượng bạc, trên này viết có đúng không?”
“Không sai.”
“Nếu như mang nho đến rồi, ngươi chạy rồi thì làm sao?”
“Ta ngồi ở đây, mọi người có thể gọi người đến trông ta, nếu như ta bỏ chạy thì cứ bắt lại dẫn đến nha môn.”
Đám người trước cửa thì thầm to nhỏ, nhưng vẫn không có ai đứng ra. 50 lượng bạc đó là số tiền mà người bình thường có thể tiêu trong một năm, ngay cả tiền thuê cửa tiệm này cũng chỉ có một lượng một tháng.
Không có ai tin trên đời lại có chuyện tốt rơi xuống như vậy.
Mãi đến khi mặt trời lặn, mới có một nam tử đến tháo biển hiệu xuống, “Hôm nay ta không làm việc, ngươi đợi đó, ta đi tìm nho cho ngươi.”
Khoảng nửa giờ sau, người đó quay lại đẩy theo một chiếc xe kéo, đằng sau còn có một nông phu. “Mười cân, ngươi cân thử xem.”
Ta cân lại, sau đó lấy ra một ngân phiếu 50 lượng bạc. Đôi mắt của nam tử và nông phu đó sáng lên, “Tiền thật sao?”
Ta mỉm cười ngồi xuống, “Hay là ta ngồi đây chờ các ngươi, tiền trang vẫn chưa đóng cửa, các ngươi đem đi kiểm tra thử xem?”
Có người xung quanh vội giơ tay, “Ta là chưởng quầy tiền trang, để ta xem xem.”
Ông ta lấy ngân phiếu xem xét tỉ mỉ, gật đầu, “Thật.”
Cả chợ trong phút chốc nháo nhào lên, có tiếc nuối, có ngưỡng mộ, mọi người đều truyền tai gọi ta là Ôn lão nương.
Vừa quay đầu, chủ nhà đã chìa tay ra mời ta. Ta mỉm cười đi theo ông ấy.
Trong sách có hàng ngàn châu báu, nếu thành thật thì ta sẽ không lừa dối. Khi ta sứt đầu mẻ trán, tiên sinh dạy học vừa hay dạy ta một điển cố “Thương Ương lập mộc”, ta liền bắt chước theo.
Chủ nhà không những dễ dàng cho ta thuê cửa tiệm, còn nói cho mọi người trong thành biết phía đông sắp mở có một tửu lâu, mà lão nương ở đó nhất ngôn cửu đỉnh, không lừa già dối trẻ, mua bán công bằng.
Sau khi mở cửa, tuy là vẫn chưa có lời, nhưng rượu hoa quả của ta phong phú đa dạng, dựa theo từng khẩu vị mà đề ra những mức giá khác nhau, bất luận là nam nữ môn đệ, đã bước vào sẽ có thể chọn ra một hương vị hài lòng.
Hơn nửa còn có thể uống thử trước khi bước vào, môn đình không hề vắng vẻ.
Sau kì thi hương, Tạ Diễm dẫn theo một đám đồng môn đến ủng hộ ta. Uống say rồi có thể lên lầu hai nghỉ ngơi.
Gió mát một bình rượu, say rượu ngắm trăng lên.
Cũng tạo cho tửu lâu của ta thêm chút phong lưu ý vị.
Hôm treo bảng vàng, môn đinh đánh đồng, công bố, hôm đó tửu lâu của ta cũng được Tạ phủ đặt gần 50 bàn.
Tạ Diễm đỗ đầu kì thi hương.
Ta cũng không quá ngạc nhiên, trường hắn học là một trường rất có tiếng, hắn theo Giang Dũ Bạch tiến kinh thi đình, nếu không phải Giang Dũ Bạch có cái danh thần đồng, có vi sư là học sĩ, người đứng đầu là ai cũng chưa biết được.
Điều khiến ta không ngờ tới, là rượu nhà ta trở thành Giải Nguyên Lộ danh xứng với thực. Nhất thời, ở thành Kinh Châu nước lên thì bèo nổi, một bình rất khó có.
Thậm chí có nhiều người còn giành nhau mua Hội Nguyên Nhưỡng và Trạng Nguyên Hồng. Ngay cả các bữa yến tiệc của quan phủ đại nhân đến phái người đến đặt mấy vò rượu.
10.
“Này, ngài vào sân làm gì vậy? Có thấy cái bàn đó không? Qua đấy đi!”
Khi mang rượu đến nhà quan phủ, quản gia đang dẫn một nam tử trẻ tuổi mặc y phục xám đến một góc của gian sảnh, lúc đi ra còn lẩm bẩm, “Thật không biết bản thân có thân phận gì, còn muốn đến sân trước gặp mặt các quan lão gia.”
“Bản thân thi không đỗ kì hương, còn muốn ra vẻ cử nhân cái gì chứ?”
Quản gia quay đầu nhìn thấy ta, lập tức nở nụ cười, “Ôn lão nương đến rồi à, Tạ trạng nguyên đang thưởng rượu ở sân trước, có cần ta vào bẩm báo một tiếng không?”
Ta không nói gì chỉ nhìn vào căn phòng mà nam tử vừa rồi đi vào, ta cứ cảm thấy bóng hình đó rất quen thuộc.
“Ôn lão nương biết hoạ sĩ đó ư?”
“Hoạ sĩ?” Ta lẩm bẩm liệu có phải là Giang Dũ Bạch không.
“Đúng vậy, là người mà đại nhân mời về yến tiệc, nghe nói là cùng quê với Tạ trạng nguyên, trước kia còn là thần đồng, chỉ là có tiếng mà không có miếng, thần đồng gì mà ngay cả cử nhân cũng không thi đỗ!”
“Bịch.”
Sảnh phụ truyền đến tiếng nghiên mực rớt xuống, một khuôn mặt gầy gò xanh xao xuất hiện trước cửa. Khuôn mặt hắn xen lẫn sự hốt hoảng, lúng túng, khó xử, xấu hổ.
Chỉ còn thiếu vẻ kiêu ngạo mà ta từng thân thuộc.
“Làm phiền báo với quan phủ đại nhân một tiếng, phụ tấm lòng ngài ấy rồi, bức hoạ này Giang mỗ ta không vẽ được.”
Hắn lướt nhanh qua như một cơn gió, bộ dạng luôn cúi đầu, không còn dáng vẻ kiêu ngạo như trước nữa.
Ta nhặt nghiên mực dưới đất lên, đặt bên cạnh bàn.
Sân trước truyền đến tiếng nói chuyện náo nhiệt.
Thì ra ở đây có thể xem rõ hết thảy sân trước, đúng là một nơi thích hợp để vẽ.
Đáng tiếc….ta nhìn những bức tranh còn dang dở trên bàn, lực đạo và nét vẽ cũng không còn như trước nữa.
Ta nhìn bóng hình Tạ Diễm từ xa, lại nhìn Giang Dũ Bạch, không có nửa điểm hào hoa phong nhã của kiếp trước.
Ta cáo từ quản gia, rồi đi ra cửa sau, lại nhìn thấy Giang Dũ Bạch vẫn chưa rời đi.
Hình như cũng không phải đang đợi ta.
Cánh tay của hắn bị một đôi bàn tay mềm mại quấn lấy, bám mãi không buông. Hai người họ nhìn thấy ta, nam tử thấy xấu hổ, nữ tử lại ngạc nhiên.
Còn ta nhìn thấy Chu Phù cũng ngộ ra được những thay đổi của Giang Dũ Bạch.
Hắn bảo lãnh thay cha của Chu Phù, Chu đồ tể hẳn là không trả được tiền. Mà Giang Dũ Bạch thi rớt, sòng bạc hẳn là thấy hi vọng mong manh, bắt đầu đến cửa đòi nợ.
Giang Dũ Bạch lạnh lùng kéo tay Chu Phù muốn rời đi, lại bị nàng ta mạnh mẽ hất ra. Bức hoạ trong tay rơi xuống, lăn trên mặt đất, để lộ một mỹ nhân phong thái yểu điệu, duyên dáng như nàng tiên.
Chu Phù quỳ xuống, cuộn bức tranh lại, khóc lóc nói, “Nếu huynh không vẽ, ta chỉ có thể đem nó bán để trả nợ.”
Ta tránh xa, cũng không phải chuyện ta nên quản, trong đầu nhớ đến rượu ta tặng cho Tạ Diễm vẫn chưa đóng gói, ta còn phải đánh xe để hắn mang đi kinh thành, bây giờ hắn chính là tấm bảng hiệu sống biết đi của rượu hoa quả nhà ta.
“Khoan đi.”
Chu Phù lại tóm lấy chân ta, “Chi bằng ngươi mua bức họa này về đi.”
“Phù Nhi!” Giang Dũ Bạch kéo tay nàng ta, lại bị nàng ta đẩy ra.
Chu Phù cúi thấp người, trực tiếp quỳ xuống trước mặt ta, “Ba trăm lượng, chỉ cần ba trăm lượng.”
Khi xưa bức họa này có người ra giá ngàn lượng, nhưng Giang Dũ Bạch nhất quyết không bán. Tiếc là Chu Phù đã hỏi sai người rồi, ta chỉ là một thương nhân, bán một bức hoạ là theo giá trị cất giữ, mà giá trị cất giữ lại có liên quan đến danh tiếng của hoạ sĩ đó.
Giang Dũ Bạch bây giờ không đáng cái giá đó. Ta sẽ không kinh doanh thua lỗ.
Chu Phù khóc thê lương, như một bông hoa mỏng manh bị gió và sương tàn phá, Giang Dũ Bạch cuối cùng không nhịn được, đứng trước mặt ta.
Hắn cúi đầu xuống, nghiến răng nghiến lợi nói ra một câu, “A Nguyệt, giúp ta, chỉ có lần này, muốn ta làm gì cũng được.”
Ta giống như một quần chúng hồng trần, suy nghĩ ta có nên cảm động vì tình ý đồng cam cộng khổ, không rời không bỏ này hay không.
Nhưng ta là một thương nhân, đã quen việc xem xét giá trị.
“Huynh có thể làm gì? Huynh có bản lĩnh nấu rượu hay là sức lực vận chuyển rượu?”
“Giang Dũ Bạch, huynh chỉ có một cái não biết đọc sách, nhưng nó đã bị hoen rỉ rồi.”
Ta đẩy tay Chu Phù ra, ta chỉ là người ngoài trong câu chuyện của bọn họ.
Ta không ép buộc người khác, cũng không đóng vai người tốt trong lòng bọn họ.
Sau khi tiễn Giang Dũ Bạch và mẹ Giang rời đi, cha mẹ ta đã ngồi trong đại sảnh rất lâu. Chuyện ngày hôm nay tuy nhỏ, nhưng ngày mai hàng xóm với nhau sẽ truyền tai ta là đứa vô lễ.
Ta cũng không quan tâm. Kiếm đủ tiền rồi là lúc ta đi mở ra một trời đất mới.
Vừa hay sắp đến thi hương, Tạ Diễm sẽ đến Châu phủ, ta liền nhờ hắn tiện thể cho bọn ta đi nhờ. Hắn còn nói, hắn có một căn nhà cũ có thể cho ta thuê.
Chỉ là chuyến đi Kinh Châu lần này ta không biết phải mở lời như thế nào. Càng huống hồ cha mẹ ta vẫn luôn coi Giang Dũ Bạch là chàng rể hiền trong nhà.
Mặc dù gần đây ta hiếm khi qua lại với hắn, bọn họ vẫn nghĩ chung quy trong lòng ta vẫn còn thích Giang Dũ Bạch, còn hắn cũng sẽ nghe theo lời mẹ Giang, đợi đến khi lớn hơn chút hiểu được cách báo đáp công ơn.
Chuyện ngày hôm nay chỉ sợ bọn họ sẽ canh cánh trong lòng.
Cha nhấp một ngụm rượu hỏi mẹ ta, “Bà nghĩ con gái chúng ta có sai không?”
Mẹ lắc đầu, “Ta nghe vậy càng thấy mừng hơn, nhưng ngày mai mấy người trong thôn rảnh rỗi không làm gì sẽ lại bàn tán cho xem, như vậy mới khó chịu.”
“Thế phải làm thế nào?”
Mẹ ta quay người đi vào nhà, lấy ra một hộp trang điểm, bên trong là của hồi môn và số tiền tích góp được. “Nhà ta có bạc đi đâu mà không được, hà tất phải ở lại cái nơi mục nát này.”
Cha ta ngẩng đầu uống hết rượu trong chén, “Đúng! Dẫu sao đất nhà chúng ta cũng đã cho thuê, số gạo thu hoạch được không kể thuế má tiền công thì cũng đủ để nuôi sống ba người chúng ta, có tay có chân thì không đời nào ch/ết đói được.”
Mẹ ta cầm hộp trang điểm đến thăm dò ta, “Ta nghe nói, người dân Kinh Châu giản dị lương thiện, mỗi ngày còn có ca hát tạp kỹ, vô cùng náo nhiệt, ta chưa từng được thấy nên muốn đi xem để mở mang hiểu biết, hay là chúng ta chuyển đến Kinh Châu được không?”
Ta nhìn dáng vẻ cha mẹ ta cần thận kẻ xướng người hoạ, không nén nổi hai mắt đỏ hoe.
Kiếp trước bọn họ cũng vậy, nhìn thấu suy nghĩ của ta lại sợ làm khó ta, tự khuyên ta cùng Giang Dũ Bạch vào kinh, còn sợ ta chịu khổ mà lén nhét tiền tích góp được vào túi đồ của ta.
Vốn lo lắng bọn họ sẽ không nỡ rời xa quê, nên ta vẫn do dự chưa nói ra kế hoạch của ta.
Bây giờ thì tốt rồi, chỉ cần bọn ta ở bên nhau thì đâu đâu cũng là nhà.
8.
Hôm rời đi trời nắng đẹp, ngay cả gió sông cũng trở nên ấm áp.
Khi lên thuyền ta mới phát hiện, trên thuyền đều là đồng môn của Tạ Diễm, nghe ngóng mới biết, đây là chiếc thuyền riêng mà Tạ phủ đặc biệt mua về để hắn đi thi.
Quản gia Tạ phủ đếm đi đếm lại ba lần, vẫn luôn thiếu một người.
Lúc này mới có người lên tiếng, “Giang Dũ Bạch vẫn chưa đến.”
Thì ra hắn cũng đi thuyền này. Ta nhớ lại lúc ra khỏi cửa, nhìn bóng dáng Chu Phù đứng trước cửa, nước mắt lưng tròng.
Nàng ta quả thật được nuôi dưỡng rất tốt, làn da trắng nõn, mặt tựa hoa đào, khó trách Giang Dũ Bạch lại động lòng. Hai người đúng lúc tình nồng, hoặc là không nỡ xa cách nên mới trễ giờ.
Lại đợi thêm một khắc, cuối cùng có người nóng giận, “Giang huynh đừng nói là ngủ say trong lòng mỹ nhân rồi, bản thân vui sướng lại khiến chúng ta lãng phí thời gian.”
“Đừng nói nhảm nữa.” Lý công tử đứng dậy, “Là nhà, nhà tẩu ta có chút chuyện, Dũ Bạch đi xử lý rồi, huynh ấy sẽ đến ngay thôi.”
Trên thuyền vang lên tiếng chế giễu.
Ta lặng lẽ đi ra hiên thuyền, muốn hít thở chút gió sông, tưởng không ai nhìn thấy, lại bắt gặp ánh mắt của Tạ Diễm.
Hắn lướt nhìn bèn lệnh người đi tìm Giang Dũ Bạch. Một lúc sau, người hầu quay lại bẩm báo, thuật lại cảnh tượng sinh động như thật vừa thấy được.
“Tìm thấy Giang công tử ở cửa sòng bạc, ngài ấy đang đối đầu với người gác cửa sòng bạc, có vẻ là đang tìm Chu đồ tể.”
“Người gác cửa đó không biết Giang công tử, Chu cô nương đứng một bên nói đây là thần đồng Giang Dũ Bạch.”
“Người gác cửa không tin, bảo Giang công tử vẽ ngay một bức hoạ để minh chứng, Giang công tử tức đến xanh mặt, không nói nên lời.”
Trên thuyền vang lên tiếng tấm tắc la ó.
Người trên thuyền có ai mà không biết, năm xưa Giang Dũ Bạch là thần đồng được đám quý tộc bỏ tiền rất nhiều, nhưng vì Chu Phù đã lập lời thề sẽ không vẽ tranh nữa.
Mũi tên b ắn ra một năm trước cuối cùng lại bắn vào hắn của một năm sau
Tạ Diễm liếc nhìn ta một cái, cắt lời người hầu, “Ngươi có báo cho huynh ấy biết là thuyền sắp rời đi không?”
“Bẩm, báo rồi ạ, Giang công tử bảo nô tài đi trước, ngài ấy tự có cách.”
“Không biết tốt xấu.” Có người cảm thán.
Sau đó bọn họ bàn tán sôi nổi. Có người nhìn về phía ta, giọng điệu tiếc nuối, “Đáng tiếc cho nương tử Ôn gia, tuy dung mạo không bằng Chu cô nương, nhưng lại có đức hạnh hơn, còn có chút kỹ nghệ bên người, nếu Giang Dũ Bạch cưới muội ấy, nhất định sẽ là một mối lương duyên.”
Mọi người đều đồng tình, cha ta tức giận muốn phản bác. Ta bèn kéo tay ông ấy, ra ý bảo ông ấy nhìn về phía bờ.
Thuyền vừa mới rời bến, một bóng người cô đơn xuất hiện trên bến bờ. Tay nải trên tay rơi xuống, đứng khuất trong bóng tối, mệt mỏi giống như có một dây leo quấn lấy hắn.
Ta đứng dậy đối mắt với hắn, hưởng thụ làn gió mát mẻ, cùng bầu trời xanh thẳm rộng lớn.
Từ nay núi cao sông xa, duyên phận của chúng ta đến đây là hết, không còn gặp lại.
9.
Việc đầu tiên khi đến Kinh Châu là tìm một vị tiên sinh dạy học. Yêu cầu của ta cũng không cao, chỉ cần dạy ta chữ và toán số là được rồi.
Sau khi lên lớp, ta chạy đông chạy tây hỏi dò, có tổng cộng mười cửa tiệm trong đó có tám tiệm là có thể mướn được. Mà hai tiệm ở phía đông gần cổng thành với nhà ngựa là vừa ý ta nhất.
Nhưng khi hỏi lại lần nữa, người trung gian cũng không chịu tiếp nhận việc mua bán này, “Trong nhà ngươi có nam tử không?”
Chủ nhà đi thẳng vào vấn đề, không muốn cho nữ tử mướn cửa tiệm.
Ta hỏi ông ta tại sao.
Bèn nói lời lẽ tầm thường, nữ tử nên ở nhà giúp lang quân nuôi nấng con cái. Hơn nữa ta là một nữ tử đi khắp nơi xuất đầu lộ diện, rất khó để lấy lòng tin của người khác. Cho dù ta có lấy ra khế ước làm tin, thì bọn họ cũng không nguyện ý tin, ngược lại bảo ta quay về chăm sóc cho gia chủ.
Ta lại quấy rầy mấy ngày, cuối cùng chủ nhà cho phép ta bày một quầy hàng nhỏ trước cửa trong một ngày.
Ông ấy đứng phía sau ta, nhìn ta bày dọn một cái bàn, một cái sọt lớn và một cái biển hiệu nhỏ. Rất nhiều người tụ tập quanh cửa tiệm.
“Mười cân nho, đổi lại 50 lượng bạc, trên này viết có đúng không?”
“Không sai.”
“Nếu như mang nho đến rồi, ngươi chạy rồi thì làm sao?”
“Ta ngồi ở đây, mọi người có thể gọi người đến trông ta, nếu như ta bỏ chạy thì cứ bắt lại dẫn đến nha môn.”
Đám người trước cửa thì thầm to nhỏ, nhưng vẫn không có ai đứng ra. 50 lượng bạc đó là số tiền mà người bình thường có thể tiêu trong một năm, ngay cả tiền thuê cửa tiệm này cũng chỉ có một lượng một tháng.
Không có ai tin trên đời lại có chuyện tốt rơi xuống như vậy.
Mãi đến khi mặt trời lặn, mới có một nam tử đến tháo biển hiệu xuống, “Hôm nay ta không làm việc, ngươi đợi đó, ta đi tìm nho cho ngươi.”
Khoảng nửa giờ sau, người đó quay lại đẩy theo một chiếc xe kéo, đằng sau còn có một nông phu. “Mười cân, ngươi cân thử xem.”
Ta cân lại, sau đó lấy ra một ngân phiếu 50 lượng bạc. Đôi mắt của nam tử và nông phu đó sáng lên, “Tiền thật sao?”
Ta mỉm cười ngồi xuống, “Hay là ta ngồi đây chờ các ngươi, tiền trang vẫn chưa đóng cửa, các ngươi đem đi kiểm tra thử xem?”
Có người xung quanh vội giơ tay, “Ta là chưởng quầy tiền trang, để ta xem xem.”
Ông ta lấy ngân phiếu xem xét tỉ mỉ, gật đầu, “Thật.”
Cả chợ trong phút chốc nháo nhào lên, có tiếc nuối, có ngưỡng mộ, mọi người đều truyền tai gọi ta là Ôn lão nương.
Vừa quay đầu, chủ nhà đã chìa tay ra mời ta. Ta mỉm cười đi theo ông ấy.
Trong sách có hàng ngàn châu báu, nếu thành thật thì ta sẽ không lừa dối. Khi ta sứt đầu mẻ trán, tiên sinh dạy học vừa hay dạy ta một điển cố “Thương Ương lập mộc”, ta liền bắt chước theo.
Chủ nhà không những dễ dàng cho ta thuê cửa tiệm, còn nói cho mọi người trong thành biết phía đông sắp mở có một tửu lâu, mà lão nương ở đó nhất ngôn cửu đỉnh, không lừa già dối trẻ, mua bán công bằng.
Sau khi mở cửa, tuy là vẫn chưa có lời, nhưng rượu hoa quả của ta phong phú đa dạng, dựa theo từng khẩu vị mà đề ra những mức giá khác nhau, bất luận là nam nữ môn đệ, đã bước vào sẽ có thể chọn ra một hương vị hài lòng.
Hơn nửa còn có thể uống thử trước khi bước vào, môn đình không hề vắng vẻ.
Sau kì thi hương, Tạ Diễm dẫn theo một đám đồng môn đến ủng hộ ta. Uống say rồi có thể lên lầu hai nghỉ ngơi.
Gió mát một bình rượu, say rượu ngắm trăng lên.
Cũng tạo cho tửu lâu của ta thêm chút phong lưu ý vị.
Hôm treo bảng vàng, môn đinh đánh đồng, công bố, hôm đó tửu lâu của ta cũng được Tạ phủ đặt gần 50 bàn.
Tạ Diễm đỗ đầu kì thi hương.
Ta cũng không quá ngạc nhiên, trường hắn học là một trường rất có tiếng, hắn theo Giang Dũ Bạch tiến kinh thi đình, nếu không phải Giang Dũ Bạch có cái danh thần đồng, có vi sư là học sĩ, người đứng đầu là ai cũng chưa biết được.
Điều khiến ta không ngờ tới, là rượu nhà ta trở thành Giải Nguyên Lộ danh xứng với thực. Nhất thời, ở thành Kinh Châu nước lên thì bèo nổi, một bình rất khó có.
Thậm chí có nhiều người còn giành nhau mua Hội Nguyên Nhưỡng và Trạng Nguyên Hồng. Ngay cả các bữa yến tiệc của quan phủ đại nhân đến phái người đến đặt mấy vò rượu.
10.
“Này, ngài vào sân làm gì vậy? Có thấy cái bàn đó không? Qua đấy đi!”
Khi mang rượu đến nhà quan phủ, quản gia đang dẫn một nam tử trẻ tuổi mặc y phục xám đến một góc của gian sảnh, lúc đi ra còn lẩm bẩm, “Thật không biết bản thân có thân phận gì, còn muốn đến sân trước gặp mặt các quan lão gia.”
“Bản thân thi không đỗ kì hương, còn muốn ra vẻ cử nhân cái gì chứ?”
Quản gia quay đầu nhìn thấy ta, lập tức nở nụ cười, “Ôn lão nương đến rồi à, Tạ trạng nguyên đang thưởng rượu ở sân trước, có cần ta vào bẩm báo một tiếng không?”
Ta không nói gì chỉ nhìn vào căn phòng mà nam tử vừa rồi đi vào, ta cứ cảm thấy bóng hình đó rất quen thuộc.
“Ôn lão nương biết hoạ sĩ đó ư?”
“Hoạ sĩ?” Ta lẩm bẩm liệu có phải là Giang Dũ Bạch không.
“Đúng vậy, là người mà đại nhân mời về yến tiệc, nghe nói là cùng quê với Tạ trạng nguyên, trước kia còn là thần đồng, chỉ là có tiếng mà không có miếng, thần đồng gì mà ngay cả cử nhân cũng không thi đỗ!”
“Bịch.”
Sảnh phụ truyền đến tiếng nghiên mực rớt xuống, một khuôn mặt gầy gò xanh xao xuất hiện trước cửa. Khuôn mặt hắn xen lẫn sự hốt hoảng, lúng túng, khó xử, xấu hổ.
Chỉ còn thiếu vẻ kiêu ngạo mà ta từng thân thuộc.
“Làm phiền báo với quan phủ đại nhân một tiếng, phụ tấm lòng ngài ấy rồi, bức hoạ này Giang mỗ ta không vẽ được.”
Hắn lướt nhanh qua như một cơn gió, bộ dạng luôn cúi đầu, không còn dáng vẻ kiêu ngạo như trước nữa.
Ta nhặt nghiên mực dưới đất lên, đặt bên cạnh bàn.
Sân trước truyền đến tiếng nói chuyện náo nhiệt.
Thì ra ở đây có thể xem rõ hết thảy sân trước, đúng là một nơi thích hợp để vẽ.
Đáng tiếc….ta nhìn những bức tranh còn dang dở trên bàn, lực đạo và nét vẽ cũng không còn như trước nữa.
Ta nhìn bóng hình Tạ Diễm từ xa, lại nhìn Giang Dũ Bạch, không có nửa điểm hào hoa phong nhã của kiếp trước.
Ta cáo từ quản gia, rồi đi ra cửa sau, lại nhìn thấy Giang Dũ Bạch vẫn chưa rời đi.
Hình như cũng không phải đang đợi ta.
Cánh tay của hắn bị một đôi bàn tay mềm mại quấn lấy, bám mãi không buông. Hai người họ nhìn thấy ta, nam tử thấy xấu hổ, nữ tử lại ngạc nhiên.
Còn ta nhìn thấy Chu Phù cũng ngộ ra được những thay đổi của Giang Dũ Bạch.
Hắn bảo lãnh thay cha của Chu Phù, Chu đồ tể hẳn là không trả được tiền. Mà Giang Dũ Bạch thi rớt, sòng bạc hẳn là thấy hi vọng mong manh, bắt đầu đến cửa đòi nợ.
Giang Dũ Bạch lạnh lùng kéo tay Chu Phù muốn rời đi, lại bị nàng ta mạnh mẽ hất ra. Bức hoạ trong tay rơi xuống, lăn trên mặt đất, để lộ một mỹ nhân phong thái yểu điệu, duyên dáng như nàng tiên.
Chu Phù quỳ xuống, cuộn bức tranh lại, khóc lóc nói, “Nếu huynh không vẽ, ta chỉ có thể đem nó bán để trả nợ.”
Ta tránh xa, cũng không phải chuyện ta nên quản, trong đầu nhớ đến rượu ta tặng cho Tạ Diễm vẫn chưa đóng gói, ta còn phải đánh xe để hắn mang đi kinh thành, bây giờ hắn chính là tấm bảng hiệu sống biết đi của rượu hoa quả nhà ta.
“Khoan đi.”
Chu Phù lại tóm lấy chân ta, “Chi bằng ngươi mua bức họa này về đi.”
“Phù Nhi!” Giang Dũ Bạch kéo tay nàng ta, lại bị nàng ta đẩy ra.
Chu Phù cúi thấp người, trực tiếp quỳ xuống trước mặt ta, “Ba trăm lượng, chỉ cần ba trăm lượng.”
Khi xưa bức họa này có người ra giá ngàn lượng, nhưng Giang Dũ Bạch nhất quyết không bán. Tiếc là Chu Phù đã hỏi sai người rồi, ta chỉ là một thương nhân, bán một bức hoạ là theo giá trị cất giữ, mà giá trị cất giữ lại có liên quan đến danh tiếng của hoạ sĩ đó.
Giang Dũ Bạch bây giờ không đáng cái giá đó. Ta sẽ không kinh doanh thua lỗ.
Chu Phù khóc thê lương, như một bông hoa mỏng manh bị gió và sương tàn phá, Giang Dũ Bạch cuối cùng không nhịn được, đứng trước mặt ta.
Hắn cúi đầu xuống, nghiến răng nghiến lợi nói ra một câu, “A Nguyệt, giúp ta, chỉ có lần này, muốn ta làm gì cũng được.”
Ta giống như một quần chúng hồng trần, suy nghĩ ta có nên cảm động vì tình ý đồng cam cộng khổ, không rời không bỏ này hay không.
Nhưng ta là một thương nhân, đã quen việc xem xét giá trị.
“Huynh có thể làm gì? Huynh có bản lĩnh nấu rượu hay là sức lực vận chuyển rượu?”
“Giang Dũ Bạch, huynh chỉ có một cái não biết đọc sách, nhưng nó đã bị hoen rỉ rồi.”
Ta đẩy tay Chu Phù ra, ta chỉ là người ngoài trong câu chuyện của bọn họ.
Ta không ép buộc người khác, cũng không đóng vai người tốt trong lòng bọn họ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook