Kỳ Sử Dương Hậu
-
Quyển 1 - Chương 7
Chị Vân Nga hát rất hay, những bài hát có ca từ ngọt ngào và đậm chất văn thơ, dù là chị viết lại lời từ nhạc trẻ thế kỉ 21. Ngày hôm đó bầu trời cao xanh vời vợi, tôi ôm thúng đi ra bờ sông cắt măng tre về nấu canh. Ở đó có một lũy tre xanh tốt, mọc um tùm rậm rạp. Vừa khứa dao vào chiếc măng nhọn hoắt tôi vừa ngâm nga hát:
“Anh đi tán tía tàn vàng
Ðể em cắt cỏ bên đàng sao đang.
Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Trăm ngàn ngọn cỏ lai hàng tay ta.” [1]
Cắt đầy thúng măng tôi nhanh chóng trở về nhà. Như mọi ngày, hai chị em phân công nhau làm việc. Tôi ở trong bếp thái măng, chị gánh nước tưới vườn rau xanh bên hong nhà. Chị lại vừa làm vừa hát bài hát lúc nãy. Tôi ngồi trong này cười cười và nhẫm theo. Chợt nghe một giọng nói xa lạ:
“Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.[2]
Đây là một bài thơ tùy hứng. Nghe như là tả ai đó. Ý thơ vừa khen ngợi vừa thưởng thức. Ái chà, kiểu này rất giống như công tử đào hoa nhà nào dùng văn chương để tán gái. Tôi nghe giọng nói kinh hỉ của chị
- Người là…? Ôi! Hoàng thượng vạn tuế!
Con dao tôi cầm trên tay rơi xuống đất. Hoàng thượng? Đinh Tiên Hoàng? Đinh Bộ Lĩnh? Tôi như cái lò xo bật dậy, lập tức chạy tới vách nứa, nhìn qua khe hở giữa hai lát tre. Phụ thân, kế mẫu cũng từ trong nhà ào ra, cùng quỳ lạy hết sức trịnh trọng.
Lúc đó tôi không có ý thức cùng ra quỳ như họ, chỉ say sưa quan sát nhà vua. Làm sao nhỉ? Thất vọng quá đi…
Hình tượng mỹ nam cổ đại nhanh chóng sụp đỗ. Đinh Tiên Hoàng già như vậy sao? Cũng đáng tuổi cha tuổi chú rồi. Dáng người ông cao to lực lưỡng, cởi áo chắc sẽ có bụng 6 múi. Làn da màu đồng rắn chắc, khuôn mặt cương nghị vừa nhìn đã thấy sự uy nghiêm. Ánh mắt ông nhìn tỉ tỉ mang nhiều ý cười. Giọng nói của ông trầm và vọng ồm ồm như tiếng gầm của hổ
- Nhà ngươi là Dương Thế Hiến, từng phụng sự cho Hoan châu Thứ sử ngày xưa đúng không?
Phụ thân cúi đầu sát đất đáp giọng run run
- Dạ bẩm chúa thượng, đúng như vậy.
Vua gật gật đầu
- Phụ thân trẫm từng nhắc tới ông. Không cần lớn tiếng ồn ào, trẫm đang trên đường thăm lại Thung Lau. Cả nhà ông miễn lễ!
Ba người sợ sệt đứng lên, nhưng không ai dám đứng thẳng. Vua mà, oách như thế đó! Sau đó vua bước vào nhà. Phụ thân dùng ống tay áo phủi bụi trên ghế, kính cẩn mời ngài ngồi. Đi theo Đinh Tiên Hoàng còn có hai người đàn ông trạc tuổi nhà vua. Xa xa bên ngoài có thể thấy 3 con ngựa và một viên lính mặc đồ thường dân đứng giữ dây cương. Bộ dạng này xem ra nhà vua cùng cận thần đang vi hành đây mà! Vân Nga tỉ tỉ lập tức đi pha trà, trông thấy tôi chị mới giật mình. Do quá bất ngờ nên cả nhà quên bén tôi mất. Chị cầm phích trà nắm tay tôi kéo ra ngoài quỳ lạy. Thiệt là, thế nào cũng không tránh khỏi kiếp khom lưng cúi đầu. Đối diện mới một nhân vật lịch sử như thế tôi cũng có chút hồi hộp, may sao Đinh Tiên Hoàng không chú ý tới, cũng chẳng hỏi tôi là ai. Thấy vậy tôi lập tức chuồn trở ra sau. Lại tiếp tục sự nghiêp rình mò, tôi theo dõi từng biểu cảm trên nét mặt nhà vua.
Vân Nga tỉ rót xong trà, chưa kịp rời đi thì Hoàng đế đã hỏi
- Đây là tiểu nữ của Dương gia?
Phụ thân ôm quyền, vội đáp:
- Bẩm, đúng ạ!
- Tên nàng là gì?
Lần này tỉ tỉ tự trả lời:
- Bẩm, nô tì là Dương Vân Nga.
Đinh Tiên Hoàng hứng thú hỏi tiếp:
- Vân Nga? Vì sao là Vân Nga?
Quái lạ cái ông vua này, tên cha mẹ người ta đặt, còn bày đặt hỏi lý do. Tỉ tỉ không hề nao núng đáp lại:
- Quê ngoại của nô tì ở Vân Long [3], quê nội ở Nga My cho nên phụ mẫu đặt là Vân Nga.
Uả? Thì ra tên tỉ tỉ cũng có ý nghĩa như vậy. Thế thì chữ “Kiều” của tôi ở đâu ra? Đinh Tiên Hoàng gật gù
- Vân Long là mây rồng, Nga My là mày ngài… tên rất hay!
Nhà vua nhìn vào khuôn mặt tỉ tỉ mà nói như thế. Vân Nga lập tức ngượng nghịu đỏ mặt. Chị cúi đầu e ấp lui vào trong, vừa thấy tôi núp nghe chuyện thì trừng mắt. Tôi ra hiệu im lặng, kéo chị cùng nhau nhìn ra bên ngoài từ sau tấm rèm. Ngoài Đinh Tiên Hoàng, hai vị cận thần và phụ mẫu đều đứng. Ngài nhấp một ngụm trà, khen trà ngon rồi ung dung hỏi về đôi câu đối mà phụ thân treo trên cột. Dương Thế Hiển nhờ đó có cơ hội tỏ rõ tài năng văn chương của mình. Khi ông nói, một người đi theo hoàng đế cũng góp lời. Nghe có vẻ là một quan văn nên chữ nghĩa dồi dào
- Đó là Độ hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ (劉基), cũng là người động Hoa Lư, năm xưa cùng chơi đánh trận cờ lau với hoàng đế, về sau tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, trở thành một trong bốn công thần trụ cột của triều đình.
Vân Nga tỉ vốn theo dõi chính sự, có lẽ chị đoán ra người kia là ai liền giải thích với tôi. Lưu Cơ, hình như trong vở cải lương không nhắc đến người này, tôi thì không rành lịch sử đành chịu. Đằng nào cũng đã xuyên không trở về thời đại này, biết nhiều một chút cũng không phải không tốt, tôi liền quay sang hỏi tỉ tỉ
- Ai là bốn trụ cột của triều Đinh?
Vân Nga mỉm cười:
- Đó là “Tứ cột Bặc, Điền, Cơ, Tú”. Nếu tỉ đoán không lầm vị mặc áo xanh kia chính là quan ngoại giáp Đinh Điền. Bốn người Nguyễn Bặc (阮匐), Đinh Điền (丁佃), Lưu Cơ và Trịnh Tú (鄭琇) đều thân thiết với Hoàng thượng từ thuở cầm cờ lau. Về sau họ lại theo người đi dẹp loạn, lập nhiều chiến công, luôn được chúa thượng hết lòng tin tưởng.
Lúc này tôi mới chợt nhớ ra. Về sau bốn người bọn họ đều một phòng phò tá ấu chúa là con trai của tỉ tỉ với Đinh Bộ Lĩnh. Vì lo sợ Lê Hoàn nhiếp chính thừa cơ cướp ngôi vua mà bốn người câu kết đem quân đi đánh. Lê Hoàn một tay dẹp sạch. Không rõ về sau họ tử mệnh thế nào nhưng xem ra thê thảm lắm! Vũ đài chính trị xưa nay kẻ thua mất đầu là chuyện rất thường.
Trong lúc mãi nghĩ ngợi, tôi nghe tiếng Đinh Tiên Hoàng nói:
- Thứ sử Đinh Công Trứ (丁公著) năm xưa vẫn hay nhắc đến một nho sĩ là Dương Thế Hiển. Phụ thân trẫm khen nhà ngươi văn chương không bám bụi trần. Nay trẫm có dịp đến Thung Lau, trên đường nghỉ chân giây lát dưới bóng lũy tre làng, tình cờ nghe được một tiếng hát như chim sơn ca, trong lòng quả thực cảm phục. Tiếc là khi sai người tìm thì cô nương kia đã đi mất. Trẫm bỗng chợt nhớ Dương gia nhiều năm đã định cư ở đây, hỏi thăm một lát thì tìm được nhà. Vừa vào cổng đã nghe được giọng hát lúc nãy. Âu cũng là số trời! Không biết Vân Nga năm nay đã tuổi đời bao nhiêu? Chờ trẫm hồi kinh sai pháp sư chọn ngày lành, sẽ cho kiệu rước nàng về điện Hoa Lư!
Vua nói xong, phụ mẫu đều cả kinh, tỉ tỉ nhũn người ngồi bệch xuống đất. Tôi phải cố gắng đỡ lấy, chị mới không ngã lần nữa. Phụ thân sau giây lát kinh ngạc thì vui mừng chấp tay cúi lạy
- Hoàng thượng vạn tuế, tạ ơn người đã ban ân. Đây là phúc phần của tiểu nữ Vân Nga. Mọi chuyện xin được nghe chúa thượng an bài.
Nhà vua gật đầu hài lòng rồi dứt khoát đứng dậy, đỡ lấy phụ thân
- Là nhờ Dương gia nuôi dạy được một nữ tử xuất chúng. Khanh cứ an lòng chờ đợi, trẫm sẽ sớm cho người về báo tin.
Sau đó Đinh Tiên Hoàng và Lưu Cơ, Đinh Điền từ giã ra về. Ba bóng ngựa đã khuất sau rặng tre mà phụ thân và kế mẫu còn hớn hở trông theo. Vân Nga tỉ ở bên cạnh tôi vừa bàng hoàng, lo lắng lại vừa vui mừng không dám tin.
- Là muội phải không? Muội đã hát bài hát đó. Chúa thượng nghe được lại tưởng là tỉ tỉ… Chuyện này làm sao bây giờ?
Tôi sững người. Không lẽ đúng là như thế? Hóa ra tôi đã đem nhân duyên về cho Dương hậu. Đinh Tiên Hoàng cảm mến Dương Vân Nga từ giọng hát, không biết các sử gia có biết hay không?
Tỉ tỉ vẫn không hết kinh ngạc, chị bóp chặt tay tôi, ánh mắt hoang mang
- Như vậy là sai rồi! Người đó là muội chứ không phải tỉ. Chúa thượng nghe được giọng hát của muội, tiểu muội mới là người hoàng thượng muốn rước về kinh.
Tôi mỉm cười lắc đầu
- Tỉ tỉ đừng nói thế. Sự nhầm lẫn này cũng là ý trời. Khi nãy hoàng thượng chỉ để ý tới tỉ, không có nhìn muội. Vả lại tỉ tỉ giỏi giang như vậy, còn thông minh sáng lạng, tỉ mới đúng là nữ nhân xuất chúng, xứng đáng làm Hoàng hậu. Tiểu muội ngu dốt, cũng không muốn ngồi vào vị trí quan trọng đó!
Mọi chuyện là như vậy. Ai có ngờ rằng nhân duyên giữa Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga lại từ tôi mà ra. Sao không thấy nhà sử gia nào ghi chép chuyện này? Có khi về sau đây mãi mãi là một bí mật. Lịch sử mà tôi biết diễn biến như vậy càng khiến tôi có cảm giác mình là một phần của nó. Liệu tôi sẽ là ai, sẽ đóng vai trò gì cho chặn đường dài giang truân trước mặt của vị Hoàng hậu-Thái hậu nổi tiếng này?
[1] bài hát ca dao xưa
[2] Thơ tả Dương Vân Nga trong “Hoàn Vương ca tích”
[3] Vân Long: nay là xã Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình
———————- ♫ ———————-
- Sự kiện Đinh Tiên Hoàng nghe thấy tiếng hát và đem lòng yêu Dương Vân Nga đã được sử thoại nhân gian lưu truyền lại. Hoa Ban chỉ thêm thắt một chút để câu chuyện ly kỳ hơn.
- Theo Ngô Sĩ Liên thì Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924, làm vua năm 968 tức là khi 44 tuổi. Ông gặp Dương Vân Nga năm 970, tức là 46 tuổi. Nhưng cũng có tài liệu viết ông cưới Dương hậu khi vừa lên ngôi. Không rõ cái nào đúng nên Hoa Ban dùng phép tương đối, cho hoàng đế 44 tuổi, hoàng hậu 18 thì gặp nhau.
“Anh đi tán tía tàn vàng
Ðể em cắt cỏ bên đàng sao đang.
Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Trăm ngàn ngọn cỏ lai hàng tay ta.” [1]
Cắt đầy thúng măng tôi nhanh chóng trở về nhà. Như mọi ngày, hai chị em phân công nhau làm việc. Tôi ở trong bếp thái măng, chị gánh nước tưới vườn rau xanh bên hong nhà. Chị lại vừa làm vừa hát bài hát lúc nãy. Tôi ngồi trong này cười cười và nhẫm theo. Chợt nghe một giọng nói xa lạ:
“Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.[2]
Đây là một bài thơ tùy hứng. Nghe như là tả ai đó. Ý thơ vừa khen ngợi vừa thưởng thức. Ái chà, kiểu này rất giống như công tử đào hoa nhà nào dùng văn chương để tán gái. Tôi nghe giọng nói kinh hỉ của chị
- Người là…? Ôi! Hoàng thượng vạn tuế!
Con dao tôi cầm trên tay rơi xuống đất. Hoàng thượng? Đinh Tiên Hoàng? Đinh Bộ Lĩnh? Tôi như cái lò xo bật dậy, lập tức chạy tới vách nứa, nhìn qua khe hở giữa hai lát tre. Phụ thân, kế mẫu cũng từ trong nhà ào ra, cùng quỳ lạy hết sức trịnh trọng.
Lúc đó tôi không có ý thức cùng ra quỳ như họ, chỉ say sưa quan sát nhà vua. Làm sao nhỉ? Thất vọng quá đi…
Hình tượng mỹ nam cổ đại nhanh chóng sụp đỗ. Đinh Tiên Hoàng già như vậy sao? Cũng đáng tuổi cha tuổi chú rồi. Dáng người ông cao to lực lưỡng, cởi áo chắc sẽ có bụng 6 múi. Làn da màu đồng rắn chắc, khuôn mặt cương nghị vừa nhìn đã thấy sự uy nghiêm. Ánh mắt ông nhìn tỉ tỉ mang nhiều ý cười. Giọng nói của ông trầm và vọng ồm ồm như tiếng gầm của hổ
- Nhà ngươi là Dương Thế Hiến, từng phụng sự cho Hoan châu Thứ sử ngày xưa đúng không?
Phụ thân cúi đầu sát đất đáp giọng run run
- Dạ bẩm chúa thượng, đúng như vậy.
Vua gật gật đầu
- Phụ thân trẫm từng nhắc tới ông. Không cần lớn tiếng ồn ào, trẫm đang trên đường thăm lại Thung Lau. Cả nhà ông miễn lễ!
Ba người sợ sệt đứng lên, nhưng không ai dám đứng thẳng. Vua mà, oách như thế đó! Sau đó vua bước vào nhà. Phụ thân dùng ống tay áo phủi bụi trên ghế, kính cẩn mời ngài ngồi. Đi theo Đinh Tiên Hoàng còn có hai người đàn ông trạc tuổi nhà vua. Xa xa bên ngoài có thể thấy 3 con ngựa và một viên lính mặc đồ thường dân đứng giữ dây cương. Bộ dạng này xem ra nhà vua cùng cận thần đang vi hành đây mà! Vân Nga tỉ tỉ lập tức đi pha trà, trông thấy tôi chị mới giật mình. Do quá bất ngờ nên cả nhà quên bén tôi mất. Chị cầm phích trà nắm tay tôi kéo ra ngoài quỳ lạy. Thiệt là, thế nào cũng không tránh khỏi kiếp khom lưng cúi đầu. Đối diện mới một nhân vật lịch sử như thế tôi cũng có chút hồi hộp, may sao Đinh Tiên Hoàng không chú ý tới, cũng chẳng hỏi tôi là ai. Thấy vậy tôi lập tức chuồn trở ra sau. Lại tiếp tục sự nghiêp rình mò, tôi theo dõi từng biểu cảm trên nét mặt nhà vua.
Vân Nga tỉ rót xong trà, chưa kịp rời đi thì Hoàng đế đã hỏi
- Đây là tiểu nữ của Dương gia?
Phụ thân ôm quyền, vội đáp:
- Bẩm, đúng ạ!
- Tên nàng là gì?
Lần này tỉ tỉ tự trả lời:
- Bẩm, nô tì là Dương Vân Nga.
Đinh Tiên Hoàng hứng thú hỏi tiếp:
- Vân Nga? Vì sao là Vân Nga?
Quái lạ cái ông vua này, tên cha mẹ người ta đặt, còn bày đặt hỏi lý do. Tỉ tỉ không hề nao núng đáp lại:
- Quê ngoại của nô tì ở Vân Long [3], quê nội ở Nga My cho nên phụ mẫu đặt là Vân Nga.
Uả? Thì ra tên tỉ tỉ cũng có ý nghĩa như vậy. Thế thì chữ “Kiều” của tôi ở đâu ra? Đinh Tiên Hoàng gật gù
- Vân Long là mây rồng, Nga My là mày ngài… tên rất hay!
Nhà vua nhìn vào khuôn mặt tỉ tỉ mà nói như thế. Vân Nga lập tức ngượng nghịu đỏ mặt. Chị cúi đầu e ấp lui vào trong, vừa thấy tôi núp nghe chuyện thì trừng mắt. Tôi ra hiệu im lặng, kéo chị cùng nhau nhìn ra bên ngoài từ sau tấm rèm. Ngoài Đinh Tiên Hoàng, hai vị cận thần và phụ mẫu đều đứng. Ngài nhấp một ngụm trà, khen trà ngon rồi ung dung hỏi về đôi câu đối mà phụ thân treo trên cột. Dương Thế Hiển nhờ đó có cơ hội tỏ rõ tài năng văn chương của mình. Khi ông nói, một người đi theo hoàng đế cũng góp lời. Nghe có vẻ là một quan văn nên chữ nghĩa dồi dào
- Đó là Độ hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ (劉基), cũng là người động Hoa Lư, năm xưa cùng chơi đánh trận cờ lau với hoàng đế, về sau tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, trở thành một trong bốn công thần trụ cột của triều đình.
Vân Nga tỉ vốn theo dõi chính sự, có lẽ chị đoán ra người kia là ai liền giải thích với tôi. Lưu Cơ, hình như trong vở cải lương không nhắc đến người này, tôi thì không rành lịch sử đành chịu. Đằng nào cũng đã xuyên không trở về thời đại này, biết nhiều một chút cũng không phải không tốt, tôi liền quay sang hỏi tỉ tỉ
- Ai là bốn trụ cột của triều Đinh?
Vân Nga mỉm cười:
- Đó là “Tứ cột Bặc, Điền, Cơ, Tú”. Nếu tỉ đoán không lầm vị mặc áo xanh kia chính là quan ngoại giáp Đinh Điền. Bốn người Nguyễn Bặc (阮匐), Đinh Điền (丁佃), Lưu Cơ và Trịnh Tú (鄭琇) đều thân thiết với Hoàng thượng từ thuở cầm cờ lau. Về sau họ lại theo người đi dẹp loạn, lập nhiều chiến công, luôn được chúa thượng hết lòng tin tưởng.
Lúc này tôi mới chợt nhớ ra. Về sau bốn người bọn họ đều một phòng phò tá ấu chúa là con trai của tỉ tỉ với Đinh Bộ Lĩnh. Vì lo sợ Lê Hoàn nhiếp chính thừa cơ cướp ngôi vua mà bốn người câu kết đem quân đi đánh. Lê Hoàn một tay dẹp sạch. Không rõ về sau họ tử mệnh thế nào nhưng xem ra thê thảm lắm! Vũ đài chính trị xưa nay kẻ thua mất đầu là chuyện rất thường.
Trong lúc mãi nghĩ ngợi, tôi nghe tiếng Đinh Tiên Hoàng nói:
- Thứ sử Đinh Công Trứ (丁公著) năm xưa vẫn hay nhắc đến một nho sĩ là Dương Thế Hiển. Phụ thân trẫm khen nhà ngươi văn chương không bám bụi trần. Nay trẫm có dịp đến Thung Lau, trên đường nghỉ chân giây lát dưới bóng lũy tre làng, tình cờ nghe được một tiếng hát như chim sơn ca, trong lòng quả thực cảm phục. Tiếc là khi sai người tìm thì cô nương kia đã đi mất. Trẫm bỗng chợt nhớ Dương gia nhiều năm đã định cư ở đây, hỏi thăm một lát thì tìm được nhà. Vừa vào cổng đã nghe được giọng hát lúc nãy. Âu cũng là số trời! Không biết Vân Nga năm nay đã tuổi đời bao nhiêu? Chờ trẫm hồi kinh sai pháp sư chọn ngày lành, sẽ cho kiệu rước nàng về điện Hoa Lư!
Vua nói xong, phụ mẫu đều cả kinh, tỉ tỉ nhũn người ngồi bệch xuống đất. Tôi phải cố gắng đỡ lấy, chị mới không ngã lần nữa. Phụ thân sau giây lát kinh ngạc thì vui mừng chấp tay cúi lạy
- Hoàng thượng vạn tuế, tạ ơn người đã ban ân. Đây là phúc phần của tiểu nữ Vân Nga. Mọi chuyện xin được nghe chúa thượng an bài.
Nhà vua gật đầu hài lòng rồi dứt khoát đứng dậy, đỡ lấy phụ thân
- Là nhờ Dương gia nuôi dạy được một nữ tử xuất chúng. Khanh cứ an lòng chờ đợi, trẫm sẽ sớm cho người về báo tin.
Sau đó Đinh Tiên Hoàng và Lưu Cơ, Đinh Điền từ giã ra về. Ba bóng ngựa đã khuất sau rặng tre mà phụ thân và kế mẫu còn hớn hở trông theo. Vân Nga tỉ ở bên cạnh tôi vừa bàng hoàng, lo lắng lại vừa vui mừng không dám tin.
- Là muội phải không? Muội đã hát bài hát đó. Chúa thượng nghe được lại tưởng là tỉ tỉ… Chuyện này làm sao bây giờ?
Tôi sững người. Không lẽ đúng là như thế? Hóa ra tôi đã đem nhân duyên về cho Dương hậu. Đinh Tiên Hoàng cảm mến Dương Vân Nga từ giọng hát, không biết các sử gia có biết hay không?
Tỉ tỉ vẫn không hết kinh ngạc, chị bóp chặt tay tôi, ánh mắt hoang mang
- Như vậy là sai rồi! Người đó là muội chứ không phải tỉ. Chúa thượng nghe được giọng hát của muội, tiểu muội mới là người hoàng thượng muốn rước về kinh.
Tôi mỉm cười lắc đầu
- Tỉ tỉ đừng nói thế. Sự nhầm lẫn này cũng là ý trời. Khi nãy hoàng thượng chỉ để ý tới tỉ, không có nhìn muội. Vả lại tỉ tỉ giỏi giang như vậy, còn thông minh sáng lạng, tỉ mới đúng là nữ nhân xuất chúng, xứng đáng làm Hoàng hậu. Tiểu muội ngu dốt, cũng không muốn ngồi vào vị trí quan trọng đó!
Mọi chuyện là như vậy. Ai có ngờ rằng nhân duyên giữa Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga lại từ tôi mà ra. Sao không thấy nhà sử gia nào ghi chép chuyện này? Có khi về sau đây mãi mãi là một bí mật. Lịch sử mà tôi biết diễn biến như vậy càng khiến tôi có cảm giác mình là một phần của nó. Liệu tôi sẽ là ai, sẽ đóng vai trò gì cho chặn đường dài giang truân trước mặt của vị Hoàng hậu-Thái hậu nổi tiếng này?
[1] bài hát ca dao xưa
[2] Thơ tả Dương Vân Nga trong “Hoàn Vương ca tích”
[3] Vân Long: nay là xã Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình
———————- ♫ ———————-
- Sự kiện Đinh Tiên Hoàng nghe thấy tiếng hát và đem lòng yêu Dương Vân Nga đã được sử thoại nhân gian lưu truyền lại. Hoa Ban chỉ thêm thắt một chút để câu chuyện ly kỳ hơn.
- Theo Ngô Sĩ Liên thì Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924, làm vua năm 968 tức là khi 44 tuổi. Ông gặp Dương Vân Nga năm 970, tức là 46 tuổi. Nhưng cũng có tài liệu viết ông cưới Dương hậu khi vừa lên ngôi. Không rõ cái nào đúng nên Hoa Ban dùng phép tương đối, cho hoàng đế 44 tuổi, hoàng hậu 18 thì gặp nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook