Ký Ức Tựa Mùa Rơi
-
Chương 4: Thời gian là thứ dễ bỏ quên
Đầu đông, nhiệt độ dần xuống thấp hơn, giữa trưa sương vẫn chưa tàn hẳn.
Ở khu trung tâm thành phố, mọi người đang tất bật trang hoàng, chuẩn bị cho lễ hội hoa sắp tới, cũng chẳng còn bao lâu nữa là tới ngày khai mạc. Mùa lễ hội, mọi cung đường đều được trồng lại toàn hoa mới, hoa còn được trồng trong giỏ treo lên cao, từ đầu đèo hướng vô thành phố đã thấy ngàn hoa rực rỡ sắc màu.
Dịp này cũng vừa gần cuối năm, tôi bận nhiều việc trên trường đến nổi chẳng có thời gian mơ mộng. Học sinh đang mùa thi cử, tôi vừa giúp coi thi vừa ghi sổ điểm, lại giúp thêm việc bên đoàn hội, tất bật cả tháng trời.
Thời gian là thứ dễ bỏ quên, chỉ lơ một nhịp thôi khi chợt nhớ ra thì đã xa tít tắp. Chớp mắt đã đến No-en. Ngày hai tư lại vừa khéo rơi vào chủ nhật. Buổi sáng, tôi dậy sớm, hãm một bình trà táo, ngồi co ro trước tivi, nhâm nhi cho bằng hết bình trà ấy, sau đó ra khỏi nhà.
Chỉ mới sáu giờ sáng, ngoài đường đã đông nghẹt người. Mùa này, khách du lịch từ khắp nơi đổ về, thoáng chốc sự êm đềm yên ả của phố núi đột nhiên bị náo nhiệt vội vã che đi.
Lúc tôi đến quán bánh mì xíu mại đã thấy quán chật kín người. Tôi tìm một góc trống, đứng đợi có bàn để ngồi vào. Khoảng mười phút sau, thấy hai vị khách du lịch đang ngồi trước mặt đứng dậy, tôi nhanh chân ngồi vào thế chỗ. Vừa lúc đó ở ghế đối diện cũng có một người ngồi xuống. Tôi đang hạnh phúc vì xí được chỗ, miệng cười toe toét ngẩng lên nhìn người nọ. Nhìn rồi đầu nổ đùng một tiếng.
Oan gia, quả là oan gia.
Đã gần một tháng rưỡi kể từ hôm ở trường tôi mới gặp lại người này. Hôm nay anh ta hơi khác, không mặc chiếc áo măng tô dài thụng kia, không mang cặp táp theo bên vai, thay vào đó là áo len cao cổ và áo nỉ khoác ngoài. Chắc do hôm nay trời lạnh quá, hai tai, bàn tay và mũi anh ta đều đỏ ửng lên, hơi thở từ miệng bay ra trông như khói.
Rất nhanh, chú phụ bàn chạy đến đứng bên cạnh, tôi dời mắt, nhìn chú vui vẻ nói:
- Dạ cho con chén nhiều xíu mại, nhiều bì.
Chú gật đầu, quay qua nhìn người kia, ý hỏi anh ta muốn ăn gì.
- Con lấy chén xíu mại. không bì.
Chú phụ bếp đi rồi, tôi và người kia đều một mực im lặng ra vẻ không quen biết.
Tự dưng có một tên đàn ông ngồi đối diện mình, tôi hơi sượng, tay thò vô túi áo lấy điện thoại mới nhớ ra mình không mang theo. Bây giờ không có gì giải sượng, người tôi cứ thấy ngứa ngáy khắp nơi. Mắt giả bộ nhìn chăm chăm lọ tương trước mặt, ra chiều đang nghiên cứu điều gì thâm sâu lắm.
Tôi không phải đang làm bộ yểu điệu gì, nhưng trước nay ngồi ăn với con trai đã hiếm đừng nói là ngồi riêng thế này. Nếu như là xa lạ, chuyện này cũng tương đối bình thường. Đằng này tôi với người kia không xa lạ, lại cái kiểu quen không quen, lạ không lạ, như uống nước đường pha thêm chút muối ấy, kỳ không tả được.
Cũng may là sau khi bánh mì được đưa lên, tôi dời hết tâm trí vào khay đồ ăn trước mặt, tay thoăn thoắt làm việc.
Bánh mì nóng giòn tan, chấm vào chén xíu mại đã dằm nát, kèm miếng bì heo beo béo đưa vào miệng, vị ngon mười trên mười làm tôi thấy tâm hồn mình như đang bắn pháo hoa đùng đùng. Tôi chăm chú ăn quên cả sự phiền não lúc nãy, ăn hết một ổ lại gọi thêm một ổ, cuối cùng uống thêm một ly sữa đậu nành.
Người kia chỉ ăn một ổ bánh mì, uống hai ly trà ấm, vậy mà lúc tôi ăn xong anh ta cũng mới xong. Thấy tôi định kêu tính tiền, anh ta liền lên tiếng trước. Chú phụ quán chạy đến, nhìn bàn một lượt, nhẩm nhẩm trong đầu, rồi nói:
- Bốn chục hai đứa.
- Dạ, tụi con đi riêng chú, tính riêng… ơ…
Tôi còn chưa kịp nói xong đã thấy anh ta đưa tiền trả. Tôi bụng no, não chậm, ú ớ hết cả phút mới thông, lúc này nhanh tay chìa tiền ra trước mặt anh ta.
- Trả lại anh.
Anh ta mặt tỉnh rụi, đứng dậy nhìn tôi, mắt híp lại.
- Anh mời.
- Hớ!
Nói xong, anh ta gật đầu chào tôi một cái rồi đi luôn.
Tôi bật dậy, đuổi theo.
Xe tôi vừa ra đến đầu đường đã thấy xe anh ta chạy xa mất dạng, tay tôi cứ vô thức tăng ga đuổi theo sau. Đi được một đoạn đã không thấy bóng dáng người kia đâu nữa, tâm trạng tôi khó hiểu xem lẫn tò mò, bản thân cũng không hiểu mình đi theo xa như thế để làm gì.
***
Thứ hai, tôi mang khuôn mặt sung húp lên trường. Cả tiết chào cờ ngồi ngủ gà ngủ gục, mắt mở mãi không lên.
Tối qua nhân dịp No-en, tôi nằm ì trong phòng cày hết bốn phần phim Ở nhà một mình, sau đó tiếp tục xem thêm mấy bộ phim có đề tài giáng sinh.
Bước vào lớp trong tình trạng không tỉnh táo cho lắm, tôi nín cười nhìn mấy đứa trò nhỏ, đứa nào đứa nấy mắt thâm sì, dáng vẻ lơ ngơ. Lúc thấy tôi giở sổ đầu bài, trông tụi nó có vẻ bồn chồn lo lắng.
- Kiểm tra miệng nha mấy đứa?
- Không cô…
Một lớp ba mươi đứa đồng thanh lên tiếng, giọng ngân dài, tha thiết van xin:
- Không cô…
- Hôm qua đi chơi chứ gì?
- Dạ.
- Vui không?
- Vui lắm cô.
- Nam có rủ bạn gái đi cùng không em?
Cả lớp cười phá lên, đứa ngượng nghịu gãi đầu, đứa loi nhoi chọc bạn:
- Có cô, có cô. Nó sống cơ hội lắm.
- Được rồi, im lặng. Hôm nay miễn kiểm tra, hôm sau kiểm tra giấy cả lớp. Giờ học tiếp.
Mười lăm phút cuối tiết dạy, tôi để lớp ngồi làm bài tập còn mình đứng yên trên bục giảng, cơn buồn ngủ vẫn mập mờ vây quanh. Tôi nhìn lướt học trò một lượt, mắt vô tình dừng lại ở góc Nam ngồi. Cậu trò nhỏ đang tập trung nhìn vào vở, một tay hí hoáy viết, tay còn lại vọc tóc cô bạn ngồi trên. Chắc hai đứa đang quen nhau.
Tình cảm ở lứa tuổi này rất đơn sơ. Những rung động ngọt ngào, những cái nắm tay bẽn lẽn, là thích rất nhiều nhưng chưa hẳn là yêu. Cứ thế trao nhau những suy nghĩ trong sáng, chân thành nhất.
Khoảng thời gian đó, tôi cũng là một cô học trò nhỏ, chỉ biết đi học nỗ lực học, về nhà nỗ lực làm con ngoan. Hồi ấy ở trong lớp, tôi tương đối mờ nhạt, là kiểu học sinh bình thường điển hình. Mỗi năm trường tổ chức văn nghệ, tôi sẽ ngồi run rẩy thầm mong mình được chọn vô đội múa. Thỉnh thoảng nhìn nhóm bạn nữ nổi trội trong lớp tụm ba tụm bảy, tôi cũng muốn được nhập hội chung. Tôi đã sống cuộc đời bình thường như thế.
Quãng thời gian đó tôi còn thích một cậu bạn cùng bàn tên Nam, Nam học không giỏi, Nam hơi luộm thuộm, nhưng tôi lại thích Nam. Thích lúc Nam hích tay tôi, mắt cười híp híp nịnh tôi chép bài, lúc Nam hơi nhích người về phía tôi, nhờ tôi trông chừng cô cho cậu ngủ gật. Và thích nhất lúc Nam chơi bóng chuyền, cậu đứng trong sân đánh bóng, người mướt mồ hôi, từng cử chỉ nhỏ bừng lên nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Mỗi lần được nhìn khuôn mặt ấy, tim tôi cứ không ngừng lỗi nhịp, nhiều khi hạnh phúc không tìm được lý do.
Chắc vì mảng ký ức này mà tôi để ý cậu học sinh tên Nam nhiều hơn một tí, có chút cảm tình, có chút thiên vị. Tôi tự cười thầm mình. Ngày đi học, tôi chúa ghét việc giáo viên thiên vị học sinh, bây giờ tôi chính là vị giáo viên như thế.
***
No-en mới qua, chỉ mấy hôm sau là hết năm Dương lịch. Lễ hội hoa cũng đã khai mạc được hai hôm. Chương trình lễ hội diễn ra xuyên suốt ở nhiều nơi trên thành phố, nếu ra đường dịp này, mọi người sẽ chỉ có hai từ để cảm thán là “đẹp” và “đẹp”, thế thôi.
Đêm ba mốt, sau bao ngày thành tâm cầu khấn không thành, tôi đành một mình lủi thủi lết bộ ra bờ hồ đợi xem pháo hoa. Có bạn có bồ như nuôi giun trong bụng, chả được tích sự gì.
Mười một rưỡi đêm, một vòng bờ hồ đều đã chật kín người. Từ ven hồ tràn ra cả lòng đường sang đến tận lề đường phía bên kia, người đứng, người ngồi san sát. Khó khăn lắm tôi mới luồn lách được giữa dòng người, cuối cùng tìm thấy một chỗ tương đối đẹp, hai chân tôi đứng vững giữ chỗ, quyết không để người ta xô đẩy mình.
Đúng không giờ, pháo hoa được đặt ở hai điểm khác nhau đều được bắn lên. Giữa bầu trời đêm tĩnh mịch, lấp lánh sao, pháo hoa nuối đuôi nhau bung nở đầy màu sắc, sáng rực cả một vùng. Dưới mặt hồ, nhiều hình ảnh khác nhau của pháo hoa trên trời kia in xuống, theo từng sóng nước dập dềnh loang ra.
Tám năm trước, chính là lúc như lúc này, tôi và Nam cũng đứng tại đây ngắm pháo hoa nở rộ, cậu cho tôi mượn bao tay của cậu để cứu lấy đôi bàn tay lạnh cứng của tôi. Ngày đó chúng tôi vừa gần gũi vừa xa cách, chỉ âm thầm đối xử tốt với nhau. Cho đến bây giờ, mỗi lần nhìn thấy pháo hoa trên ti vi, mỗi lần trực tiếp xem pháo hoa tôi đều nhớ khuôn mặt và đôi mắt cười của cậu.
Sau màn bắn pháo hoa kéo dài mười lăm phúy, đám đông từ từ tản ra. Bỗng dưng tôi thấy buồn hoang hoải, như có thứ gì đó trong tay mới vừa vuột mất đi. Tôi trở về, lôi ra mấy lon bia cất sâu trong góc tủ từ lâu, quyết định đêm nay uống hết.
Tôi là kiểu người không mấy lạc quan, nếu có chuyện buồn sẽ rầu rĩ suốt mấy ngày, nếu gặp chuyện không may sẽ ấm ức trách ông trời bất công, nếu đang mệt mỏi sẽ dễ trở nên cáu kình, đại loại là kiểu người như thế. Trải qua nhiều chuyện, đi nhiều, thấy nhiều, bây giờ tôi đã biết cách tiết chế mình hơn, mỗi lần thấy bản thân không ổn sẽ cố gắng tách biệt mình, qua mấy ngày bản thân sẽ tự bình tĩnh hơn.
Hiện tại, nỗi buồn của tôi đang dần tan ra trong men bia, cả người tôi mềm nhũn và đầu óc thì chuếnh choáng, trong đầu cứ vọng đi vọng lại câu hỏi mà hàng ngàn lần tôi đã tự hỏi mình. Liệu, Nam có đã từng thích tôi?
Ở khu trung tâm thành phố, mọi người đang tất bật trang hoàng, chuẩn bị cho lễ hội hoa sắp tới, cũng chẳng còn bao lâu nữa là tới ngày khai mạc. Mùa lễ hội, mọi cung đường đều được trồng lại toàn hoa mới, hoa còn được trồng trong giỏ treo lên cao, từ đầu đèo hướng vô thành phố đã thấy ngàn hoa rực rỡ sắc màu.
Dịp này cũng vừa gần cuối năm, tôi bận nhiều việc trên trường đến nổi chẳng có thời gian mơ mộng. Học sinh đang mùa thi cử, tôi vừa giúp coi thi vừa ghi sổ điểm, lại giúp thêm việc bên đoàn hội, tất bật cả tháng trời.
Thời gian là thứ dễ bỏ quên, chỉ lơ một nhịp thôi khi chợt nhớ ra thì đã xa tít tắp. Chớp mắt đã đến No-en. Ngày hai tư lại vừa khéo rơi vào chủ nhật. Buổi sáng, tôi dậy sớm, hãm một bình trà táo, ngồi co ro trước tivi, nhâm nhi cho bằng hết bình trà ấy, sau đó ra khỏi nhà.
Chỉ mới sáu giờ sáng, ngoài đường đã đông nghẹt người. Mùa này, khách du lịch từ khắp nơi đổ về, thoáng chốc sự êm đềm yên ả của phố núi đột nhiên bị náo nhiệt vội vã che đi.
Lúc tôi đến quán bánh mì xíu mại đã thấy quán chật kín người. Tôi tìm một góc trống, đứng đợi có bàn để ngồi vào. Khoảng mười phút sau, thấy hai vị khách du lịch đang ngồi trước mặt đứng dậy, tôi nhanh chân ngồi vào thế chỗ. Vừa lúc đó ở ghế đối diện cũng có một người ngồi xuống. Tôi đang hạnh phúc vì xí được chỗ, miệng cười toe toét ngẩng lên nhìn người nọ. Nhìn rồi đầu nổ đùng một tiếng.
Oan gia, quả là oan gia.
Đã gần một tháng rưỡi kể từ hôm ở trường tôi mới gặp lại người này. Hôm nay anh ta hơi khác, không mặc chiếc áo măng tô dài thụng kia, không mang cặp táp theo bên vai, thay vào đó là áo len cao cổ và áo nỉ khoác ngoài. Chắc do hôm nay trời lạnh quá, hai tai, bàn tay và mũi anh ta đều đỏ ửng lên, hơi thở từ miệng bay ra trông như khói.
Rất nhanh, chú phụ bàn chạy đến đứng bên cạnh, tôi dời mắt, nhìn chú vui vẻ nói:
- Dạ cho con chén nhiều xíu mại, nhiều bì.
Chú gật đầu, quay qua nhìn người kia, ý hỏi anh ta muốn ăn gì.
- Con lấy chén xíu mại. không bì.
Chú phụ bếp đi rồi, tôi và người kia đều một mực im lặng ra vẻ không quen biết.
Tự dưng có một tên đàn ông ngồi đối diện mình, tôi hơi sượng, tay thò vô túi áo lấy điện thoại mới nhớ ra mình không mang theo. Bây giờ không có gì giải sượng, người tôi cứ thấy ngứa ngáy khắp nơi. Mắt giả bộ nhìn chăm chăm lọ tương trước mặt, ra chiều đang nghiên cứu điều gì thâm sâu lắm.
Tôi không phải đang làm bộ yểu điệu gì, nhưng trước nay ngồi ăn với con trai đã hiếm đừng nói là ngồi riêng thế này. Nếu như là xa lạ, chuyện này cũng tương đối bình thường. Đằng này tôi với người kia không xa lạ, lại cái kiểu quen không quen, lạ không lạ, như uống nước đường pha thêm chút muối ấy, kỳ không tả được.
Cũng may là sau khi bánh mì được đưa lên, tôi dời hết tâm trí vào khay đồ ăn trước mặt, tay thoăn thoắt làm việc.
Bánh mì nóng giòn tan, chấm vào chén xíu mại đã dằm nát, kèm miếng bì heo beo béo đưa vào miệng, vị ngon mười trên mười làm tôi thấy tâm hồn mình như đang bắn pháo hoa đùng đùng. Tôi chăm chú ăn quên cả sự phiền não lúc nãy, ăn hết một ổ lại gọi thêm một ổ, cuối cùng uống thêm một ly sữa đậu nành.
Người kia chỉ ăn một ổ bánh mì, uống hai ly trà ấm, vậy mà lúc tôi ăn xong anh ta cũng mới xong. Thấy tôi định kêu tính tiền, anh ta liền lên tiếng trước. Chú phụ quán chạy đến, nhìn bàn một lượt, nhẩm nhẩm trong đầu, rồi nói:
- Bốn chục hai đứa.
- Dạ, tụi con đi riêng chú, tính riêng… ơ…
Tôi còn chưa kịp nói xong đã thấy anh ta đưa tiền trả. Tôi bụng no, não chậm, ú ớ hết cả phút mới thông, lúc này nhanh tay chìa tiền ra trước mặt anh ta.
- Trả lại anh.
Anh ta mặt tỉnh rụi, đứng dậy nhìn tôi, mắt híp lại.
- Anh mời.
- Hớ!
Nói xong, anh ta gật đầu chào tôi một cái rồi đi luôn.
Tôi bật dậy, đuổi theo.
Xe tôi vừa ra đến đầu đường đã thấy xe anh ta chạy xa mất dạng, tay tôi cứ vô thức tăng ga đuổi theo sau. Đi được một đoạn đã không thấy bóng dáng người kia đâu nữa, tâm trạng tôi khó hiểu xem lẫn tò mò, bản thân cũng không hiểu mình đi theo xa như thế để làm gì.
***
Thứ hai, tôi mang khuôn mặt sung húp lên trường. Cả tiết chào cờ ngồi ngủ gà ngủ gục, mắt mở mãi không lên.
Tối qua nhân dịp No-en, tôi nằm ì trong phòng cày hết bốn phần phim Ở nhà một mình, sau đó tiếp tục xem thêm mấy bộ phim có đề tài giáng sinh.
Bước vào lớp trong tình trạng không tỉnh táo cho lắm, tôi nín cười nhìn mấy đứa trò nhỏ, đứa nào đứa nấy mắt thâm sì, dáng vẻ lơ ngơ. Lúc thấy tôi giở sổ đầu bài, trông tụi nó có vẻ bồn chồn lo lắng.
- Kiểm tra miệng nha mấy đứa?
- Không cô…
Một lớp ba mươi đứa đồng thanh lên tiếng, giọng ngân dài, tha thiết van xin:
- Không cô…
- Hôm qua đi chơi chứ gì?
- Dạ.
- Vui không?
- Vui lắm cô.
- Nam có rủ bạn gái đi cùng không em?
Cả lớp cười phá lên, đứa ngượng nghịu gãi đầu, đứa loi nhoi chọc bạn:
- Có cô, có cô. Nó sống cơ hội lắm.
- Được rồi, im lặng. Hôm nay miễn kiểm tra, hôm sau kiểm tra giấy cả lớp. Giờ học tiếp.
Mười lăm phút cuối tiết dạy, tôi để lớp ngồi làm bài tập còn mình đứng yên trên bục giảng, cơn buồn ngủ vẫn mập mờ vây quanh. Tôi nhìn lướt học trò một lượt, mắt vô tình dừng lại ở góc Nam ngồi. Cậu trò nhỏ đang tập trung nhìn vào vở, một tay hí hoáy viết, tay còn lại vọc tóc cô bạn ngồi trên. Chắc hai đứa đang quen nhau.
Tình cảm ở lứa tuổi này rất đơn sơ. Những rung động ngọt ngào, những cái nắm tay bẽn lẽn, là thích rất nhiều nhưng chưa hẳn là yêu. Cứ thế trao nhau những suy nghĩ trong sáng, chân thành nhất.
Khoảng thời gian đó, tôi cũng là một cô học trò nhỏ, chỉ biết đi học nỗ lực học, về nhà nỗ lực làm con ngoan. Hồi ấy ở trong lớp, tôi tương đối mờ nhạt, là kiểu học sinh bình thường điển hình. Mỗi năm trường tổ chức văn nghệ, tôi sẽ ngồi run rẩy thầm mong mình được chọn vô đội múa. Thỉnh thoảng nhìn nhóm bạn nữ nổi trội trong lớp tụm ba tụm bảy, tôi cũng muốn được nhập hội chung. Tôi đã sống cuộc đời bình thường như thế.
Quãng thời gian đó tôi còn thích một cậu bạn cùng bàn tên Nam, Nam học không giỏi, Nam hơi luộm thuộm, nhưng tôi lại thích Nam. Thích lúc Nam hích tay tôi, mắt cười híp híp nịnh tôi chép bài, lúc Nam hơi nhích người về phía tôi, nhờ tôi trông chừng cô cho cậu ngủ gật. Và thích nhất lúc Nam chơi bóng chuyền, cậu đứng trong sân đánh bóng, người mướt mồ hôi, từng cử chỉ nhỏ bừng lên nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Mỗi lần được nhìn khuôn mặt ấy, tim tôi cứ không ngừng lỗi nhịp, nhiều khi hạnh phúc không tìm được lý do.
Chắc vì mảng ký ức này mà tôi để ý cậu học sinh tên Nam nhiều hơn một tí, có chút cảm tình, có chút thiên vị. Tôi tự cười thầm mình. Ngày đi học, tôi chúa ghét việc giáo viên thiên vị học sinh, bây giờ tôi chính là vị giáo viên như thế.
***
No-en mới qua, chỉ mấy hôm sau là hết năm Dương lịch. Lễ hội hoa cũng đã khai mạc được hai hôm. Chương trình lễ hội diễn ra xuyên suốt ở nhiều nơi trên thành phố, nếu ra đường dịp này, mọi người sẽ chỉ có hai từ để cảm thán là “đẹp” và “đẹp”, thế thôi.
Đêm ba mốt, sau bao ngày thành tâm cầu khấn không thành, tôi đành một mình lủi thủi lết bộ ra bờ hồ đợi xem pháo hoa. Có bạn có bồ như nuôi giun trong bụng, chả được tích sự gì.
Mười một rưỡi đêm, một vòng bờ hồ đều đã chật kín người. Từ ven hồ tràn ra cả lòng đường sang đến tận lề đường phía bên kia, người đứng, người ngồi san sát. Khó khăn lắm tôi mới luồn lách được giữa dòng người, cuối cùng tìm thấy một chỗ tương đối đẹp, hai chân tôi đứng vững giữ chỗ, quyết không để người ta xô đẩy mình.
Đúng không giờ, pháo hoa được đặt ở hai điểm khác nhau đều được bắn lên. Giữa bầu trời đêm tĩnh mịch, lấp lánh sao, pháo hoa nuối đuôi nhau bung nở đầy màu sắc, sáng rực cả một vùng. Dưới mặt hồ, nhiều hình ảnh khác nhau của pháo hoa trên trời kia in xuống, theo từng sóng nước dập dềnh loang ra.
Tám năm trước, chính là lúc như lúc này, tôi và Nam cũng đứng tại đây ngắm pháo hoa nở rộ, cậu cho tôi mượn bao tay của cậu để cứu lấy đôi bàn tay lạnh cứng của tôi. Ngày đó chúng tôi vừa gần gũi vừa xa cách, chỉ âm thầm đối xử tốt với nhau. Cho đến bây giờ, mỗi lần nhìn thấy pháo hoa trên ti vi, mỗi lần trực tiếp xem pháo hoa tôi đều nhớ khuôn mặt và đôi mắt cười của cậu.
Sau màn bắn pháo hoa kéo dài mười lăm phúy, đám đông từ từ tản ra. Bỗng dưng tôi thấy buồn hoang hoải, như có thứ gì đó trong tay mới vừa vuột mất đi. Tôi trở về, lôi ra mấy lon bia cất sâu trong góc tủ từ lâu, quyết định đêm nay uống hết.
Tôi là kiểu người không mấy lạc quan, nếu có chuyện buồn sẽ rầu rĩ suốt mấy ngày, nếu gặp chuyện không may sẽ ấm ức trách ông trời bất công, nếu đang mệt mỏi sẽ dễ trở nên cáu kình, đại loại là kiểu người như thế. Trải qua nhiều chuyện, đi nhiều, thấy nhiều, bây giờ tôi đã biết cách tiết chế mình hơn, mỗi lần thấy bản thân không ổn sẽ cố gắng tách biệt mình, qua mấy ngày bản thân sẽ tự bình tĩnh hơn.
Hiện tại, nỗi buồn của tôi đang dần tan ra trong men bia, cả người tôi mềm nhũn và đầu óc thì chuếnh choáng, trong đầu cứ vọng đi vọng lại câu hỏi mà hàng ngàn lần tôi đã tự hỏi mình. Liệu, Nam có đã từng thích tôi?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook