Kim Sơn Hồ Điệp
-
Chương 11: Phố Grant Avenue (5)
Dọc theo đường Sacramento rẽ vào đường Staunton trên thành phố, Hoài Chân cảm thấy có điều không đúng, cô bèn ngoái đầu nhìn lại: một gã đàn ông vạm vỡ không nhanh không chậm đi theo ở khoảng cách năm sáu mét.
Cô dừng lại thì gã ta cũng dừng, quan sát ý đồ trong mắt cô; cô nghiêng đầu bước lên trước hai bước, gã ta cũng chậm rãi đi theo.
Thử mấy lần, Hoài Chân liền coi gã như một NPC, vẫn đi tới điểm đến của mình.
Mùa đông ở San Francisco không quá lạnh, lúc này vừa đúng giữa trưa mặt trời nhô cao, Hoài Chân mặc chiếc áo kia trên người, mới đi được một đoạn là đã đổ mồ hôi cả người. Vô tình gặp vài ba thanh niên âu phục giày da, đầu tóc bóng loáng trên đường, từ xa xa đưa mắt nhìn gã đàn ông vạm vỡ sau lưng cô, có lẽ biết là người của Hồng gia nên huýt sáo cười nghiêng ngả, suýt nữa là đã chạy đến hỏi: “Không lẽ gương mặt lạ này chính là nàng dâu việt dương do cha thằng Sáu họ Hồng chọn cho nó?”
Hoài Chân né xa, mấy gã thanh niên vẫn dán mắt nhìn cô nửa con phố, song không dám lỗ mãng.
Đi hai mươi phút băng qua con hẻm nhỏ ở đường Jackson, đứng trên quốc lộ Pacific Road, cô vừa ngẩng đầu đã trông thấy trung tâm điện báo.
Trung tâm điện báo có kiến trúc hình tháp kiểu Trung Hoa, nằm giữa nhà lầu hai nóc ba tầng màu đen trông vô cùng bắt mắt. Trên hai biển gỗ ngoài cửa viết “trung tâm điện thoại điện báo Pacific”; trong đại sảnh rộng rãi đều dùng đồ dùng gỗ lim chạm trổ, nam tiếp viên trong văn phòng vô cùng bận bịu, liên tục thay khách gửi điện báo ra nước ngoài.
Hoài Chân đứng trước cửa ngẫm nghĩ một hồi: tổng cộng mất 425 đô la. Nhưng ngộ nhỡ… có người đấu giá được thì sao?
Quả thật cô không có quá nhiều khái niệm về vật giá đô la ở thời đại này, nhưng dù là gì thì mượn được nhiều tiền cũng không có gì xấu mà đúng không?
Suy nghĩ chốc lát, rồi cô không chút do dự bước vào.
Một người đầu đội mũ quả dưa màu đen ở đối diện đi tới, đón cô vào ngồi xuống bên cạnh một tiếp tuyến viên. Người sau cửa kính cầm ống nghe lên, hỏi cô: “Gọi đi đâu?”
Hoài Chân quay đầu nhìn lại, gã đàn ông kia cũng đã đi theo vào, nghênh ngang ngồi trên ghế bát tiên đặt ngoài phòng.
Cô lôi tờ giấy kia ra, chậm rãi đọc số cho người ngồi đối diện: “Thành phố San Francisco, 415-012-3048, Andre Crawford.”
Tiếp tuyến viên tay cầm ống nghe, quay số xong thì từ từ nói: “Xin chào, 412-132-1928 phố Trung Quốc xin được gặp Andre Crawford.”
Một lúc lâu sau, cuối cùng cũng đã liên lạc được, anh ta đưa đồng hồ và ống nghe đến cho Hoài Chân.
Đưa ống nghe lên tai, còn chưa mở miệng đã nghe thấy giọng nam trung lười biếng quen thuộc: “Hello.”
Hoài Chân giật mình, lật đật giơ tay che ống nghe.
Nửa buổi cũng không nghe thấy ai lên tiếng, giọng ở đầu dây mất hẳn kiên nhẫn: “Crawford is out, Muhlenberg is listening.” (Crawford tạm vắng, Muhlenberg đang nghe điện thoại.)
Sao lại không khéo vậy kia chứ?
Tiếp tuyến viên hất cằm, ra hiệu cho cô thời gian không còn nhiều.
Hoài Chân gật đầu cất tay đi, cẩn thận chọn lời nói: “I am Waaizan Kwai… I am in trouble, and I need some help.” (Tôi là Quý Hoài Chân, tôi đang gặp rắc rối, cần được giúp đỡ.)
Cô nghe thấy ở đầu ống nghe nói: “Who are you, what do you want?” (Cô là ai, cô muốn gì?)
“I am…”
“Say it again.” Đầu kia im lặng chờ, giọng điệu bình tĩnh, không biết vẻ mặt ra sao.
Hoài Chân nhắm hai mắt. Trong tích tắc, cô lập tức đổi sang ngôn ngữ bản thân vô cùng quen thuộc, “Ich bin Waaizan. Wir haben uns heute morgen getroffen. Koennen Sie mir bitte 3500 Dollars leihen? Ich bin in Schwierigkeiten.” (Tôi là Quý Hoài Chân, sáng nay chúng ta đã gặp nhau rồi. Tôi có thể mượn anh ba nghìn năm trăm đô la được không? Tôi đang gặp rắc rối.)
Cô nói thật nhanh một chuỗi tiếng Đức này, nhịp tim tăng nhanh.
Kim giây trên đồng hồ trước mặt tích tắc trôi qua mười giây, sau tiếng cười ngắn ngủi, người ở đầu kia mới khoan thai mở miệng, “Es tut mir leid. Wieder einmal, bitte.” (Xin lỗi tôi không nghe rõ, nói lại đi.)
Phát âm tiếng Đức trầm thấp khàn khàn, làm yếu đi âm bụng mạnh mẽ ban đầu, khiến tai Hoài Chân tê rần.
Cô dè dặt: “3000, bitte?” (3000, được không?)
“Wie viel?” (Bao nhiêu?)
“Oder, 2500, 2000…” (hoặc là, 2500, 2000 cũng được…)
Đầu bên kia lại cười mà không trả lời cô.
Tiếng cười cách ống nghe một khoảng cách nhất định, nhưng cô vẫn có thể nhận ra là cái kiểu cười rất thiếu đòn, không hề có ý che giấu kia.
Anh ta cố ý.
Chỉ còn lại mười lăm giây cuối cùng. Hoài Chân nhắm mắt, lấy hết sức nói một hơi: “Koennen Sie mir bitte 425 Dollar leihen? Ich würde dann bis ca. 18 Uhr auf Sie in der Sacramento Strasse 107 warten. Ich hoffe, dass wir uns dann dort sehen. Auf wiedersehen.” (Tôi thật sự đang gặp rắc rối. Xin cho tôi mượn 425 đô la. Tối nay tôi sẽ chờ anh ở số 107 đường Sacramento đến 18 giờ. Hy vọng có thể gặp anh. Tạm biệt.)
Cúp điện thoại, khắp căn phòng im lặng như tờ nhìn cô.
Hoài Chân thở dài một hơi.
Liệu anh ta có nghe theo lời cầu xin của cô, đến phố Sacramento đúng giờ không? Quả thực cô không dám tin vào người này lắm.
Nhưng trong cuộc điện thoại kia, sau khi phát hiện người nghe không phải là Andre ôn hòa, cô gần như lập tức quyết định, để lộ một Ôn Mộng Khanh hoàn toàn trái ngược như trong “Tuyên thệ Di trú” trước mặt một người bài Hoa có quan hệ thân thiết với cảnh sát liên bang, sử dụng khả năng ngôn ngữ để nói với người đó rằng rằng anh ta có khả năng trả số nợ của cô… điều đó gần như tương đương với việc chọn trao lại vận mệnh của mình cho người đàn ông da trắng này.
Tắc trách ư?
Ra khỏi trung tâm điện thoại, thấy có một xe hàng tre ở đối diện đẩy tới, bên trên đặt đầy trái cây tươi rói vừa được cắt thành miếng, trên tấm ván dán giấy đỏ, viết bằng bút lông thật to: “Dứa một xu hai miếng. Xoài một xu một miếng, hai xu ba miếng.”
Đã qua giờ cơm trưa, bụng Hoài Chân lại réo ùng ục. Cô siết chặt lòng bàn tay, phát hiện ba đồng tiền cứng vẫn còn trong tay mình, lúc này mới giật mình nhận ra mình đã quên trả tiền điện thoại. Quay đầu nhìn lại, ngoại trừ người đàn ông vạm vỡ nhìn cô chăm chú kia ra thì không có ai đuổi theo đòi nợ.
Cô híp mắt đi lên, hỏi ông chủ bán hoa quả đó ba miếng xoài.
Đúng như dự đoán, người đàn ông kia cũng đi đến, lôi ra hai đồng xu Mỹ ở trong túi tiền tính tiền.
Lại một xe hàng om nước tương đẩy tới đối diện. Lần này Hoài Chân không chút khách khí mua một túi chân vịt và một túi cánh gà; ngẩng đầu lên nhìn thấy một tiệm “nước đường Quảng Châu”, cô không hề dừng bước, đi thẳng vào trong mua một bát canh móng ngựa, để người đàn ông kia bận rộn đứng cuối tính tiền.
Hoài Chân ngồi trong cửa hàng nước đường nho nhỏ được trang trí kiểu cổ, sờ vào ba đồng xu trong túi áo, sau đó chậm rãi lấy cánh gà ra gặm.
Dù gì cũng đã chết một lần rồi, giờ dù tranh thủ được gì cũng là nhặt được.
Bị đuổi về nước, hay gì đó… còn có gì tệ hơn sao?
***
Khi Andre quay lại khu nhà ở tại quảng trường Washington từ rạp hát, anh nhìn thấy Ceasar xếp bằng ngồi trên sô pha nhìn tivi chăm chú. Rèm cửa sổ trong nhà đều được vén lên, kênh tivi nhảy liên tục, ánh sáng màn hình chớp nháy khiến gương mặt ủ dột kia càng thêm phiền muộn.
Quả thật anh không quá vui vẻ. Từ năm ngoái sau khi tốt nghiệp đại học Hudson River, ông cụ Arthur đã cắt đứt mọi con đường mà anh có thể vào lục quân. Ông đã lớn tuổi, tâm nguyện duy nhất chính là hy vọng đứa cháu trai mình cưng nhất có thể về nhà kinh doanh. Hai ông cháu cầm cự nửa năm, đúng lúc tòa án địa phương liên bang Bắc California chủ trương sửa đổi “Đạo luật Cable”, chính phủ liên bang quyết định mời Andre đến trú tại lãnh sự quán Hương Cảng. Phái bảo thủ của Đảng Cộng hòa liền cử một tổ điều tra cùng Andre đến bến tàu Hương Cảng và Nam Trung Quốc, trong đó bao gồm cả Ceasar. Trước khi lên đường, Asse đã hứa với Ceasar: nếu lần này cảnh sát liên bang tìm được nguyên nhân người Hoa nhập cư trái phép đến California, sử dụng bằng chứng đầy đủ để bác bỏ yêu cầu sửa đổi Đạo luật Cable, thì ông hứa sẽ thực hiện mọi yêu cầu của anh.
Mọi bằng chứng phát hiện được trên con tàu Santa Maria lúc trước đã biến mất hoàn toàn tại cơ quan Hải quan sáng nay. Thông tin từ quan chức cảng Hương Cảng cho thấy mười hai bé gái kia đích thực do người mẹ đó sinh. Cha của cô bé chín tuổi kia cũng đã chết bảy tháng trước khi cô bé ra đời, hơn nữa bà mẹ Trung Quốc kia cũng đã thề sẽ kiện toàn bộ tổ điều tra ra tòa… tất cả những chuyện này như thể có người thả đạn khói. Có người nhập cảnh trái phép trên tàu là thật, nhưng từ hải quan cho đến cảnh sát tiểu bang, đều như thể làm như không thấy với chuyện lần này.
Hy vọng mới dấy lên trong Ceasar lại lần nữa tan biến.
Nhưng khi Andre gột sạch mùi phấn và thuốc lá bị hun khi ở trong rạp hát khu phố Trung Quốc xong, thay quần áo đi ra, vừa ngẩng đầu lên thì đã trông thấy Ceasar tươi cười đứng bên cửa sổ.
“Điều gì làm cậu vui vẻ thế?”
Ceasar ngoái đầu lại, vừa vặn để lộ nửa gò má với chiếc răng nanh nhọn hoắt lóe sáng, “Anh tắm lâu quá rồi đấy.”
“Hình như tôi nghe thấy cậu nói tiếng Đức,” Andre quay đầu đi nghĩ ngợi, “E cũng đã hơn mười năm rồi… chưa thấy các cậu nói tiếng Đức ở bên ngoài bao giờ.”
“Đúng là đã lâu lắm rồi không nói, đột nhiên nghe được còn rất lạ. Andre, tối nay anh có rảnh không?”
“Đã hứa sẽ dẫn Catherine đến thung lũng Noe rồi. Nếu có việc gấp thì để tôi gọi điện bảo lại, để Howard đi cùng cô ấy với Daisy. Cậu muốn dọn nhà à? Tìm được chỗ rồi hả?”
“Ở đường Lombard, đã gửi đồ đến trước rồi.”
“Đường Lombard không tệ.” Andre quay đầu, thấy anh gài nút áo sơ mi vào lại thì bèn hỏi, “Cậu ra ngoài hả?”
“Đúng.” Ceasar thắt cà vạt, đi đến hỏi, “Andre, chỗ anh có tiền mặt không?”
“Chìa khóa két sắt ở trong áo choàng. Cậu xem có đủ không?”
“Ừ.”
Andre nhìn anh chăm chú, “Cậu muốn đi đâu?”
“Một nơi có vẻ không thể dùng chi phiếu được.” Ceasar nhét xấp tiền giấy vào balo sau lưng, mở cửa đi ra ngoài.
Andre cười nói với ra ngoài, “Tối nay có về không?”
Không ai trả lời.
Chạy nhanh thật đấy.
Cửa thang máy bật mở, Ceasar kéo cà vạt, sải bước đi ra ngoài.
Một người phụ nữ đẩy xe nôi sơ sinh đi ra, nhìn người trẻ tuổi đẹp trai cười tươi rói này thì kinh ngạc không thôi, đồng thời cũng lây tâm trạng tốt của anh.
Đi đường vất vả, chịu nhục ở trạm di trú… giờ đây mọi màn sương đều bị quét sạch.
Andre nói không sai.
Quả thật anh đang rất vui.
Cô dừng lại thì gã ta cũng dừng, quan sát ý đồ trong mắt cô; cô nghiêng đầu bước lên trước hai bước, gã ta cũng chậm rãi đi theo.
Thử mấy lần, Hoài Chân liền coi gã như một NPC, vẫn đi tới điểm đến của mình.
Mùa đông ở San Francisco không quá lạnh, lúc này vừa đúng giữa trưa mặt trời nhô cao, Hoài Chân mặc chiếc áo kia trên người, mới đi được một đoạn là đã đổ mồ hôi cả người. Vô tình gặp vài ba thanh niên âu phục giày da, đầu tóc bóng loáng trên đường, từ xa xa đưa mắt nhìn gã đàn ông vạm vỡ sau lưng cô, có lẽ biết là người của Hồng gia nên huýt sáo cười nghiêng ngả, suýt nữa là đã chạy đến hỏi: “Không lẽ gương mặt lạ này chính là nàng dâu việt dương do cha thằng Sáu họ Hồng chọn cho nó?”
Hoài Chân né xa, mấy gã thanh niên vẫn dán mắt nhìn cô nửa con phố, song không dám lỗ mãng.
Đi hai mươi phút băng qua con hẻm nhỏ ở đường Jackson, đứng trên quốc lộ Pacific Road, cô vừa ngẩng đầu đã trông thấy trung tâm điện báo.
Trung tâm điện báo có kiến trúc hình tháp kiểu Trung Hoa, nằm giữa nhà lầu hai nóc ba tầng màu đen trông vô cùng bắt mắt. Trên hai biển gỗ ngoài cửa viết “trung tâm điện thoại điện báo Pacific”; trong đại sảnh rộng rãi đều dùng đồ dùng gỗ lim chạm trổ, nam tiếp viên trong văn phòng vô cùng bận bịu, liên tục thay khách gửi điện báo ra nước ngoài.
Hoài Chân đứng trước cửa ngẫm nghĩ một hồi: tổng cộng mất 425 đô la. Nhưng ngộ nhỡ… có người đấu giá được thì sao?
Quả thật cô không có quá nhiều khái niệm về vật giá đô la ở thời đại này, nhưng dù là gì thì mượn được nhiều tiền cũng không có gì xấu mà đúng không?
Suy nghĩ chốc lát, rồi cô không chút do dự bước vào.
Một người đầu đội mũ quả dưa màu đen ở đối diện đi tới, đón cô vào ngồi xuống bên cạnh một tiếp tuyến viên. Người sau cửa kính cầm ống nghe lên, hỏi cô: “Gọi đi đâu?”
Hoài Chân quay đầu nhìn lại, gã đàn ông kia cũng đã đi theo vào, nghênh ngang ngồi trên ghế bát tiên đặt ngoài phòng.
Cô lôi tờ giấy kia ra, chậm rãi đọc số cho người ngồi đối diện: “Thành phố San Francisco, 415-012-3048, Andre Crawford.”
Tiếp tuyến viên tay cầm ống nghe, quay số xong thì từ từ nói: “Xin chào, 412-132-1928 phố Trung Quốc xin được gặp Andre Crawford.”
Một lúc lâu sau, cuối cùng cũng đã liên lạc được, anh ta đưa đồng hồ và ống nghe đến cho Hoài Chân.
Đưa ống nghe lên tai, còn chưa mở miệng đã nghe thấy giọng nam trung lười biếng quen thuộc: “Hello.”
Hoài Chân giật mình, lật đật giơ tay che ống nghe.
Nửa buổi cũng không nghe thấy ai lên tiếng, giọng ở đầu dây mất hẳn kiên nhẫn: “Crawford is out, Muhlenberg is listening.” (Crawford tạm vắng, Muhlenberg đang nghe điện thoại.)
Sao lại không khéo vậy kia chứ?
Tiếp tuyến viên hất cằm, ra hiệu cho cô thời gian không còn nhiều.
Hoài Chân gật đầu cất tay đi, cẩn thận chọn lời nói: “I am Waaizan Kwai… I am in trouble, and I need some help.” (Tôi là Quý Hoài Chân, tôi đang gặp rắc rối, cần được giúp đỡ.)
Cô nghe thấy ở đầu ống nghe nói: “Who are you, what do you want?” (Cô là ai, cô muốn gì?)
“I am…”
“Say it again.” Đầu kia im lặng chờ, giọng điệu bình tĩnh, không biết vẻ mặt ra sao.
Hoài Chân nhắm hai mắt. Trong tích tắc, cô lập tức đổi sang ngôn ngữ bản thân vô cùng quen thuộc, “Ich bin Waaizan. Wir haben uns heute morgen getroffen. Koennen Sie mir bitte 3500 Dollars leihen? Ich bin in Schwierigkeiten.” (Tôi là Quý Hoài Chân, sáng nay chúng ta đã gặp nhau rồi. Tôi có thể mượn anh ba nghìn năm trăm đô la được không? Tôi đang gặp rắc rối.)
Cô nói thật nhanh một chuỗi tiếng Đức này, nhịp tim tăng nhanh.
Kim giây trên đồng hồ trước mặt tích tắc trôi qua mười giây, sau tiếng cười ngắn ngủi, người ở đầu kia mới khoan thai mở miệng, “Es tut mir leid. Wieder einmal, bitte.” (Xin lỗi tôi không nghe rõ, nói lại đi.)
Phát âm tiếng Đức trầm thấp khàn khàn, làm yếu đi âm bụng mạnh mẽ ban đầu, khiến tai Hoài Chân tê rần.
Cô dè dặt: “3000, bitte?” (3000, được không?)
“Wie viel?” (Bao nhiêu?)
“Oder, 2500, 2000…” (hoặc là, 2500, 2000 cũng được…)
Đầu bên kia lại cười mà không trả lời cô.
Tiếng cười cách ống nghe một khoảng cách nhất định, nhưng cô vẫn có thể nhận ra là cái kiểu cười rất thiếu đòn, không hề có ý che giấu kia.
Anh ta cố ý.
Chỉ còn lại mười lăm giây cuối cùng. Hoài Chân nhắm mắt, lấy hết sức nói một hơi: “Koennen Sie mir bitte 425 Dollar leihen? Ich würde dann bis ca. 18 Uhr auf Sie in der Sacramento Strasse 107 warten. Ich hoffe, dass wir uns dann dort sehen. Auf wiedersehen.” (Tôi thật sự đang gặp rắc rối. Xin cho tôi mượn 425 đô la. Tối nay tôi sẽ chờ anh ở số 107 đường Sacramento đến 18 giờ. Hy vọng có thể gặp anh. Tạm biệt.)
Cúp điện thoại, khắp căn phòng im lặng như tờ nhìn cô.
Hoài Chân thở dài một hơi.
Liệu anh ta có nghe theo lời cầu xin của cô, đến phố Sacramento đúng giờ không? Quả thực cô không dám tin vào người này lắm.
Nhưng trong cuộc điện thoại kia, sau khi phát hiện người nghe không phải là Andre ôn hòa, cô gần như lập tức quyết định, để lộ một Ôn Mộng Khanh hoàn toàn trái ngược như trong “Tuyên thệ Di trú” trước mặt một người bài Hoa có quan hệ thân thiết với cảnh sát liên bang, sử dụng khả năng ngôn ngữ để nói với người đó rằng rằng anh ta có khả năng trả số nợ của cô… điều đó gần như tương đương với việc chọn trao lại vận mệnh của mình cho người đàn ông da trắng này.
Tắc trách ư?
Ra khỏi trung tâm điện thoại, thấy có một xe hàng tre ở đối diện đẩy tới, bên trên đặt đầy trái cây tươi rói vừa được cắt thành miếng, trên tấm ván dán giấy đỏ, viết bằng bút lông thật to: “Dứa một xu hai miếng. Xoài một xu một miếng, hai xu ba miếng.”
Đã qua giờ cơm trưa, bụng Hoài Chân lại réo ùng ục. Cô siết chặt lòng bàn tay, phát hiện ba đồng tiền cứng vẫn còn trong tay mình, lúc này mới giật mình nhận ra mình đã quên trả tiền điện thoại. Quay đầu nhìn lại, ngoại trừ người đàn ông vạm vỡ nhìn cô chăm chú kia ra thì không có ai đuổi theo đòi nợ.
Cô híp mắt đi lên, hỏi ông chủ bán hoa quả đó ba miếng xoài.
Đúng như dự đoán, người đàn ông kia cũng đi đến, lôi ra hai đồng xu Mỹ ở trong túi tiền tính tiền.
Lại một xe hàng om nước tương đẩy tới đối diện. Lần này Hoài Chân không chút khách khí mua một túi chân vịt và một túi cánh gà; ngẩng đầu lên nhìn thấy một tiệm “nước đường Quảng Châu”, cô không hề dừng bước, đi thẳng vào trong mua một bát canh móng ngựa, để người đàn ông kia bận rộn đứng cuối tính tiền.
Hoài Chân ngồi trong cửa hàng nước đường nho nhỏ được trang trí kiểu cổ, sờ vào ba đồng xu trong túi áo, sau đó chậm rãi lấy cánh gà ra gặm.
Dù gì cũng đã chết một lần rồi, giờ dù tranh thủ được gì cũng là nhặt được.
Bị đuổi về nước, hay gì đó… còn có gì tệ hơn sao?
***
Khi Andre quay lại khu nhà ở tại quảng trường Washington từ rạp hát, anh nhìn thấy Ceasar xếp bằng ngồi trên sô pha nhìn tivi chăm chú. Rèm cửa sổ trong nhà đều được vén lên, kênh tivi nhảy liên tục, ánh sáng màn hình chớp nháy khiến gương mặt ủ dột kia càng thêm phiền muộn.
Quả thật anh không quá vui vẻ. Từ năm ngoái sau khi tốt nghiệp đại học Hudson River, ông cụ Arthur đã cắt đứt mọi con đường mà anh có thể vào lục quân. Ông đã lớn tuổi, tâm nguyện duy nhất chính là hy vọng đứa cháu trai mình cưng nhất có thể về nhà kinh doanh. Hai ông cháu cầm cự nửa năm, đúng lúc tòa án địa phương liên bang Bắc California chủ trương sửa đổi “Đạo luật Cable”, chính phủ liên bang quyết định mời Andre đến trú tại lãnh sự quán Hương Cảng. Phái bảo thủ của Đảng Cộng hòa liền cử một tổ điều tra cùng Andre đến bến tàu Hương Cảng và Nam Trung Quốc, trong đó bao gồm cả Ceasar. Trước khi lên đường, Asse đã hứa với Ceasar: nếu lần này cảnh sát liên bang tìm được nguyên nhân người Hoa nhập cư trái phép đến California, sử dụng bằng chứng đầy đủ để bác bỏ yêu cầu sửa đổi Đạo luật Cable, thì ông hứa sẽ thực hiện mọi yêu cầu của anh.
Mọi bằng chứng phát hiện được trên con tàu Santa Maria lúc trước đã biến mất hoàn toàn tại cơ quan Hải quan sáng nay. Thông tin từ quan chức cảng Hương Cảng cho thấy mười hai bé gái kia đích thực do người mẹ đó sinh. Cha của cô bé chín tuổi kia cũng đã chết bảy tháng trước khi cô bé ra đời, hơn nữa bà mẹ Trung Quốc kia cũng đã thề sẽ kiện toàn bộ tổ điều tra ra tòa… tất cả những chuyện này như thể có người thả đạn khói. Có người nhập cảnh trái phép trên tàu là thật, nhưng từ hải quan cho đến cảnh sát tiểu bang, đều như thể làm như không thấy với chuyện lần này.
Hy vọng mới dấy lên trong Ceasar lại lần nữa tan biến.
Nhưng khi Andre gột sạch mùi phấn và thuốc lá bị hun khi ở trong rạp hát khu phố Trung Quốc xong, thay quần áo đi ra, vừa ngẩng đầu lên thì đã trông thấy Ceasar tươi cười đứng bên cửa sổ.
“Điều gì làm cậu vui vẻ thế?”
Ceasar ngoái đầu lại, vừa vặn để lộ nửa gò má với chiếc răng nanh nhọn hoắt lóe sáng, “Anh tắm lâu quá rồi đấy.”
“Hình như tôi nghe thấy cậu nói tiếng Đức,” Andre quay đầu đi nghĩ ngợi, “E cũng đã hơn mười năm rồi… chưa thấy các cậu nói tiếng Đức ở bên ngoài bao giờ.”
“Đúng là đã lâu lắm rồi không nói, đột nhiên nghe được còn rất lạ. Andre, tối nay anh có rảnh không?”
“Đã hứa sẽ dẫn Catherine đến thung lũng Noe rồi. Nếu có việc gấp thì để tôi gọi điện bảo lại, để Howard đi cùng cô ấy với Daisy. Cậu muốn dọn nhà à? Tìm được chỗ rồi hả?”
“Ở đường Lombard, đã gửi đồ đến trước rồi.”
“Đường Lombard không tệ.” Andre quay đầu, thấy anh gài nút áo sơ mi vào lại thì bèn hỏi, “Cậu ra ngoài hả?”
“Đúng.” Ceasar thắt cà vạt, đi đến hỏi, “Andre, chỗ anh có tiền mặt không?”
“Chìa khóa két sắt ở trong áo choàng. Cậu xem có đủ không?”
“Ừ.”
Andre nhìn anh chăm chú, “Cậu muốn đi đâu?”
“Một nơi có vẻ không thể dùng chi phiếu được.” Ceasar nhét xấp tiền giấy vào balo sau lưng, mở cửa đi ra ngoài.
Andre cười nói với ra ngoài, “Tối nay có về không?”
Không ai trả lời.
Chạy nhanh thật đấy.
Cửa thang máy bật mở, Ceasar kéo cà vạt, sải bước đi ra ngoài.
Một người phụ nữ đẩy xe nôi sơ sinh đi ra, nhìn người trẻ tuổi đẹp trai cười tươi rói này thì kinh ngạc không thôi, đồng thời cũng lây tâm trạng tốt của anh.
Đi đường vất vả, chịu nhục ở trạm di trú… giờ đây mọi màn sương đều bị quét sạch.
Andre nói không sai.
Quả thật anh đang rất vui.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook