Kim Sơn Hồ Điệp
-
Chương 23: Đồi Telegraph (3)
Lần đầu tiên đến phòng khám Huệ Thị, Hoài Chân lại bị chủ nhà lơ đẹp.
Cô cầm hộp đựng đứng trước cửa, đồng hồ ở bến tàu còn chưa điểm tám giờ thì đã trông thấy một ông cụ gầy gò đen đuốc bận âu phục xấu xí đi ra từ cửa khám. Nhân lúc ông ấy cúi người khóa cửa, Hoài Chân toan tiến lên trước thì chợt nhớ Vân Hà từng nhắc tính khí người này xấu, vậy là cô chờ một lúc, đợi ông ấy xoay người mới lễ phép chào: “Huệ đại phu ——”
Ông cụ quay đầu lại, ánh mắt đảo qua trên mặt cô rồi rơi lên hộp đựng thức ăn cô cầm trong tay, hừm một tiếng chà xát hai tay.
Hoài Chân cúi người dâng hai tay lên, “Chú Quý bảo con đem súp vi cá đến cho ông, mời…”
Cô còn chưa dứt lời thì trên tay đã nhẹ đi.
“Súp vi cá à, sao ta có thể không biết xấu hổ vậy được?” Già Huệ nói vậy nhưng lại không hề có chút nào xấu hổ, mở nắp ra ngửi như kiểm hàng, cười he he vô cùng sảng khoái: “Được! Vậy ta nhận.”
Hoài Chân thấy ông cười dịu dàng thì cũng đáp sảng khoái, vội hỏi, “Gần đây trong phòng khám của ông có bận không ạ?”
“Bận lắm! Sao có thể không bận? Có điều bận tới mấy thì đến tám giờ già Huệ ta cũng phải nghỉ làm.”
“Nếu thiếu người hỗ trợ…”
Đang định nói rõ thêm, nhưng cô vừa ngẩng đầu lên thì đã thấy già Huệ ôm hộp đựng vào lòng quay đầu bước đi. Hoài Chân không ngờ ông già gầy như que củi này lại đi nhanh đến thế, thậm chí càng bước càng nhanh như sợ bị chó dữ đuổi theo, người càng ngày càng đi xa, không khác gì xe đang chạy trên đường cao tốc với tốc độ 200 dặm một giờ thì đột nhiên bánh xe văng ra, chẳng mấy chốc đã mất hút.
… Sao ông ấy không đi tham gia cuộc thi bốn trăm mét nhỉ?
Lần đầu đến cửa đã gặp phải khó khăn, cô sờ đầu không hiểu mô tê gì. Hoài Chân quay lưng đi về tiệm giặt giũ, thấy người trong nhà mặt mày vui vẻ, không có vẻ gì là lạ.
A Phúc trấn an: “Già Huệ lủi thủi một mình cả nửa đời rồi, sợ nhất là có chuyện tìm đến cửa, rắc rối. Tính cách rất kỳ lạ, nếu dễ dàng bắt được ông ấy thì đã không còn là già Huệ rồi. Một lần hả, cứ làm phiền ông ấy khoảng một trăm lần thì chuyện sẽ thành thôi!”
Ăn cơm tối xong, La Văn dặn Vân Hà lên lầu với Hoài Chân để sửa lại phòng, hai người ôm chăn bông vải tím ngồi khoanh chân, Vân Hà chậm rãi kể cô nghe chuyện về già Huệ:
“Già Huệ và Hồng gia đều cùng đến thành phố San Francisco vào năm 1899, nhưng hai người không xuất phát từ cùng một cung đường. Hồng gia từ thành phố Victoria ở Canada tới, còn già Huệ đến từ Honolulu. Hồng gia giỏi đối đãi thạo đời, già Huệ lại ru rú xó bếp; Hồng gia là tay buôn có tiếng, còn già Huệ là đại phu, thế nên từ mười mấy năm trước, không ai trên phố người Hoa có thể liên hệ hai người không liên quan này lại với nhau cả.”
“Già Huệ giống ông nội chị đến từ cùng một nơi, ngày trước khi ông còn sống, ông thường hay chơi cờ nói chuyện trong sân nhà già Huệ, nói gì đó về hội phục hưng với hội kha lão*… Ây dà, nói tóm lại là mấy chuyện chính trị, chị cũng không hiểu nữa. Trước kia trong sân còn có một bàn cờ, về sau ông nội mất, trong nhà chuyển sang giặt giũ, bàn cờ không dùng nữa nên đành đập đi.”
(*Hội kha lão là một hội kín cuối thời Thanh ở Trung Quốc.)
“Lúc trước ông nội là một trong hai nhóm người tới đây đầu tiên, ban đầu vì quảng cáo tuyển dụng của Công ty Đường sắt Thái Bình Dương mà đến để sửa chữa đường sắt. Tuyến đường sắt được sửa thành Stockton. Có điều đột nhiên Đảng Công nhân của người da trắng bắt đầu gây chuyện, ông đành phải trăn trở đến phố người Hoa. Một số công nhân khác vẫn đang xây dựng ở phía Đông và phía Bắc, song nạn bài trừ người Hoa ngày càng hùng mạnh, bị dồn vào đường cùng bèn đến nhờ cậy ông nội. Nhưng không phải ông nội là người có tiếng nói cuối cùng ở phố người Hoa, muốn vào đường hội còn phải được Hồng gia gật đầu đã. Mà Hồng gia cũng chẳng tốt lành gì. ‘Đối phó với đám quỷ trắng bên ngoài giúp phố người Hoa là chuyện của Hồng gia; còn đối phó với Hồng gia là chuyện của Huệ đại phu’, rất nhiều lao công bị truy nã trốn đến đây đều do già Huệ ra mặt khuyên Hồng gia đồng ý. Về sau mọi người mới dần dần biết, người người ở đây cũng nể mặt Hồng gia, nhưng Hồng gia lại nhìn sắc mặt của già Huệ.”
“Lúc lâm chung ông nội còn kéo tay chị và bố mà nói: từ nay về sau gặp chuyện lớn chuyện nhỏ thì cứ cắn răng chịu đựng; nếu không chịu đựng nổi thì nấu bát cháo cá, mang đến cho Huệ đại phu ở đối diện.”
Tuy trong lời Vân Hà nói còn có chút kiến thức nửa vời, nhưng từ vài vạch thời gian đó Hoài Chân đã lần ra manh mối.
Năm 1899, Lương Nhiệm Công* khai sáng nên đảng Bảo hoàng ở Victoria; năm 1894, Dật Tiên quân** thành lập nên hội Phục hưng ở Honolulu…
(*Lương Nhiệm Công là hiệu của Lương Khải Siêu, ông là nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại.)
(**Dật Tiên quân tức Tôn Trung Sơn, ông là nhà cách mạng và là vị lãnh tụ chính trị.)
Hoài Chân lục tìm trong phòng một lúc. Đúng như dự đoán, sau rèm giường có một lá cờ đỏ và trắng trên tường; trong khung ảnh dưới chân tường có kẹp một tấm hình của Dật Tiên quân, dưới hòm là một cuốn sách “chủ nghĩa Tam Dân”*.
(*Chủ nghĩa Tam Dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh.)
Vậy là mọi chuyện đã được xâu chuỗi lại với nhau: Ban đầu Hồng gia và Lương Nhậm Công từ kinh thành chạy trốn ra nước ngoài, rồi từ Nhật Bản chạy đến Victoria, cuối cùng đến phố người Hoa ở San Francisco, lúc này Hồng gia ở lại đây, không biết vì sao lại không đi; còn già Huệ từ Honolulu đến, có quan hệ tốt với ông nội Vân Hà luôn tuân theo “chủ nghĩa Tiên Dân”.
Còn về quan hệ giữa già Huệ và Hồng gia, xem ra cũng mập mờ như quan hệ giữa Lương Nhậm Công và thủ tướng Tôn văn tiên sinh, khó phân khó bỏ.
Sửa sang phòng lại, trước khi ngủ Vân Hà ôm một chồng sách vở đến đặt ở mép giường cô.
Hoài Chân lật nhìn, đa số đều là sách đọc, viết, đánh vần và tính viết bằng tiếng Anh, đằng sau có mấy cuốn sách khá mới, là ngữ pháp tiếng Anh và sách địa lý lịch sử.
“Chị không sợ mấy môn ở trường Hiệp Hòa, có điều tiếng Anh này…” Cô ấy nói rồi dừng lại, ngẩng đầu hỏi Hoài Chân: “Em có biết tiếng Anh không?”
Cô gật đầu, “Nhưng không tốt lắm ạ.”
Vân Hà ồ một tiếng, gạt sách và tập vở nói đọc viết và toán tiếng Anh ra: “Sáng ngày thứ hai sẽ kiểm tra, chị đã ghi lại hết rồi, có hơi gấp. Em học mấy thứ này trước đi, thi đậu rồi thì có thể vào lớp sáu… Còn về địa lý lịch sử và văn học, toàn là môn của lớp chín, thời gian không kịp, mấy cuốn sách này có thể từ từ học sau. Có điều đi học chung với mấy cô bé mười hai mười ba tuổi thì xấu hổ thật.”
Hoài Chân gật đầu, hỏi ra câu hỏi mình lo lắng hơn: “Trường Hiệp Hòa sẽ kiểm tra những gì vậy ạ?”
“Chỉ là mấy khóa trình ngày xưa học ở trường trong nước thôi… Viết chữ hay làm một hai đoạn văn thể tứ lục* gì đó, không khó lắm đâu.”
(*Thể văn tứ lục là một biến thể của lối cổ thi. Lối văn tứ lục thì chỉ ưa chuộng sự cầu kỳ, chạm trồ, dùng câu đối chọi cho hoa mỹ. Qua từng các triều đại Trung Quốc, thể văn tứ lục có biến đổi khác biệt.)
Hoài Chân thầm ồ lên: xem ra phải đi học chung với các bạn nhỏ rồi.
Biết kỳ kiểm tra của cô sắp đến, hai người cùng xuống lầu rửa mặt rồi Vân Hà không làm phiền cô nữa, chỉ nói nếu cô có gì không biết thì cứ gõ cửa hỏi cô ấy, sau đó quay bước về phòng ngủ của mình.
Hoài Chân thu hai chân ngồi trên ghế dưới lá cờ Thanh Thiên Bạch Nhật, lật xem nội dung thi. Tiếng Anh và toán thì có thể đối phó được, về lịch sử thì phần nhiều đều là lịch sử thế giới và Mỹ. Dù Hoài Chân không hiểu nhiều về lịch sử nước Mỹ, nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy trăm năm đó thôi, trước xua đuổi người Anh-điêng, sau đánh chiếm người Anh, cuối cùng là người phương Bắc đánh người miền Nam… tóm lại là không yên ổn. Nhưng vì ngắn cho nên có rất nhiều và rất tỉ mỉ, chi tiết lịch sử chia đều đến mỗi tiểu bang, cần tốn thời gian đây.
Địa lý cũng dễ rồi, mới một trăm năm thì lớp vỏ trái đất cũng chưa đến nỗi thay đổi nhiều, chỉ có một vài tên quốc gia và tên địa danh là khác với thế hệ sau.
Sau khi hiểu ra được đại khái, Hoài Chân không còn quá lo lắng về kỳ thi vào trường công lập nữa. Còn về trường Hiệp Hòa, thể văn tứ lục…
Thôi thì theo số trời vậy.
Cô ngẩng đầu thở dài, đúng lúc này nhìn thấy một cuốn lịch treo trên tường.
Cuốn lịch đã hơi ố, thời gian dừng lại ở ngày mồng 4 tháng 12 năm 1919. Ở mặt trống dùng bút thép viết chữ tiếng Anh, sau đó dùng tiếng Trung phồn thể chú thích, có rất nhiều từ khá cơ bản.
Một trang này viết: Answer – câu trả lời, alcohol – cồn; lật đến nửa tháng trước, có từ: appearance – xuất hiện, disappearance – biến mất.
Đúng như suy đoán, hẳn ông nội Vân Hà đến nước Mỹ vào khoảng năm 1870, bị quản đốc da trắng hành hạ trong hơn mười năm, xây dựng tuyến Đường sắt Thái Bình Dương cho người Mỹ với mức lương rẻ bèo. Chỉ dựa vào hai bàn tay cùng đạn dược, gặp núi mở núi, gặp sông lấp sông, một nghìn hai trăm mạng sống cứ vậy lẳng lặng ra đi dưới ngòi thuốc nổ, rơi xuống vách đá chẳng người hỏi han… Từ đấy trở đi ông phải sống ở tân đại lục này gần năm mươi năm, trong nửa tháng cuối cùng của cuộc đời mới thật sự bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.
Không hiểu tại sao Hoài Chân lại thấy xót xa, cô cầm bút máy lên, ghi ở phía sau từ disapperance thêm một từ: Golden spike – đỉnh vàng.
Golden Spike là tuyến đường sắt Thái Bình Dương và cũng là biểu tượng của người Trung Hoa, đều là trường thành sắt thép cắm rễ trên mảnh đất châu Mỹ.
Cô cầm hộp đựng đứng trước cửa, đồng hồ ở bến tàu còn chưa điểm tám giờ thì đã trông thấy một ông cụ gầy gò đen đuốc bận âu phục xấu xí đi ra từ cửa khám. Nhân lúc ông ấy cúi người khóa cửa, Hoài Chân toan tiến lên trước thì chợt nhớ Vân Hà từng nhắc tính khí người này xấu, vậy là cô chờ một lúc, đợi ông ấy xoay người mới lễ phép chào: “Huệ đại phu ——”
Ông cụ quay đầu lại, ánh mắt đảo qua trên mặt cô rồi rơi lên hộp đựng thức ăn cô cầm trong tay, hừm một tiếng chà xát hai tay.
Hoài Chân cúi người dâng hai tay lên, “Chú Quý bảo con đem súp vi cá đến cho ông, mời…”
Cô còn chưa dứt lời thì trên tay đã nhẹ đi.
“Súp vi cá à, sao ta có thể không biết xấu hổ vậy được?” Già Huệ nói vậy nhưng lại không hề có chút nào xấu hổ, mở nắp ra ngửi như kiểm hàng, cười he he vô cùng sảng khoái: “Được! Vậy ta nhận.”
Hoài Chân thấy ông cười dịu dàng thì cũng đáp sảng khoái, vội hỏi, “Gần đây trong phòng khám của ông có bận không ạ?”
“Bận lắm! Sao có thể không bận? Có điều bận tới mấy thì đến tám giờ già Huệ ta cũng phải nghỉ làm.”
“Nếu thiếu người hỗ trợ…”
Đang định nói rõ thêm, nhưng cô vừa ngẩng đầu lên thì đã thấy già Huệ ôm hộp đựng vào lòng quay đầu bước đi. Hoài Chân không ngờ ông già gầy như que củi này lại đi nhanh đến thế, thậm chí càng bước càng nhanh như sợ bị chó dữ đuổi theo, người càng ngày càng đi xa, không khác gì xe đang chạy trên đường cao tốc với tốc độ 200 dặm một giờ thì đột nhiên bánh xe văng ra, chẳng mấy chốc đã mất hút.
… Sao ông ấy không đi tham gia cuộc thi bốn trăm mét nhỉ?
Lần đầu đến cửa đã gặp phải khó khăn, cô sờ đầu không hiểu mô tê gì. Hoài Chân quay lưng đi về tiệm giặt giũ, thấy người trong nhà mặt mày vui vẻ, không có vẻ gì là lạ.
A Phúc trấn an: “Già Huệ lủi thủi một mình cả nửa đời rồi, sợ nhất là có chuyện tìm đến cửa, rắc rối. Tính cách rất kỳ lạ, nếu dễ dàng bắt được ông ấy thì đã không còn là già Huệ rồi. Một lần hả, cứ làm phiền ông ấy khoảng một trăm lần thì chuyện sẽ thành thôi!”
Ăn cơm tối xong, La Văn dặn Vân Hà lên lầu với Hoài Chân để sửa lại phòng, hai người ôm chăn bông vải tím ngồi khoanh chân, Vân Hà chậm rãi kể cô nghe chuyện về già Huệ:
“Già Huệ và Hồng gia đều cùng đến thành phố San Francisco vào năm 1899, nhưng hai người không xuất phát từ cùng một cung đường. Hồng gia từ thành phố Victoria ở Canada tới, còn già Huệ đến từ Honolulu. Hồng gia giỏi đối đãi thạo đời, già Huệ lại ru rú xó bếp; Hồng gia là tay buôn có tiếng, còn già Huệ là đại phu, thế nên từ mười mấy năm trước, không ai trên phố người Hoa có thể liên hệ hai người không liên quan này lại với nhau cả.”
“Già Huệ giống ông nội chị đến từ cùng một nơi, ngày trước khi ông còn sống, ông thường hay chơi cờ nói chuyện trong sân nhà già Huệ, nói gì đó về hội phục hưng với hội kha lão*… Ây dà, nói tóm lại là mấy chuyện chính trị, chị cũng không hiểu nữa. Trước kia trong sân còn có một bàn cờ, về sau ông nội mất, trong nhà chuyển sang giặt giũ, bàn cờ không dùng nữa nên đành đập đi.”
(*Hội kha lão là một hội kín cuối thời Thanh ở Trung Quốc.)
“Lúc trước ông nội là một trong hai nhóm người tới đây đầu tiên, ban đầu vì quảng cáo tuyển dụng của Công ty Đường sắt Thái Bình Dương mà đến để sửa chữa đường sắt. Tuyến đường sắt được sửa thành Stockton. Có điều đột nhiên Đảng Công nhân của người da trắng bắt đầu gây chuyện, ông đành phải trăn trở đến phố người Hoa. Một số công nhân khác vẫn đang xây dựng ở phía Đông và phía Bắc, song nạn bài trừ người Hoa ngày càng hùng mạnh, bị dồn vào đường cùng bèn đến nhờ cậy ông nội. Nhưng không phải ông nội là người có tiếng nói cuối cùng ở phố người Hoa, muốn vào đường hội còn phải được Hồng gia gật đầu đã. Mà Hồng gia cũng chẳng tốt lành gì. ‘Đối phó với đám quỷ trắng bên ngoài giúp phố người Hoa là chuyện của Hồng gia; còn đối phó với Hồng gia là chuyện của Huệ đại phu’, rất nhiều lao công bị truy nã trốn đến đây đều do già Huệ ra mặt khuyên Hồng gia đồng ý. Về sau mọi người mới dần dần biết, người người ở đây cũng nể mặt Hồng gia, nhưng Hồng gia lại nhìn sắc mặt của già Huệ.”
“Lúc lâm chung ông nội còn kéo tay chị và bố mà nói: từ nay về sau gặp chuyện lớn chuyện nhỏ thì cứ cắn răng chịu đựng; nếu không chịu đựng nổi thì nấu bát cháo cá, mang đến cho Huệ đại phu ở đối diện.”
Tuy trong lời Vân Hà nói còn có chút kiến thức nửa vời, nhưng từ vài vạch thời gian đó Hoài Chân đã lần ra manh mối.
Năm 1899, Lương Nhiệm Công* khai sáng nên đảng Bảo hoàng ở Victoria; năm 1894, Dật Tiên quân** thành lập nên hội Phục hưng ở Honolulu…
(*Lương Nhiệm Công là hiệu của Lương Khải Siêu, ông là nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại.)
(**Dật Tiên quân tức Tôn Trung Sơn, ông là nhà cách mạng và là vị lãnh tụ chính trị.)
Hoài Chân lục tìm trong phòng một lúc. Đúng như dự đoán, sau rèm giường có một lá cờ đỏ và trắng trên tường; trong khung ảnh dưới chân tường có kẹp một tấm hình của Dật Tiên quân, dưới hòm là một cuốn sách “chủ nghĩa Tam Dân”*.
(*Chủ nghĩa Tam Dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh.)
Vậy là mọi chuyện đã được xâu chuỗi lại với nhau: Ban đầu Hồng gia và Lương Nhậm Công từ kinh thành chạy trốn ra nước ngoài, rồi từ Nhật Bản chạy đến Victoria, cuối cùng đến phố người Hoa ở San Francisco, lúc này Hồng gia ở lại đây, không biết vì sao lại không đi; còn già Huệ từ Honolulu đến, có quan hệ tốt với ông nội Vân Hà luôn tuân theo “chủ nghĩa Tiên Dân”.
Còn về quan hệ giữa già Huệ và Hồng gia, xem ra cũng mập mờ như quan hệ giữa Lương Nhậm Công và thủ tướng Tôn văn tiên sinh, khó phân khó bỏ.
Sửa sang phòng lại, trước khi ngủ Vân Hà ôm một chồng sách vở đến đặt ở mép giường cô.
Hoài Chân lật nhìn, đa số đều là sách đọc, viết, đánh vần và tính viết bằng tiếng Anh, đằng sau có mấy cuốn sách khá mới, là ngữ pháp tiếng Anh và sách địa lý lịch sử.
“Chị không sợ mấy môn ở trường Hiệp Hòa, có điều tiếng Anh này…” Cô ấy nói rồi dừng lại, ngẩng đầu hỏi Hoài Chân: “Em có biết tiếng Anh không?”
Cô gật đầu, “Nhưng không tốt lắm ạ.”
Vân Hà ồ một tiếng, gạt sách và tập vở nói đọc viết và toán tiếng Anh ra: “Sáng ngày thứ hai sẽ kiểm tra, chị đã ghi lại hết rồi, có hơi gấp. Em học mấy thứ này trước đi, thi đậu rồi thì có thể vào lớp sáu… Còn về địa lý lịch sử và văn học, toàn là môn của lớp chín, thời gian không kịp, mấy cuốn sách này có thể từ từ học sau. Có điều đi học chung với mấy cô bé mười hai mười ba tuổi thì xấu hổ thật.”
Hoài Chân gật đầu, hỏi ra câu hỏi mình lo lắng hơn: “Trường Hiệp Hòa sẽ kiểm tra những gì vậy ạ?”
“Chỉ là mấy khóa trình ngày xưa học ở trường trong nước thôi… Viết chữ hay làm một hai đoạn văn thể tứ lục* gì đó, không khó lắm đâu.”
(*Thể văn tứ lục là một biến thể của lối cổ thi. Lối văn tứ lục thì chỉ ưa chuộng sự cầu kỳ, chạm trồ, dùng câu đối chọi cho hoa mỹ. Qua từng các triều đại Trung Quốc, thể văn tứ lục có biến đổi khác biệt.)
Hoài Chân thầm ồ lên: xem ra phải đi học chung với các bạn nhỏ rồi.
Biết kỳ kiểm tra của cô sắp đến, hai người cùng xuống lầu rửa mặt rồi Vân Hà không làm phiền cô nữa, chỉ nói nếu cô có gì không biết thì cứ gõ cửa hỏi cô ấy, sau đó quay bước về phòng ngủ của mình.
Hoài Chân thu hai chân ngồi trên ghế dưới lá cờ Thanh Thiên Bạch Nhật, lật xem nội dung thi. Tiếng Anh và toán thì có thể đối phó được, về lịch sử thì phần nhiều đều là lịch sử thế giới và Mỹ. Dù Hoài Chân không hiểu nhiều về lịch sử nước Mỹ, nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy trăm năm đó thôi, trước xua đuổi người Anh-điêng, sau đánh chiếm người Anh, cuối cùng là người phương Bắc đánh người miền Nam… tóm lại là không yên ổn. Nhưng vì ngắn cho nên có rất nhiều và rất tỉ mỉ, chi tiết lịch sử chia đều đến mỗi tiểu bang, cần tốn thời gian đây.
Địa lý cũng dễ rồi, mới một trăm năm thì lớp vỏ trái đất cũng chưa đến nỗi thay đổi nhiều, chỉ có một vài tên quốc gia và tên địa danh là khác với thế hệ sau.
Sau khi hiểu ra được đại khái, Hoài Chân không còn quá lo lắng về kỳ thi vào trường công lập nữa. Còn về trường Hiệp Hòa, thể văn tứ lục…
Thôi thì theo số trời vậy.
Cô ngẩng đầu thở dài, đúng lúc này nhìn thấy một cuốn lịch treo trên tường.
Cuốn lịch đã hơi ố, thời gian dừng lại ở ngày mồng 4 tháng 12 năm 1919. Ở mặt trống dùng bút thép viết chữ tiếng Anh, sau đó dùng tiếng Trung phồn thể chú thích, có rất nhiều từ khá cơ bản.
Một trang này viết: Answer – câu trả lời, alcohol – cồn; lật đến nửa tháng trước, có từ: appearance – xuất hiện, disappearance – biến mất.
Đúng như suy đoán, hẳn ông nội Vân Hà đến nước Mỹ vào khoảng năm 1870, bị quản đốc da trắng hành hạ trong hơn mười năm, xây dựng tuyến Đường sắt Thái Bình Dương cho người Mỹ với mức lương rẻ bèo. Chỉ dựa vào hai bàn tay cùng đạn dược, gặp núi mở núi, gặp sông lấp sông, một nghìn hai trăm mạng sống cứ vậy lẳng lặng ra đi dưới ngòi thuốc nổ, rơi xuống vách đá chẳng người hỏi han… Từ đấy trở đi ông phải sống ở tân đại lục này gần năm mươi năm, trong nửa tháng cuối cùng của cuộc đời mới thật sự bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.
Không hiểu tại sao Hoài Chân lại thấy xót xa, cô cầm bút máy lên, ghi ở phía sau từ disapperance thêm một từ: Golden spike – đỉnh vàng.
Golden Spike là tuyến đường sắt Thái Bình Dương và cũng là biểu tượng của người Trung Hoa, đều là trường thành sắt thép cắm rễ trên mảnh đất châu Mỹ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook