Kim Sơn Hồ Điệp
-
Chương 163: Ngoại truyện 14: Miền nam (4)
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
“Đúng thế, trước kia nằm ở ngay đây.” Ông chủ cửa hàng Tương Kí chỉ vào lùm cây cạnh vách đá biển, “Ông nội tôi bảo, hơn bốn mươi năm trước, bà Chu nhặt ve chai ở mũi D’Aguilar đã nhặt được đứa bé sơ sinh đó ở dưới gốc cây kia. Da rất trắng, tóc màu vàng nhạt, đôi mắt xanh tròn xoe mở to. Rất bẩn, nhưng bà Chu cảm thấy đó chính là thiên thần ông trời ban cho bà. Tên của đứa bé đó còn do ông nội tôi đặt, có điều ông cũng không biết chữ nhiều, đúng lúc trên chăn uyên ương thêu bốn chữ ‘cầm sắt cùng vang’, thế là chọn ra chữ đầu tiên, gọi đứa bé đó là Cầm. Vì trong tả của nó có một miếng thẻ sắt nho nhỏ, bên trên khắc chữ ‘Phó’ xiêu vẹo, nên về sau mọi người đều gọi nó là Phó A Cầm, Phó A Cầm.
A Cầm càng lớn càng giống người Hoa, nhưng mũi cao mắt sâu, nhất định cha mẹ có người là người da trắng. Cô ấy chỉ biết nói tiếng Quảng, cũng không biết chữ. Từ nhỏ đi theo bà Chu nên sống cũng không dễ dàng gì, không có cơ hội đọc sách. Tính tình hiền thục, không thích nói nhiều, gặp ai cũng cười, không giống một kẻ nước ngoài, trái lại càng giống cô nương ngây ngô trong thôn hơn. Cô ấy hiền lắm, mấy thím trong thôn gọi cô ấy nhờ đi hái trái cây hay nhổ cỏ, cô ấy cũng chưa bao giờ từ chối. Người dân trong thôn đối xử với A Cầm rất tốt, luôn cảm thấy cô ấy chính là người Trung Quốc.”
“Năm cô ấy mười bảy tuổi, bà Chu qua đời. Người trong thôn và cô ấy cùng mai táng bà, lại nhớ ra bây giờ cô ấy chỉ côi cút một mình, không biết có thể dựa vào gì để tự nuôi sống mình. Mọi người bèn bảo cô ấy ra ngoài làm công đi, có điều Hương Cảng rất loạn, cô ấy lại đẹp như vậy, nếu không cẩn thận thì sẽ bị lừa. Vừa hay bà Mạch có ông anh họ làm trong khách sạn cao cấp ở Trung tâm, bèn nhờ người chạy chọt cho cô ấy một chân phục vụ ở đó. Nói là phục vụ, nhưng cô ấy vụng về không biết làm, đa phần đều ngồi trong phòng khách khách sạn, hầy, đúng là đẹp có cái tốt của cái đẹp. Cô ấy khá ngốc, lại ít nói, nhưng được cái rất khỏe. Chính tại nơi đó, cô ấy gặp được người Mỹ tên là Harold, tóc vàng mắt xanh, là một người đàn ông anh tuấn rất hiếm gặp trong phim Mỹ. Người kia theo chủ nghĩa chống thực dân, ghét kiều dân nước Anh và là người thuộc đảng Cộng hòa Mỹ, thế nhưng lại rất say mê Hương Cảng.”
“Tình yêu của bọn họ quả thật không lạ gì ở Hương Cảng. A Cầm yêu một người da trắng có tiền, có địa vị, có tướng mạo là chuyện đương nhiên thôi. Mà vì sao Harold lại yêu A Cầm, ngay từ đầu mọi người cũng hiểu. Trong mắt người ngoài, A Cầm chính là kiểu tình nhân mà người da trắng bại hoại thích tìm vui ở Viễn Đông, A Cầm là một tờ giấy trắng, còn anh ta muốn tô vẽ lên trên. Mọi người đều thế cả. Anh ta chỉ vui đùa mà thôi, cũng không thèm để ý đến người phụ nữ thực dân này sẽ ra sao sau khi mình rời đi, nói không chừng anh ta đã có vợ ở Mỹ rồi, có lẽ ở Hà Nội hay Singapore cũng có một người phụ nữ như thế. Bọn họ bị xã hội chỉ trỏ như tất cả các cặp đôi khác, thậm chí đến A Cầm cũng tin chuyện là như thế, nhưng cô ấy đã dấn thân quá sâu, không thể dứt ra nổi.”
“Chưa lập gia đình mà mang thai là số mệnh bi thảm nhất của kiểu phụ nữ như vậy. A Cầm không có ai dạy dỗ, không biết chuyện này, ba tháng sau mới biết mình mang thai. Cô ấy không nói với bất kỳ ai, một mình quay về Shek O, tìm đến một nhà ngư dân nấp vào, mỗi cuối tuần sẽ đi chợ mua chút đồ bổ, sữa bò hết hạn hoặc là mấy quả trứng gà. Chính là lúc đó, trong thôn có người gặp được cô ấy. A Cầm lúc đó hơi mập, cơ thể hơi phù. Cậu biết đấy, A Cầm có dòng máu của người da trắng, chỉ cần bề ngoài thay đổi thì bọn tôi cũng khó mà nhận ra. Gọi tên cô ấy, cô ấy hốt hoảng né tránh, cũng không chắc rốt cuộc có phải là cô ấy hay không.”
“Hai tuần sau, Harold tìm đến thôn chài lưới, gầy gò tái nhợt như thể đi ra từ địa ngục. Anh ta gọi A Cầm đi ra gặp mình, A Cầm khóa chặt cửa, không chịu ra ngoài. Anh ta cũng không ép phá cửa xông vào, chỉ ngồi bên ngoài chờ. Người kia cũng bướng bỉnh, hai người cứ giằng co như thế ba ngày, anh ta nói mình muốn có một câu trả lời, biết rốt cuộc mình không tốt ở điểm nào, muốn biết vì sao đột nhiên cô ấy lại biến mất.”
“Người Mỹ kia không chịu thua, trợn to mắt nhìn chằm chặp cánh cửa cũ nát, mặt xanh mét mắt hằn tia máu, rất dọa người. A Cầm nấp sau cửa, không biết là sợ hay đau lòng, thấp giọng nói, ‘Anh đi đi.’ Người kia trả lời, ‘Trừ phi em nói với anh, em cũng không muốn gặp lại anh nữa.’ A Cầm suy nghĩ rồi bảo, ‘em nghĩ anh sẽ không gặp lại em nữa. Em sẽ nói với anh, nhưng anh phải hứa với em một chuyện.’ Anh ta lập tức nói, ‘Anh hứa.’ A Cầm nói, ‘Em mang thai rồi.’ Anh ta hỏi, ‘Em nói gì?’ A Cầm đáp, ‘Cho dù em chết, em cũng muốn đứa bé này còn sống. Em muốn con sống sót. Bọn họ đều nói anh đã có gia đình, vì địa vị xã hội của mình, vì vợ và con anh, chắc chắn anh sẽ không để nó sống. Nhưng em năn nỉ anh, đây là điều duy nhất em có thể có.’ Lúc nói lời này, mắt A Cầm rất sáng, nhưng sắc mặt rất cương quyết. Người Mỹ kia nghe xong lời đó, gần như muốn suy sụp. Anh ta không biết rốt cuộc mình đã làm sai điều gì, cũng không biết rốt cuộc người mình yêu đã làm sai điều gì, mà lại gặp phải đau khổ như thế.”
Hoài Chân truy hỏi, “Sau đó thì sao?”
“Cánh cửa kia rất dễ phá, người da trắng lại có sức lớn, một cước đá văng là việc quá đơn giản. Chẳng qua mới đầu còn phong độ lịch sự, xã giao lễ nghi nên mới chờ. Anh ta cầu hôn ngay tại căn nhà đánh bắt cá ngoài rừng cây ở mũi D’Aguilar, vóc dáng cao lớn như thế, quỳ xuống ngoài thềm, bập bẹ tỏ tình bằng tiếng Quảng xen lẫn tiếng Anh, khẩn cầu cô ấy gả cho mình, yên tâm sinh con ra, anh ta đảm bảo nhất định mình sẽ là người chồng tốt, là người cha tốt. Lời như thế, một cô gái ngây thơ chưa đến hai mươi nghe được, sao lại không động lòng? Về sau mới làm bù nhẫn, sau khi kết hôn, hai người ở trong căn nhà nhỏ giữa rừng chuối. Harold mời bà đỡ nước ngoài có kinh nghiệm đến chăm sóc cô ấy, mùa đông năm đó, cư dân trên đảo Hương Cảng chỉ vừa mặc áo len, đứa bé kia ra đời.”
“Từng ôm đến trấn trên xem qua. Là một bé trai, mắt xanh tóc vàng, mắt giống cha còn môi giống mẹ, bề ngoài rất dễ nhìn.”
Hoài Chân ngoái đầu nhìn Ceasar.
Anh đứng bên ngoài cửa hàng, hỏi tiếp, “Sau đó đã có chuyện gì?”
Ông chủ lấy ra hai trái dừa trong hầm ra, thành thạo đập vỡ vỏ, cắm ống hút vào đưa đến, vừa thở dài nói, “Còn có thể xảy ra chuyện gì được nữa? Khí chất ngạo mạn thối rữa của da trắng ở Hương Cảng lại không hề có trên người người Mỹ kia. Anh ta rất hiền lành gần gũi, phong độ nhanh nhẹn lại rất đẹp trai, còn biết tiếng Quảng, gặp người già hay trẻ con trong thôn cũng có thể tán gẫu với nhau mấy câu. Ai ngờ người trẻ tuổi như thế cũng…. Hầy, cuộc sống như vậy cũng chỉ được hai năm. Anh ta về Mỹ, nói là thuyết phục người nhà chấp nhận cô ấy, cho nên dẫn cậu bé đáng yêu kia đi, nói không lâu sau sẽ đón cô ấy về nhà. A Cầm chờ rồi lại chờ, cuối cùng sống được một năm lại không chờ tiếp được nữa.”
***
Hai người bắt xe buýt đến đường Cape Collinson, Chai Wan ở phía bắc Công viên Quốc gia Shek O, xuống xe đi bộ một đoạn là sẽ đến nghĩa trang Phật giáo.
Ban đầu nó là một ngọn đồi cao, những ngôi mộ màu trắng xếp thành hàng chồng lên nhau, trông như một thành phố hoang vắng chi chít những tòa nhà cao tầng màu trắng.
Hoài Chân mua một bó cúc ở chợ Trung tâm, cầm trong tay. Thềm đá ở nghĩa trang khá dốc, vẫn chưa uống hết nước dừa, lúc lên núi, Ceasar cầm trái dừa giúp cô, còn bàn tay trống nắm lấy tay cô, tránh để cô bị ngã.
Mộ phần hơn hai mươi năm trước đều nằm trên đỉnh núi. Lúc tìm được mộ của A Cầm, Hoài Chân đầu đầy mồ hôi, há miệng thở dốc.
Ceasar đứng sau lưng cô, bình tĩnh nhìn tấm ảnh trên bia đá.
Một tấm ảnh đen trắng đã phai mờ, trên đó là một cô gái trẻ tuổi đang nở nụ cười. Là gương mặt của người da trắng điển hình, răng đều tăm tắp, nụ cười hoàn mỹ, nhưng lại có khuôn mặt trứng ngỗng cổ điển, toát lên vẻ ngây thơ trầm tĩnh không rành thế sự. Thật kỳ lạ, phương Đông và phương Tây lại dung hòa trên người bà một cách hoàn hảo, không hề có nơi nào khiến người khác cảm thấy kỳ cục khó chịu.
Hoài Chân lấy lại hơi thở, gập người cúi chào người phụ nữ xinh đẹp kia, lúc cúi đầu đặt bó hoa trước bia mộ của bà, đột nhiên khẽ ơ lên.
Trên tấm bia có khắc ngày tháng sinh tử của bà lại có một bó cúc mới, còn vương sương mai, rõ ràng người đến thăm chỉ vừa rời đi không lâu.
“Là chú Trần,” cô nghe Ceasar nói, “Người bạn của Harold ở hiệu buôn Sassoon, chú ấy vẫn luôn lo chuyện kinh doanh thay ông ấy ở đây, bao gồm vài công việc tư nhân. Sáng nào chú ấy cũng sẽ đến đây quét dọn bia mộ.”
Cô nhẹ nhàng vuốt giọt sương bên trên, quấn chung vào tờ báo cũ đặt bó hoa cúc trước bia mộ, nhìn như thế có vẻ tươi hơn. Đột nhiên cô hoàn hồn, cười nói, “Anh vẫn cứ gọi tên cha như thế hả?”
Ceasar cũng cười, “Đúng thế, đã nhiều năm rồi.”
“Ông ấy rất vĩ đại. Là một người cha biết chịu đựng và vĩ đại.”
“Nhớ đến quan hệ giữa anh và ông ấy, gần đây anh hay mơ hồ nhớ lại vài chuyện hồi nhỏ. Sau khi về Mỹ, mâu thuẫn giữa ông và Arthur bùng nổ, thường xuyên có chiến tranh lạnh, mỉa mai sau lưng hoặc tranh chấp chính diện, thậm chí còn đánh nhau, chuyện này kéo dài đến lúc nghe tin bà ấy đã qua đời ở Hương Cảng. Từ đó Harold trở đên suy sụp, say rượu sa đọa, ở trong nhà chẳng ra gì. Có một đêm anh đi thăm ông ấy, thấy mắt ông ấy lõm sâu, sờ lên bộ râu bẩn thỉu của ông. Ông không nói gì, hơn nữa xem ra đã rất lâu chưa được ngủ, nhìn như cái xác biết đi, không còn chút tinh thần nào. Nhưng ông nói, ‘Cea, cha không có gì cả. Cha không còn gì nữa. Con sẽ là tri kỷ của cha chứ?’ Lúc đó anh còn rất nhỏ, không biết vì sao ông lại nói như thế nên nhanh chóng quên chuyện này đi. Về sau nữa, anh dần dần xa cách ông.”
Cô ngẫm nghĩ, nói, “Nếu có cơ hội lựa chọn, liệu anh có thể…”
“May mắn là vẫn còn kịp.” Anh ngẩn người nhìn bia mộ, một lúc sau mới mỉm cười.
Nụ cười ấy lại lẫn vẻ thê lương. Bởi vì có một số việc đã không còn kịp nữa rồi.
Hoài Chân bùi ngùi, bất giác cảm thấy tiếc thay anh.
Anh nói tiếp, “Ngày rời khỏi Hương Cảng, A Cầm có đến bến tàu. Dù Harold đã hứa hẹn với bà một tương lai tốt đẹp, nhưng có vẻ bà đã dự đoán được chuyện sẽ chấm dứt ở đấy. Tàu vừa rời bến, bà đã điên cuồng chạy đuổi theo. Anh không hề tin vào dự cảm đó, cũng không hiểu vì sao bà lại làm vậy.”
Hoài Chân nghiêng đầu, “Bây giờ đã biết chưa?”
Anh gật đầu, “Mùa hè năm ngoái, vào sáu giờ sáng ở phố Lombard, vừa tỉnh dậy thì không thấy em đâu. Chạy lên bậc thềm, đuổi theo xe cáp, nhưng anh có làm gì cũng không đuổi kịp. Đứng bên ven đường nhìn theo hướng xe cáp, đột nhiên anh đã hiểu ra cảm giác ấy: vĩnh viễn sẽ không thấy được. Sau này cũng không gặp lại nữa. Nhưng anh lại không thể làm gì, không có biện pháp nào cả.”
Hoài Chân cúi gằm đầu. À, cô biết cảm giác này, thì ra anh cũng biết.
Hai người thành kính hồi tưởng trước bia mộ của A Cầm.
Hoài Chân muốn nói lời thoải mái, “Mẹ là một mỹ nhân, lúc cười trông anh rất giống bà.”
“Sống đến năm hai mươi mốt tuổi, mọi chuyện rất suôn sẻ, chưa bao giờ phải lo âu vì chuyện gì, nhưng anh luôn cảm thấy trống trải, mãi mà không nghĩ ra.” Ceasar cụp mắt, mỉm cười, “Cho đến khi em ngồi vào chiếc xe hơi đó. Em ngủ gật, còn anh nhìn trộm em. Rõ ràng là một người rất đáng ghét, nhưng thật sự rất khiến anh tò mò.”
Hoài Chân trầm ngâm, “Con người bao giờ cũng theo bản năng truy đuổi hình tượng của mẹ.”
“Cho đến trước khi rời khỏi thành phố San Francisco, lúc đến cửa tiệm dưới lòng đất đó, anh mới hiểu được vì sao,” Anh lắc đầu, nhìn thẳng vào Hoài Chân, “Khi đó anh đợi ở cửa, trong đầu chỉ nghĩ về những thứ liên quan đến em. ‘This is what’s been missing. This is what’s been missing.’ Những tế bào anh tưởng chừng đã chết, vào khoảnh khắc ấy đã sống lại.”
Hoài Chân nghiêng đầu, “Nghe giống như đang nói về thuốc phiện tinh thần nào đó vậy.”
“Thuốc phiện tinh thần, nhưng có lợi cho sức khỏe, rốt cuộc có chỗ nào không tốt hả?”
“Đắm chìm vào một thứ cũng không phải là chuyện tốt, cảm giác giống như trao đổi với ác quỷ vậy, không công bằng.”
Anh cúi đầu, ở ngay trước mộ mẹ, càn rỡ ôm eo cô vợ trẻ tuổi, hôn chụt lên mặt cô, “Ừ. Nên phải đối tốt với anh đấy.”
Đột nhiên Hoài Chân sực tỉnh, hét lên, “Anh làm gì vậy? Biết tôn trọng người đã mất đi chứ.”
Ceasar chỉ vào tấm ảnh, cười nói, “Em xem, mẹ thấy chúng ta như vậy cũng rất vui.”
Hoài Chân ngẩn ra, sau đó cười thành tiếng.
Ceasar lùi về sau một bước, cúi đầu nhìn cô, “Vui vẻ như thế, chẳng lẽ thành tích được A hết?”
Hoài Chân che tai, “Im mồm!”
“Vậy là không được hả?”
Cô thấp giọng la lên, “Đều là lỗi của anh cả.”
Ceasar cười to, đưa tay ôm cô vào lòng, “Vậy để anh bồi thường cho em.”
“Em bị mất học bổng rồi, anh lấy gì đền cho em đây?”
Anh nhíu mày, “Cả đời của anh còn chưa đủ sao?”
Cô ngẩn ra, sau đó bĩu môi, “Không đủ.”
Anh nói, “Không đưa em tiền bán được đàn violin nữa.”
Đột nhiên cô nhớ ra còn có chuyện như thế, lẩm bẩm bảo, “Em còn có một nửa mà!”
Anh vừa ôm cô vừa đi xuống, nói, “Sau này chúng ta sẽ rất giàu.”
Cô bảo, “Đó là chuyện của sau này!”
Anh nói tiếp, “Có tiền rồi, vợ anh muốn làm gì nào?”
Cô lại bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ.
Đột nhiên Ceasar đề nghị, “Mua một cánh đồng hơn một ngàn khoảnh ở Canada, trồng nho nấu rượu được không?”
Cô chợt hưng phấn, “Sau đó mở quán rượu, người da trắng, da vàng, da đỏ, da đen, da xanh, người chuyển giới hay không chuyển giới cũng có thể đến.”
Anh nhíu mày, “Ồ, vậy thì anh phải chuẩn bị tâm lý đã. Em biết đấy, anh khó mà chấp nhận được đồng tính luyến ái và phá thai.”
Cô hừ khẽ.
Anh nói tiếp, “Có điều đều nghe em cả. Trưa nay ăn gì?”
Cô nói, “Bánh dứa trong quán Bing Sutt ở Shek O cũng không tệ.”
“Vậy thì chúng ta đến đó.”
Dưới cái nắng chang chang, Hoài Chân nhớ đến bánh dứa và soda nước chanh ướp lạnh, bất giác vui vẻ ngâm nga bài hát.
Là một bài tiếng Đức nhưng lúc ở Đức cô chưa từng để ý, nhưng lại nghe được phiên bản tiếng Trung trên trang web ở trong nước.
Lẩm bẩm một lúc, Ceasar nhíu mày, “Đây là tiếng Trung à?”
Cô dừng lại, “Tiếng Đức.”
Cô lại hát tiếp, “Tôi là Schnappi, một chú cá sấu nhỏ…” (Ich bin Schnappi, das kleine Krokodil…)
“Lạ quá. Phát âm của em tệ đến mức đó rồi hả?” Anh quay đầu đi, “Nghe như đang chửi anh.”
Cô quay qua nhìn anh, “Không có đâu.”
“Là bài gì?”
“Bài hát trẻ em.”
“Ừ. Sau này hát cho Joyce nghe.”
Hoài Chân suy sụp, “Đã nói là không được gọi Joyce mà!”
Ceasar bật cười.
Mấy người Hoa lên núi tảo mộ, nghiêng đầu nhìn chằm chằm hai người, nhíu mày, không biết bọn họ nổi điên cái gì.
xe hơi chạy qua đường Cape Collinson, dưới ánh mặt trời trông như côn trùng giáp xác đội vỏ dưa hấu.
Bỏ lỡ chuyến xe này thì phải đợi thêm nửa tiếng nữa. Cô cũng không muốn bị cái nắng của nhiệt đới biến thành cái rây, thế là kéo tay anh chạy bạt mạng xuống núi.
Ceasar tay chân dài, đi đằng sau cười to, dễ dàng đuổi theo.
Ngọn đồi vắng tanh, con đường sạch sẽ, bên đường là cây cọ và chuối tây tươi tốt, tiếng cười trẻ tuổi vọng về.
Đấy là toàn bộ bí mật mùa hè liên quan đến miền nam năm đó.
– Kết thúc –
Qin: Đọc xong các ngoại truyện cuối, các bạn có cảm giác thế nào? Riêng mình lúc edit đến đoạn A Cầm và Harold, tự dưng khóc bao giờ chẳng hay. Bi kịch của hai người chính là hiện thực nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ, mà không riêng gì bọn họ, cả Mộng Khanh và Ôn Mạnh Băng, thậm chí là A Lục đều thế. Bọn họ bị thế giới bất công năm xưa chèn ép, đẩy vào đường cùng, ai ai cũng gánh chịu số mệnh bi thảm. Có người sống khá, có người đã chết, có người không bao giờ quên. Mình cảm thấy bọn họ chính là hình ảnh của thời đại bài Hoa, phân biệt chủng tộc của thế kỷ trước. Đến đây cũng đã hiểu phần nào vì sao tác giả lại chọn Hoài Chân xuyên không, bởi lẽ nếu chỉ đơn giản là Mộng Khanh và Ceasar thì có lẽ bọn họ mãi mãi là hai đường thẳng song song, bởi vì xã hội thời đấy đã định như vậy rồi. Có thể nói Hoài Chân đúng là “người thắng nhân sinh”.
Mình cũng chỉ có đôi điều muốn nói về ngoại truyện như thế, về phần Hoài Chân và Ceasar thì không muốn nói nhiều nữa, hai bạn trẻ đã hạnh phúc rồi.
Đây chắc là bộ truyện hoàn với tốc độ nhanh nhất của nhà mình, có thể nhanh nên ẩu, trong quá trình edit thường sai lỗi chính tả và sót câu chưa beta, may mà vẫn luôn được các bạn ủng hộ chỉ ra kịp thời. Cám ơn mọi người đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua, cũng cám ơn mọi người đã thích câu chuyện này.
A Cầm càng lớn càng giống người Hoa, nhưng mũi cao mắt sâu, nhất định cha mẹ có người là người da trắng. Cô ấy chỉ biết nói tiếng Quảng, cũng không biết chữ. Từ nhỏ đi theo bà Chu nên sống cũng không dễ dàng gì, không có cơ hội đọc sách. Tính tình hiền thục, không thích nói nhiều, gặp ai cũng cười, không giống một kẻ nước ngoài, trái lại càng giống cô nương ngây ngô trong thôn hơn. Cô ấy hiền lắm, mấy thím trong thôn gọi cô ấy nhờ đi hái trái cây hay nhổ cỏ, cô ấy cũng chưa bao giờ từ chối. Người dân trong thôn đối xử với A Cầm rất tốt, luôn cảm thấy cô ấy chính là người Trung Quốc.”
“Năm cô ấy mười bảy tuổi, bà Chu qua đời. Người trong thôn và cô ấy cùng mai táng bà, lại nhớ ra bây giờ cô ấy chỉ côi cút một mình, không biết có thể dựa vào gì để tự nuôi sống mình. Mọi người bèn bảo cô ấy ra ngoài làm công đi, có điều Hương Cảng rất loạn, cô ấy lại đẹp như vậy, nếu không cẩn thận thì sẽ bị lừa. Vừa hay bà Mạch có ông anh họ làm trong khách sạn cao cấp ở Trung tâm, bèn nhờ người chạy chọt cho cô ấy một chân phục vụ ở đó. Nói là phục vụ, nhưng cô ấy vụng về không biết làm, đa phần đều ngồi trong phòng khách khách sạn, hầy, đúng là đẹp có cái tốt của cái đẹp. Cô ấy khá ngốc, lại ít nói, nhưng được cái rất khỏe. Chính tại nơi đó, cô ấy gặp được người Mỹ tên là Harold, tóc vàng mắt xanh, là một người đàn ông anh tuấn rất hiếm gặp trong phim Mỹ. Người kia theo chủ nghĩa chống thực dân, ghét kiều dân nước Anh và là người thuộc đảng Cộng hòa Mỹ, thế nhưng lại rất say mê Hương Cảng.”
“Tình yêu của bọn họ quả thật không lạ gì ở Hương Cảng. A Cầm yêu một người da trắng có tiền, có địa vị, có tướng mạo là chuyện đương nhiên thôi. Mà vì sao Harold lại yêu A Cầm, ngay từ đầu mọi người cũng hiểu. Trong mắt người ngoài, A Cầm chính là kiểu tình nhân mà người da trắng bại hoại thích tìm vui ở Viễn Đông, A Cầm là một tờ giấy trắng, còn anh ta muốn tô vẽ lên trên. Mọi người đều thế cả. Anh ta chỉ vui đùa mà thôi, cũng không thèm để ý đến người phụ nữ thực dân này sẽ ra sao sau khi mình rời đi, nói không chừng anh ta đã có vợ ở Mỹ rồi, có lẽ ở Hà Nội hay Singapore cũng có một người phụ nữ như thế. Bọn họ bị xã hội chỉ trỏ như tất cả các cặp đôi khác, thậm chí đến A Cầm cũng tin chuyện là như thế, nhưng cô ấy đã dấn thân quá sâu, không thể dứt ra nổi.”
“Chưa lập gia đình mà mang thai là số mệnh bi thảm nhất của kiểu phụ nữ như vậy. A Cầm không có ai dạy dỗ, không biết chuyện này, ba tháng sau mới biết mình mang thai. Cô ấy không nói với bất kỳ ai, một mình quay về Shek O, tìm đến một nhà ngư dân nấp vào, mỗi cuối tuần sẽ đi chợ mua chút đồ bổ, sữa bò hết hạn hoặc là mấy quả trứng gà. Chính là lúc đó, trong thôn có người gặp được cô ấy. A Cầm lúc đó hơi mập, cơ thể hơi phù. Cậu biết đấy, A Cầm có dòng máu của người da trắng, chỉ cần bề ngoài thay đổi thì bọn tôi cũng khó mà nhận ra. Gọi tên cô ấy, cô ấy hốt hoảng né tránh, cũng không chắc rốt cuộc có phải là cô ấy hay không.”
“Hai tuần sau, Harold tìm đến thôn chài lưới, gầy gò tái nhợt như thể đi ra từ địa ngục. Anh ta gọi A Cầm đi ra gặp mình, A Cầm khóa chặt cửa, không chịu ra ngoài. Anh ta cũng không ép phá cửa xông vào, chỉ ngồi bên ngoài chờ. Người kia cũng bướng bỉnh, hai người cứ giằng co như thế ba ngày, anh ta nói mình muốn có một câu trả lời, biết rốt cuộc mình không tốt ở điểm nào, muốn biết vì sao đột nhiên cô ấy lại biến mất.”
“Người Mỹ kia không chịu thua, trợn to mắt nhìn chằm chặp cánh cửa cũ nát, mặt xanh mét mắt hằn tia máu, rất dọa người. A Cầm nấp sau cửa, không biết là sợ hay đau lòng, thấp giọng nói, ‘Anh đi đi.’ Người kia trả lời, ‘Trừ phi em nói với anh, em cũng không muốn gặp lại anh nữa.’ A Cầm suy nghĩ rồi bảo, ‘em nghĩ anh sẽ không gặp lại em nữa. Em sẽ nói với anh, nhưng anh phải hứa với em một chuyện.’ Anh ta lập tức nói, ‘Anh hứa.’ A Cầm nói, ‘Em mang thai rồi.’ Anh ta hỏi, ‘Em nói gì?’ A Cầm đáp, ‘Cho dù em chết, em cũng muốn đứa bé này còn sống. Em muốn con sống sót. Bọn họ đều nói anh đã có gia đình, vì địa vị xã hội của mình, vì vợ và con anh, chắc chắn anh sẽ không để nó sống. Nhưng em năn nỉ anh, đây là điều duy nhất em có thể có.’ Lúc nói lời này, mắt A Cầm rất sáng, nhưng sắc mặt rất cương quyết. Người Mỹ kia nghe xong lời đó, gần như muốn suy sụp. Anh ta không biết rốt cuộc mình đã làm sai điều gì, cũng không biết rốt cuộc người mình yêu đã làm sai điều gì, mà lại gặp phải đau khổ như thế.”
Hoài Chân truy hỏi, “Sau đó thì sao?”
“Cánh cửa kia rất dễ phá, người da trắng lại có sức lớn, một cước đá văng là việc quá đơn giản. Chẳng qua mới đầu còn phong độ lịch sự, xã giao lễ nghi nên mới chờ. Anh ta cầu hôn ngay tại căn nhà đánh bắt cá ngoài rừng cây ở mũi D’Aguilar, vóc dáng cao lớn như thế, quỳ xuống ngoài thềm, bập bẹ tỏ tình bằng tiếng Quảng xen lẫn tiếng Anh, khẩn cầu cô ấy gả cho mình, yên tâm sinh con ra, anh ta đảm bảo nhất định mình sẽ là người chồng tốt, là người cha tốt. Lời như thế, một cô gái ngây thơ chưa đến hai mươi nghe được, sao lại không động lòng? Về sau mới làm bù nhẫn, sau khi kết hôn, hai người ở trong căn nhà nhỏ giữa rừng chuối. Harold mời bà đỡ nước ngoài có kinh nghiệm đến chăm sóc cô ấy, mùa đông năm đó, cư dân trên đảo Hương Cảng chỉ vừa mặc áo len, đứa bé kia ra đời.”
“Từng ôm đến trấn trên xem qua. Là một bé trai, mắt xanh tóc vàng, mắt giống cha còn môi giống mẹ, bề ngoài rất dễ nhìn.”
Hoài Chân ngoái đầu nhìn Ceasar.
Anh đứng bên ngoài cửa hàng, hỏi tiếp, “Sau đó đã có chuyện gì?”
Ông chủ lấy ra hai trái dừa trong hầm ra, thành thạo đập vỡ vỏ, cắm ống hút vào đưa đến, vừa thở dài nói, “Còn có thể xảy ra chuyện gì được nữa? Khí chất ngạo mạn thối rữa của da trắng ở Hương Cảng lại không hề có trên người người Mỹ kia. Anh ta rất hiền lành gần gũi, phong độ nhanh nhẹn lại rất đẹp trai, còn biết tiếng Quảng, gặp người già hay trẻ con trong thôn cũng có thể tán gẫu với nhau mấy câu. Ai ngờ người trẻ tuổi như thế cũng…. Hầy, cuộc sống như vậy cũng chỉ được hai năm. Anh ta về Mỹ, nói là thuyết phục người nhà chấp nhận cô ấy, cho nên dẫn cậu bé đáng yêu kia đi, nói không lâu sau sẽ đón cô ấy về nhà. A Cầm chờ rồi lại chờ, cuối cùng sống được một năm lại không chờ tiếp được nữa.”
***
Hai người bắt xe buýt đến đường Cape Collinson, Chai Wan ở phía bắc Công viên Quốc gia Shek O, xuống xe đi bộ một đoạn là sẽ đến nghĩa trang Phật giáo.
Ban đầu nó là một ngọn đồi cao, những ngôi mộ màu trắng xếp thành hàng chồng lên nhau, trông như một thành phố hoang vắng chi chít những tòa nhà cao tầng màu trắng.
Hoài Chân mua một bó cúc ở chợ Trung tâm, cầm trong tay. Thềm đá ở nghĩa trang khá dốc, vẫn chưa uống hết nước dừa, lúc lên núi, Ceasar cầm trái dừa giúp cô, còn bàn tay trống nắm lấy tay cô, tránh để cô bị ngã.
Mộ phần hơn hai mươi năm trước đều nằm trên đỉnh núi. Lúc tìm được mộ của A Cầm, Hoài Chân đầu đầy mồ hôi, há miệng thở dốc.
Ceasar đứng sau lưng cô, bình tĩnh nhìn tấm ảnh trên bia đá.
Một tấm ảnh đen trắng đã phai mờ, trên đó là một cô gái trẻ tuổi đang nở nụ cười. Là gương mặt của người da trắng điển hình, răng đều tăm tắp, nụ cười hoàn mỹ, nhưng lại có khuôn mặt trứng ngỗng cổ điển, toát lên vẻ ngây thơ trầm tĩnh không rành thế sự. Thật kỳ lạ, phương Đông và phương Tây lại dung hòa trên người bà một cách hoàn hảo, không hề có nơi nào khiến người khác cảm thấy kỳ cục khó chịu.
Hoài Chân lấy lại hơi thở, gập người cúi chào người phụ nữ xinh đẹp kia, lúc cúi đầu đặt bó hoa trước bia mộ của bà, đột nhiên khẽ ơ lên.
Trên tấm bia có khắc ngày tháng sinh tử của bà lại có một bó cúc mới, còn vương sương mai, rõ ràng người đến thăm chỉ vừa rời đi không lâu.
“Là chú Trần,” cô nghe Ceasar nói, “Người bạn của Harold ở hiệu buôn Sassoon, chú ấy vẫn luôn lo chuyện kinh doanh thay ông ấy ở đây, bao gồm vài công việc tư nhân. Sáng nào chú ấy cũng sẽ đến đây quét dọn bia mộ.”
Cô nhẹ nhàng vuốt giọt sương bên trên, quấn chung vào tờ báo cũ đặt bó hoa cúc trước bia mộ, nhìn như thế có vẻ tươi hơn. Đột nhiên cô hoàn hồn, cười nói, “Anh vẫn cứ gọi tên cha như thế hả?”
Ceasar cũng cười, “Đúng thế, đã nhiều năm rồi.”
“Ông ấy rất vĩ đại. Là một người cha biết chịu đựng và vĩ đại.”
“Nhớ đến quan hệ giữa anh và ông ấy, gần đây anh hay mơ hồ nhớ lại vài chuyện hồi nhỏ. Sau khi về Mỹ, mâu thuẫn giữa ông và Arthur bùng nổ, thường xuyên có chiến tranh lạnh, mỉa mai sau lưng hoặc tranh chấp chính diện, thậm chí còn đánh nhau, chuyện này kéo dài đến lúc nghe tin bà ấy đã qua đời ở Hương Cảng. Từ đó Harold trở đên suy sụp, say rượu sa đọa, ở trong nhà chẳng ra gì. Có một đêm anh đi thăm ông ấy, thấy mắt ông ấy lõm sâu, sờ lên bộ râu bẩn thỉu của ông. Ông không nói gì, hơn nữa xem ra đã rất lâu chưa được ngủ, nhìn như cái xác biết đi, không còn chút tinh thần nào. Nhưng ông nói, ‘Cea, cha không có gì cả. Cha không còn gì nữa. Con sẽ là tri kỷ của cha chứ?’ Lúc đó anh còn rất nhỏ, không biết vì sao ông lại nói như thế nên nhanh chóng quên chuyện này đi. Về sau nữa, anh dần dần xa cách ông.”
Cô ngẫm nghĩ, nói, “Nếu có cơ hội lựa chọn, liệu anh có thể…”
“May mắn là vẫn còn kịp.” Anh ngẩn người nhìn bia mộ, một lúc sau mới mỉm cười.
Nụ cười ấy lại lẫn vẻ thê lương. Bởi vì có một số việc đã không còn kịp nữa rồi.
Hoài Chân bùi ngùi, bất giác cảm thấy tiếc thay anh.
Anh nói tiếp, “Ngày rời khỏi Hương Cảng, A Cầm có đến bến tàu. Dù Harold đã hứa hẹn với bà một tương lai tốt đẹp, nhưng có vẻ bà đã dự đoán được chuyện sẽ chấm dứt ở đấy. Tàu vừa rời bến, bà đã điên cuồng chạy đuổi theo. Anh không hề tin vào dự cảm đó, cũng không hiểu vì sao bà lại làm vậy.”
Hoài Chân nghiêng đầu, “Bây giờ đã biết chưa?”
Anh gật đầu, “Mùa hè năm ngoái, vào sáu giờ sáng ở phố Lombard, vừa tỉnh dậy thì không thấy em đâu. Chạy lên bậc thềm, đuổi theo xe cáp, nhưng anh có làm gì cũng không đuổi kịp. Đứng bên ven đường nhìn theo hướng xe cáp, đột nhiên anh đã hiểu ra cảm giác ấy: vĩnh viễn sẽ không thấy được. Sau này cũng không gặp lại nữa. Nhưng anh lại không thể làm gì, không có biện pháp nào cả.”
Hoài Chân cúi gằm đầu. À, cô biết cảm giác này, thì ra anh cũng biết.
Hai người thành kính hồi tưởng trước bia mộ của A Cầm.
Hoài Chân muốn nói lời thoải mái, “Mẹ là một mỹ nhân, lúc cười trông anh rất giống bà.”
“Sống đến năm hai mươi mốt tuổi, mọi chuyện rất suôn sẻ, chưa bao giờ phải lo âu vì chuyện gì, nhưng anh luôn cảm thấy trống trải, mãi mà không nghĩ ra.” Ceasar cụp mắt, mỉm cười, “Cho đến khi em ngồi vào chiếc xe hơi đó. Em ngủ gật, còn anh nhìn trộm em. Rõ ràng là một người rất đáng ghét, nhưng thật sự rất khiến anh tò mò.”
Hoài Chân trầm ngâm, “Con người bao giờ cũng theo bản năng truy đuổi hình tượng của mẹ.”
“Cho đến trước khi rời khỏi thành phố San Francisco, lúc đến cửa tiệm dưới lòng đất đó, anh mới hiểu được vì sao,” Anh lắc đầu, nhìn thẳng vào Hoài Chân, “Khi đó anh đợi ở cửa, trong đầu chỉ nghĩ về những thứ liên quan đến em. ‘This is what’s been missing. This is what’s been missing.’ Những tế bào anh tưởng chừng đã chết, vào khoảnh khắc ấy đã sống lại.”
Hoài Chân nghiêng đầu, “Nghe giống như đang nói về thuốc phiện tinh thần nào đó vậy.”
“Thuốc phiện tinh thần, nhưng có lợi cho sức khỏe, rốt cuộc có chỗ nào không tốt hả?”
“Đắm chìm vào một thứ cũng không phải là chuyện tốt, cảm giác giống như trao đổi với ác quỷ vậy, không công bằng.”
Anh cúi đầu, ở ngay trước mộ mẹ, càn rỡ ôm eo cô vợ trẻ tuổi, hôn chụt lên mặt cô, “Ừ. Nên phải đối tốt với anh đấy.”
Đột nhiên Hoài Chân sực tỉnh, hét lên, “Anh làm gì vậy? Biết tôn trọng người đã mất đi chứ.”
Ceasar chỉ vào tấm ảnh, cười nói, “Em xem, mẹ thấy chúng ta như vậy cũng rất vui.”
Hoài Chân ngẩn ra, sau đó cười thành tiếng.
Ceasar lùi về sau một bước, cúi đầu nhìn cô, “Vui vẻ như thế, chẳng lẽ thành tích được A hết?”
Hoài Chân che tai, “Im mồm!”
“Vậy là không được hả?”
Cô thấp giọng la lên, “Đều là lỗi của anh cả.”
Ceasar cười to, đưa tay ôm cô vào lòng, “Vậy để anh bồi thường cho em.”
“Em bị mất học bổng rồi, anh lấy gì đền cho em đây?”
Anh nhíu mày, “Cả đời của anh còn chưa đủ sao?”
Cô ngẩn ra, sau đó bĩu môi, “Không đủ.”
Anh nói, “Không đưa em tiền bán được đàn violin nữa.”
Đột nhiên cô nhớ ra còn có chuyện như thế, lẩm bẩm bảo, “Em còn có một nửa mà!”
Anh vừa ôm cô vừa đi xuống, nói, “Sau này chúng ta sẽ rất giàu.”
Cô bảo, “Đó là chuyện của sau này!”
Anh nói tiếp, “Có tiền rồi, vợ anh muốn làm gì nào?”
Cô lại bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ.
Đột nhiên Ceasar đề nghị, “Mua một cánh đồng hơn một ngàn khoảnh ở Canada, trồng nho nấu rượu được không?”
Cô chợt hưng phấn, “Sau đó mở quán rượu, người da trắng, da vàng, da đỏ, da đen, da xanh, người chuyển giới hay không chuyển giới cũng có thể đến.”
Anh nhíu mày, “Ồ, vậy thì anh phải chuẩn bị tâm lý đã. Em biết đấy, anh khó mà chấp nhận được đồng tính luyến ái và phá thai.”
Cô hừ khẽ.
Anh nói tiếp, “Có điều đều nghe em cả. Trưa nay ăn gì?”
Cô nói, “Bánh dứa trong quán Bing Sutt ở Shek O cũng không tệ.”
“Vậy thì chúng ta đến đó.”
Dưới cái nắng chang chang, Hoài Chân nhớ đến bánh dứa và soda nước chanh ướp lạnh, bất giác vui vẻ ngâm nga bài hát.
Là một bài tiếng Đức nhưng lúc ở Đức cô chưa từng để ý, nhưng lại nghe được phiên bản tiếng Trung trên trang web ở trong nước.
Lẩm bẩm một lúc, Ceasar nhíu mày, “Đây là tiếng Trung à?”
Cô dừng lại, “Tiếng Đức.”
Cô lại hát tiếp, “Tôi là Schnappi, một chú cá sấu nhỏ…” (Ich bin Schnappi, das kleine Krokodil…)
“Lạ quá. Phát âm của em tệ đến mức đó rồi hả?” Anh quay đầu đi, “Nghe như đang chửi anh.”
Cô quay qua nhìn anh, “Không có đâu.”
“Là bài gì?”
“Bài hát trẻ em.”
“Ừ. Sau này hát cho Joyce nghe.”
Hoài Chân suy sụp, “Đã nói là không được gọi Joyce mà!”
Ceasar bật cười.
Mấy người Hoa lên núi tảo mộ, nghiêng đầu nhìn chằm chằm hai người, nhíu mày, không biết bọn họ nổi điên cái gì.
xe hơi chạy qua đường Cape Collinson, dưới ánh mặt trời trông như côn trùng giáp xác đội vỏ dưa hấu.
Bỏ lỡ chuyến xe này thì phải đợi thêm nửa tiếng nữa. Cô cũng không muốn bị cái nắng của nhiệt đới biến thành cái rây, thế là kéo tay anh chạy bạt mạng xuống núi.
Ceasar tay chân dài, đi đằng sau cười to, dễ dàng đuổi theo.
Ngọn đồi vắng tanh, con đường sạch sẽ, bên đường là cây cọ và chuối tây tươi tốt, tiếng cười trẻ tuổi vọng về.
Đấy là toàn bộ bí mật mùa hè liên quan đến miền nam năm đó.
– Kết thúc –
Qin: Đọc xong các ngoại truyện cuối, các bạn có cảm giác thế nào? Riêng mình lúc edit đến đoạn A Cầm và Harold, tự dưng khóc bao giờ chẳng hay. Bi kịch của hai người chính là hiện thực nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ, mà không riêng gì bọn họ, cả Mộng Khanh và Ôn Mạnh Băng, thậm chí là A Lục đều thế. Bọn họ bị thế giới bất công năm xưa chèn ép, đẩy vào đường cùng, ai ai cũng gánh chịu số mệnh bi thảm. Có người sống khá, có người đã chết, có người không bao giờ quên. Mình cảm thấy bọn họ chính là hình ảnh của thời đại bài Hoa, phân biệt chủng tộc của thế kỷ trước. Đến đây cũng đã hiểu phần nào vì sao tác giả lại chọn Hoài Chân xuyên không, bởi lẽ nếu chỉ đơn giản là Mộng Khanh và Ceasar thì có lẽ bọn họ mãi mãi là hai đường thẳng song song, bởi vì xã hội thời đấy đã định như vậy rồi. Có thể nói Hoài Chân đúng là “người thắng nhân sinh”.
Mình cũng chỉ có đôi điều muốn nói về ngoại truyện như thế, về phần Hoài Chân và Ceasar thì không muốn nói nhiều nữa, hai bạn trẻ đã hạnh phúc rồi.
Đây chắc là bộ truyện hoàn với tốc độ nhanh nhất của nhà mình, có thể nhanh nên ẩu, trong quá trình edit thường sai lỗi chính tả và sót câu chưa beta, may mà vẫn luôn được các bạn ủng hộ chỉ ra kịp thời. Cám ơn mọi người đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua, cũng cám ơn mọi người đã thích câu chuyện này.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook