Kính Vị Tình Thương
-
1: Xem Kiều Nga Thành Nhi Lang
Mây trắng khoan thai lơ lửng, cỏ xanh mơn mởn, những ngọn gió thổi qua nhấc lên từng gợn sóng màu xanh ngọc bích.
Bầu trời dường như bị gột rửa sạch sẽ, mang một màu xanh lam khiến người ta cảm thấy thoải mái thanh tân.
Trong không khí tràn ngập hương vị đặc trưng ở thảo nguyên sau những cơn mưa, thấm vào lòng người.
Cuối trời là một dải lam lục hòa lẫn với nhau, nhu hòa mềm mại, nhẹ nhàng trong suốt.
Ở trong màu xanh bất tận ấy, mấp máy từng đoàn người trắng như bông.
Ba đến năm dũng sĩ thảo nguyên thô kệch cưỡi tuấn mã, vẫy roi dài trong tay, thét to lảnh lót mấy ký hiệu để xua đuổi đàn cừu.
Đột nhiên, một đội ngũ hùng hổ lao ra từ chỗ sâu thảo nguyên, tiếng vó ngựa nặng nề truyền đến từ phía xa.
Một vị dũng sĩ mặc da thú cưỡi ngựa dẫn đầu.
Hắn mang đai buộc trán lỏng lẻo ở một bên, râu quai nón, hai mắt trừng trừng nhìn yên ngựa, thân thể khuynh về phía trước, một tay lập tức kéo lấy dây cương, không ngừng vung lên roi ngựa, trong mắt lộ ra sự vui mừng và nôn nóng.
"Giá!" Con ngựa của nam tử dẫn đầu ngẩng đầu hí vang, lại lần nữa kéo lớn khoảng cách cùng đám người đen nghìn nghịt phía sau.
Lông bờm thật dài của tuấn mã cùng với mái tóc đen rối tung của nam tử cùng theo gió phất phới, một người một ngựa lộ ra sự cuồng dã, không bị trói buộc.
Trước mặt có một người chạy tới, cách mấy trượng đã tung người xuống ngựa, quỳ một gối xuống đất.
Nam tử ghìm lại dây cương, các dũng sĩ theo sau cũng dồn dập ngừng ở phía sau hắn, không một ai dám vượt lên nửa bước.
"Chuyện gì?" Giọng nói của nam tử như chuông đồng, trung khí mười phần.
"Báo Đại hãn [1], Khả đôn [2] sắp sinh rồi!"
[1] Đại hãn là tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc.
[2] Khả đôn là tước hiệu dùng trong ngôn ngữ,,, và để chỉ của các, tương đương hay.
Hắc mã giống như mũi tên rời khỏi dây cung, chỉ sau một tiếng "bá", nó xẹt qua người đang quỳ ở dưới đất, không ngừng lao về phía trước.
Ngày mà vu y suy đoán rõ ràng còn cách ba ngày, hắn mang theo nhân mã dùng tốc độ nhanh nhất dẹp yên các tiểu bộ phản loạn, ngày đêm trở về nhưng vẫn chậm trễ.
Nam tử một đường thông suốt, đến khi chạy tới bên ngoài lều lớn thì mới tung người nhảy xuống ngựa, một đám người thảo nguyên tụ tập ở bên ngoài trướng quỳ một gối xuống đất, tay phải nắm thành quyền để trong lòng: "Tham kiến Đại hãn."
Chỉ có sáu người chỉ khom người hành lễ, gọi một tiếng: "Đại hãn."
Tiếng la thống khổ từ trong lều truyền ra, trong mắt nam tử toát ra sự thương tiếc, cùng với bề ngoài của hắn cực kỳ không hợp.
Hắn muốn đi vào lều lớn nhưng lại bị vu y ngăn cản: "Đại hãn, phu nhân đang sinh, ngài không thể đi vào."
Mắt hổ của nam tử co rút lại.
Chỉ trong giây lát, ánh mắt hắn sắc bén như lưỡi kiếm.
Vu y run lập cập lui sang một bên, nam tử hừ lạnh một tiếng, bước vào lều lớn.
Một tiếng khóc nỉ non lảnh lót truyền đến, nam tử nhanh chóng vọt tới mép giường: "Muội tử, ngươi thế nào rồi?"
Nữ tử nhìn thấy người tới thì nỗ lực cong khóe miệng, mái tóc mây đen nhánh của nàng bị mồ hôi thấm đẫm dán ở trên mặt.
Sắc mặt nàng cũng cực kỳ tái nhợt, thế nhưng con ngươi vẫn thanh triệt, dù thấp thoáng suy yếu cũng không thể che giấu được linh khí, nữ tử thấp giọng gọi một tiếng: "Đại hãn." Chỉ hai chữ liền lộ ra vẻ mềm nhẹ không thuộc về thảo nguyên.
Thân hình của nam tử thật cao lớn, hắn dứt khoát quỳ một gối ở mép giường, nâng khuôn mặt của nữ tử lên, vụng về vì nàng lau đi mồ hôi trên mặt.
Ngón tay thô ráp cùng làn da tinh tế tạo nên một sự tương phản rõ rệt: "Ta về trễ."
"Đại hãn, là nhi tử hay là nữ nhi?"
Nam tử chỉ nhàn nhạt nhìn lướt qua, lập tức trả lời: "Là nhi tử, là nhi tử đầu tiên của chúng ta."
Nữ tử nở nụ cười tựa như trút được gánh nặng, suy yếu nhắm hai mắt lại.
Ban đầu, nam tử rất sợ hãi, sau khi thăm dò hơi thở của nàng thì mới yên lòng, lại nhẹ nhàng vì nàng đắp lên cái thảm da thú.
Bà đỡ vừa run bần bật vừa tắm cho đứa nhỏ, thầm nghĩ: Rõ ràng là nữ hài, vì sao phải nói thành nam hài?
Xử lý xong, bà đỡ quấn tốt đứa trẻ rồi đưa cho nam tử đối diện, ánh mắt người sau lạnh lùng, dọa bà cúi đầu yên lặng lui sang một bên.
Nam tử một tay nâng đứa nhỏ, kéo xuống tã lót rồi nhìn thoáng qua, sau đó lập tức dùng da thú chặt chẽ bao lấy nửa người dưới của đứa nhỏ, chỉ lộ ra phần ngực non mịn phẳng lì.
Đứa nhỏ bị da thú trên người phụ thân làm đau, không ngừng khóc nỉ non.
"Vu y!"
Vu y cầm một cây kim khâu dài, quỳ gối trước mặt nam tử: "Tiểu nhân tại."
"Khắc Lang Vương."
"Vâng."
Tiếng khóc của đứa nhỏ lớn hơn bao giờ hết, trước ngực rất nhanh đã bê bết máu.
Trong mắt nam tử xẹt qua một chút thương tiếc, mặc dù hình xăm trên người trẻ con là lễ nghi mà người thảo nguyên nhất định phải trải qua, nhưng suy cho cùng hắn vừa mới làm cha, vì thế sẽ khó tránh khỏi đau lòng, nhưng lại chỉ biết vụng về dỗ dành: "Dũng sĩ thảo nguyên đổ máu không đổ lệ, không được khóc."
Đứa trẻ còn nhỏ, làm sao có thể hiểu được lời của phụ thân? Tiếng khóc càng thêm to lớn vang dội.
Cũng may chỉ sau nửa canh giờ, hình xăm Lang Vương cuối cùng cũng đã thành.
Vu y nắm phân tro rắc lên ngực đứa nhỏ, máu tươi thực mau đã ngừng lại.
Nam tử liếc nhìn bà đỡ: "Ngươi ở trong lều hầu hạ Khả đôn, qua một lúc bổn hãn sẽ tự phái người đưa ngươi về phía nam."
Bà tử như được đại xá, quỳ rạp trên mặt đất: "Tạ Đại vương!"
Nam tử ôm đứa nhỏ ra vương trướng, lặng lẽ nhìn quanh một vòng, thu hết biểu tình của mọi người vào đáy mắt.
Hắn bế đứa nhỏ cao qua đỉnh đầu, hai tay chăm chú ôm chặt da thú bên hông đứa nhỏ: "Đây là nhi tử thứ nhất của Phù Dung và bổn hãn! Bổn hãn tuyên bố, chính thức sắc phong Phù Dung làm Khả đôn của Xanh Lê bộ, huỷ bỏ liên hôn cùng Đồ Ba bộ!"
Tất cả dũng sĩ mang đao ở bên ngoài quỳ trên mặt đất, trong miệng hô to: "Chúc mừng Đại hãn!"
Hai trong sáu vị nam tử lúc nãy cười gật đầu, bốn vị còn lại sắc mặt khác nhau, đều muốn nói lại thôi.
Một vị nam tử râu tóc hoa râm đi ra: "Đại hãn, tuy nàng ta sinh hạ vương tử nhưng suy cho cùng cũng là người ngoại tộc, thậm chí là người phương nam, công chúa Đồ Ba bộ có huyết thống thảo nguyên cao quý nhất, không bằng..."
Nam tử ngắt lời, nói: "Ba Bố thúc thúc đang hoài nghi huyết thống của bổn hãn?"
"Không không không, chỉ là Xanh Lê bộ ta và Đồ Ba bộ phụng ý chỉ của thiên thần, mạo muội huỷ bỏ sợ là sẽ khiến cho Đồ Ba bộ bất mãn."
Nam tử cười lạnh một tiếng: "Chẳng lẽ thúc thúc đã già rồi sao? Nếu Đồ Ba bộ dám bất mãn, bổn hãn sẽ tự mình dẫn các dũng sĩ dẹp yên bọn họ!"
"Nhưng mà, chúng ta không thể vi phạm lời thề..."
"Thúc thúc nói có lý, nguyên nhân lúc trước chính là vì muội tử là người phương nam, bổn hãn nghe theo ý của vài vị thúc thúc tạm phong nàng làm phu nhân.
Bổn hãn cũng đã quy ước với vài vị thúc thúc: Nếu Phù Dung có thể sinh hạ vương tử trước hôn kỳ, ta sẽ lập tức phong nàng là Khả đôn, chẳng lẽ thúc thúc đã quên?"
"Này..."
"Vậy được, thỉnh thúc thúc thay ta thông báo với toàn bộ lạc về thân phận Khả đôn của Phù Dung."
"...Vâng."
Một vị trưởng giả khác đúng lúc đứng dậy, cười nói: "Đại hãn đã ban tên cho vương tử chưa?"
Nam tử cười, dùng ngữ khí hoàn toàn khác với lúc nói chuyện cùng người trước, trả lời: "Đã nghĩ thật nhiều, nhưng còn không có quyết định."
Trưởng giả vuốt vuốt chòm râu: "A Cổ Lạp có được không?"
"A Cổ Lạp? Khất Nhan A Cổ Lạp? Tốt! Vậy thì nghe thúc thúc!" A Cổ Lạp trong tiếng của người thảo nguyên có nghĩa là núi cao.
Nam tử nâng tả lót ở trước mắt, nhìn đứa trẻ mới sinh xinh đẹp như viên ngọc thạch được chạm khắc tỉ mỉ mà thầm nghĩ: Tuy rằng a ba bất đắc dĩ xem ngươi như nam tử mà nuôi dưỡng, nhưng a ba tin tưởng hài tử của ta cùng với Phù Dung mặc dù là nữ nhi vẫn có thể trở thành một ngọn núi cao hùng vĩ.
- --
Phiến đại địa này bị nơi hiểm yếu như Lạc thủy [3] phân ra làm hai, phương bắc là Kính Quốc, hướng nam là Vị Quốc.
[3] Lạc thủy hay còn gọi là sông Lạc, là một nhánh của ở Trung Quốc.
Nó bắt nguồn từ sườn phía đông nam của ở tỉnh và chảy qua về phía đông vào, nơi cuối cùng nó nối với sông Hoàng Hà tại thành phố.
Vị Quốc nhiều mưa, thổ nhưỡng màu mỡ thích hợp để trồng trọt, tập quán nông cày đã dần hình thành trong trăm ngàn năm qua.
Thổ địa Kính Quốc khô hạn chỉ sinh cỏ dại, dần dần người ở nơi đây đều là dân tộc du mục.
Có ba đại bộ tộc ở phía bắc thảo nguyên, đó là: Xanh Lê, Đồ Ba, Duy Khả.
Mỗi bộ lạc đều chiếm cứ đồng cỏ màu mỡ nhất ở thảo nguyên, mấy tiểu bộ lạc rải rác còn lại đều chọn chủ để dựa vào, trong đó thực lực mạnh nhất chính là Xanh Lê bộ, vương tộc họ Khất Nhan.
Vị nam tử tục tằng ôm trẻ mới sinh này là đương kim Đại Hãn Vương của Xanh Lê bộ: Khất Nhan Tô Hách Ba Lỗ, có nghĩa là mãnh hổ.
Người thảo nguyên gọi những người ở phía nam Lạc thủy là người phương nam.
Ở trong lòng người thảo nguyên, "người phương nam" là dân tộc gầy yếu hạ đẳng.
Bọn họ tự nhận mình là vương tộc có huyết thống cao quý, vì thế tuyệt đối sẽ không cưới nữ tử ở phía nam.
Khất Nhan Tô Hách Ba Lỗ lại là một vị Hãn Vương đặc biệt.
Suy cho cùng, chuyện này có liên quan tới thời thiếu niên đặc thù của hắn.
Vào năm Tô Hách Ba Lỗ mười bốn tuổi, hai vị thúc thúc của hắn thông đồng hai đại bộ lạc khác nhằm lật đổ vương vị của lão Hãn Vương.
Tô Hách Ba Lỗ được trăm kỵ dũng sĩ trung thành hộ tống, chạy trốn tới Vị Quốc bên bờ nam Lạc thủy.
Hắn ở nơi đó tiếp xúc với một nền văn minh hoàn toàn khác, người Vị Quốc không chăn thả, ngựa đối với bá tánh bình thường mà nói cư nhiên là vật hiếm lạ! Người phương nam đời đời sinh hoạt ở một nơi cố định, bọn họ chỉ dưỡng gia cầm hoặc là làm ruộng.
Tô Hách Ba Lỗ được một hộ nhà nông trong thôn sát biên giới Vị Quốc giúp đỡ, ở nơi đó sinh sống năm năm.
Cặp phu thê nhà nông chỉ có một nữ nhi, tên gọi: Phù Dung.
Bọn họ nhiều thế hệ cư trú ở thị trấn gọi là Phù Dung trấn, hai chữ này vừa lúc dùng làm tên cho nữ nhi gia.
Một vị vương tử lưu vong như Tô Hách Ba Lỗ rất cảm kích nhà nông hộ này, ngày thường làm việc nhà nông cũng không ẩu tả.
Hơn nữa hắn đến từ thảo nguyên nên tính cách ngay thẳng, chất phác, được phu thê hai người rất là yêu thích.
Lúc đó, hai bên nam bắc bị lạch trời ngăn cách nên chưa từng xảy ra chiến sự, phu thê hai người liền đính hôn nữ nhi nhà mình cho Tô Hách Ba Lỗ.
Không ngờ trước đêm thành hôn, trong thôn đột nhiên xuất hiện một nhóm người ngoại tộc, ngày hôm sau Tô Hách Ba Lỗ đã cùng bọn họ rời đi.
Trước khi đi, hắn để lại cho Phù Dung một cái vòng cổ nanh sói, cũng nói với nàng: "Muội tử, chờ đại ca trở về cưới ngươi."
Thì ra năm năm qua, lão Hãn Vương đều chỉnh đốn lại hạ bộ cũ, đoạt lại mấy khối đồng cỏ bên cạnh, thế nhưng còn không kịp dẫn dắt Xanh Lê bộ chấn hùng phong thì thân thể đã lụn bại.
Lần đảo chính trước, tất cả nhi tử thành niên của lão Hãn Vương đều đã chết trận, chỉ có ấu tử Tô Hách Ba Lỗ lưu lạc bên ngoài.
Khất Nhan Tô Hách Ba Lỗ trở lại thảo nguyên tiếp nhận vương vị từ trong tay phụ thân, an táng tiên Hãn, lại dùng năm năm dẫn dắt Xanh Lê bộ một lần nữa bước lên hàng ngũ ba đại bộ lạc.
Đồ Ba bộ kiêng kị vị "mãnh hổ" trẻ tuổi này, chủ động cắt nhường ba khối đồng cỏ màu mỡ, đề nghị hai nhà kết thân.
Sau khi sáu vị ủy thác trọng thần thương nghị, bọn họ đã đáp ứng nghị hòa của Đồ Ba bộ, nhưng Tô Hách Ba Lỗ lại không có lúc nào không tưởng niệm thê tử chưa vào cửa ở phía nam, không màng phản đối mà tự mình mang theo vài tên tâm phúc tìm đến Phù Dung.
Khi đó Phù Dung đã là "gái lỡ thì", phu thê nông gia thiện lương cũng không chịu nổi lời đồn đãi vớ vẩn trong thôn, vì đó mà ngã bệnh ly thế.
Tô Hách Ba Lỗ ở trước mộ lập trọng thề, đời này kiếp này nhất định không phụ Phù Dung, vì thế liền có một màn trước đó.
Kỳ quái chính là, mặc dù hai bên nam bắc rất ít khi tiếp xúc, nhưng người thảo nguyên lại có thành kiến sâu sắc với "người phương nam".
Sáu vị ủy thác trọng thần có uy vọng cực cao, trong tay lại nắm trọng binh, vì kế lâu dài mà Tô Hách Ba Lỗ chỉ có thể để nữ nhi tủi thân.
Hơn nữa, trong lòng hắn nghĩ: Hắn cùng thê tử còn trẻ, hẳn rất nhanh sẽ có nhi tử.
Đến lúc đó ván đã đóng thuyền, lại khôi phục thân phận của nữ nhi cũng không phải không thể, bộ lạc thảo nguyên không cổ hủ như người phương nam, đãi ngộ của nữ nhi không có chút nào kém hơn nhi tử.
Cứ như vậy, Khất Nhan A Cổ Lạp vừa sinh ra đã trở thành vương tử đầu tiên của Xanh Lê bộ, đồng thời được ban cho hình xăm Lang Vương....
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook