Kỳ Sử Dương Hậu
-
Quyển 1 - Chương 23
Sau một đêm trằn trọc, tôi đã biên kịch và học thuộc những lời thoại sẽ nói khi đối mặt với Lê Hoàn. Đầu tiên là phải kính cẩn hành lễ, sau nhiều lần tiếp xúc tôi đã nhận ra Lê Hoàn rất chú ý tới lời ăn tiếng nói. Phải tỏ ra là một a hoàn chuyên nghiệp thì mới gây được thiện cảm.
Sau đó thì bày ra vẻ mặt uất ức, vô tội, nước mắt long lanh (tôi sẽ đi bóc vỏ hành trước khi gặp Lê Hoàn.) Vì bị khăn che hết mặt nên tôi quyết định lấy nhược điểm tạo thành ưu điểm, vấy lên đó một ít nước, chứng tỏ đã khóc suốt dọc đường từ Tây cung đến Nam cung. Nhờ có khăn che nên dù biểu tình giả tạo đến mấy cũng khó nhìn ra. A ha, bổn cô nương quá thông minh!
Làm đúng như kế hoạch đã định, mang theo lệnh bài Trinh Minh cung hậu, xếp Ẩn Dung bỏ vào hộp gấm, tôi kiên cường bước lên phía trước, đối diện với giông bão đang chực chờ!?
- Bẩm Dương quyến nữ, Thập đạo tướng quân đã lên đường đi Tây Kết từ ngày hôm qua!
- Cái gì? Hôm nay đã 24 tết mà hắn còn đi đâu?
- Bẩm tiểu thư, vùng Tây Kết vừa dấy lên giặc Ô qua. Chúa thượng lo dân chúng không thể đón tết êm ấm mà gấp rút sai binh đi đánh dẹp.
- Vậy khi nào họ về?
- Bẩm, chỉ là trận đánh nhỏ, có lẽ mất khoảng 5 ngày…
- Trận nhỏ? Vậy tại sao tiểu tướng không đi mà Điện tiền chỉ huy sứ phải động thủ?
Lính gác cổng thành Tràng An tỏ ra bối rối gãi đầu
- Nô tài làm sao biết được ạ? Nô tài chỉ là thuộc ha, việc của đại tướng là việc cơ mật!
Tôi buồn bực lếch thân trở về Tây cung. Giờ này nhà ai cũng đang lo bánh mứt gạo xôi, quét tước cửa nhà. Nhân sĩ bốn phương về quê đón tết, con cái ở xa về với ông bà. Lúc người ta ai cũng hướng tới mái ấm gia đình thì Lê Hoàn lại mặc giáp phục cầm binh dẹp loạn. Năm ngày, vậy là tới 29 tết hắn mới trở về…
Tôi bực dọc giơ chân sút bay hòn đá cụi. Viên đá văng xuống ao kêu một cái “tõm”, cá chép trong hồ hoảng loạn nấp vào lá sen.
- Dương quyến nữ cát tường…!
Bỗng có giọng nói từ phía sau vang lên, làm tôi giật mình quay đầu lại. Trước mặt là một thiếu phụ xinh đẹp mặc váy hoa xanh đỏ, đi hài nhung màu chàm. Tóc nàng vấn sang một bên, cài chiếc trâm gỗ tao nhã.
- Ngươi là…?
Thiếu phụ nhún người, lễ phép báo danh
- Nô tì họ Lý, tên Ngọc Lâm… đang trên đường đến điện Tỏa Liên thăm Cồ quốc hoàng hậu. Không ngờ gặp được Dương quyến nữ ở đây…
Thiếu phụ hành lễ có chút khó khăn, dưới lớp vải gấm, rõ ràng bụng cô ta to bất thường. Không phải chứ? Lại một bà bầu! Năm nay nữ nhân ở Hoa Lư đều được thần gà mái phù hộ hay sao ấy nhỉ?
Lý Ngọc Lâm.. cái tên này…
- Đến Tỏa Liên cung? Không phải đi đường này, là bên kia!
- Nô tì biết rõ, chỉ là nhìn thấy Dương quyến nữ cũng trên đường trở về, nô tì mạng phép cùng người đến thăm hỏi Dương hậu trước!
- Nàng thân đang mang thai, tốt nhất chớ đi lại nhiều, kẻo ảnh hưởng sức khỏe…
Ngọc Lâm e lệ mỉm cười, đưa tay vuốt một lọn tóc
- Dương quyến nữ nói phải… chỉ là… hiếm có dịp phu quân vắng nhà, nô tì tranh thủ ra ngoài một chút, kẻo chàng về lại bị giữ trong phòng…
Gì đây gì đây? Đang khoe khoang mình được chồng cưng yêu sao? Chẳng lẽ mặt tôi đã mất giá tới nổi viết sờ sờ hai chữ “ế chồng” trên trán à? Cô khoe mẽ với ai chứ, tưởng ta sẽ vì thế mà ghen tị sao, đừng mơ! Đàn ông thì có thiếu gì, chừng nào chồng cô là Lê Hoàn thì tôi còn suy xét lại…
Tôi không thèm nhìn Ngọc Lâm, cất bước đi về phía trước. Cô ta cũng lặng lẽ theo sau, xem ra nhất định muốn tới điện Vân Sàng rồi.
- Dương quyến nữ, năm sau chắc người sẽ xuất giá nhỉ? Hoàng hậu vì chuyện này mà rất lo lắng. Tháng trước Dương hậu có nhờ nô tì tìm vài mối tốt… nghe nói Phạm Cự Lạng (范巨倆) – nhị thiếu gia nhà họ Phạm còn chưa lập gia thất. Người này bề ngoài trông rất được, tính tình hòa nhã dịu dàng… Về công danh sự nghiệp cũng rất triển vọng… Dương quyến nữ người…
Tôi không để Lý Ngọc Lâm nói hết mà cắt ngang
- Lý phu nhân! Hóa ra nàng hành nghề mai mối à? Ta trước giờ rất ghét người họ Phạm.
Ghét nhất là Phạm Kiều Oanh – tôi nghĩ thầm trong đầu
- Dương quyến nữ… phu quân ta không phải họ Lý, chàng họ Lê! Mọi người vẫn gọi ta là Lê phu nhân…
- Họ Lê? Thảo nào… ta nói này, đàn ông họ Lê chẳng mấy ai tốt. Nếu muốn mai mối thì trừ luôn cái họ đó ra. Lê xoài quýt bưởi… toàn là trái cây theo mùa, khi chua khi ngọt… haizzz… tâm sinh lý của mấy gã này biến đổi theo chu kì, còn thất thường hơn cả “dì nguyệt”… không tốt, không tốt!
Tôi mãi nói, không để ý sắc mặt Lý Ngọc Lâm chuyển màu liên tục – đỏ cam vàng lục lam chàm tím. Đợi đến khi tôi bộc phát hết, nàng ta mới bất bình tranh luận:
- Dương tiểu thư nói vậy thì oan cho phu quân nhà thiếp quá! Chàng là người đàn ông tốt nhất, biết trọng lễ nghĩa, phân rõ thị phi, với bệ hạ nhất kiến trung thành, với xã tắc hết lòng bảo vệ, với thê tử ân cần đối đãi. Phu quân chí cao nghìn dặm, khí chất bất phàm. Phu quân ta chưa bao giờ cúi đầu trước kẻ thù, chưa bao giờ bị mê hoặc bởi danh lợi, nữ sắc… chàng là người đàn ông tuyệt nhất ở Cồ quốc này!
Trời ạ, một tiếng “phu quân ta”, hai tiếng “phu quân ta”, ai không biết cô đang nói tới chồng mình chứ? Chồng cô là ai tôi chả quan tâm. Có khoe khoang cũng phải biết chừng mực, sao lại tâng bốc như thánh như thần vậy chứ? Làm gì có người đàn ông nào tốt đến thế. Theo như lời cô ta nói thì cả nước này chỉ có 2 người. Một là đương kim thánh thượng, hai là Thập đạo tướng quân. Hai người này miễn cưỡng có thể xem như cực phẩm chốn nhân gian đi… Chừng nào cô được gả cho hai người này thì tôi mới miễn cưỡng xem xét lại…
Tôi khinh bỉ nhìn Lý Ngọc Lâm, giả vờ vô tình hỏi:
- Vậy sao? Xem ra nàng thật tốt phước. Không biết vị phu quân kia của nàng ta đã nghe danh chưa?
Lúc này Ngọc Lâm mới ngạc nhiên nhìn tôi
- Ôi… hóa ra Dương tiểu thư vẫn chưa biết ta là ai sao?
Rồi nàng ngẩn cao đầu, giới thiệu một cách tự hào:
- Ta là Lý Ngọc Lâm, đại phu nhân của Thập đạo tướng quân – Điện tiền chỉ huy sứ Lê Hoàn!
Tôi vấp phải cục đá, chúi đầu về phía trước. Hộp gấm trong tay rơi xuống đất, may mà tôi chụp lại kịp.
- Dương quyến nữ, Dương quyến nữ… người có sao không?
Lý Ngọc Lâm rối rít gọi. Bụng mang bầu bì nên không thể cúi xuống đỡ tôi lên. Tôi tự mình chóng tay đứng dạy, phủi phủi tà váy.
- Không sao… chỉ dơ áo chút thôi…
Tôi xua xua tay, từ chối sự quan tâm của nàng. Sửa lại khăn trên mặt, vuốt lại tóc và ống tay áo, còn tỉ mỉ chùi cái hộp gấm sau đó mới vờ ho khang một cái:
- E hèm… lúc nảy ta nghe chưa rõ. Nàng nói phu quân nàng là…?
- Lê tướng quân ạ!
- Ồ hóa ra là Lê Hoàn… Lê đại phu nhân, nghe danh đã lâu mà giờ mới được gặp. Thật là vinh hạnh quá!
Kiểu nói chuyện của tôi giả tạo y như con thỏ trắng gặp phải con sói xám mà chào hỏi: “A ngài Sói, nghe danh đã lâu, dạo này ngài ăn ngủ tốt chứ?”
Lý Ngọc Lâm đặc biệt vừa lòng mỗi khi nghe người ta gọi là “Lê đại phu nhân”. Cô ta quá mức tự hào về danh phận của mình, nếu được thì chắc sẽ viết chữ lên trán năm chữ “Chồng tôi là Lê Hoàn”. Suốt dọc đường trở về cung Vân Sàng, tôi nín thinh nghe cô ả tiếp tục rêu rao về vị phu quân thần thánh của mình. Ngứa cả lổ nhĩ mà không biết gãi làm sao. Bây giờ thì tôi không có cách nào phản biện hay khinh miệt nàng nữa. Lý Ngọc Lâm được cưới hỏi đàng hoàng, là vợ của người ta. Huống hồ sự khoe khoang kia phần lớn đều đúng cả! Haizzz… có chồng để khoe âu cũng là phúc đức ba đời nhà họ Lý của nàng.
Tới khi về đến cửa điện thì tôi đã rơi vào trạng thái có thể cắn xé tay đôi với con chó béc giê. Đang định lấy cớ mệt mỏi mà về phòng thì lại đụng mặt Đỗ Nghi Lan. Trời ơi đất hỡi… gã họ Lê kia vắng nhà, đám thê tử của hắn không có việc gì làm đổ xô tới cung Vân Sàng tán dóc hay sao???
Đỗ Nghi Lan đang ngồi uống trà cùng tỉ tỉ. Bên cạnh cô ta có một a hoàn bế trên tay đứa trẻ. Khỏi cần nói cũng đoán ra con cái nhà ai. Sau khi hành lễ với hoàng hậu, Lý Ngọc Lâm quay sang cười tươi
- Nghi Lan muội muội… sáng sớm đã không thấy mặt, hóa ra muội cũng đến vấn an Dương hậu ạ? Còn đem theo cả Tiểu Thâu nữa, ngươi đưa đây để đại phu nhân bế chút nào…
Ngọc Lâm vừa nói vừa đưa tay muốn đỡ đứa trẻ. Nghi Lan nhanh nhạy đứng dậy, chen vào giữa
- Ngọc Lâm tỉ, thân thể tỉ nặng nề, cứ để Thâu nhi cho muội. Hôm nay tiết trời lạnh hơn hôm qua, sao tỉ tỉ ăn mặc phong phanh vậy?
Ngọc Lâm vẫn giữ nụ cười, đưa tay khép vạc áo sát vào người
- Đâu có, ta thấy tiết trời này là ấm lắm rồi! Vả lại chiếc áo lông cáo tướng công cho hãy còn ướt, phải phơi thêm vài ngày…
- Thế à? Nghe nói cái áo đó may từ 10 bộ lông của 10 con hồng hồ quý hiếm. Muội muội muốn sờ thử mà chưa có dịp…
Nghi Lan vừa nói vừa vuốt ve áo lông hổ nàng mặc trên người. Hành độ cứ như tình cờ mà lại chất chứa biết bao ý vị. Tôi đã ngồi xuống bên tỉ tỉ, đưa tách trà sen lên miệng, cảm thấy trong điện hôm nay thoang thoảng mùi dưa muối lên men…
Vân Nga tỉ nhìn hai người bọn họ, có ý muốn hòa giải:
- Lê nhị phu nhân, nàng có thể cho bổn cung bế Tiểu Thâu một chút không?
Lời hoàng hậu ai mà dám cãi. Đỗ Nghi Lan cẩn thận chuyền bé Thâu đưa cho Vân Nga. Tôi cũng tò mò ngồi lại gần, muốn nhìn một chút xem con của Lê Hoàn là loại yêu nghiệt gì. Đứa bé trai đã gần bốn tháng tuổi, tên là Lê Long Thâu. Đứa trẻ còn đang ngủ say, quấn trong vải gấm vàng ấm áp. Tôi nhìn vào sống mũi nó trước tiên. Không được rồi, thằng bé này không được di truyền cái mũi cao thẳng của cha nó. Tiếc thật mà cũng tốt thật! Nếu đứa con trai nào của Lê Hoàn cũng đẹp như hắn thì chính là thảm họa của Đại Cồ Việt.
Tôi thích thú ngắm nghía đứa bé, dùng một ngón tay sờ lên chân mày nhàn nhạt và cái đầu trọc lưa thưa tóc. Đáng yêu làm sao! Trời sinh tôi rất ưu ái với trẻ con, dù nó là con của Lê Hoàn cũng không vì thế mà ghét bỏ.
Đứa bé đột nhiên mở mắt. Cặp mắt tròn đen lay láy và sâu hút… mắt đẹp long lanh khiến tôi thất thần. Đôi mắt này… gợi lên một chút kí ức mơ hồ nào đó… vào một đêm trăng khuyết tối mịt mù… gió thổi rất lạnh… tôi đang quỳ ở điện Nguyệt Yên…
- Kiều Nga?
Tỉ tỉ gọi làm tôi hoàn hồn. Lúc này mới phát hiện hai vị phu nhân đang nhìn tôi với vẻ nghi hoặc.
- À…a… hài nhi của Lê nhị phu nhân thật là xinh xắn quá, làm ta đây vì mãi ngắm mà mất tập trung.
Bé Long Thâu ư ư một tiếng rồi ngọ ngoạy người. Tỉ tỉ chưa chăm sóc trẻ con bao giờ nên bối rối giữ lấy nó.
- Để muội đi!
Tôi thành thục bế đứa trẻ, đây là kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm chăm sóc mấy đứa em con cô con cậu. Long Thâu xem ra rất ngoan, nó thấy người lạ mà không khóc quấy, còn tinh nghịch đưa ngón tay bé xíu nghịch tóc tôi.
- Thâu nhi ngoan… cô cô thơm con một cái nha!
Tôi chu mỏ in lên chóp mũi nó một nụ hôn yêu chiều. Bé Thâu chớp chớp mắt ra vẻ thích thú lắm. Vân Nga nhìn động tác của tôi mà trầm trồ
- Muội khéo quá, cứ như nhũ mẫu trong cung vậy…
- Đương nhiên, sau này muội còn phải chăm sóc hoàng tử và công chúa của tỉ nữa mà…
Trong lúc tôi chơi đùa với đứa nhóc thì a hoàn đã bưng thêm trà lên. Đỗ Nghi Lan và Lý Ngọc Lâm mỗi người một tách. Tỉ tỉ hỏi hang vài chuyện, khi nhắc tới Lê Hoàn, nhị phu nhân than vãn
- Bẩm hoàng hậu, chẳng biết vì sao phu quan lại cất công tới tận Tây Kết. Nghe nói chỉ là đám giặc cỏ mới nổi lên… ngày tư ngày tết mà chàng không ở nhà khiến trong phủ thật là lạnh lẽo…
Ngọc Lâm cũng không chịu thua mà góp lời
- Phu quan đi gấp quá, nô tì cũng không kịp chuẩn bị đầy đủ áo quần. Trời giáp tết se lạnh thế này… chỉ sợ chàng nhiễm phong hàn mất!
Nghi Lan chau mày nhìn cô vợ cả
- Ngọc Lâm tỉ tỉ, ta thấy chàng đã đem theo Nguyệt Mao, thật ra tướng công rất biết chăm sóc chính mình…
Nhắc với áo quần tôi đã nghe nói từ lâu rằng Lê Hoàn là tín đồ cuồng nhiệt của áo lông thú. May cho hắn vì đây là thế kỉ 10, rừng rú còn nhiều, động vật cũng đông đúc nếu không Lê Hoàn sẽ bị tố cáo là nguyên nhân gây ra nạn tuyệt chủng hàng loạt các loài thú quý. Một ngày nào đó sẽ bị “hội đồng” bởi những nhà sinh vật học bảo vệ môi trường.
Hắn là một tay thiện xạ, săn bắt tài tình. Tháng sáu vừa rồi Đinh Tiên Hoàng cùng các cận thần tổ chức đi săn ở khu rừng sau núi Mã Yên. Vua săn được 2 con hươu sao, 4 con thỏ và một con heo rừng. Những người khác đều săn được bao nhiêu là chim chóc, voọc và thỏ xám. Người săn ít nhất cũng bắn được hai con thỏ nhỏ, một con nhím. Lê Hoàn trở về chỗ tập hợp trễ nhất. Hắn chẳng săn được gì nhiều mà chỉ có duy nhất một con bạch hổ. Hổ lông trắng ở đây cực hiếm mà cực hung dữ. Sự liều lĩnh của Lê Hoàn bị đáp trả bằng ba vết cào trên lưng.
Nhìn hắn vác con thú to khủng hoảng trở về, đám quan thần của nhà vua đều líu lưỡi. Lê Hoàn còn kiểm tra cơ thể con vật, banh bộ hàm sắc nhọn ra xem sau đó thản thiên kết luận: “Hình như nó chưa chết hẳn!” Thế là một viên quan có tiền sử bệnh tim lăn ra ngất.
Con hổ đó chưa phải là con to nhất mà hắn săn được. Kỉ lục lớn nhất của Lê Hoàn là một con cọp đầu đàn ở núi Chi Lăng, trong một lần tiến quân dẹp loạn mà tình cờ nhìn thấy. Bộ da của nó thực sự rất đẹp, trắng muốt và mềm mượt như ánh trăng. Lê Hoàn gọi chiếc áo choàng kia là Nguyệt Mao. Nghe nói hắn quý cái áo hơn cả thanh kiếm Nhất Minh luôn đeo bên người. Lê Hoàn cho thê tử những thứ lông tốt và đẹp nhất, duy chiếc áo Nguyệt Mao thì hắn không cho phép hai nàng động vào, sờ cũng không được…
Haizz… cái người này quả là nội tâm khát máu, cái gì không mê chỉ mê lông thú, giết hại bao nhiêu con vật đáng thương, róc xương lột da, không chút lưu tình. Thế mà hai bà vợ của y còn ca ngợi nào là chu đáo dịu dàng, nào là hiền hòa trầm ổn. Tôi thấy buồn nôn!
Đợi khi cậu nhóc trên tay ngủ say, tôi trả nó về cho mẹ, lúc này tỉ tỉ đột nhiên nhớ ra một chuyện
- À, xém nữa bổn cung quên hỏi. Cái khăn Ẩn Dung đẹp đến thế nào? Ta rất muốn được nhìn thử một lần. Trong hai vị phu nhân, không biết người nào đang giữ, xin mời đem ra đây để tỉ muội ta được mở rộng tầm mắt!
Nghi Lan và Ngọc Lâm nhìn nhau, mờ mịt hỏi
- Hoàng hậu nương nương nói gì, chúng nô tì thực không hiểu!
Vân Nga cũng sửng sốt không kém
- Chính là tấm lụa đỏ mà Lê tướng quân xin được từ chỗ Trần hậu, ngài ấy không nói tên nó là “Ẩn Dung” sao?
Lý Ngọc Lâm vốn rất khâm phục tài thêu thùa của Trần hậu, là người thường xuyên thưởng thức các tác phẩm của bà, ngay lúc này cô mới ngộ ra vấn đề
- Ẩn Dung? Khăn lụa đỏ hoa cúc trắng? Hoàng hậu đã nghe ai nói là phu quân thiếp xin được từ Trần hậu?
- Ừ thì chính miệng Phất Kim công chúa nói thế!
Ngọc Lâm mở to mắt, lắc đầu không tin
- Sao có thể chứ? Thiếp không biết gì cả… hay là…
Cô quay sang nhìn Nghi Lan, ánh mắt sắc như dao, sát khí bốc lên ngùn ngụt
- Muội muội, phu quân cho muội từ bao giờ mà cả ta cũng không biết vậy?
Nghi Lan nhìn tỉ tỉ, nhìn tôi, nhìn Ngọc Lâm rồi ngơ ngác hỏi
- Mọi người nói gì ta không hiểu… khăn nào? Khăn tay hay là khăn choàng?
- Còn giả vờ? Ẩn Dung chính là cái nạm che mặt quý giá của Trần hậu. Ta đã nhìn qua một lần, đẹp đến không thốt nên lời. Hoàng hậu giữ nó như báu vật, không phải ai cũng có thể nhìn, có người bỏ cả gia tài cũng không chạm nỗi vào một sợi vải… Của quý như vậy, phu quân đem về không tặng muội thì còn tặng ai?
Nghi Lan uất ức cãi lại
- Không có! Ta còn không biết có một món đồ như vậy tồn tại… Nếu là cực phẩm thì chắc chắn ta đã đem ra dùng, giấu đi làm gì???
Nghe bọn họ cãi vã, tôi hồi hộp ôm chặt hộp gấm vào lòng. Bây giờ nó giống như một hòn than nóng rực, ngộ nhỡ để người khác nhìn thấy không biết hai cô vợ của Lê Hoàn có nấu nước sôi tạt vào mặt tôi không… Trời ơi… kẻ nào chơi ác như vậy? Đây là kế “gắp lửa bỏ tay người” mà!
Nghe Nghi Lan nói, Ngọc Lâm thấy có lý nên không truy vấn nữa. Vân Nga nhìn hai vị phu nhân, thất vọng hỏi:
- Vậy là trong hai ngươi không ai giữ nó sao? Tiếc thật, bổn cung chỉ muốn nhìn qua một lần…
Nghi Lan hoàn toàn không biết gì, cô tò mò hỏi
- Cái khăn đó… tên gì nhỉ? À, Ẩn Dung, nó đẹp lắm sao Ngọc Lâm tỉ? Nhưng tại sao tướng công lại quan tâm tới mấy món đồ đó… chẳng lẽ chàng muốn tặng cho ai?
Ngọc Lâm bậm môi, vô cùng buồn bực và thất vọng
- Làm sao ta biết… trời ạ, ta đã ao ước muốn có nó từ rất lâu rồi. Chàng có thể lấy nó từ Trần hậu, chứng tỏ là rất muốn nó, có lẽ đã thuyết phục hết lời hoặc là đưa ra một điều kiện để trao đổi… Ẩn Dung… Ẩn Dung… rốt cuộc bây giờ nó ở đâu? Không phải muội, không phải ta, vậy là ai???
Lý Ngọc Lâm như ngồi trên đống lửa, thấp thỏm không yên. Cả hai vị phu nhân rõ ràng đang vô cùng bức xúc. Ai chẳng biết Lê Hoàn chỉ có hai thê tử, không phải loại trăng hoa mà còn là người chồng vô cùng trách nhiệm. Đột nhiên nảy sinh chuyện này không khỏi khiến họ ghen tức và sầu lo.
Tôi cúi đầu rụt cổ, len lén dùng tay áo che chở cho cái hộp gấm. Trong lòng vô cùng oán hận tên thị vệ chết bầm đêm hôm đó. Chuyện này mà không giải quyết êm đẹp thì có khả năng cuộc sống về sau của tôi ở chốn cung đình chẳng còn sóng yên biển lặng.
Cứ như thế, Lý Ngọc Lâm liên tục lẩm bẩm “là ai?”, Đỗ Nghi Lan nhíu mày khó hiểu, Vân Nga thì lắc đầu tiếc nuối… cả ba người đều không hay biết, Ẩn Dung thực sự ở ngay trước mặt họ, bí mật trú ẩn trong cái hộp gấm rất đổi bình thường nhưng vẫn phát ra ánh sáng bạc lấp lánh kì bí…
Mà người sở hữu nó, chính là vị Dương quyến nữ không danh không phận, thậm chí cũng không biết vì cớ gì mà món của quý này lọt vào tầm tay…
Sau đó thì bày ra vẻ mặt uất ức, vô tội, nước mắt long lanh (tôi sẽ đi bóc vỏ hành trước khi gặp Lê Hoàn.) Vì bị khăn che hết mặt nên tôi quyết định lấy nhược điểm tạo thành ưu điểm, vấy lên đó một ít nước, chứng tỏ đã khóc suốt dọc đường từ Tây cung đến Nam cung. Nhờ có khăn che nên dù biểu tình giả tạo đến mấy cũng khó nhìn ra. A ha, bổn cô nương quá thông minh!
Làm đúng như kế hoạch đã định, mang theo lệnh bài Trinh Minh cung hậu, xếp Ẩn Dung bỏ vào hộp gấm, tôi kiên cường bước lên phía trước, đối diện với giông bão đang chực chờ!?
- Bẩm Dương quyến nữ, Thập đạo tướng quân đã lên đường đi Tây Kết từ ngày hôm qua!
- Cái gì? Hôm nay đã 24 tết mà hắn còn đi đâu?
- Bẩm tiểu thư, vùng Tây Kết vừa dấy lên giặc Ô qua. Chúa thượng lo dân chúng không thể đón tết êm ấm mà gấp rút sai binh đi đánh dẹp.
- Vậy khi nào họ về?
- Bẩm, chỉ là trận đánh nhỏ, có lẽ mất khoảng 5 ngày…
- Trận nhỏ? Vậy tại sao tiểu tướng không đi mà Điện tiền chỉ huy sứ phải động thủ?
Lính gác cổng thành Tràng An tỏ ra bối rối gãi đầu
- Nô tài làm sao biết được ạ? Nô tài chỉ là thuộc ha, việc của đại tướng là việc cơ mật!
Tôi buồn bực lếch thân trở về Tây cung. Giờ này nhà ai cũng đang lo bánh mứt gạo xôi, quét tước cửa nhà. Nhân sĩ bốn phương về quê đón tết, con cái ở xa về với ông bà. Lúc người ta ai cũng hướng tới mái ấm gia đình thì Lê Hoàn lại mặc giáp phục cầm binh dẹp loạn. Năm ngày, vậy là tới 29 tết hắn mới trở về…
Tôi bực dọc giơ chân sút bay hòn đá cụi. Viên đá văng xuống ao kêu một cái “tõm”, cá chép trong hồ hoảng loạn nấp vào lá sen.
- Dương quyến nữ cát tường…!
Bỗng có giọng nói từ phía sau vang lên, làm tôi giật mình quay đầu lại. Trước mặt là một thiếu phụ xinh đẹp mặc váy hoa xanh đỏ, đi hài nhung màu chàm. Tóc nàng vấn sang một bên, cài chiếc trâm gỗ tao nhã.
- Ngươi là…?
Thiếu phụ nhún người, lễ phép báo danh
- Nô tì họ Lý, tên Ngọc Lâm… đang trên đường đến điện Tỏa Liên thăm Cồ quốc hoàng hậu. Không ngờ gặp được Dương quyến nữ ở đây…
Thiếu phụ hành lễ có chút khó khăn, dưới lớp vải gấm, rõ ràng bụng cô ta to bất thường. Không phải chứ? Lại một bà bầu! Năm nay nữ nhân ở Hoa Lư đều được thần gà mái phù hộ hay sao ấy nhỉ?
Lý Ngọc Lâm.. cái tên này…
- Đến Tỏa Liên cung? Không phải đi đường này, là bên kia!
- Nô tì biết rõ, chỉ là nhìn thấy Dương quyến nữ cũng trên đường trở về, nô tì mạng phép cùng người đến thăm hỏi Dương hậu trước!
- Nàng thân đang mang thai, tốt nhất chớ đi lại nhiều, kẻo ảnh hưởng sức khỏe…
Ngọc Lâm e lệ mỉm cười, đưa tay vuốt một lọn tóc
- Dương quyến nữ nói phải… chỉ là… hiếm có dịp phu quân vắng nhà, nô tì tranh thủ ra ngoài một chút, kẻo chàng về lại bị giữ trong phòng…
Gì đây gì đây? Đang khoe khoang mình được chồng cưng yêu sao? Chẳng lẽ mặt tôi đã mất giá tới nổi viết sờ sờ hai chữ “ế chồng” trên trán à? Cô khoe mẽ với ai chứ, tưởng ta sẽ vì thế mà ghen tị sao, đừng mơ! Đàn ông thì có thiếu gì, chừng nào chồng cô là Lê Hoàn thì tôi còn suy xét lại…
Tôi không thèm nhìn Ngọc Lâm, cất bước đi về phía trước. Cô ta cũng lặng lẽ theo sau, xem ra nhất định muốn tới điện Vân Sàng rồi.
- Dương quyến nữ, năm sau chắc người sẽ xuất giá nhỉ? Hoàng hậu vì chuyện này mà rất lo lắng. Tháng trước Dương hậu có nhờ nô tì tìm vài mối tốt… nghe nói Phạm Cự Lạng (范巨倆) – nhị thiếu gia nhà họ Phạm còn chưa lập gia thất. Người này bề ngoài trông rất được, tính tình hòa nhã dịu dàng… Về công danh sự nghiệp cũng rất triển vọng… Dương quyến nữ người…
Tôi không để Lý Ngọc Lâm nói hết mà cắt ngang
- Lý phu nhân! Hóa ra nàng hành nghề mai mối à? Ta trước giờ rất ghét người họ Phạm.
Ghét nhất là Phạm Kiều Oanh – tôi nghĩ thầm trong đầu
- Dương quyến nữ… phu quân ta không phải họ Lý, chàng họ Lê! Mọi người vẫn gọi ta là Lê phu nhân…
- Họ Lê? Thảo nào… ta nói này, đàn ông họ Lê chẳng mấy ai tốt. Nếu muốn mai mối thì trừ luôn cái họ đó ra. Lê xoài quýt bưởi… toàn là trái cây theo mùa, khi chua khi ngọt… haizzz… tâm sinh lý của mấy gã này biến đổi theo chu kì, còn thất thường hơn cả “dì nguyệt”… không tốt, không tốt!
Tôi mãi nói, không để ý sắc mặt Lý Ngọc Lâm chuyển màu liên tục – đỏ cam vàng lục lam chàm tím. Đợi đến khi tôi bộc phát hết, nàng ta mới bất bình tranh luận:
- Dương tiểu thư nói vậy thì oan cho phu quân nhà thiếp quá! Chàng là người đàn ông tốt nhất, biết trọng lễ nghĩa, phân rõ thị phi, với bệ hạ nhất kiến trung thành, với xã tắc hết lòng bảo vệ, với thê tử ân cần đối đãi. Phu quân chí cao nghìn dặm, khí chất bất phàm. Phu quân ta chưa bao giờ cúi đầu trước kẻ thù, chưa bao giờ bị mê hoặc bởi danh lợi, nữ sắc… chàng là người đàn ông tuyệt nhất ở Cồ quốc này!
Trời ạ, một tiếng “phu quân ta”, hai tiếng “phu quân ta”, ai không biết cô đang nói tới chồng mình chứ? Chồng cô là ai tôi chả quan tâm. Có khoe khoang cũng phải biết chừng mực, sao lại tâng bốc như thánh như thần vậy chứ? Làm gì có người đàn ông nào tốt đến thế. Theo như lời cô ta nói thì cả nước này chỉ có 2 người. Một là đương kim thánh thượng, hai là Thập đạo tướng quân. Hai người này miễn cưỡng có thể xem như cực phẩm chốn nhân gian đi… Chừng nào cô được gả cho hai người này thì tôi mới miễn cưỡng xem xét lại…
Tôi khinh bỉ nhìn Lý Ngọc Lâm, giả vờ vô tình hỏi:
- Vậy sao? Xem ra nàng thật tốt phước. Không biết vị phu quân kia của nàng ta đã nghe danh chưa?
Lúc này Ngọc Lâm mới ngạc nhiên nhìn tôi
- Ôi… hóa ra Dương tiểu thư vẫn chưa biết ta là ai sao?
Rồi nàng ngẩn cao đầu, giới thiệu một cách tự hào:
- Ta là Lý Ngọc Lâm, đại phu nhân của Thập đạo tướng quân – Điện tiền chỉ huy sứ Lê Hoàn!
Tôi vấp phải cục đá, chúi đầu về phía trước. Hộp gấm trong tay rơi xuống đất, may mà tôi chụp lại kịp.
- Dương quyến nữ, Dương quyến nữ… người có sao không?
Lý Ngọc Lâm rối rít gọi. Bụng mang bầu bì nên không thể cúi xuống đỡ tôi lên. Tôi tự mình chóng tay đứng dạy, phủi phủi tà váy.
- Không sao… chỉ dơ áo chút thôi…
Tôi xua xua tay, từ chối sự quan tâm của nàng. Sửa lại khăn trên mặt, vuốt lại tóc và ống tay áo, còn tỉ mỉ chùi cái hộp gấm sau đó mới vờ ho khang một cái:
- E hèm… lúc nảy ta nghe chưa rõ. Nàng nói phu quân nàng là…?
- Lê tướng quân ạ!
- Ồ hóa ra là Lê Hoàn… Lê đại phu nhân, nghe danh đã lâu mà giờ mới được gặp. Thật là vinh hạnh quá!
Kiểu nói chuyện của tôi giả tạo y như con thỏ trắng gặp phải con sói xám mà chào hỏi: “A ngài Sói, nghe danh đã lâu, dạo này ngài ăn ngủ tốt chứ?”
Lý Ngọc Lâm đặc biệt vừa lòng mỗi khi nghe người ta gọi là “Lê đại phu nhân”. Cô ta quá mức tự hào về danh phận của mình, nếu được thì chắc sẽ viết chữ lên trán năm chữ “Chồng tôi là Lê Hoàn”. Suốt dọc đường trở về cung Vân Sàng, tôi nín thinh nghe cô ả tiếp tục rêu rao về vị phu quân thần thánh của mình. Ngứa cả lổ nhĩ mà không biết gãi làm sao. Bây giờ thì tôi không có cách nào phản biện hay khinh miệt nàng nữa. Lý Ngọc Lâm được cưới hỏi đàng hoàng, là vợ của người ta. Huống hồ sự khoe khoang kia phần lớn đều đúng cả! Haizzz… có chồng để khoe âu cũng là phúc đức ba đời nhà họ Lý của nàng.
Tới khi về đến cửa điện thì tôi đã rơi vào trạng thái có thể cắn xé tay đôi với con chó béc giê. Đang định lấy cớ mệt mỏi mà về phòng thì lại đụng mặt Đỗ Nghi Lan. Trời ơi đất hỡi… gã họ Lê kia vắng nhà, đám thê tử của hắn không có việc gì làm đổ xô tới cung Vân Sàng tán dóc hay sao???
Đỗ Nghi Lan đang ngồi uống trà cùng tỉ tỉ. Bên cạnh cô ta có một a hoàn bế trên tay đứa trẻ. Khỏi cần nói cũng đoán ra con cái nhà ai. Sau khi hành lễ với hoàng hậu, Lý Ngọc Lâm quay sang cười tươi
- Nghi Lan muội muội… sáng sớm đã không thấy mặt, hóa ra muội cũng đến vấn an Dương hậu ạ? Còn đem theo cả Tiểu Thâu nữa, ngươi đưa đây để đại phu nhân bế chút nào…
Ngọc Lâm vừa nói vừa đưa tay muốn đỡ đứa trẻ. Nghi Lan nhanh nhạy đứng dậy, chen vào giữa
- Ngọc Lâm tỉ, thân thể tỉ nặng nề, cứ để Thâu nhi cho muội. Hôm nay tiết trời lạnh hơn hôm qua, sao tỉ tỉ ăn mặc phong phanh vậy?
Ngọc Lâm vẫn giữ nụ cười, đưa tay khép vạc áo sát vào người
- Đâu có, ta thấy tiết trời này là ấm lắm rồi! Vả lại chiếc áo lông cáo tướng công cho hãy còn ướt, phải phơi thêm vài ngày…
- Thế à? Nghe nói cái áo đó may từ 10 bộ lông của 10 con hồng hồ quý hiếm. Muội muội muốn sờ thử mà chưa có dịp…
Nghi Lan vừa nói vừa vuốt ve áo lông hổ nàng mặc trên người. Hành độ cứ như tình cờ mà lại chất chứa biết bao ý vị. Tôi đã ngồi xuống bên tỉ tỉ, đưa tách trà sen lên miệng, cảm thấy trong điện hôm nay thoang thoảng mùi dưa muối lên men…
Vân Nga tỉ nhìn hai người bọn họ, có ý muốn hòa giải:
- Lê nhị phu nhân, nàng có thể cho bổn cung bế Tiểu Thâu một chút không?
Lời hoàng hậu ai mà dám cãi. Đỗ Nghi Lan cẩn thận chuyền bé Thâu đưa cho Vân Nga. Tôi cũng tò mò ngồi lại gần, muốn nhìn một chút xem con của Lê Hoàn là loại yêu nghiệt gì. Đứa bé trai đã gần bốn tháng tuổi, tên là Lê Long Thâu. Đứa trẻ còn đang ngủ say, quấn trong vải gấm vàng ấm áp. Tôi nhìn vào sống mũi nó trước tiên. Không được rồi, thằng bé này không được di truyền cái mũi cao thẳng của cha nó. Tiếc thật mà cũng tốt thật! Nếu đứa con trai nào của Lê Hoàn cũng đẹp như hắn thì chính là thảm họa của Đại Cồ Việt.
Tôi thích thú ngắm nghía đứa bé, dùng một ngón tay sờ lên chân mày nhàn nhạt và cái đầu trọc lưa thưa tóc. Đáng yêu làm sao! Trời sinh tôi rất ưu ái với trẻ con, dù nó là con của Lê Hoàn cũng không vì thế mà ghét bỏ.
Đứa bé đột nhiên mở mắt. Cặp mắt tròn đen lay láy và sâu hút… mắt đẹp long lanh khiến tôi thất thần. Đôi mắt này… gợi lên một chút kí ức mơ hồ nào đó… vào một đêm trăng khuyết tối mịt mù… gió thổi rất lạnh… tôi đang quỳ ở điện Nguyệt Yên…
- Kiều Nga?
Tỉ tỉ gọi làm tôi hoàn hồn. Lúc này mới phát hiện hai vị phu nhân đang nhìn tôi với vẻ nghi hoặc.
- À…a… hài nhi của Lê nhị phu nhân thật là xinh xắn quá, làm ta đây vì mãi ngắm mà mất tập trung.
Bé Long Thâu ư ư một tiếng rồi ngọ ngoạy người. Tỉ tỉ chưa chăm sóc trẻ con bao giờ nên bối rối giữ lấy nó.
- Để muội đi!
Tôi thành thục bế đứa trẻ, đây là kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm chăm sóc mấy đứa em con cô con cậu. Long Thâu xem ra rất ngoan, nó thấy người lạ mà không khóc quấy, còn tinh nghịch đưa ngón tay bé xíu nghịch tóc tôi.
- Thâu nhi ngoan… cô cô thơm con một cái nha!
Tôi chu mỏ in lên chóp mũi nó một nụ hôn yêu chiều. Bé Thâu chớp chớp mắt ra vẻ thích thú lắm. Vân Nga nhìn động tác của tôi mà trầm trồ
- Muội khéo quá, cứ như nhũ mẫu trong cung vậy…
- Đương nhiên, sau này muội còn phải chăm sóc hoàng tử và công chúa của tỉ nữa mà…
Trong lúc tôi chơi đùa với đứa nhóc thì a hoàn đã bưng thêm trà lên. Đỗ Nghi Lan và Lý Ngọc Lâm mỗi người một tách. Tỉ tỉ hỏi hang vài chuyện, khi nhắc tới Lê Hoàn, nhị phu nhân than vãn
- Bẩm hoàng hậu, chẳng biết vì sao phu quan lại cất công tới tận Tây Kết. Nghe nói chỉ là đám giặc cỏ mới nổi lên… ngày tư ngày tết mà chàng không ở nhà khiến trong phủ thật là lạnh lẽo…
Ngọc Lâm cũng không chịu thua mà góp lời
- Phu quan đi gấp quá, nô tì cũng không kịp chuẩn bị đầy đủ áo quần. Trời giáp tết se lạnh thế này… chỉ sợ chàng nhiễm phong hàn mất!
Nghi Lan chau mày nhìn cô vợ cả
- Ngọc Lâm tỉ tỉ, ta thấy chàng đã đem theo Nguyệt Mao, thật ra tướng công rất biết chăm sóc chính mình…
Nhắc với áo quần tôi đã nghe nói từ lâu rằng Lê Hoàn là tín đồ cuồng nhiệt của áo lông thú. May cho hắn vì đây là thế kỉ 10, rừng rú còn nhiều, động vật cũng đông đúc nếu không Lê Hoàn sẽ bị tố cáo là nguyên nhân gây ra nạn tuyệt chủng hàng loạt các loài thú quý. Một ngày nào đó sẽ bị “hội đồng” bởi những nhà sinh vật học bảo vệ môi trường.
Hắn là một tay thiện xạ, săn bắt tài tình. Tháng sáu vừa rồi Đinh Tiên Hoàng cùng các cận thần tổ chức đi săn ở khu rừng sau núi Mã Yên. Vua săn được 2 con hươu sao, 4 con thỏ và một con heo rừng. Những người khác đều săn được bao nhiêu là chim chóc, voọc và thỏ xám. Người săn ít nhất cũng bắn được hai con thỏ nhỏ, một con nhím. Lê Hoàn trở về chỗ tập hợp trễ nhất. Hắn chẳng săn được gì nhiều mà chỉ có duy nhất một con bạch hổ. Hổ lông trắng ở đây cực hiếm mà cực hung dữ. Sự liều lĩnh của Lê Hoàn bị đáp trả bằng ba vết cào trên lưng.
Nhìn hắn vác con thú to khủng hoảng trở về, đám quan thần của nhà vua đều líu lưỡi. Lê Hoàn còn kiểm tra cơ thể con vật, banh bộ hàm sắc nhọn ra xem sau đó thản thiên kết luận: “Hình như nó chưa chết hẳn!” Thế là một viên quan có tiền sử bệnh tim lăn ra ngất.
Con hổ đó chưa phải là con to nhất mà hắn săn được. Kỉ lục lớn nhất của Lê Hoàn là một con cọp đầu đàn ở núi Chi Lăng, trong một lần tiến quân dẹp loạn mà tình cờ nhìn thấy. Bộ da của nó thực sự rất đẹp, trắng muốt và mềm mượt như ánh trăng. Lê Hoàn gọi chiếc áo choàng kia là Nguyệt Mao. Nghe nói hắn quý cái áo hơn cả thanh kiếm Nhất Minh luôn đeo bên người. Lê Hoàn cho thê tử những thứ lông tốt và đẹp nhất, duy chiếc áo Nguyệt Mao thì hắn không cho phép hai nàng động vào, sờ cũng không được…
Haizz… cái người này quả là nội tâm khát máu, cái gì không mê chỉ mê lông thú, giết hại bao nhiêu con vật đáng thương, róc xương lột da, không chút lưu tình. Thế mà hai bà vợ của y còn ca ngợi nào là chu đáo dịu dàng, nào là hiền hòa trầm ổn. Tôi thấy buồn nôn!
Đợi khi cậu nhóc trên tay ngủ say, tôi trả nó về cho mẹ, lúc này tỉ tỉ đột nhiên nhớ ra một chuyện
- À, xém nữa bổn cung quên hỏi. Cái khăn Ẩn Dung đẹp đến thế nào? Ta rất muốn được nhìn thử một lần. Trong hai vị phu nhân, không biết người nào đang giữ, xin mời đem ra đây để tỉ muội ta được mở rộng tầm mắt!
Nghi Lan và Ngọc Lâm nhìn nhau, mờ mịt hỏi
- Hoàng hậu nương nương nói gì, chúng nô tì thực không hiểu!
Vân Nga cũng sửng sốt không kém
- Chính là tấm lụa đỏ mà Lê tướng quân xin được từ chỗ Trần hậu, ngài ấy không nói tên nó là “Ẩn Dung” sao?
Lý Ngọc Lâm vốn rất khâm phục tài thêu thùa của Trần hậu, là người thường xuyên thưởng thức các tác phẩm của bà, ngay lúc này cô mới ngộ ra vấn đề
- Ẩn Dung? Khăn lụa đỏ hoa cúc trắng? Hoàng hậu đã nghe ai nói là phu quân thiếp xin được từ Trần hậu?
- Ừ thì chính miệng Phất Kim công chúa nói thế!
Ngọc Lâm mở to mắt, lắc đầu không tin
- Sao có thể chứ? Thiếp không biết gì cả… hay là…
Cô quay sang nhìn Nghi Lan, ánh mắt sắc như dao, sát khí bốc lên ngùn ngụt
- Muội muội, phu quân cho muội từ bao giờ mà cả ta cũng không biết vậy?
Nghi Lan nhìn tỉ tỉ, nhìn tôi, nhìn Ngọc Lâm rồi ngơ ngác hỏi
- Mọi người nói gì ta không hiểu… khăn nào? Khăn tay hay là khăn choàng?
- Còn giả vờ? Ẩn Dung chính là cái nạm che mặt quý giá của Trần hậu. Ta đã nhìn qua một lần, đẹp đến không thốt nên lời. Hoàng hậu giữ nó như báu vật, không phải ai cũng có thể nhìn, có người bỏ cả gia tài cũng không chạm nỗi vào một sợi vải… Của quý như vậy, phu quân đem về không tặng muội thì còn tặng ai?
Nghi Lan uất ức cãi lại
- Không có! Ta còn không biết có một món đồ như vậy tồn tại… Nếu là cực phẩm thì chắc chắn ta đã đem ra dùng, giấu đi làm gì???
Nghe bọn họ cãi vã, tôi hồi hộp ôm chặt hộp gấm vào lòng. Bây giờ nó giống như một hòn than nóng rực, ngộ nhỡ để người khác nhìn thấy không biết hai cô vợ của Lê Hoàn có nấu nước sôi tạt vào mặt tôi không… Trời ơi… kẻ nào chơi ác như vậy? Đây là kế “gắp lửa bỏ tay người” mà!
Nghe Nghi Lan nói, Ngọc Lâm thấy có lý nên không truy vấn nữa. Vân Nga nhìn hai vị phu nhân, thất vọng hỏi:
- Vậy là trong hai ngươi không ai giữ nó sao? Tiếc thật, bổn cung chỉ muốn nhìn qua một lần…
Nghi Lan hoàn toàn không biết gì, cô tò mò hỏi
- Cái khăn đó… tên gì nhỉ? À, Ẩn Dung, nó đẹp lắm sao Ngọc Lâm tỉ? Nhưng tại sao tướng công lại quan tâm tới mấy món đồ đó… chẳng lẽ chàng muốn tặng cho ai?
Ngọc Lâm bậm môi, vô cùng buồn bực và thất vọng
- Làm sao ta biết… trời ạ, ta đã ao ước muốn có nó từ rất lâu rồi. Chàng có thể lấy nó từ Trần hậu, chứng tỏ là rất muốn nó, có lẽ đã thuyết phục hết lời hoặc là đưa ra một điều kiện để trao đổi… Ẩn Dung… Ẩn Dung… rốt cuộc bây giờ nó ở đâu? Không phải muội, không phải ta, vậy là ai???
Lý Ngọc Lâm như ngồi trên đống lửa, thấp thỏm không yên. Cả hai vị phu nhân rõ ràng đang vô cùng bức xúc. Ai chẳng biết Lê Hoàn chỉ có hai thê tử, không phải loại trăng hoa mà còn là người chồng vô cùng trách nhiệm. Đột nhiên nảy sinh chuyện này không khỏi khiến họ ghen tức và sầu lo.
Tôi cúi đầu rụt cổ, len lén dùng tay áo che chở cho cái hộp gấm. Trong lòng vô cùng oán hận tên thị vệ chết bầm đêm hôm đó. Chuyện này mà không giải quyết êm đẹp thì có khả năng cuộc sống về sau của tôi ở chốn cung đình chẳng còn sóng yên biển lặng.
Cứ như thế, Lý Ngọc Lâm liên tục lẩm bẩm “là ai?”, Đỗ Nghi Lan nhíu mày khó hiểu, Vân Nga thì lắc đầu tiếc nuối… cả ba người đều không hay biết, Ẩn Dung thực sự ở ngay trước mặt họ, bí mật trú ẩn trong cái hộp gấm rất đổi bình thường nhưng vẫn phát ra ánh sáng bạc lấp lánh kì bí…
Mà người sở hữu nó, chính là vị Dương quyến nữ không danh không phận, thậm chí cũng không biết vì cớ gì mà món của quý này lọt vào tầm tay…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook