Ký Ức Tựa Mùa Rơi
-
Chương 2: Bầu trời, bao giờ mới thôi xanh?
Đầu tháng mười, những cơn mưa ngâu dần thưa thớt, thời tiết cũng khô ráo, mát mẻ, dễ chịu hơn.
Tôi về nhà, mỗi ngày đều cứ quanh đi quẩn lại, sáng chiều hai cử ra làm vườn giúp bố, còn thì hết ăn ngủ rồi lại ôm ti vi, thế mà đã được ba tuần.
Một buổi chiều tà đầy gió núi, tôi mệt nhoài ngồi bệt giữa đám rau, hai tay vọc đất, hướng mắt nhìn về rặng núi xa xa, thầm nghĩ, trời quang thế này, chắc trên phố cũng không mưa.
Đúng lúc này, chuông điện thoại trong túi vang lên, tôi tháo đôi bao tay cao su, lau tùy tiện bàn tay đầy mồ hôi vào áo, vội nghe điện thoại:
- Dạ alo.
- Thư à, em đang ở đâu đấy?
- Em ở nhà cô ạ.
- Em lên đây gấp đi. Cô nói này, cô Nga xin nghỉ thai sản trước hai tháng, giờ trường mình đang tìm giáo viên hợp đồng. Lên đây nhanh cô dẫn em đi nói chuyện.
- Thiệt hả cô? Vậy mai em lên liền luôn.
- Nhanh lên không là mất chỗ đấy. Nha!
- Dạ dạ, mai lên em ghé cô luôn. Em chào cô.
Cúp điện thoại xong, nhìn đám xà lách toàn cỏ là cỏ mà dù có cố ngồi nhổ đến tối cũng không xong, thấy thế, tôi một mực đứng dậy đi về.
***
Sau khi học xong cấp ba, tôi vẫn giữ liên lạc với cô chủ nhiệm và nom tới thăm cô. Hôm trước trong buổi bao vệ luận văn thạc sĩ, tôi còn được cô đến tặng hoa. Hôm đó cô cũng có dặn tôi chuyện cô Nga. Những tưởng mình còn phải chờ đợi lâu, ai ngờ chuyện vui lại đến bất chợt thế này, tôi cứ cười thầm trong bụng mãi. Rút cuộc vui quá không chịu được, tôi ré lên như phát rồ.
Liền hôm sau tôi lên lại thành phố, đi đi lại lại làm hồ sơ, chuẩn bị quà cáp. Bận rộn suốt mấy ngày liền, mãi đến thứ bảy mọi việc mới xong xuôi.
Chiều chủ nhật, tôi quyết đi ăn mừng một chuyến. Lúc định lấy điện thoại để gọi đứa bạn thân đi cùng tôi mới nhớ, nó đi du lịch với người yêu chưa về. Cuối cùng, tôi đành một mình tự thưởng.
Tôi luôn tâm niệm, đừng để mình cô độc, nhưng đừng sợ cô đơn.
Bản thân tôi không phải là người khó kết thân nhưng ra ngoài lại hơi ít nói, mọi người thấy thế lại nghĩ tôi khó gần. Suốt mấy năm đi học tôi chỉ có một đứa bạn thân và vài người bạn hay chơi cùng. Sau khi ra trường, mỗi người chúng tôi sống một cuộc sống riêng, có đôi ba lần liên lạc, rồi chẳng vì xích mích hay giận hờn gì, chỉ là cứ thế im lặng rồi cách xa nhau. Nhiều lần tôi thầm hỏi, không biết cuộc sống hiện tại của họ ra sao? Nếu tình cờ gặp lại, liệu chúng tôi có còn đối xử chân thành với nhau như thời thanh xuân tươi đẹp ấy?
Vừa đi bộ tôi vừa nhớ đến ngày xưa cũ, gió mơn man, se lạnh, thổi về những kỷ niệm đã xa.
Gần vào thu, trời cao trong vắt, nắng chứa chan, đặc một màu vàng ngọt lịm. Cái hồ lớn giữa lòng thành phố hình như đã ít nước hơn hồi mùa mưa, trông xanh ngắt, toàn màu rêu. Hàng cây bao quanh hồ lá đã ngã vàng, chốc chốc đôi ba lá yếu đuối thuận theo chiều gió mà rơi xuống nước, lênh đênh trôi đi mất.
Tôi thích đi ven hồ thế này, đã đi mười năm, nhưng lần nào cũng thế, cứ muốn hét lên thật to “Thích thật, thích quá đi!”
Tôi đến một tiệm bánh nổi tiếng của thành phố, tiệm này lúc nào cũng đông kín người, tây, ta đủ cả. Theo thói quen, bao giờ tôi cũng lấy một cái bánh chuối hấp để vào khay trước tiên, nhìn ngó chọn lựa một hồi, tôi đi thanh toán.
Sau đó, tôi quay xuống chợ đi lòng vòng, lại không kìm lòng được mua thêm một ít dâu tây, uống một ly sữa nóng, lại ăn thêm một cái bánh tráng hành mới có thể đi về, chuẩn bị tinh thần cho một ngày mai thật khác.
***
Giờ dạy đầu tiên của tôi là sau tiết chào cờ. Lần đầu tiên thực sự là một giáo viên, hồi hộp có, bỡ ngỡ có, nhưng mọi việc vẫn thuận lợi trôi qua.
Cho đến những tiết dạy của một tuần sau đó, vấn đề mới thực sự xuất hiện.
Đi dạy phiền não nhất là học sinh không nghe lời, hoặc giả bộ nghe lời, hoặc tỏ rõ thái độ chống đối. Tôi đã hỏi cô Nga về lớp mình nhận dạy, cô chỉ dặn đơn giản vài câu “Lớp học được nhưng hơi quậy, em phải nghiêm khắc vào!”
Hiện tại tôi đang phải đối mặt với việc học sinh không học bài cũ, làm bài tập qua loa và đặc biệt là vô cùng ồn ào lúc tôi đang giảng. Tôi không muốn để tình trạng này diễn ra, lại không biết giải quyết thế nào, nếu mới chỉ dạy vài ngày đã đi tìm cô chủ nhiệm của lớp thì thật không nên. Cuối cùng sau hai mươi phút cố gắng chịu đựng, tôi buông phấn, quay lại nhìn xuống lớp, ức chế nói:
- Cô sẽ không đề nghị với các em rằng nếu các em muốn học cô sẽ dạy, nếu không muốn học thì cô không dạy. Lớn rồi, phải tự có ý thức, học là trách nhiệm, chứ không phải dựa vào việc có hứng thú hay không. Cô chỉ nói một lần thôi, ở đây ai cũng có trách nhiệm của riêng mình, trách nhiệm của các em là học, và của cô là dạy, chúng ta phải thực hiện. Nếu em nào không muốn học, em có thể ra ngoài đợi tiết tiếp theo. Tất nhiên, cô sẽ ghi sổ đầu bài.
Cả lớp đang ồn ào, dần dần im bặt, ánh mắt ngạc nhiên lẫn bối rối nhìn tôi.
- Các em biết cô có cảm giác bất lực nhất là khi nào không? Là trước kỳ thi đại học 3 ngày ngồi khóc nức nở, vì cô thấy mình yếu kém, muốn học nhiều thêm nữa cũng học không nổi, muốn không học nữa lại không yên tâm. Cứ tự trách mình lười nhác, không chịu học sớm hơn.
- Sẽ có vài em cười khinh khỉnh bảo rằng mình không cần học đại học nên không cần cố gắng. Các em sai rồi, đang đi học mà không cố gắng học, vậy thì các em không cần học nữa. Chưa nói đến việc bây giờ Bộ giáo dục thay đổi cách thức thi liên tục, không chỉ riêng môn Lý, kể cả các môn khác, lơ là như mấy em bây giờ, đừng nói đến đại học, ngồi mà tự hỏi mình có qua được tốt nghiệp không?
- Còn mười lăm phút nữa, hôm nay cô cũng không dạy nữa, các em có thể nói chuyện hoặc học bài môn khác. Hôm sau cô dạy tiếp.
Nói rồi, tôi tháo kính đặt lên bàn, lẳng lặng bỏ ra ngoài hành lang.
Trường cũ kiêm trường tôi đang dạy nằm trên một ngọn đồi nhỏ, thông bao quanh tứ phía. Vào mùa gió mạnh, tiếng thông reo nghe vi vu rất rõ.
Hồi còn đi học, tôi thích nhất là giờ ra chơi đi đến góc hành lang vắng nghe tiếng thông reo. Thế mà ngay bây giờ, trong không gian yên lặng, tôi lại chẳng có đầu óc nào mà thưởng thức thú vui này được. Hôm nay phải mặc áo dài, vải tương đối mỏng, mỗi lần gió thốc vào tôi lại lạnh buốt hết cả người. Vốn đang bực bội sẵn, giờ càng khó chịu hơn.
Nhìn đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là hết tiết, tôi quay vô lớp xếp gọn giáo án vào giỏ, nhìn lướt đám học trò một lượt, trước khi ra về chỉ nhẹ nhàng nói một câu:
- Các em… tự quản.
***
Phía xa, ở bãi xe của trường có hai người đang đứng. Một là cô hiệu trưởng, người còn lại thì không xác định. Nhìn từ đằng sau, dáng người này thẳng tắp, cao cao, mình mặc chiếc măng-tô màu xám, bên vai đeo chiếc cặp táp màu đen.
Cô hiệu trưởng thấy tôi bước đến liền ngưng nói chuyện với người kia, nhìn tôi cười hỏi:
- Thư, hết tiết rồi hả em?
Người kia nghe vậy lập tức quay lại, nhìn tôi hơi kỳ quặc, thấy tôi đang nhìn thì lịch sự gật đầu một cái.
- Dạ, hết tiết. Em về luôn cô.
Tôi trả lời cô hiệu trưởng, lơ luôn anh ta.
- Ừ, về đi em.
Sau khi yên vị trong phòng rồi tôi vẫn thấy không thông. Người kia xuất hiện ở trường tôi, cạnh cô hiệu trưởng, vậy là sao?
Thật lùng bùng.
Dạo này trường tôi đang có tranh chấp đất đai với hộ dân bên cạnh, hy vọng anh ta chỉ liên quan đến vụ này thôi. Nếu anh ta có dây mơ rễ má gì với cô hiệu trưởng thì thật là khó ở. Dù điều đó chả liên quan gì đến tôi cả, nhưng thà không biết thì thôi, biết rồi tự dưng thấy đầu óc mình bị trở nên phức tạp.
Tôi uể oải nhìn quanh phòng mình một lượt, cuối cùng đứng dậy bật tivi, xem tivi mới làm tâm hồn hỗn loạn của tôi bình tâm được.
Chỉ là, tiếng của nó, thật dễ chịu, thật bình yên, giống như… đang ở nhà.
Tôi về nhà, mỗi ngày đều cứ quanh đi quẩn lại, sáng chiều hai cử ra làm vườn giúp bố, còn thì hết ăn ngủ rồi lại ôm ti vi, thế mà đã được ba tuần.
Một buổi chiều tà đầy gió núi, tôi mệt nhoài ngồi bệt giữa đám rau, hai tay vọc đất, hướng mắt nhìn về rặng núi xa xa, thầm nghĩ, trời quang thế này, chắc trên phố cũng không mưa.
Đúng lúc này, chuông điện thoại trong túi vang lên, tôi tháo đôi bao tay cao su, lau tùy tiện bàn tay đầy mồ hôi vào áo, vội nghe điện thoại:
- Dạ alo.
- Thư à, em đang ở đâu đấy?
- Em ở nhà cô ạ.
- Em lên đây gấp đi. Cô nói này, cô Nga xin nghỉ thai sản trước hai tháng, giờ trường mình đang tìm giáo viên hợp đồng. Lên đây nhanh cô dẫn em đi nói chuyện.
- Thiệt hả cô? Vậy mai em lên liền luôn.
- Nhanh lên không là mất chỗ đấy. Nha!
- Dạ dạ, mai lên em ghé cô luôn. Em chào cô.
Cúp điện thoại xong, nhìn đám xà lách toàn cỏ là cỏ mà dù có cố ngồi nhổ đến tối cũng không xong, thấy thế, tôi một mực đứng dậy đi về.
***
Sau khi học xong cấp ba, tôi vẫn giữ liên lạc với cô chủ nhiệm và nom tới thăm cô. Hôm trước trong buổi bao vệ luận văn thạc sĩ, tôi còn được cô đến tặng hoa. Hôm đó cô cũng có dặn tôi chuyện cô Nga. Những tưởng mình còn phải chờ đợi lâu, ai ngờ chuyện vui lại đến bất chợt thế này, tôi cứ cười thầm trong bụng mãi. Rút cuộc vui quá không chịu được, tôi ré lên như phát rồ.
Liền hôm sau tôi lên lại thành phố, đi đi lại lại làm hồ sơ, chuẩn bị quà cáp. Bận rộn suốt mấy ngày liền, mãi đến thứ bảy mọi việc mới xong xuôi.
Chiều chủ nhật, tôi quyết đi ăn mừng một chuyến. Lúc định lấy điện thoại để gọi đứa bạn thân đi cùng tôi mới nhớ, nó đi du lịch với người yêu chưa về. Cuối cùng, tôi đành một mình tự thưởng.
Tôi luôn tâm niệm, đừng để mình cô độc, nhưng đừng sợ cô đơn.
Bản thân tôi không phải là người khó kết thân nhưng ra ngoài lại hơi ít nói, mọi người thấy thế lại nghĩ tôi khó gần. Suốt mấy năm đi học tôi chỉ có một đứa bạn thân và vài người bạn hay chơi cùng. Sau khi ra trường, mỗi người chúng tôi sống một cuộc sống riêng, có đôi ba lần liên lạc, rồi chẳng vì xích mích hay giận hờn gì, chỉ là cứ thế im lặng rồi cách xa nhau. Nhiều lần tôi thầm hỏi, không biết cuộc sống hiện tại của họ ra sao? Nếu tình cờ gặp lại, liệu chúng tôi có còn đối xử chân thành với nhau như thời thanh xuân tươi đẹp ấy?
Vừa đi bộ tôi vừa nhớ đến ngày xưa cũ, gió mơn man, se lạnh, thổi về những kỷ niệm đã xa.
Gần vào thu, trời cao trong vắt, nắng chứa chan, đặc một màu vàng ngọt lịm. Cái hồ lớn giữa lòng thành phố hình như đã ít nước hơn hồi mùa mưa, trông xanh ngắt, toàn màu rêu. Hàng cây bao quanh hồ lá đã ngã vàng, chốc chốc đôi ba lá yếu đuối thuận theo chiều gió mà rơi xuống nước, lênh đênh trôi đi mất.
Tôi thích đi ven hồ thế này, đã đi mười năm, nhưng lần nào cũng thế, cứ muốn hét lên thật to “Thích thật, thích quá đi!”
Tôi đến một tiệm bánh nổi tiếng của thành phố, tiệm này lúc nào cũng đông kín người, tây, ta đủ cả. Theo thói quen, bao giờ tôi cũng lấy một cái bánh chuối hấp để vào khay trước tiên, nhìn ngó chọn lựa một hồi, tôi đi thanh toán.
Sau đó, tôi quay xuống chợ đi lòng vòng, lại không kìm lòng được mua thêm một ít dâu tây, uống một ly sữa nóng, lại ăn thêm một cái bánh tráng hành mới có thể đi về, chuẩn bị tinh thần cho một ngày mai thật khác.
***
Giờ dạy đầu tiên của tôi là sau tiết chào cờ. Lần đầu tiên thực sự là một giáo viên, hồi hộp có, bỡ ngỡ có, nhưng mọi việc vẫn thuận lợi trôi qua.
Cho đến những tiết dạy của một tuần sau đó, vấn đề mới thực sự xuất hiện.
Đi dạy phiền não nhất là học sinh không nghe lời, hoặc giả bộ nghe lời, hoặc tỏ rõ thái độ chống đối. Tôi đã hỏi cô Nga về lớp mình nhận dạy, cô chỉ dặn đơn giản vài câu “Lớp học được nhưng hơi quậy, em phải nghiêm khắc vào!”
Hiện tại tôi đang phải đối mặt với việc học sinh không học bài cũ, làm bài tập qua loa và đặc biệt là vô cùng ồn ào lúc tôi đang giảng. Tôi không muốn để tình trạng này diễn ra, lại không biết giải quyết thế nào, nếu mới chỉ dạy vài ngày đã đi tìm cô chủ nhiệm của lớp thì thật không nên. Cuối cùng sau hai mươi phút cố gắng chịu đựng, tôi buông phấn, quay lại nhìn xuống lớp, ức chế nói:
- Cô sẽ không đề nghị với các em rằng nếu các em muốn học cô sẽ dạy, nếu không muốn học thì cô không dạy. Lớn rồi, phải tự có ý thức, học là trách nhiệm, chứ không phải dựa vào việc có hứng thú hay không. Cô chỉ nói một lần thôi, ở đây ai cũng có trách nhiệm của riêng mình, trách nhiệm của các em là học, và của cô là dạy, chúng ta phải thực hiện. Nếu em nào không muốn học, em có thể ra ngoài đợi tiết tiếp theo. Tất nhiên, cô sẽ ghi sổ đầu bài.
Cả lớp đang ồn ào, dần dần im bặt, ánh mắt ngạc nhiên lẫn bối rối nhìn tôi.
- Các em biết cô có cảm giác bất lực nhất là khi nào không? Là trước kỳ thi đại học 3 ngày ngồi khóc nức nở, vì cô thấy mình yếu kém, muốn học nhiều thêm nữa cũng học không nổi, muốn không học nữa lại không yên tâm. Cứ tự trách mình lười nhác, không chịu học sớm hơn.
- Sẽ có vài em cười khinh khỉnh bảo rằng mình không cần học đại học nên không cần cố gắng. Các em sai rồi, đang đi học mà không cố gắng học, vậy thì các em không cần học nữa. Chưa nói đến việc bây giờ Bộ giáo dục thay đổi cách thức thi liên tục, không chỉ riêng môn Lý, kể cả các môn khác, lơ là như mấy em bây giờ, đừng nói đến đại học, ngồi mà tự hỏi mình có qua được tốt nghiệp không?
- Còn mười lăm phút nữa, hôm nay cô cũng không dạy nữa, các em có thể nói chuyện hoặc học bài môn khác. Hôm sau cô dạy tiếp.
Nói rồi, tôi tháo kính đặt lên bàn, lẳng lặng bỏ ra ngoài hành lang.
Trường cũ kiêm trường tôi đang dạy nằm trên một ngọn đồi nhỏ, thông bao quanh tứ phía. Vào mùa gió mạnh, tiếng thông reo nghe vi vu rất rõ.
Hồi còn đi học, tôi thích nhất là giờ ra chơi đi đến góc hành lang vắng nghe tiếng thông reo. Thế mà ngay bây giờ, trong không gian yên lặng, tôi lại chẳng có đầu óc nào mà thưởng thức thú vui này được. Hôm nay phải mặc áo dài, vải tương đối mỏng, mỗi lần gió thốc vào tôi lại lạnh buốt hết cả người. Vốn đang bực bội sẵn, giờ càng khó chịu hơn.
Nhìn đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là hết tiết, tôi quay vô lớp xếp gọn giáo án vào giỏ, nhìn lướt đám học trò một lượt, trước khi ra về chỉ nhẹ nhàng nói một câu:
- Các em… tự quản.
***
Phía xa, ở bãi xe của trường có hai người đang đứng. Một là cô hiệu trưởng, người còn lại thì không xác định. Nhìn từ đằng sau, dáng người này thẳng tắp, cao cao, mình mặc chiếc măng-tô màu xám, bên vai đeo chiếc cặp táp màu đen.
Cô hiệu trưởng thấy tôi bước đến liền ngưng nói chuyện với người kia, nhìn tôi cười hỏi:
- Thư, hết tiết rồi hả em?
Người kia nghe vậy lập tức quay lại, nhìn tôi hơi kỳ quặc, thấy tôi đang nhìn thì lịch sự gật đầu một cái.
- Dạ, hết tiết. Em về luôn cô.
Tôi trả lời cô hiệu trưởng, lơ luôn anh ta.
- Ừ, về đi em.
Sau khi yên vị trong phòng rồi tôi vẫn thấy không thông. Người kia xuất hiện ở trường tôi, cạnh cô hiệu trưởng, vậy là sao?
Thật lùng bùng.
Dạo này trường tôi đang có tranh chấp đất đai với hộ dân bên cạnh, hy vọng anh ta chỉ liên quan đến vụ này thôi. Nếu anh ta có dây mơ rễ má gì với cô hiệu trưởng thì thật là khó ở. Dù điều đó chả liên quan gì đến tôi cả, nhưng thà không biết thì thôi, biết rồi tự dưng thấy đầu óc mình bị trở nên phức tạp.
Tôi uể oải nhìn quanh phòng mình một lượt, cuối cùng đứng dậy bật tivi, xem tivi mới làm tâm hồn hỗn loạn của tôi bình tâm được.
Chỉ là, tiếng của nó, thật dễ chịu, thật bình yên, giống như… đang ở nhà.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook