Ký Linh
-
Chương 80: Ngoại truyện
Gần đây Uyên Hoa thượng tiên Chử Chi Minh gặp phải một chuyện phiền lòng.
Trước chuyện này, chàng suýt thì đã quên trên đời này còn có hai chữ “sầu muộn”. Sầu muộn nghĩa là nỗi ưu phiền không hóa giải được nhưng cũng không nguy hiểm đến tính mạng, giống như làn khói vấn vít lượn lờ quanh gan ruột, đánh chẳng được, xua chẳng đi.
Tên của nỗi sầu muộn này là: Thiên Đế tìm ta đánh cờ.
Nói ra thì nỗi sầu này là do chính chàng tự rước lấy.
Cách đây chục hôm, chàng đang trông coi Vong Uyên như mọi ngày thì bỗng cảm thấy gió ven sông bỗng ngừng, cỏ cây bỗng lặng, ngẩng đầu lên thì thấy chẳng biết Thiên Đế đã đến đây tự lúc nào đang đứng chắp tay sau lưng bên bờ sông, lặng lẽ nhìn chăm chú xuống dòng Vong Uyên.
Từ ngày Trường Nhạc cứu được Ký Linh ra, Vong Uyên vắng vẻ trở lại đã được gần một năm. Một năm qua, Chử Chi Minh không hề bắt gặp Thiên Đế đến nơi này lần nào nên trong lòng chàng thấy rất ngạc nhiên, tại sao đã lâu vậy rồi, nay tự nhiên Thiên Đế lại nổi hứng tới bờ Vong Uyên trầm tư suy ngẫm.
Cho đến khi chàng đến bái kiến thì mới biết được nguyên do.
Thiên Đế cho chàng được miễn lễ, chàng tình cờ đọc được cảm xúc không kịp che giấu qua đôi mắt của đối phương.
Như là xúc động bùi ngùi có xen lẫn một chút gì đó hình như là buồn bã.
Chử Chi Minh bỗng nghĩ tới chuyện hôm kia Thiếu Hạo đã thành thân.
Với Cửu Thiên Tiên Giới, đây là việc vui nhưng với Thiên Đế, ngày thành thân của con trai cũng là lúc ông không còn người con này nữa. Tuy Thiếu Hạo vẫn là tán tiên, dù không được lên Cửu Thiên thì người ở Cửu Thiên vẫn có thể xuống Đông Hải gặp, nhưng người khác thì đi được, Thiên Đế lại chẳng thế đi, nếu không thì thiên chỉ chẳng hóa là trò đùa, làm sao còn lập uy với mọi người được nữa.
Trong ấn tượng của Chử Chi Minh, Thiên Đế vẫn luôn luôn uy nghiêm, trầm tĩnh, hiếm khi nào thấy ông tỏ ra như thế này. Chỉ có hai lần, một lần là ngày ấy bên bờ Vong Uyên tiễn Trịnh Bác Lão, một lần chính là bây giờ.
Khắp Cửu Thiên Tiên Giới ai ai cũng biết, trong đông đảo các thượng tiên, vị được Thiên Đế tín nhiệm nhất chính là Trịnh Bác Lão.
Khắp Cửu Thiên Tiên Giới ai ai cũng biết, trong đông đảo các con trai con gái, người con được Thiên Đế xem trọng nhất chính là Thiếu Hạo.
Người ấy mà, rất sợ đặt mình vào vị trí của người khác rồi nghĩ quá nhiều, hễ đã nghĩ quá nhiều thì rất dễ liền sinh ra nhiều cảm xúc dư thừa. Chẳng hạn như, lúc ấy Chử Chi Minh đáng lý ra nên lui về chỗ của mình để cho Thiên Đế một mình lẳng lặng suy tưởng bên bờ sông, nhưng ma xui quỷ khiến, chàng lại mở miệng, làm chuyện mà chàng… kém nhất: động viên người khác.
Chàng vụng về đường ăn nói nên chẳng dám nói dông nói dài, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Người khác có thể nặng tình nặng nghĩa nhưng Thiên Đế thì còn phải lo cho Cửu Thiên.”
Một câu không đầu không đuôi, thậm chí có phần đột ngột. Nói xong, chính Chử Chi Minh cũng thấy hối hận.
Nhưng Thiên Đế lại hiểu, mặc dù khó tránh khỏi kinh ngạc nhưng dần dần ông cũng tỏ ra thoải mái và yên lòng.
Chử Chi Minh bỗng có cảm giác, có lẽ dù nói gì cũng không quan trọng, quan trọng là vào thời khắc này bên bờ Vong Uyên, Thiên Đế cần một người tới đứng về phía ông, cho ông biết mình không phải kẻ cô độc, vậy là đủ.
Chử Chi Minh cho rằng bản thân đã tẫn trách bèn sửa soạn cáo lui, chẳng ngờ Thiên Đế lại lên tiếng: “Tài đánh cờ của ngươi thế nào?”
Chử Chi Minh là một con người thành thật nên sau khi tự xét một hồi, chàng thành khẩn đáp: “Cũng được.”
Thiên Đế có vẻ rất mừng: “Có muốn luận cờ với ta không?”
Chử Chi Minh nghĩ thầm đã động viên rồi thì giúp thêm một ván cờ cũng không sao, vậy nên chàng đáp: “Hân hạnh.”
Thế là sai một li, đi một dặm.
Chơi cờ vui ở chỗ so tài so trí, đôi bên ngang sức ngang tài, nếu chơi nửa ván đã nhìn thấy trước thắng thua thì đúng là quá… chán. Nhất là khi thực lực hai bên chênh lệch quá rõ thì chơi lại càng thêm buồn ngủ.
Rất không may, Chử Chi Minh lại gặp phải tình huống này.
Quá trình cụ thể, chàng không muốn nhớ lại nữa, tóm lại thì “một ván cờ” ban đầu chàng tưởng đã biến thành “chục ván”, “mấy chục ván”, hễ đêm khuya vắng người, Vong Uyên không có chuyện gì, Thiên Đế cũng rảnh rỗi là chàng lại bị gọi tới phòng chơi cờ của Cửu Thiên Bảo Điện.
Nhiều lần trong lúc chơi cờ, chàng thực sự không thể chịu được vị Cửu Thiên chí tôn này cứ đi sai cờ ngay nước đi quan trọng, với lại cũng muốn tăng độ khó của cuộc cờ thêm đôi phần thú vị nên mới uyển chuyển gợi ý: “Hay Thiên Đế cân nhắc đặt lại chỗ khác xem sao?”
Không ngờ đối phương lại quả quyết từ chối, hùng hồn đáp: “Thua thì thua, đi rồi quyết không đi lại.”
Có chí vậy là tốt nhưng tài không có lại còn ngoan cố thì đúng là vô vọng.
Thế nhưng chàng lại chẳng tiện tâm sự chuyện này với ai.
“Ôi chao…” Chử Chi Minh buồn khổ thở dài nhìn dòng Vong Uyên sâu thẳm.
“Ôi chao…” Cũng là một tiếng thở dài nhưng là từ phía Tư Phàm Kiều.
Chử Chi Minh ngạc nhiên trông qua đó, đứng hỏi chuyện từ xa: “Sao vậy…?”
Bên hai bờ sông tiên, một Trần Thủy, một Vong Uyên, chỉ có hai người họ, có thể hỏi thoải mái.
Nam Ngọc thở dài thườn thượt thêm lượt nữa rồi mới đáp gọn lỏn một chữ: “Phiền.”
Chử Chi Minh nhíu mày, biết là Nam Ngọc “phiền lòng” nhưng chẳng biết vì sao mà phiền, chàng đang định hỏi thì Nam Ngọc đã hỏi trước: “Huynh thấy nếu Thiếu Hạo không phải con trai của Thiên Đế thì có thể chỉ bị cách chức xuống làm tán tiên thôi không?”
Chử Chi Minh nghiêm túc suy nghĩ, mặc dù nói ra thì bất kính nhưng chàng vẫn nói thật: “Theo luật Cửu Thiên, trước nhốt vào lồng băng, tước tiên cách, sau đó biếm trích đầu thai.”
Nam Ngọc nhìn chàng hồi lâu rồi bỗng hỏi: “Huynh thấy nếu tôi nhờ Ký Linh đứng ra nói đỡ thì liệu Thiên Đế có phá lệ cũng cho tôi làm một tán tiên không được trở về Cửu Thiên không nhỉ?”
Chử Chi Minh giật mình tròn mắt ngạc nhiên. Huynh ấy không phải thực sự bàn luận với chàng chuyện của Thiếu Hạo mà là của huynh ấy…
“Huynh cho tôi vài lời khuyên hữu ích trước rồi hẵng trợn mắt nhìn tôi được không?” Nam Ngọc gãi đầu như lúng túng vì bị người ta nhìn chằm chằm.
Trong lòng Chử Chi Minh có rất nhiều suy nghĩ nhưng không biết nên nói gì. Hỏi han? Động viên? Ngăn cản? Cổ vũ? cái nào chàng cũng từng nghĩ đến nhưng đều thấy không ổn, quả thực chuyện động lòng này, cảm thụ thế nào, lựa chọn ra sao, không phải chuyện người ngoài cuộc nên xen vào.
“Gọi thêm cả Trường Nhạc tiên nữa.” Sau một hồi nghĩ ngợi, Chử Chi Minh đề nghị, “Nếu không thuyết phục được bằng lẽ phải thì huynh ấy còn có thể dùng ngụy biện.”
Nam Ngọc cười. Chỉ mất một năm, Đàm Vân Sơn đã làm toàn bộ chúng tiên của Cửu Thiên đều công nhận mình “túc trí đa mưu”.
Chử Chi Minh nhìn bạn mình, hỏi câu cuối cùng: “Quyết định thật rồi à?”
Nam Ngọc mỉm cười với chàng, nỗi ưu phiền trên gương mặt bỗng tan biến, dường như vừa rồi chỉ nói dăm ba câu mà chàng đã cởi bỏ được khúc mắc, hoặc cũng có thể là vốn đã quyết định như vậy, chẳng qua cần tìm ai đó để nói ra, nhận một lời động viên: “Vị Trần Hoa thượng tiên tiếp theo ắt sẽ hợp với huynh lắm, tôi có dự cảm là vậy.”
Chử Chi Minh lườm chàng một cái, chẳng mấy khi mới thấy châm chọc lại một câu: “Chỉ cần đừng để tôi một thượng tiên trông hai con sông tiên, thế là ổn lắm rồi.”
Nam Ngọc cười phá lên.
Chử Chi Minh cũng tươi tỉnh mặt mày.
“Phải rồi,” Nam Ngọc bỗng nghĩ ra, “vừa rồi huynh thở dài chuyện gì vậy?”
Chử Chi Minh không nói nên lời.
Chút phiền lòng này của chàng so với chuyện của Nam Ngọc thì chẳng đáng gì.
Thế nhưng Nam Ngọc không hỏi cho rõ thì nhất quyết không chịu thôi: “Rốt cuộc là làm sao, nói ra tôi cũng có thể cho huynh chút lời khuyên.”
Chử Chi Minh chơi cờ với Thiên Đế hầu hết là vào lúc nửa đêm vắng người nên có rất ít người biết, dạo này Nam Ngọc lại hay chạy xuống trần nên lại càng chẳng nghe phong thanh gì.
Chử Chi Minh không tránh được, nghĩ nghĩ rồi đành úp úp mở mở hỏi: “Nếu có người thường xuyên tới luận bàn võ nghệ, phép tiên với huynh nhưng thân thủ lại khá tệ nên huynh chẳng muốn so tài với y chút nào thì nên từ chối làm sao?”
Nam Ngọc đáp không chút chần chừ: “Nói thẳng cho y biết về luyện tập cho giỏi đi rồi hẵng quay lại!”
Chử Chi Minh ôm đầu: “Có cách nào uyển chuyển hơn không?”
Nam Ngọc cau mày: “Chuyện này còn phải uyển chuyển làm gì chứ… Y không giỏi phép thuật võ nghệ mà ngày nào cũng đòi luận bàn với huynh thì đó là làm phiền huynh, huynh chưa từng nghe người ta nói sao, chơi cờ với kẻ dại thì càng chơi càng dại!”
Chử Chi Minh: “…”
Có đám mây bay tới dừng trên đỉnh đầu Uyên Hoa thượng tiên chắn mất ánh sáng tươi đẹp, làm bóng dáng chàng càng thêm u sầu.
Nỗi buồn man mác theo dòng tiên thủy chảy về đông.
Trước chuyện này, chàng suýt thì đã quên trên đời này còn có hai chữ “sầu muộn”. Sầu muộn nghĩa là nỗi ưu phiền không hóa giải được nhưng cũng không nguy hiểm đến tính mạng, giống như làn khói vấn vít lượn lờ quanh gan ruột, đánh chẳng được, xua chẳng đi.
Tên của nỗi sầu muộn này là: Thiên Đế tìm ta đánh cờ.
Nói ra thì nỗi sầu này là do chính chàng tự rước lấy.
Cách đây chục hôm, chàng đang trông coi Vong Uyên như mọi ngày thì bỗng cảm thấy gió ven sông bỗng ngừng, cỏ cây bỗng lặng, ngẩng đầu lên thì thấy chẳng biết Thiên Đế đã đến đây tự lúc nào đang đứng chắp tay sau lưng bên bờ sông, lặng lẽ nhìn chăm chú xuống dòng Vong Uyên.
Từ ngày Trường Nhạc cứu được Ký Linh ra, Vong Uyên vắng vẻ trở lại đã được gần một năm. Một năm qua, Chử Chi Minh không hề bắt gặp Thiên Đế đến nơi này lần nào nên trong lòng chàng thấy rất ngạc nhiên, tại sao đã lâu vậy rồi, nay tự nhiên Thiên Đế lại nổi hứng tới bờ Vong Uyên trầm tư suy ngẫm.
Cho đến khi chàng đến bái kiến thì mới biết được nguyên do.
Thiên Đế cho chàng được miễn lễ, chàng tình cờ đọc được cảm xúc không kịp che giấu qua đôi mắt của đối phương.
Như là xúc động bùi ngùi có xen lẫn một chút gì đó hình như là buồn bã.
Chử Chi Minh bỗng nghĩ tới chuyện hôm kia Thiếu Hạo đã thành thân.
Với Cửu Thiên Tiên Giới, đây là việc vui nhưng với Thiên Đế, ngày thành thân của con trai cũng là lúc ông không còn người con này nữa. Tuy Thiếu Hạo vẫn là tán tiên, dù không được lên Cửu Thiên thì người ở Cửu Thiên vẫn có thể xuống Đông Hải gặp, nhưng người khác thì đi được, Thiên Đế lại chẳng thế đi, nếu không thì thiên chỉ chẳng hóa là trò đùa, làm sao còn lập uy với mọi người được nữa.
Trong ấn tượng của Chử Chi Minh, Thiên Đế vẫn luôn luôn uy nghiêm, trầm tĩnh, hiếm khi nào thấy ông tỏ ra như thế này. Chỉ có hai lần, một lần là ngày ấy bên bờ Vong Uyên tiễn Trịnh Bác Lão, một lần chính là bây giờ.
Khắp Cửu Thiên Tiên Giới ai ai cũng biết, trong đông đảo các thượng tiên, vị được Thiên Đế tín nhiệm nhất chính là Trịnh Bác Lão.
Khắp Cửu Thiên Tiên Giới ai ai cũng biết, trong đông đảo các con trai con gái, người con được Thiên Đế xem trọng nhất chính là Thiếu Hạo.
Người ấy mà, rất sợ đặt mình vào vị trí của người khác rồi nghĩ quá nhiều, hễ đã nghĩ quá nhiều thì rất dễ liền sinh ra nhiều cảm xúc dư thừa. Chẳng hạn như, lúc ấy Chử Chi Minh đáng lý ra nên lui về chỗ của mình để cho Thiên Đế một mình lẳng lặng suy tưởng bên bờ sông, nhưng ma xui quỷ khiến, chàng lại mở miệng, làm chuyện mà chàng… kém nhất: động viên người khác.
Chàng vụng về đường ăn nói nên chẳng dám nói dông nói dài, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Người khác có thể nặng tình nặng nghĩa nhưng Thiên Đế thì còn phải lo cho Cửu Thiên.”
Một câu không đầu không đuôi, thậm chí có phần đột ngột. Nói xong, chính Chử Chi Minh cũng thấy hối hận.
Nhưng Thiên Đế lại hiểu, mặc dù khó tránh khỏi kinh ngạc nhưng dần dần ông cũng tỏ ra thoải mái và yên lòng.
Chử Chi Minh bỗng có cảm giác, có lẽ dù nói gì cũng không quan trọng, quan trọng là vào thời khắc này bên bờ Vong Uyên, Thiên Đế cần một người tới đứng về phía ông, cho ông biết mình không phải kẻ cô độc, vậy là đủ.
Chử Chi Minh cho rằng bản thân đã tẫn trách bèn sửa soạn cáo lui, chẳng ngờ Thiên Đế lại lên tiếng: “Tài đánh cờ của ngươi thế nào?”
Chử Chi Minh là một con người thành thật nên sau khi tự xét một hồi, chàng thành khẩn đáp: “Cũng được.”
Thiên Đế có vẻ rất mừng: “Có muốn luận cờ với ta không?”
Chử Chi Minh nghĩ thầm đã động viên rồi thì giúp thêm một ván cờ cũng không sao, vậy nên chàng đáp: “Hân hạnh.”
Thế là sai một li, đi một dặm.
Chơi cờ vui ở chỗ so tài so trí, đôi bên ngang sức ngang tài, nếu chơi nửa ván đã nhìn thấy trước thắng thua thì đúng là quá… chán. Nhất là khi thực lực hai bên chênh lệch quá rõ thì chơi lại càng thêm buồn ngủ.
Rất không may, Chử Chi Minh lại gặp phải tình huống này.
Quá trình cụ thể, chàng không muốn nhớ lại nữa, tóm lại thì “một ván cờ” ban đầu chàng tưởng đã biến thành “chục ván”, “mấy chục ván”, hễ đêm khuya vắng người, Vong Uyên không có chuyện gì, Thiên Đế cũng rảnh rỗi là chàng lại bị gọi tới phòng chơi cờ của Cửu Thiên Bảo Điện.
Nhiều lần trong lúc chơi cờ, chàng thực sự không thể chịu được vị Cửu Thiên chí tôn này cứ đi sai cờ ngay nước đi quan trọng, với lại cũng muốn tăng độ khó của cuộc cờ thêm đôi phần thú vị nên mới uyển chuyển gợi ý: “Hay Thiên Đế cân nhắc đặt lại chỗ khác xem sao?”
Không ngờ đối phương lại quả quyết từ chối, hùng hồn đáp: “Thua thì thua, đi rồi quyết không đi lại.”
Có chí vậy là tốt nhưng tài không có lại còn ngoan cố thì đúng là vô vọng.
Thế nhưng chàng lại chẳng tiện tâm sự chuyện này với ai.
“Ôi chao…” Chử Chi Minh buồn khổ thở dài nhìn dòng Vong Uyên sâu thẳm.
“Ôi chao…” Cũng là một tiếng thở dài nhưng là từ phía Tư Phàm Kiều.
Chử Chi Minh ngạc nhiên trông qua đó, đứng hỏi chuyện từ xa: “Sao vậy…?”
Bên hai bờ sông tiên, một Trần Thủy, một Vong Uyên, chỉ có hai người họ, có thể hỏi thoải mái.
Nam Ngọc thở dài thườn thượt thêm lượt nữa rồi mới đáp gọn lỏn một chữ: “Phiền.”
Chử Chi Minh nhíu mày, biết là Nam Ngọc “phiền lòng” nhưng chẳng biết vì sao mà phiền, chàng đang định hỏi thì Nam Ngọc đã hỏi trước: “Huynh thấy nếu Thiếu Hạo không phải con trai của Thiên Đế thì có thể chỉ bị cách chức xuống làm tán tiên thôi không?”
Chử Chi Minh nghiêm túc suy nghĩ, mặc dù nói ra thì bất kính nhưng chàng vẫn nói thật: “Theo luật Cửu Thiên, trước nhốt vào lồng băng, tước tiên cách, sau đó biếm trích đầu thai.”
Nam Ngọc nhìn chàng hồi lâu rồi bỗng hỏi: “Huynh thấy nếu tôi nhờ Ký Linh đứng ra nói đỡ thì liệu Thiên Đế có phá lệ cũng cho tôi làm một tán tiên không được trở về Cửu Thiên không nhỉ?”
Chử Chi Minh giật mình tròn mắt ngạc nhiên. Huynh ấy không phải thực sự bàn luận với chàng chuyện của Thiếu Hạo mà là của huynh ấy…
“Huynh cho tôi vài lời khuyên hữu ích trước rồi hẵng trợn mắt nhìn tôi được không?” Nam Ngọc gãi đầu như lúng túng vì bị người ta nhìn chằm chằm.
Trong lòng Chử Chi Minh có rất nhiều suy nghĩ nhưng không biết nên nói gì. Hỏi han? Động viên? Ngăn cản? Cổ vũ? cái nào chàng cũng từng nghĩ đến nhưng đều thấy không ổn, quả thực chuyện động lòng này, cảm thụ thế nào, lựa chọn ra sao, không phải chuyện người ngoài cuộc nên xen vào.
“Gọi thêm cả Trường Nhạc tiên nữa.” Sau một hồi nghĩ ngợi, Chử Chi Minh đề nghị, “Nếu không thuyết phục được bằng lẽ phải thì huynh ấy còn có thể dùng ngụy biện.”
Nam Ngọc cười. Chỉ mất một năm, Đàm Vân Sơn đã làm toàn bộ chúng tiên của Cửu Thiên đều công nhận mình “túc trí đa mưu”.
Chử Chi Minh nhìn bạn mình, hỏi câu cuối cùng: “Quyết định thật rồi à?”
Nam Ngọc mỉm cười với chàng, nỗi ưu phiền trên gương mặt bỗng tan biến, dường như vừa rồi chỉ nói dăm ba câu mà chàng đã cởi bỏ được khúc mắc, hoặc cũng có thể là vốn đã quyết định như vậy, chẳng qua cần tìm ai đó để nói ra, nhận một lời động viên: “Vị Trần Hoa thượng tiên tiếp theo ắt sẽ hợp với huynh lắm, tôi có dự cảm là vậy.”
Chử Chi Minh lườm chàng một cái, chẳng mấy khi mới thấy châm chọc lại một câu: “Chỉ cần đừng để tôi một thượng tiên trông hai con sông tiên, thế là ổn lắm rồi.”
Nam Ngọc cười phá lên.
Chử Chi Minh cũng tươi tỉnh mặt mày.
“Phải rồi,” Nam Ngọc bỗng nghĩ ra, “vừa rồi huynh thở dài chuyện gì vậy?”
Chử Chi Minh không nói nên lời.
Chút phiền lòng này của chàng so với chuyện của Nam Ngọc thì chẳng đáng gì.
Thế nhưng Nam Ngọc không hỏi cho rõ thì nhất quyết không chịu thôi: “Rốt cuộc là làm sao, nói ra tôi cũng có thể cho huynh chút lời khuyên.”
Chử Chi Minh chơi cờ với Thiên Đế hầu hết là vào lúc nửa đêm vắng người nên có rất ít người biết, dạo này Nam Ngọc lại hay chạy xuống trần nên lại càng chẳng nghe phong thanh gì.
Chử Chi Minh không tránh được, nghĩ nghĩ rồi đành úp úp mở mở hỏi: “Nếu có người thường xuyên tới luận bàn võ nghệ, phép tiên với huynh nhưng thân thủ lại khá tệ nên huynh chẳng muốn so tài với y chút nào thì nên từ chối làm sao?”
Nam Ngọc đáp không chút chần chừ: “Nói thẳng cho y biết về luyện tập cho giỏi đi rồi hẵng quay lại!”
Chử Chi Minh ôm đầu: “Có cách nào uyển chuyển hơn không?”
Nam Ngọc cau mày: “Chuyện này còn phải uyển chuyển làm gì chứ… Y không giỏi phép thuật võ nghệ mà ngày nào cũng đòi luận bàn với huynh thì đó là làm phiền huynh, huynh chưa từng nghe người ta nói sao, chơi cờ với kẻ dại thì càng chơi càng dại!”
Chử Chi Minh: “…”
Có đám mây bay tới dừng trên đỉnh đầu Uyên Hoa thượng tiên chắn mất ánh sáng tươi đẹp, làm bóng dáng chàng càng thêm u sầu.
Nỗi buồn man mác theo dòng tiên thủy chảy về đông.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook