Lạc Bước Giữa Đồng Hoa
-
Chương 3: Chúng ta đều đáng thương
Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm gia sư, thú thực cũng khá hồi hộp. Tôi quyết định dậy sớm và chọn cho mình bộ trang phục phù hợp. Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất.
Còn ba mươi phút nữa mới tới tám giờ. Tôi loanh quanh đi dạo bờ Hồ. Chốc chốc lại bắt gặp mấy cụ già đang tập dưỡng sinh. Tôi tìm cho mình một chiếc ghế đá gần đó rồi thư thái ngả mình xuống. Tôi lấy vội cái bánh mì còn nóng trong túi ra ăn, vừa nhai vừa ngắm nhìn những làn nước lăn tăn dưới hồ.
Trên trời cao chim khuyên hót líu lo, dưới mặt đất đã xuất hiện những vệt nắng đầu tiên. Ai cũng bảo Hà Nội bận rộn, nhưng với tôi thì không. Tôi đã từng đọc ở đâu đó rằng: Hãy dành lấy một phút giây trong ngày để ra ngoài và học cách quan sát mọi thứ, bạn sẽ thấy những điều bình dị xung quanh đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Thật tuyệt vời khi có thể hòa mình vào khoảnh khắc ngọt ngào như thế ngay tại thành phố tôi đang sống.
Hà Nội vẫn luôn chuyển động và mọi người cũng luôn quay cuồng theo nhịp điệu ấy. Nhìn trên nhìn dưới, nhìn trái nhìn phải cũng chỉ có mình tôi vẫn đang nhởn nhơ, chưa tìm được khát vọng sống ý nghĩa. Hơn hai mươi tư năm có mặt trên thế giới này mà không làm được gì có ích cho đời, nghĩ đến tôi lại thấy thẹn vô cùng.
Bây giờ là 7 giờ 45 phút, tôi nhấc mông khỏi ghế đá, một mặt hướng đến tương lai phía trước.
Sau mấy lần lên xuống nhiều tuyến xe buýt cũng đến được ngôi nhà số 268. Tôi nhìn kỹ địa chỉ rồi soi lại vào màn hình điện thoại, chắc chắn không sai rồi. Tôi ấn chuông cửa, đợi một lúc thì chủ nhà bước ra. Ấy là một người phụ nữ chững chạc, chắc ngoài bốn mươi. Mặc dù vậy nhưng trông chị trẻ trung hơn độ tuổi thực rất nhiều. Dáng người cân đối, vẻ mặt phúc hậu, tất cả toát lên vẻ quý phái khó cưỡng. Chị ấy mở cổng, nhẹ nhàng hỏi.
“Em là gia sư dạy tiếng đúng không?”
“Vâng thưa chị.”
“Vậy mời em vào.”
Tôi khẽ đi qua cánh cổng sắt rồi nhanh chân theo vào nhà. Chị ấy mời tôi ngồi. Nhìn kĩ lại mới thấy ngôi nhà này xây dựng hơi hướng cổ Châu Âu. Không quá to nhưng đủ ấm cúng.
“Chị tên Mai Ka. Nhưng mọi người thường hay gọi chị bằng Mai. Em cũng gọi chị như vậy cho quen thuộc.” Tôi lịch sự đón lấy cốc nước khoáng từ tay chị.
“Dạ, em hiểu rồi ạ.”
“Em có nhiều kinh nghiệm dạy kèm chứ?”
“Dạ, tuy không nhiều nhưng cũng có đôi chút.”
“Chắc bố mẹ tự hào về em lắm. Vừa xinh đẹp lại tài năng.”
“Dạ, tài năng gì đâu.” Tôi nói lí nhí. Cũng hơi phổng mũi vì lần đầu có người khen mình thế này.
“Chị đưa trước một tháng, em kiểm tra lại xem.”
Từ trong túi xách, chị ấy lấy ra một phong bì trắng rồi đưa cho tôi. Nhìn qua cũng hơi dầy dầy. Tôi ái ngại. “Ơ… cái này.”
Chị ấy gật đầu, tôi cười khách sáo rồi ngó qua. Ôi trời... tiền!
“Chị biết em từng sống ở Pháp nên hiểu biết nhiều về văn hóa. Mong em ngoài dạy tiếng ra cũng giúp chị dạy thằng bé phong tục tập quán bên đó. Bởi vậy chị trả nhiều hơn. Em không có gì phật ý chứ?”
“Em sẽ cố gắng hết khả năng. Mong được chị giúp đỡ.” Tôi cúi đầu cảm ơn.
“Mẹ, con mới về.”
Một thằng nhóc từ ngoài bức vào. Vóc người cao ráo, thân hình khỏe mạnh nhưng mặt hơi non. Học sinh cấp ba là cùng.
“Ừ vào đi. Đây là cô giáo mới của con.”
Tôi đứng dậy nở nụ cười tươi, bắt đầu giới thiệu làm quen.
“Em là Quốc Việt phải không? Trông mặt mũi sáng sủa ghê. Cô là Hạ Vi, chúng ta hợp tác vui vẻ ha.”
Thằng bé không thèm để ý tới tôi. Quay ra với mẹ nó.
“Mẹ đùa à?”
Nói rồi chạy tọt lên phòng mất dạng. Tôi chào chị rồi cũng lật đật lên theo. Chị nói muốn đi cùng nhưng tôi bảo thôi. Bọn trẻ bây giờ hay thích chống đối người lớn lắm, nếu dùng biện pháp mạnh chắc chắn không hiệu quả. Vì vậy phải uốn nắn, chỉ bảo từ từ mới có tác dụng. Hơn nữa nam tính như vậy cũng tốt.
Tôi lên làm quen thằng nhóc lần nữa nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Nó chỉ liếc tôi một cái rồi tiếp tục đâm đầu vào chơi game. Dự là sau này có nhiều việc lắm đây. Nhưng không sao, càng như vậy tôi càng thích. Muốn thuần phục thì phải đi kèm với chịu đựng và kiên nhẫn. Không ngày một thì ngày hai, không một tuần thì một tháng. Thành công chỉ đến với người có ý chí.
…
Hôm nay tôi có khá nhiều cuộc hẹn. Sớm sớm đi nhận việc, chiều đến bị triệu tập tới nhà hàng giải quyết hậu quả. Một ngày của tôi cũng bận rộn đấy chứ!
Tôi chuẩn bị mọi thứ ổn thỏa rồi chạy vào nhà thay quần áo. Đổi đi đổi lại vài bộ, đứng trước gương nhìn trái nhìn phải chán chê mới ra khỏi nhà. Quả thực việc phối đồ sao cho hợp với tôi luôn vượt quá tầm kiểm soát.
Lần chần mãi tôi mới dám bước vào. Nhà hàng vẫn vậy, vẫn đẹp đẽ sạch sẽ như ngày nào.
Tôi được nhân viên dẫn tới phòng chờ gặp chủ nhà hàng. Lần này, mắt tôi phải tập trung chuyên môn nhìn đường. Xây dựng bán kính một mét với các chai rượu quý. Tuyệt đối khổng để sự việc đáng tiếc nào xảy ra.
Đến nơi, tôi khách sáo chào lại cô nhân viên rồi nhẹ nhàng mở cửa. Bên trong, một người đàn ông đang ngồi làm việc. Anh ta tên Khải Huy.
Từ khi bước vào tôi đã quan sát Khải Huy rất kĩ. Anh ta có gương mặt sáng sủa, tướng mạo phong trần, trông có vẻ là người đàng hoàng đứng đắn.
Tôi rón rén ngồi đợi. Anh ta đã bắt đầu chú ý tới xung quanh, mắt rời khỏi màn hình laptop, nhìn tôi nói.
“Cô đến rồi. Vậy chúng ta bắt đầu nói vào trọng tâm câu chuyện hôm nay. Tôi đã xem qua blog của cô, cũng chỉ hơn ba mươi nghìn người theo dõi.” Anh ta quay máy tính ra phía tôi. “Với số lượng thế này thì mỗi bức hình quảng cáo được hai nghìn tương tác sẽ trừ một trăm nghìn vào khoản nợ. Cô thấy thế nào?”
“Tôi không ý kiến nhưng tôi có thể trả nợ vào cuối tháng được chứ?”
“Vậy cô có kế hoạch gì?” Vẻ mặt anh ta đầy nghi ngờ.
Bây giờ nghĩ tới hoàn cảnh nợ nần chồng chất, túng thiếu bộn bề của mình tôi lại thấy chua xót. Tôi mím môi, mắt tự nhiên ngân ngấn nước.
“Tôi bây giờ cũng chỉ kiếm miếng cơm dựa vào cái blog về ẩm thực đó. Mặc dù không có bất cứ cái gì có thể đảm bảo nhưng tôi là người ngay thẳng, tuyệt đối không ăn gian nói dối. Vậy mong anh hãy tin tưởng, tôi tuyệt đối sẽ trả khoản tiền này trong thời gian sớm nhất. Tôi không thất hứa cũng không nuốt lời.”
Nói một hồi thấy tình cảnh sao mà quá bi đát, vậy là hai hàng nước mắt nửa giả nửa thật từ từ chảy trên má.
“Thời buổi khó khăn.” Anh ta ngừng lại ba giây. “Tôi hiểu mà.”
Cũng may người đàn ông này hiểu được nhân tình thế thái nên cũng không bắt bẻ nhiều.
“Mà cô làm gia sư cho cháu tôi phải không?” Anh ta tự nhiên đề cập tới vần đề không mấy liên quan đến trọng tâm câu chuyện. Khoan đã, chuyện này liên quan nhiều mới đúng.
“Tôi đúng là có đi làm gia sư nhưng không chắc đó là cháu anh. Sao anh hỏi vậy?”
“Không có gì. Tiện thì hỏi thôi.” Anh ta cúi mặt vào laptop. “Cũng phải nhắc nhở cô. Thằng nhóc đó không dễ chiều đâu.”
Tôi thấy hơi hốt nhưng cũng vẫn bình tĩnh. Không thể vừa ra trận đã bị dọa cho té khói được. Tôi cảm ơn lời nhắc nhở rồi về lẹ.
Tôi vươn vai hít thở không khí trong lành. Hôm nay quả là ngày may mắn. Mọi chuyện tiến triển hết sức thuận lợi. Không giông bão, sấm chớp. Thời tiết trong xanh, vượn hót chim kêu, cuộc đời nở hoa. Ngày tuyệt vời nhất trong chuỗi ngày u ám vừa qua.
…
Buổi dạy đầu tiên của tôi bắt đầu vào tối chủ nhật. Kỳ thực thằng nhóc Quốc Việt rất khó thuần. Nó ngồi học nhưng chỉ chăm chú vào máy chơi game. Bọn trẻ bây giờ không coi ai ra gì. Tôi bực quá liền gõ bút vào vai nó. Thằng nhóc tự nhiên nhảy bổ lên rồi gào ầm.
“Tôi không muốn người khác động vào mình nên cô đừng có hành động lung tung. Lần này tôi cảnh cáo.”
Ôi sợ quá!
“Em không chịu ngồi học nghiêm túc, tôi chỉ làm đúng trách nhiệm của giáo viên. Em… mau ngồi xuống học bài tiếp.” Tôi quát oai.
Tôi vừa cúi mặt xuống trang sách có mấy giây mà quay lại đã thấy thằng nhóc đi ra cửa. Tôi lấy hết tôn nghiêm ra quát lớn.
“Em đi đâu vậy? Ra đây ngồi học mau lên.”
Thằng nhóc nhìn tôi chằm chằm không nói gì. Chả nhẽ sợ rồi sao?
“Bộ muốn tôi đi luôn ở đây à?”
Nhìn nó xách quần mà tôi hốt quá. Miệng lắp bắp: “Ờ, mau đi đi. Đi nhanh còn vào học."
Ôi trời chết mất. Cứ bị ai làm cho hồi hộp là tôi như biến thành người khác. Bao nhiêu tự tin không biết đang dạo chơi phương trời nào nữa. Ánh đèn vàng chiếu xuống sách vở sáng lấp lánh, tôi lơ mơ nghĩ về lời cảnh cáo của ông chủ quán sáng nay.
Ngựa non thường hiếu chiến khó thuần. Con ngựa này còn khó thuần gấp đôi.
Đợi một lúc không thấy Quốc Việt quay trở vào. Tôi lại lò dò ra nhà vệ sinh. Gõ cửa mãi nhưng không ai trả lời, tôi gọi khẽ nhưng chưa kịp nói gì thì từ đằng sau, một giọng nói vang đến hùng hồn.
“Cô giáo, sao cô lại ở đây?”
Tôi câm nín không biết trả lời sao. Chị Mai nhìn tôi rồi kêu xuống phòng khách nói chuyện.
“Em để học sinh trốn mất trong giờ là sao?”
“Em xin lỗi.”
Chị ấy thở dài. “Chị biết làm gia sư cho đứa hiếu động như Quốc Việt là rất khó. Hơn nữa em là con gái nên càng khó hơn.” Ngừng lại một lúc. “Nếu em làm không được thì thôi vậy. Nhưng còn khoản tiền chị đưa em thì tính sao?”
Mắt phải tôi giật giật liên hồi. Mồ hôi mẹ mồ hôi con túa ra như nước. Khoản tiền này là tia hy vọng cuối cùng nên không thể để vuột mất oan ức như vậy. Tôi vội đứng dậy nói chị hãy tin tưởng rồi hứa sẽ đi tìm thằng nhóc đó về.
Bọn trẻ bây giờ thường hay tụ tập ở quán nét. Vậy là tôi bắt đầu tìm kiếm theo hướng đó. Nhác thấy bên kia cầu có bóng hình quen thuộc. Là thằng nhóc trốn học đây mà. Tôi mừng rỡ như vớ được cục tiền, chạy thật nhanh tới. Thằng nhóc con đang đứng nói chuyện với mấy đứa bạn khác.
Cu cậu thấy tôi tới liền lộ rõ vẻ ngạc nhiên, nó trừng mắt nhìn.
Gì vậy? Tính đánh nhau à?
“Sao cô lại tới đây? Làm ơn biến dùm cái đi.”
“Đang học mà em bỏ đi đâu vậy? Mau về nhà với cô.” Tôi quay sang đám bạn kia. “Quốc Việt còn phải về học. Để lúc khác chơi tiếp nhé.”
Cả đám không có bất kỳ phản ứng gì. Hai bên nhìn nhau giận dữ. Một thằng trong số đó chỉ tay về phía Quốc Việt.
“Bây giờ mày không xin lỗi thì đừng có trách.”
“Tao nói rồi, chúng mày còn không biến đi.”
Chuyện gì đang xảy ra?
Hai phe lời qua tiếng lại một lúc thì bắt đầu đụng tay chân. Bọn nhóc bây giờ đánh nhau lộ liễu ngay trước mặt người lớn. Cái này gọi là coi trời bằng vung.
Tôi hoảng quá tìm chỗ tránh nhưng chưa kịp thực hiện thì ăn ngay quả đấm trúng mắt.
Bọn đấy dừng trận chiến vì đánh nhầm người. Tôi uất ức liền trừng mắt nhìn chúng, xung quanh mọi người thấy có đánh nhau liền xúm lại xem. Lũ đó biết điều bảo nhau rút êm.
Sờ lên gương mặt vừa trúng chưởng mà tôi không khỏi ức chế. Tại sao tôi lại đen như vậy, đang yên đang lành đi làm bia đỡ đạn cho người khác.
“Làm sao bây giờ? Thế nào ngày mai nó cũng thâm tím lên cho coi. Như vậy làm sao tôi đi làm được.”
Cậu ta cúi xuống nhìn. Thấy hơi hối lỗi.
“Sao không? Ai bảo đến đây làm gì?”
Tôi ôm mặt bất lực.
“Cậu trốn học như vậy mẹ cậu sẽ đuổi việc tôi mất thôi!” Ngừng lại lấy sức. “Tôi chỉ cần cậu ngồi yên học hành thì khó lắm sao? Tôi cũng vì nhận tiền của mẹ cậu làm công việc này chứ có sung sướng gì. Người ta thì đang trong cảnh màn trời chiếu đất còn cậu lại bỏ ra ngoài làm loạn. Số tôi sao lại khổ thế này!”
“Cần đến bệnh viện không? Mà tôi thấy cũng có nặng lắm đâu.” Thằng nhóc lay lay người. Tức quá tôi ẩn tay nó ra, quát to.
“Bị như này còn không nặng. Vậy như nào mới gọi là nặng đây? Chắc chắn ngày mai nó sẽ sưng vù lên. Tôi làm sao dám ra đường nữa.”
Nhóc con nhìn nhìn một hồi.
“Dù sao thì cũng xin lỗi cô.”
“Biết có lỗi thì mau về nhà học đi.”
Thằng nhóc tỏ vẻ không chịu nhưng cũng ngoan ngoãn về nhà. Vậy là buổi học đó diễn ra êm đẹp. Tôi không bị đuổi việc, cả thằng nhóc cũng nghe lời hơn. Trên đường về nhà, tôi nghĩ: Cú đấm vừa rồi tuy chỉ sượt qua nhưng ít nhiều để lại hậu quả. Cậu ta thấy tôi như vậy sẽ thấy có lỗi và nghe lời hơn.
Tạm gác qua một bên, tới đâu hay tới đó. Việc cần nhất bây giờ là về thật nhanh và lăn trứng gà trước khi mặt nổi sưng.
Về tới nhà, di động của tôi rung nhẹ, đó là một tin nhắn. Tuy là số điện thoại lạ nhưng vừa đọc nội dung, tôi biết ngay người gửi là ai.
Tin nhắn viết: “Hôm nay cháu tôi trốn học khiến cô suýt mất việc, lại vì nó mà bị đánh oan. Hẹn gặp cô tại nhà vào ngày mai. Tôi muốn được thay mặt xin lỗi cô một cách chân thành nhất.”
Tôi đứng ngẩn tò te. Nhà này hết cậu lại đến cháu cứ dây vào là gặp rắc rối. Vậy mà có người lại tới tìm gặp. Số tôi xui đến thế này sao?
Còn ba mươi phút nữa mới tới tám giờ. Tôi loanh quanh đi dạo bờ Hồ. Chốc chốc lại bắt gặp mấy cụ già đang tập dưỡng sinh. Tôi tìm cho mình một chiếc ghế đá gần đó rồi thư thái ngả mình xuống. Tôi lấy vội cái bánh mì còn nóng trong túi ra ăn, vừa nhai vừa ngắm nhìn những làn nước lăn tăn dưới hồ.
Trên trời cao chim khuyên hót líu lo, dưới mặt đất đã xuất hiện những vệt nắng đầu tiên. Ai cũng bảo Hà Nội bận rộn, nhưng với tôi thì không. Tôi đã từng đọc ở đâu đó rằng: Hãy dành lấy một phút giây trong ngày để ra ngoài và học cách quan sát mọi thứ, bạn sẽ thấy những điều bình dị xung quanh đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Thật tuyệt vời khi có thể hòa mình vào khoảnh khắc ngọt ngào như thế ngay tại thành phố tôi đang sống.
Hà Nội vẫn luôn chuyển động và mọi người cũng luôn quay cuồng theo nhịp điệu ấy. Nhìn trên nhìn dưới, nhìn trái nhìn phải cũng chỉ có mình tôi vẫn đang nhởn nhơ, chưa tìm được khát vọng sống ý nghĩa. Hơn hai mươi tư năm có mặt trên thế giới này mà không làm được gì có ích cho đời, nghĩ đến tôi lại thấy thẹn vô cùng.
Bây giờ là 7 giờ 45 phút, tôi nhấc mông khỏi ghế đá, một mặt hướng đến tương lai phía trước.
Sau mấy lần lên xuống nhiều tuyến xe buýt cũng đến được ngôi nhà số 268. Tôi nhìn kỹ địa chỉ rồi soi lại vào màn hình điện thoại, chắc chắn không sai rồi. Tôi ấn chuông cửa, đợi một lúc thì chủ nhà bước ra. Ấy là một người phụ nữ chững chạc, chắc ngoài bốn mươi. Mặc dù vậy nhưng trông chị trẻ trung hơn độ tuổi thực rất nhiều. Dáng người cân đối, vẻ mặt phúc hậu, tất cả toát lên vẻ quý phái khó cưỡng. Chị ấy mở cổng, nhẹ nhàng hỏi.
“Em là gia sư dạy tiếng đúng không?”
“Vâng thưa chị.”
“Vậy mời em vào.”
Tôi khẽ đi qua cánh cổng sắt rồi nhanh chân theo vào nhà. Chị ấy mời tôi ngồi. Nhìn kĩ lại mới thấy ngôi nhà này xây dựng hơi hướng cổ Châu Âu. Không quá to nhưng đủ ấm cúng.
“Chị tên Mai Ka. Nhưng mọi người thường hay gọi chị bằng Mai. Em cũng gọi chị như vậy cho quen thuộc.” Tôi lịch sự đón lấy cốc nước khoáng từ tay chị.
“Dạ, em hiểu rồi ạ.”
“Em có nhiều kinh nghiệm dạy kèm chứ?”
“Dạ, tuy không nhiều nhưng cũng có đôi chút.”
“Chắc bố mẹ tự hào về em lắm. Vừa xinh đẹp lại tài năng.”
“Dạ, tài năng gì đâu.” Tôi nói lí nhí. Cũng hơi phổng mũi vì lần đầu có người khen mình thế này.
“Chị đưa trước một tháng, em kiểm tra lại xem.”
Từ trong túi xách, chị ấy lấy ra một phong bì trắng rồi đưa cho tôi. Nhìn qua cũng hơi dầy dầy. Tôi ái ngại. “Ơ… cái này.”
Chị ấy gật đầu, tôi cười khách sáo rồi ngó qua. Ôi trời... tiền!
“Chị biết em từng sống ở Pháp nên hiểu biết nhiều về văn hóa. Mong em ngoài dạy tiếng ra cũng giúp chị dạy thằng bé phong tục tập quán bên đó. Bởi vậy chị trả nhiều hơn. Em không có gì phật ý chứ?”
“Em sẽ cố gắng hết khả năng. Mong được chị giúp đỡ.” Tôi cúi đầu cảm ơn.
“Mẹ, con mới về.”
Một thằng nhóc từ ngoài bức vào. Vóc người cao ráo, thân hình khỏe mạnh nhưng mặt hơi non. Học sinh cấp ba là cùng.
“Ừ vào đi. Đây là cô giáo mới của con.”
Tôi đứng dậy nở nụ cười tươi, bắt đầu giới thiệu làm quen.
“Em là Quốc Việt phải không? Trông mặt mũi sáng sủa ghê. Cô là Hạ Vi, chúng ta hợp tác vui vẻ ha.”
Thằng bé không thèm để ý tới tôi. Quay ra với mẹ nó.
“Mẹ đùa à?”
Nói rồi chạy tọt lên phòng mất dạng. Tôi chào chị rồi cũng lật đật lên theo. Chị nói muốn đi cùng nhưng tôi bảo thôi. Bọn trẻ bây giờ hay thích chống đối người lớn lắm, nếu dùng biện pháp mạnh chắc chắn không hiệu quả. Vì vậy phải uốn nắn, chỉ bảo từ từ mới có tác dụng. Hơn nữa nam tính như vậy cũng tốt.
Tôi lên làm quen thằng nhóc lần nữa nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Nó chỉ liếc tôi một cái rồi tiếp tục đâm đầu vào chơi game. Dự là sau này có nhiều việc lắm đây. Nhưng không sao, càng như vậy tôi càng thích. Muốn thuần phục thì phải đi kèm với chịu đựng và kiên nhẫn. Không ngày một thì ngày hai, không một tuần thì một tháng. Thành công chỉ đến với người có ý chí.
…
Hôm nay tôi có khá nhiều cuộc hẹn. Sớm sớm đi nhận việc, chiều đến bị triệu tập tới nhà hàng giải quyết hậu quả. Một ngày của tôi cũng bận rộn đấy chứ!
Tôi chuẩn bị mọi thứ ổn thỏa rồi chạy vào nhà thay quần áo. Đổi đi đổi lại vài bộ, đứng trước gương nhìn trái nhìn phải chán chê mới ra khỏi nhà. Quả thực việc phối đồ sao cho hợp với tôi luôn vượt quá tầm kiểm soát.
Lần chần mãi tôi mới dám bước vào. Nhà hàng vẫn vậy, vẫn đẹp đẽ sạch sẽ như ngày nào.
Tôi được nhân viên dẫn tới phòng chờ gặp chủ nhà hàng. Lần này, mắt tôi phải tập trung chuyên môn nhìn đường. Xây dựng bán kính một mét với các chai rượu quý. Tuyệt đối khổng để sự việc đáng tiếc nào xảy ra.
Đến nơi, tôi khách sáo chào lại cô nhân viên rồi nhẹ nhàng mở cửa. Bên trong, một người đàn ông đang ngồi làm việc. Anh ta tên Khải Huy.
Từ khi bước vào tôi đã quan sát Khải Huy rất kĩ. Anh ta có gương mặt sáng sủa, tướng mạo phong trần, trông có vẻ là người đàng hoàng đứng đắn.
Tôi rón rén ngồi đợi. Anh ta đã bắt đầu chú ý tới xung quanh, mắt rời khỏi màn hình laptop, nhìn tôi nói.
“Cô đến rồi. Vậy chúng ta bắt đầu nói vào trọng tâm câu chuyện hôm nay. Tôi đã xem qua blog của cô, cũng chỉ hơn ba mươi nghìn người theo dõi.” Anh ta quay máy tính ra phía tôi. “Với số lượng thế này thì mỗi bức hình quảng cáo được hai nghìn tương tác sẽ trừ một trăm nghìn vào khoản nợ. Cô thấy thế nào?”
“Tôi không ý kiến nhưng tôi có thể trả nợ vào cuối tháng được chứ?”
“Vậy cô có kế hoạch gì?” Vẻ mặt anh ta đầy nghi ngờ.
Bây giờ nghĩ tới hoàn cảnh nợ nần chồng chất, túng thiếu bộn bề của mình tôi lại thấy chua xót. Tôi mím môi, mắt tự nhiên ngân ngấn nước.
“Tôi bây giờ cũng chỉ kiếm miếng cơm dựa vào cái blog về ẩm thực đó. Mặc dù không có bất cứ cái gì có thể đảm bảo nhưng tôi là người ngay thẳng, tuyệt đối không ăn gian nói dối. Vậy mong anh hãy tin tưởng, tôi tuyệt đối sẽ trả khoản tiền này trong thời gian sớm nhất. Tôi không thất hứa cũng không nuốt lời.”
Nói một hồi thấy tình cảnh sao mà quá bi đát, vậy là hai hàng nước mắt nửa giả nửa thật từ từ chảy trên má.
“Thời buổi khó khăn.” Anh ta ngừng lại ba giây. “Tôi hiểu mà.”
Cũng may người đàn ông này hiểu được nhân tình thế thái nên cũng không bắt bẻ nhiều.
“Mà cô làm gia sư cho cháu tôi phải không?” Anh ta tự nhiên đề cập tới vần đề không mấy liên quan đến trọng tâm câu chuyện. Khoan đã, chuyện này liên quan nhiều mới đúng.
“Tôi đúng là có đi làm gia sư nhưng không chắc đó là cháu anh. Sao anh hỏi vậy?”
“Không có gì. Tiện thì hỏi thôi.” Anh ta cúi mặt vào laptop. “Cũng phải nhắc nhở cô. Thằng nhóc đó không dễ chiều đâu.”
Tôi thấy hơi hốt nhưng cũng vẫn bình tĩnh. Không thể vừa ra trận đã bị dọa cho té khói được. Tôi cảm ơn lời nhắc nhở rồi về lẹ.
Tôi vươn vai hít thở không khí trong lành. Hôm nay quả là ngày may mắn. Mọi chuyện tiến triển hết sức thuận lợi. Không giông bão, sấm chớp. Thời tiết trong xanh, vượn hót chim kêu, cuộc đời nở hoa. Ngày tuyệt vời nhất trong chuỗi ngày u ám vừa qua.
…
Buổi dạy đầu tiên của tôi bắt đầu vào tối chủ nhật. Kỳ thực thằng nhóc Quốc Việt rất khó thuần. Nó ngồi học nhưng chỉ chăm chú vào máy chơi game. Bọn trẻ bây giờ không coi ai ra gì. Tôi bực quá liền gõ bút vào vai nó. Thằng nhóc tự nhiên nhảy bổ lên rồi gào ầm.
“Tôi không muốn người khác động vào mình nên cô đừng có hành động lung tung. Lần này tôi cảnh cáo.”
Ôi sợ quá!
“Em không chịu ngồi học nghiêm túc, tôi chỉ làm đúng trách nhiệm của giáo viên. Em… mau ngồi xuống học bài tiếp.” Tôi quát oai.
Tôi vừa cúi mặt xuống trang sách có mấy giây mà quay lại đã thấy thằng nhóc đi ra cửa. Tôi lấy hết tôn nghiêm ra quát lớn.
“Em đi đâu vậy? Ra đây ngồi học mau lên.”
Thằng nhóc nhìn tôi chằm chằm không nói gì. Chả nhẽ sợ rồi sao?
“Bộ muốn tôi đi luôn ở đây à?”
Nhìn nó xách quần mà tôi hốt quá. Miệng lắp bắp: “Ờ, mau đi đi. Đi nhanh còn vào học."
Ôi trời chết mất. Cứ bị ai làm cho hồi hộp là tôi như biến thành người khác. Bao nhiêu tự tin không biết đang dạo chơi phương trời nào nữa. Ánh đèn vàng chiếu xuống sách vở sáng lấp lánh, tôi lơ mơ nghĩ về lời cảnh cáo của ông chủ quán sáng nay.
Ngựa non thường hiếu chiến khó thuần. Con ngựa này còn khó thuần gấp đôi.
Đợi một lúc không thấy Quốc Việt quay trở vào. Tôi lại lò dò ra nhà vệ sinh. Gõ cửa mãi nhưng không ai trả lời, tôi gọi khẽ nhưng chưa kịp nói gì thì từ đằng sau, một giọng nói vang đến hùng hồn.
“Cô giáo, sao cô lại ở đây?”
Tôi câm nín không biết trả lời sao. Chị Mai nhìn tôi rồi kêu xuống phòng khách nói chuyện.
“Em để học sinh trốn mất trong giờ là sao?”
“Em xin lỗi.”
Chị ấy thở dài. “Chị biết làm gia sư cho đứa hiếu động như Quốc Việt là rất khó. Hơn nữa em là con gái nên càng khó hơn.” Ngừng lại một lúc. “Nếu em làm không được thì thôi vậy. Nhưng còn khoản tiền chị đưa em thì tính sao?”
Mắt phải tôi giật giật liên hồi. Mồ hôi mẹ mồ hôi con túa ra như nước. Khoản tiền này là tia hy vọng cuối cùng nên không thể để vuột mất oan ức như vậy. Tôi vội đứng dậy nói chị hãy tin tưởng rồi hứa sẽ đi tìm thằng nhóc đó về.
Bọn trẻ bây giờ thường hay tụ tập ở quán nét. Vậy là tôi bắt đầu tìm kiếm theo hướng đó. Nhác thấy bên kia cầu có bóng hình quen thuộc. Là thằng nhóc trốn học đây mà. Tôi mừng rỡ như vớ được cục tiền, chạy thật nhanh tới. Thằng nhóc con đang đứng nói chuyện với mấy đứa bạn khác.
Cu cậu thấy tôi tới liền lộ rõ vẻ ngạc nhiên, nó trừng mắt nhìn.
Gì vậy? Tính đánh nhau à?
“Sao cô lại tới đây? Làm ơn biến dùm cái đi.”
“Đang học mà em bỏ đi đâu vậy? Mau về nhà với cô.” Tôi quay sang đám bạn kia. “Quốc Việt còn phải về học. Để lúc khác chơi tiếp nhé.”
Cả đám không có bất kỳ phản ứng gì. Hai bên nhìn nhau giận dữ. Một thằng trong số đó chỉ tay về phía Quốc Việt.
“Bây giờ mày không xin lỗi thì đừng có trách.”
“Tao nói rồi, chúng mày còn không biến đi.”
Chuyện gì đang xảy ra?
Hai phe lời qua tiếng lại một lúc thì bắt đầu đụng tay chân. Bọn nhóc bây giờ đánh nhau lộ liễu ngay trước mặt người lớn. Cái này gọi là coi trời bằng vung.
Tôi hoảng quá tìm chỗ tránh nhưng chưa kịp thực hiện thì ăn ngay quả đấm trúng mắt.
Bọn đấy dừng trận chiến vì đánh nhầm người. Tôi uất ức liền trừng mắt nhìn chúng, xung quanh mọi người thấy có đánh nhau liền xúm lại xem. Lũ đó biết điều bảo nhau rút êm.
Sờ lên gương mặt vừa trúng chưởng mà tôi không khỏi ức chế. Tại sao tôi lại đen như vậy, đang yên đang lành đi làm bia đỡ đạn cho người khác.
“Làm sao bây giờ? Thế nào ngày mai nó cũng thâm tím lên cho coi. Như vậy làm sao tôi đi làm được.”
Cậu ta cúi xuống nhìn. Thấy hơi hối lỗi.
“Sao không? Ai bảo đến đây làm gì?”
Tôi ôm mặt bất lực.
“Cậu trốn học như vậy mẹ cậu sẽ đuổi việc tôi mất thôi!” Ngừng lại lấy sức. “Tôi chỉ cần cậu ngồi yên học hành thì khó lắm sao? Tôi cũng vì nhận tiền của mẹ cậu làm công việc này chứ có sung sướng gì. Người ta thì đang trong cảnh màn trời chiếu đất còn cậu lại bỏ ra ngoài làm loạn. Số tôi sao lại khổ thế này!”
“Cần đến bệnh viện không? Mà tôi thấy cũng có nặng lắm đâu.” Thằng nhóc lay lay người. Tức quá tôi ẩn tay nó ra, quát to.
“Bị như này còn không nặng. Vậy như nào mới gọi là nặng đây? Chắc chắn ngày mai nó sẽ sưng vù lên. Tôi làm sao dám ra đường nữa.”
Nhóc con nhìn nhìn một hồi.
“Dù sao thì cũng xin lỗi cô.”
“Biết có lỗi thì mau về nhà học đi.”
Thằng nhóc tỏ vẻ không chịu nhưng cũng ngoan ngoãn về nhà. Vậy là buổi học đó diễn ra êm đẹp. Tôi không bị đuổi việc, cả thằng nhóc cũng nghe lời hơn. Trên đường về nhà, tôi nghĩ: Cú đấm vừa rồi tuy chỉ sượt qua nhưng ít nhiều để lại hậu quả. Cậu ta thấy tôi như vậy sẽ thấy có lỗi và nghe lời hơn.
Tạm gác qua một bên, tới đâu hay tới đó. Việc cần nhất bây giờ là về thật nhanh và lăn trứng gà trước khi mặt nổi sưng.
Về tới nhà, di động của tôi rung nhẹ, đó là một tin nhắn. Tuy là số điện thoại lạ nhưng vừa đọc nội dung, tôi biết ngay người gửi là ai.
Tin nhắn viết: “Hôm nay cháu tôi trốn học khiến cô suýt mất việc, lại vì nó mà bị đánh oan. Hẹn gặp cô tại nhà vào ngày mai. Tôi muốn được thay mặt xin lỗi cô một cách chân thành nhất.”
Tôi đứng ngẩn tò te. Nhà này hết cậu lại đến cháu cứ dây vào là gặp rắc rối. Vậy mà có người lại tới tìm gặp. Số tôi xui đến thế này sao?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook