Kỳ Sử Dương Hậu
-
Quyển 1 - Chương 11
Được sống trong kinh thành Hoa Lư, tôi dành phần lớn thì giờ để tham quan, nghiên cứu cung điện. Hoa Lư lớn hơn tưởng tượng của tôi rất nhiều. Ngoài Thành Đông và Thành Tây còn có Thành Nam.
Đông thành là nơi bàn bạc chính sự, có Tàng thư tháp, Viện cơ mật, Hội đàm lâu, các điện Minh Tiêu, Chính Nghiêm đều là nơi làm việc của các quan văn.
Nơi tôi ở có tất cả 9 cung điện đều nằm trong Tây thành, có thể coi là Hậu cung. Lớn nhất và uy nghiêm nhất chính là điện Thiên Long, nơi ở của Đinh Tiên Hoàng. Chỗ này bố trí cấm quân bảo vệ rất nghiêm ngặt, dù là Hoàng hậu hay cận thần cũng không dễ vào. Phía sau Thiên Long điện là nơi ở của 5 vị hoàng hậu: điện Vân Sàng, Nguyệt Yên, Cúc Băng, Phụng Liên, Tỏa Liên.
Cũng hoành tráng không kém là điện Tiểu Long của Nam Việt Vương Đinh Liễn và điện Kim Châu vốn là của hai công chúa Phất Kim và Minh Châu.
Có lệnh bài Trinh Minh Cung hậu của tỉ tỉ trong tay, tôi có thể dễ dàng qua cổng và không bao giờ bị lính gác làm khó. Nghe nói mỗi bà hoàng hậu chỉ có một cái lệnh bài như thế, xem ra rất quý. Tỉ tỉ lại tin tưởng giao cho tôi, không khéo tôi sẽ thành một tiểu muội chiều quá đâm hư mất! Sau khi đã thuộc hết đường đi nước bước ở thành Đông và thành Tây tôi lại tò mò muốn ngó nghiêng Nam Thành, nơi còn gọi là thành Tràng An
Nhưng Nam Thành không phải nơi dễ vào dù là cầm lệnh bài trên tay. Đó là một pháo đài kiên cố, là phòng tuyến bảo vệ mặt sau kinh đô Hoa Lư. Nơi này xây dựng trên vùng núi cao hiểm trở nhất, có nhiều hào sâu, các bẫy mai phục. Người sống trong thành 9/10 là đàn ông. Đây chính xác là một doanh trại phía sau hoàng cung, nơi luyện binh, rèn đúc vũ khí, đóng tàu chiến.
Tôi chưa tìm được cơ hội vào tham quan nhưng nghe người ta nói ở đó không có gì thú vị. Kiến trúc sơ sài, chỉ xây đơn giản rập khuôn. Có sân đá rộng mênh mông làm nơi duyệt bộ binh, tập võ nghệ. Có sông Sào Khê [1] dài rộng chảy qua, là nơi duyệt thủy binh, đóng tàu bè, có chuồng ngựa nuôi nhốt hàng nghìn con chiến mã. Càng kể tôi càng thấy rộn ràng, muốn nhìn thử một cái, biết đâu sẽ tận mắt nhìn thấy khung cảnh như trong phim Đại Chiến Xích Bích. Sông núi ở Tràng An qua ngòi bút thi nhân đã biến hóa thế này:
“Tiên triều đã đặt thế uy
Thành xây thiên tạo lũy quy địa phù
Hang thăm thẳm động âm u
Hồ đi du đãng vượn đu vách rừng”
Tôi còn nhớ, về sau cụ Nguyễn Du đã tặng thành Tràng An đôi câu thơ:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Nếu nói người có quyền tối cao ở thành Đông và thành Tây là Đinh Tiên Hoàng thì người chỉ huy cao nhất của thành Tràng An là Lê Hoàn rồi. Từ sau ngày đầu vào cung tôi chưa gặp lại ông ta (anh ta) lần nào nhưng lại gặp Nam Việt Vương không dưới 5 lần. Xem bộ dạng con người này giống công tử lông bông nhưng thật ra rất nghiêm túc với chuyện chính sự. Tôi thường thấy Nam Việt Vương đi vào Viện cơ mật, theo sau là một đám triều thần vẻ khúm núm, tay bưng bê nào là giấy bút nào là bản đồ.
Tỉ tỉ thường nói với tôi, Đinh Liễn là con người có tinh thần thép, bản lĩnh khôn ngoan. Là con trai trưởng, Đinh Liễn đã theo cha là Đinh Bộ Lĩnh chinh chiến từ bé. Năm hai vua Ngô (anh em Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn) còn tại vị, Đinh Bộ Lĩnh đã sai Đinh Liễn đến Cổ Loa làm con tin để tỏ rõ lòng trung thành với triều Ngô. Khi đó Đinh Liễn mới 19 tuổi.
Tuy nhiên, hai vua Ngô vẫn đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh. Bao vây tấn công Hoa Lư mãi không được, họ sai bắt trói và treo Đinh Liễn lên cột cao ở ngoài thành, buộc Đinh Bộ Lĩnh quy hàng, nếu không sẽ giết. Đinh Bộ Lĩnh theo lời khuyên của chư tướng, lên mặt thành quát bảo: “Đại trượng phu phải biết lập công danh cho được, há lại bắt chước đàn bà mà thương tiếc con sao?”
Nói xong, ông sai mười tay thiện xạ nhắm vào Đinh Liễn chực bắn. Hai vua Ngô thấy vậy bèn cho hạ người xuống, tiếp tục vây đánh Hoa Lư. Trong suốt quá trình, Đinh Liễn không than oán một tiếng. Lúc được cứu về, anh chỉ quỳ lạy và nói gọn: “Hài nhi luôn tin tưởng vào phụ thân. Nếu có phải chết thì cũng là vì đại nghiệp, có gì đáng lưu luyến?”
Nghe xong mẩu truyện này, tôi thấy thật bất ngờ. Hóa ra cái vẻ hoa hoa công tử không phải bản chất của Nam Việt Vương. Một người con trai như thế, chắc là Đinh Tiên Hoàng thấy rất tự hào, theo lý mà nói, anh xứng đáng được phong Thái tử.
Sẵn nói đến Nam Việt Vương, lại liên quan không ít tới Lê Hoàn. Theo như tỉ tỉ nói thì Lê Hoàn là người huyện Thanh Liêm [2], xuất thân trong gia đình nghèo “cha đỡ đó, mẹ xó chùa”[3], khi phụ mẫu qua đời, anh được một viên quan nhỏ cùng họ Lê ở châu Ái nhận nuôi. Lê Hoàn ham học hỏi, tinh thông võ nghệ, có tài điều binh khiển tướng. Lớn lên vì khâm phục bản lĩnh của Đinh Liễn mà kết làm huynh đệ, từ đó đi theo Nam Việt Vương. Đinh Bộ Lĩnh thấy người có tài, giao cho Lê Hoàn chỉ huy 2000 binh. Trong suốt cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn luôn thể hiện trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng, trầm ổn nên cả Đinh Liễn và Đinh Bộ Lĩnh đều rất xem trọng. Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi lại tiếp tục phong Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân) rồi Điện tiền chỉ huy sử. Giữ chức vụ cao như thế ở tuổi 27 thì thực hiếm có. Vì điều này, không ít triều thần tỏ thái độ nghi ngờ về mắt nhìn người của hoàng đế.
Xem ra chỉ còn có thể để thời gian chứng minh, Lê Hoàn không phải con người đơn giản bình thường.
[1] Sào Khê: đoạn nhánh nối sông Hoàng Long và sông Vân thuộc huyện Hoa Lư, Ninh Bình
[2] Hà Nam ngày nay.
[3] “cha đỡ đó, mẹ xó chùa”xó chùa”: Cha đỡ đó, ý chỉ công việc mò cua bắt óc, ko có ruộng và đất tư hữu, chỉ có thể dựa vào nguồn lợi eo hẹp mỗi ngày để sinh sống. Mẹ xó chùa ý nói ko những ko có cơm ăn mà còn ko có nơi ở, phải nương tựa chùa chiền, sống nhờ sự bố thí.
Đông thành là nơi bàn bạc chính sự, có Tàng thư tháp, Viện cơ mật, Hội đàm lâu, các điện Minh Tiêu, Chính Nghiêm đều là nơi làm việc của các quan văn.
Nơi tôi ở có tất cả 9 cung điện đều nằm trong Tây thành, có thể coi là Hậu cung. Lớn nhất và uy nghiêm nhất chính là điện Thiên Long, nơi ở của Đinh Tiên Hoàng. Chỗ này bố trí cấm quân bảo vệ rất nghiêm ngặt, dù là Hoàng hậu hay cận thần cũng không dễ vào. Phía sau Thiên Long điện là nơi ở của 5 vị hoàng hậu: điện Vân Sàng, Nguyệt Yên, Cúc Băng, Phụng Liên, Tỏa Liên.
Cũng hoành tráng không kém là điện Tiểu Long của Nam Việt Vương Đinh Liễn và điện Kim Châu vốn là của hai công chúa Phất Kim và Minh Châu.
Có lệnh bài Trinh Minh Cung hậu của tỉ tỉ trong tay, tôi có thể dễ dàng qua cổng và không bao giờ bị lính gác làm khó. Nghe nói mỗi bà hoàng hậu chỉ có một cái lệnh bài như thế, xem ra rất quý. Tỉ tỉ lại tin tưởng giao cho tôi, không khéo tôi sẽ thành một tiểu muội chiều quá đâm hư mất! Sau khi đã thuộc hết đường đi nước bước ở thành Đông và thành Tây tôi lại tò mò muốn ngó nghiêng Nam Thành, nơi còn gọi là thành Tràng An
Nhưng Nam Thành không phải nơi dễ vào dù là cầm lệnh bài trên tay. Đó là một pháo đài kiên cố, là phòng tuyến bảo vệ mặt sau kinh đô Hoa Lư. Nơi này xây dựng trên vùng núi cao hiểm trở nhất, có nhiều hào sâu, các bẫy mai phục. Người sống trong thành 9/10 là đàn ông. Đây chính xác là một doanh trại phía sau hoàng cung, nơi luyện binh, rèn đúc vũ khí, đóng tàu chiến.
Tôi chưa tìm được cơ hội vào tham quan nhưng nghe người ta nói ở đó không có gì thú vị. Kiến trúc sơ sài, chỉ xây đơn giản rập khuôn. Có sân đá rộng mênh mông làm nơi duyệt bộ binh, tập võ nghệ. Có sông Sào Khê [1] dài rộng chảy qua, là nơi duyệt thủy binh, đóng tàu bè, có chuồng ngựa nuôi nhốt hàng nghìn con chiến mã. Càng kể tôi càng thấy rộn ràng, muốn nhìn thử một cái, biết đâu sẽ tận mắt nhìn thấy khung cảnh như trong phim Đại Chiến Xích Bích. Sông núi ở Tràng An qua ngòi bút thi nhân đã biến hóa thế này:
“Tiên triều đã đặt thế uy
Thành xây thiên tạo lũy quy địa phù
Hang thăm thẳm động âm u
Hồ đi du đãng vượn đu vách rừng”
Tôi còn nhớ, về sau cụ Nguyễn Du đã tặng thành Tràng An đôi câu thơ:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Nếu nói người có quyền tối cao ở thành Đông và thành Tây là Đinh Tiên Hoàng thì người chỉ huy cao nhất của thành Tràng An là Lê Hoàn rồi. Từ sau ngày đầu vào cung tôi chưa gặp lại ông ta (anh ta) lần nào nhưng lại gặp Nam Việt Vương không dưới 5 lần. Xem bộ dạng con người này giống công tử lông bông nhưng thật ra rất nghiêm túc với chuyện chính sự. Tôi thường thấy Nam Việt Vương đi vào Viện cơ mật, theo sau là một đám triều thần vẻ khúm núm, tay bưng bê nào là giấy bút nào là bản đồ.
Tỉ tỉ thường nói với tôi, Đinh Liễn là con người có tinh thần thép, bản lĩnh khôn ngoan. Là con trai trưởng, Đinh Liễn đã theo cha là Đinh Bộ Lĩnh chinh chiến từ bé. Năm hai vua Ngô (anh em Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn) còn tại vị, Đinh Bộ Lĩnh đã sai Đinh Liễn đến Cổ Loa làm con tin để tỏ rõ lòng trung thành với triều Ngô. Khi đó Đinh Liễn mới 19 tuổi.
Tuy nhiên, hai vua Ngô vẫn đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh. Bao vây tấn công Hoa Lư mãi không được, họ sai bắt trói và treo Đinh Liễn lên cột cao ở ngoài thành, buộc Đinh Bộ Lĩnh quy hàng, nếu không sẽ giết. Đinh Bộ Lĩnh theo lời khuyên của chư tướng, lên mặt thành quát bảo: “Đại trượng phu phải biết lập công danh cho được, há lại bắt chước đàn bà mà thương tiếc con sao?”
Nói xong, ông sai mười tay thiện xạ nhắm vào Đinh Liễn chực bắn. Hai vua Ngô thấy vậy bèn cho hạ người xuống, tiếp tục vây đánh Hoa Lư. Trong suốt quá trình, Đinh Liễn không than oán một tiếng. Lúc được cứu về, anh chỉ quỳ lạy và nói gọn: “Hài nhi luôn tin tưởng vào phụ thân. Nếu có phải chết thì cũng là vì đại nghiệp, có gì đáng lưu luyến?”
Nghe xong mẩu truyện này, tôi thấy thật bất ngờ. Hóa ra cái vẻ hoa hoa công tử không phải bản chất của Nam Việt Vương. Một người con trai như thế, chắc là Đinh Tiên Hoàng thấy rất tự hào, theo lý mà nói, anh xứng đáng được phong Thái tử.
Sẵn nói đến Nam Việt Vương, lại liên quan không ít tới Lê Hoàn. Theo như tỉ tỉ nói thì Lê Hoàn là người huyện Thanh Liêm [2], xuất thân trong gia đình nghèo “cha đỡ đó, mẹ xó chùa”[3], khi phụ mẫu qua đời, anh được một viên quan nhỏ cùng họ Lê ở châu Ái nhận nuôi. Lê Hoàn ham học hỏi, tinh thông võ nghệ, có tài điều binh khiển tướng. Lớn lên vì khâm phục bản lĩnh của Đinh Liễn mà kết làm huynh đệ, từ đó đi theo Nam Việt Vương. Đinh Bộ Lĩnh thấy người có tài, giao cho Lê Hoàn chỉ huy 2000 binh. Trong suốt cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn luôn thể hiện trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng, trầm ổn nên cả Đinh Liễn và Đinh Bộ Lĩnh đều rất xem trọng. Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi lại tiếp tục phong Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân) rồi Điện tiền chỉ huy sử. Giữ chức vụ cao như thế ở tuổi 27 thì thực hiếm có. Vì điều này, không ít triều thần tỏ thái độ nghi ngờ về mắt nhìn người của hoàng đế.
Xem ra chỉ còn có thể để thời gian chứng minh, Lê Hoàn không phải con người đơn giản bình thường.
[1] Sào Khê: đoạn nhánh nối sông Hoàng Long và sông Vân thuộc huyện Hoa Lư, Ninh Bình
[2] Hà Nam ngày nay.
[3] “cha đỡ đó, mẹ xó chùa”xó chùa”: Cha đỡ đó, ý chỉ công việc mò cua bắt óc, ko có ruộng và đất tư hữu, chỉ có thể dựa vào nguồn lợi eo hẹp mỗi ngày để sinh sống. Mẹ xó chùa ý nói ko những ko có cơm ăn mà còn ko có nơi ở, phải nương tựa chùa chiền, sống nhờ sự bố thí.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook