Kim Lăng Thập Tam Thoa
-
Chương 2
Buổi lễ sớm, tiếng súng rộ lên, hình như đâu đó lại nổ ra trận chiến, tiếng súng dồn dập gấp gáp.
Trưa, Fabbi đi khu an toàn lấy lương thực trở về nhà thờ, không có lương thực đem về, chỉ có tin xấu. Trên đường đi, ngổn ngang xác người, ba bốn tuổi, bảy tám chục tuổi, có những xác đàn bà thân dưới lõa lồ, hố đạn đại bác cày lên trên đường đều được lấp bằng xác người cho bằng phẳng. Người không hiểu tiếng khi lính Nhật quát lên, người bỏ chạy khi trông thấy súng đều phải ngã gục, sau đó cái xác được chất làm công sự. Buổi sáng các học sinh nghe những loạt súng dồn dập dài đến nửa giờ đồng hồ, các nhân viên quốc tế ở khu an toàn ngờ rằng là quân Nhật đang hạ sát hàng binh Trung Quốc. Fabbi nói xong cười nhạt nhìn các học sinh rồi nhìn linh mục Engman như muốn nói, ông đã đoán sai rồi, với cục diện đẫm máu này làm sao vãn hồi trật tự trong một hai ngày?
Giờ ăn trưa, mười sáu nữ sinh ngồi hai bên chiếc bàn dài. Từ lúc các học sinh vào trú ở nhà thờ, linh mục Engman đã bảo George Trần đem thức ăn của ông vào buồng riêng, ông tin rằng sự uy nghiêm phải được duy trì bằng khoảng cách và tấm ngăn; với các nữ sinh, tốt nhất có một khoảng cách bằng thảm cỏ. Nhưng hôm nay nghe Fabbi Atonado từ khu an toàn chạy về, ông bỏ bánh ở đó chạy đến.
“Bởi vì lương thực và nước uống là vấn đề sống còn cho nên chúng tôi nhận mười mấy người này,” Fabbi nói.
“George,” Engman hỏi: “Ta còn bao nhiêu lương thực?”
George Trần nói: “Còn một gánh bột, gạo chưa đến một thăng. Nước thì chỉ có tí chút ở bồn rửa tội… À, nhưng mà còn hai thùng rượu.”
Fabbi trừng mắt nhìn George Trần, rượu có thể dùng để tắm rửa được ư? Có thể pha trà, nấu cơm, nhào bột sao? Toàn nói ba lăng nhăng!
George Trần hai mươi tuổi ấm ức nhìn lại Fabbi, thiếu nước ngài có thể uống thêm ít rượu, dù sao ngài cũng uống như uống nước mà.
Nhưng linh mục Engman lại nói: “Anh tưởng tượng giỏi hơn tôi.”
Fabbi cáu, nói với George Trần: “Một gánh bột cho từng này người? Hai ngày nữa thì uống gió tây bắc à!” Biết làm sao được, anh ta không thể cáu với Engman, bèn trút hết giận lên đầu George Trần.
George Trần nói: “Hãy còn một ít dầu, ngài bảo đổ đi, tôi tiếc! Còn một vại dưa đã mốc, hơi có mùi, nhưng ăn vẫn khá ngon!” Những câu ấy nói ra vừa là kể công vừa là nịnh nọt, động viên linh mục.
“Vài ngày nữa tình hình sẽ dịu đi. Hãy tin tôi. Tôi đã đi Nhật mấy lần, người Nhật lịch sự ôn hòa nhất thế giới, họ không cho phép ở vườn hoa có một cành cây không ngay ngắn.” Linh mục Engman nói.
Tuy các nữ sinh đã được học tiếng Anh từ nhỏ nhưng nghe linh mục Engman nói, các cô thường để lọt vài từ không hiểu, giọng của ông có sức truyền cảm rất mạnh đủ để các cô mê mẩn mà để sót mấy từ cụ thể.
Linh mục vừa rời đi, trong bếp có tiếng hòm xiểng đổ ầm ầm.
George hỏi: “Ai đấy?” rồi chạy lao vào.
Hai giây sau, Thư Quyên nghe tiếng đàn bà: “Ăn hết nhẵn rồi à?”
George nói: “Đây còn một ít bánh qui…”
Không hiểu sao, nghe nói vậy, các nữ sinh đều chạy xuống bếp. Thư Quyên chạy đầu. Trong nháy mắt cậu George Trần này thành kẻ phản bội, cậu ta đem bán phần ăn của các nữ sinh. Bánh qui chỉ ăn lúc có súp mì, súp ngày càng loãng không có bánh qui thì làm sao no được, chỉ đánh lừa cái miệng thôi.
Thư Quyên nhìn thấy ba bốn ả điếm đã vét nhẵn như chùi chỗ bánh qui, có vẻ như là một vụ làm ăn. Ả cầm đầu tên là Hồng Lăng, tròn xoe nhưng không béo, tay chân nhanh thoăn thoắt, mắt đảo nhanh như chớp rướn đôi mày mảnh như sợi chỉ bảo mọi người đừng có trêu vào cô ta.
“George Trần! Tại sao anh lại cho người ta ăn phần bánh của chúng tôi?” Thư Quyên hỏi, hai chữ “người ta” không phải giọng nói ra mà là giọng chửi.
George Trần nói: “Người ta đến xin!”
Sô-phi nói: “Xin thì anh cho à?” Cô là trẻ mồ côi cho nên trường dòng đặt cho cô cái tên Sô-phi, cô phải nhận.
“Ôi dào, giành nhau làm gì?” Ả đen cười cợt.
“Vay các cô ăn trước một ít, ngày mai họ bán, mua trả các cô là được chứ gì?” Hồng Lăng nói.
“George Trần, anh điếc à?” Thư Quyên quát lên. Lúc này cô cũng tỏ ra ghê gớm. Tất cả những uất ức mười ba năm trời cô trút hết ra, kể cả việc bị bố mẹ phân biệt đối xử, ném cô vào cái nhà thờ xập xệ đói khát như một con chó bỏ đi, lại còn bị thằng George Trần chân trong chân ngoài phản bội để bọn gái điếm bắt nạt…
“Kệ xác nó, ta cứ tìm xem còn bánh qui ở đâu…” Hồng Lăng nói, đôi lông mày cong vút như trăng non.
“Hừm, tôi nói chuyện với cô hả? Cô đáng nói chuyện với tôi hả?” Mạnh Thư Quyên tỏ thái độ đanh đá.
Ngay cả các cô nữ sinh cũng thấy xấu hổ thay, một cô bé nói nhỏ: “Thôi, thôi…”
Con bé Hồng Lăng trợn mắt mở mồm là văng ra: “Cái con mặt x thối tha!…”, nếu không có bàn tay thò ra từ phía sau bịt miệng nó lại thì có lẽ lời nói nó phát ra chắc khiến cho cho đám nữ sinh và tất cả lũ đàn bà ở đây ngất xỉu.
Người bịt miệng nó là Triệu Ngọc Mặc. Dưới hầm kho nghe rõ ràng cuộc cãi cọ trong bếp cho nên cô ta chạy lên cắt ngang miệng lưỡi bẩn thỉu của con bé.
Bọn gái điếm ai về chỗ nấy từ lâu rồi, Mạnh Thư Quyên vẫn ngồi ủ rũ ở đó. Cô tức mình đến bã cả người, hàng trăm câu nói bẩn thỉu của bọn người này dồn nén trong lòng. Cô giận mình vô tích sự, tại sao lúc đó không nghĩ ra câu nào hay hơn, có tính sát thương để bắn xả vào mặt chúng nó.
Các nữ sinh đều bỏ lên gác, cô vẫn ngồi đó ấm ức. Cô ngồi cho đến khi ánh hoàng hôn đã tràn vào, bụng cô đau thắt. Chẳng ai nói với cô rằng cơn đau khủng khiếp đó sẽ xảy ra. Lẽ ra đó là việc của người mẹ nhưng mẹ vắng mặt. Qua lớp ván sàn cô nghe được tiếng động bên dưới: Tiếng chơi mạt chược, tiếng đàn tì bà, tiếng rên rỉ tỏ tình; đúng thế bọn gái điếm quen rên rỉ rồi, không có đàn ông thì đành rên rỉ với đàn bà.
Trong bóng hoàng hôn ảm đạm, Mạnh Thư Quyên ngồi lắng nghe tiếng súng dai dẳng không dứt từ bên ngoài vọng đến. Người Nhật khốn kiếp đưa cuộc chiến đến tận Nam Kinh, cô chẳng chẳng biết tin gì về ông bà ngoại, bố mẹ và em không dám về, bọn Nhật dồn đám đĩ điếm cặn bã đến “mảnh đất hứa cuối cùng” của linh mục Engman. Thư Quyên quá đau đớn, quá căm thù, cô nghiến răng thù ghét mọi thứ, cuối cùng cô thù ghét chính mình vì cô có tấm thân và nội tạng và cả những cơn đau quặn ruột và dòng máu bẩn thỉu y như bọn gái điếm dưới hầm kia.
Buổi chiều, linh mục ra khỏi nhà thờ một lát. George Trần lái xe đưa ông vào thành nội khoảng hai cây số thì quay lại. Họ không nhận ra Nam Kinh nữa, nhà cửa đổ nát, xác người ngổn ngang đầy đường khiến George Trần lạc đường. Trên một con đường nhỏ dẫn đến Trung Hoa Môn, họ trông thấy lính Nhật giải mấy trăm binh sĩ Trung Quốc đến Vũ Hoa Đài. Họ bèn dừng xe lại. Linh mục Engman đánh liều hỏi thăm viên đội trưởng rằng họ đưa tù binh đi đâu, sau khi người tùy tùng dịch xong, viên sĩ quan nói: Đưa họ đi khai hoang để trồng cây. Nhưng nét mặt y thì bảo rằng y không mong người đối thoại tin lời nói láo ấy. Engman về đến nhà thờ, bữa tối không ăn, ông ngồi một mình hàng giờ trong phòng. Sau đó ông cho gọi tất cả nữ sinh đến, ông kể lại tường tận những gì ông trông thấy lúc chiều, ông hiền từ nhìn Fabbi và nói, sáng nay ông phán đoán quá lạc quan, xem ra Fabbi nói đúng, trước khi tìm được nguồn lương thực mới, việc đảm bảo sao cho ba chục con người này không chết đói chết khát là một gánh nặng. Ông bảo George Trần soát lại kho lần nữa xem có thể tìm được cái gì ăn được, quá hạn, hư thối, mốc meo cũng được.
Linh mục chưa dứt lời thì cửa bên thò ra mấy cái đầu của bọn gái điếm. Họ chen chúc trong phòng bên xem sảnh giữa có chuyện gì hay, có phần của họ hay không. Thấy đám nữ sinh ủ rũ, họ chẳng thiết phần của mình nữa bèn lủi đi. Nhưng Fabbi bảo họ quay lại.
Fabbi nói: “Từ nay các người phải ẩn náu ở nơi của mình, không nên lên, nhất là không nên đến đây.”
“Đây là đâu?” Một ả vẫn cợt nhả.
“Đây là nơi có học sinh.” Fabbi nói.
Engman đột nhiên nói: “Hình như xưởng xà phòng Vĩnh Gia cháy rồi. Xưởng có nhiều dầu mỡ cháy mới to thế.”
Mọi người nhìn theo ánh mắt ông, hoàng hôn vừa nãy đã tối mờ bây giờ lại sáng rực. Thư Quyên và các bạn chạy ra sân, ánh lửa chiếu vào những tấm kính cửa sổ còn sót lại trên tòa chính, những mảnh kính màu ghép hình Đức Mẹ bế Chúa Dài đồng lấp lánh như châu báu. Các nữ sinh đứng ngây nhìn cảnh tượng lộng lẫy mà rùng rợn.
Ánh lửa cho mọi người thấy mặt đất và cảnh vật khi chìm khi nổi hiện lên thật rõ nét.
A Cố và George Trần đang đoán ánh lửa từ đâu ra, họ cho rằng ở xưởng xà phòng, cách đây năm con phố. Fabbi bảo các nữ sinh lên gác ngay. Đây là một hoàng hôn mà tai họa sẽ nổ ra bất kỳ lúc nào.
Sau khi đám nữ sinh rời đi, ả gái điếm Hồng Lăng vẫn đi loanh quanh ở cửa xưởng, phì phèo điếu thuốc lá.
“Cô định đi đâu?” Fabbi quát lên.
Hồng Lăng đang cúi tìm cái gì giật mình rơi điếu thuốc, cô ta chổng cái mông tròn căng nhặt lên.
“Mất đồ không cho em tìm hay sao?” Cô ta cười toe toét.
“Đi về chỗ của cô!” Fabbi cắt ngang: “Không tuân thủ kỷ luật tôi mời cô ra!”
“Anh là Fabbi Dương Châu phải không? A Cố bảo với chúng em thế.”
“Nghe rõ chưa? Cô về chỗ ngay!” Fabbi chỉ tay về phía nhà bếp.
“Thế thì nhờ anh tìm giúp, tìm được thì em về chỗ. Nhìn thì anh là Tây, nhưng mở miệng ra thì quê một cục.” Cô ta cười rung cả người, toàn thân cô là con sóng chạy từ trên xuống dưới.
Thư Quyên và các bạn đều đã ở trong căn gác, mười sáu khuôn mặt chen nhau trên ba ô cửa. Mười lăm khuôn mặt hồn nhiên, chỉ có Thư Quyên ánh mắt khinh ghét nhìn đứa con gái mạt hạng đang giả ngây giả ngô, đúng là miếng thịt thái thế nào nằm thế đó.
“Anh Fabbi cũng chả thèm hỏi người ta một câu, tìm cái gì.” Hồng Lăng làu bàu.
“Tìm cái gì?” Fabbi cáu kỉnh.
“Tìm quân mạt chược. Vừa rồi rơi cả một bộ ở đây, nảy lóc cóc khắp nơi anh còn nhớ chứ? Nhặt lại được một ít, thiếu mất năm quân.”
“Nước mất rồi các người còn đầu óc mà chơi.”
“Ở đây chúng em không có gì chơi, buồn chết đi được.”
Hồng Lăng biết các nữ sinh đều đang xem nó diễn kịch. Nó càng õng ẹo, nó không nhếch nhác như khi đến mà chải chuốt bóng bẩy, một dải lụa xanh ngọc buộc trên tóc.
Trong đám gái điếm có một ả gọi Triệu Ngọc Mặc đến. Cô điếm năm sao trừng mắt từ xa: “Mọc rễ ra ở đó để làm gì? Người ta trang điểm tí chút còn mày định mở xưởng nhuộm hả! Về ngay!” Cô ta nói to một cách vất vả, rõ ràng là người không quen quát tháo.
“Chính các chị bảo em đi tìm, thiếu quân không chơi được là gì!” Hồng Lăng vặc lại.
“Về đây!” Ngọc Mặc đi đến quát lên, đồng thời ra tay, cô nắm cánh tay Hồng Lăng lôi trở về.
Đột nhiên nó ngẩng đầu nhìn lên gác nói với đám nữ sinh: “Chúng mày liệu mà trả lại mau!”
Chẳng ai thèm để ý.
“Chúng mày lấy năm quân chẳng chơi được, chúng tao thiếu năm quân cũng không chơi được.” Thế là Hồng Lăng lôi cả đám nữ sinh vào chuyện. Đám nữ sinh nhìn nhau, một cô bạo dạn nhại lại tiếng Giang Bắc của con bé: “…cũng không chơi được…” Một trận cười vang.
Fabbi mắng đám học sinh: “Ai lấy thì trả cho nó!”
Các nữ sinh nhao nhao: “Ai thèm lấy của nó? Để mà lây bệnh à!”
Hồng Lăng nghe tức quá, hét lên: “Đúng rồi, người tao đầy mụn giang mai. Mủ ăn vào tận xương rồi, đứa nào ăn cắp của tao, tao truyền bệnh cho nó!”
Các nữ sinh kêu khiếp, có người nhằm Hồng Lăng nhổ bọt qua cửa sổ nhưng không trúng đích.
Ngọc Mặc lôi Hồng Lăng vào bếp. Nửa thân trên và hai đùi con bé vặn xoắn lại mà đi, nó vẫn chưa chịu thua: “Chúng mày có hiểu không? Mấy quân cờ đó tao đã bôi mủ vào rồi đó, cứ sờ vào đi!…” Nó khúc khích cười, đột nhiên nó kếu ối, giãy ra khỏi tay Ngọc Mặc, nó chỉ vào cô và nói với George Trần đang tò mò đứng nhìn: “Chị này vặn tay em!” Nó õng ẹo nói cứ như là George Trần sẽ bênh nó.
Các nữ sinh vẫn hăng máu, bất chấp lệnh cấm của Fabbi, các cô gào theo đám gái điếm đã rút: “Lại đây! Hãy còn thứ cho chúng mày đây này!”
Quả nhiên Hồng Lăng chạy trở lại, trên cửa sổ và bên dưới, những khuôn mặt thiếu nữ nhang nhác như nhau, nó ngẩng mặt chìa tay: “Trả lại cho tao đi!”
Cô nữ sinh tên Từ Tiểu Ngu nói: “Hãy đợi chút!”
Triệu Ngọc Mặc nhận ra ác ý của cô nữ sinh, cô ta kêu lên: “Hồng Lăng mày khôn lên một tí có được không?” Nhưng đã muộn, từ ba ô cửa sổ đồng thời ném xuống những cây gậy khúc côn cầu. Nếu các cô bé ném mạnh và chính xác hơn thì Hồng Lăng bươu đầu vỡ mặt.
Fabbi quát đám nữ sinh: “Ai làm cái trò này?… Từ Tiểu Ngu là một!”
Nhưng Mạnh Thư Quyên đẩy bạn ra và nói: “Không phải Tiểu Ngu mà là cháu. Cháu làm.”
Ngọc Mặc nhìn kỹ Thư Quyên đến nỗi cô bé thấy lạnh sống lưng. Khi bị con ma hoặc con rắn nhìn chằm chằm chắc cảm giác cũng như vậy.
Hồng Lăng lải nhải đòi Fabbi phải trừng phạt thủ phạm.
Ngọc Mặc nói: “Thôi, đi thôi.”
Hồng Lăng nói: “Tại sao lại thôi?!”
Con bé để lộ ra giọng gốc của mình, thì ra nó người miền Bắc, vùng Hoài Bắc.
Ngọc Mặc Nói: “Tại vì người ta cho mày ở nhờ một cái hang chuột. Tại vì người ta phải chịu đựng cái đám người như ta, tại vì ta không biết điều, không biết xấu hổ. Tại vì ta sinh ra không bằng người ta, chết cũng chẳng ra ma, đánh cũng đến thế thôi, giày vò cũng đến thế thôi.”
Con bé sững người. Fabbi ngơ ngác. Anh ta tuy là Fabbi Dương Châu, tuy có thể nói bằng tiếng Dương Châu, nhưng câu nói của Ngọc Mặc dùng tư duy của người Dương Châu khó dịch ra. Nhiều năm sau Thư Quyên mới nhận ta rằng Ngọc Mặc chửi thật đích đáng, cô ta chửi Hồng Lăng, chửi Fabbi, chửi cả người đời. Để giữ cho các em nữ sinh được trong sạch từ đó làm cho chúng trở nên giỏi giang thì người đời phải đảm bảo sao cho loại người như Ngọc Mặc luôn luôn phải ở cấp bậc hèn mạt.
Trưa, Fabbi đi khu an toàn lấy lương thực trở về nhà thờ, không có lương thực đem về, chỉ có tin xấu. Trên đường đi, ngổn ngang xác người, ba bốn tuổi, bảy tám chục tuổi, có những xác đàn bà thân dưới lõa lồ, hố đạn đại bác cày lên trên đường đều được lấp bằng xác người cho bằng phẳng. Người không hiểu tiếng khi lính Nhật quát lên, người bỏ chạy khi trông thấy súng đều phải ngã gục, sau đó cái xác được chất làm công sự. Buổi sáng các học sinh nghe những loạt súng dồn dập dài đến nửa giờ đồng hồ, các nhân viên quốc tế ở khu an toàn ngờ rằng là quân Nhật đang hạ sát hàng binh Trung Quốc. Fabbi nói xong cười nhạt nhìn các học sinh rồi nhìn linh mục Engman như muốn nói, ông đã đoán sai rồi, với cục diện đẫm máu này làm sao vãn hồi trật tự trong một hai ngày?
Giờ ăn trưa, mười sáu nữ sinh ngồi hai bên chiếc bàn dài. Từ lúc các học sinh vào trú ở nhà thờ, linh mục Engman đã bảo George Trần đem thức ăn của ông vào buồng riêng, ông tin rằng sự uy nghiêm phải được duy trì bằng khoảng cách và tấm ngăn; với các nữ sinh, tốt nhất có một khoảng cách bằng thảm cỏ. Nhưng hôm nay nghe Fabbi Atonado từ khu an toàn chạy về, ông bỏ bánh ở đó chạy đến.
“Bởi vì lương thực và nước uống là vấn đề sống còn cho nên chúng tôi nhận mười mấy người này,” Fabbi nói.
“George,” Engman hỏi: “Ta còn bao nhiêu lương thực?”
George Trần nói: “Còn một gánh bột, gạo chưa đến một thăng. Nước thì chỉ có tí chút ở bồn rửa tội… À, nhưng mà còn hai thùng rượu.”
Fabbi trừng mắt nhìn George Trần, rượu có thể dùng để tắm rửa được ư? Có thể pha trà, nấu cơm, nhào bột sao? Toàn nói ba lăng nhăng!
George Trần hai mươi tuổi ấm ức nhìn lại Fabbi, thiếu nước ngài có thể uống thêm ít rượu, dù sao ngài cũng uống như uống nước mà.
Nhưng linh mục Engman lại nói: “Anh tưởng tượng giỏi hơn tôi.”
Fabbi cáu, nói với George Trần: “Một gánh bột cho từng này người? Hai ngày nữa thì uống gió tây bắc à!” Biết làm sao được, anh ta không thể cáu với Engman, bèn trút hết giận lên đầu George Trần.
George Trần nói: “Hãy còn một ít dầu, ngài bảo đổ đi, tôi tiếc! Còn một vại dưa đã mốc, hơi có mùi, nhưng ăn vẫn khá ngon!” Những câu ấy nói ra vừa là kể công vừa là nịnh nọt, động viên linh mục.
“Vài ngày nữa tình hình sẽ dịu đi. Hãy tin tôi. Tôi đã đi Nhật mấy lần, người Nhật lịch sự ôn hòa nhất thế giới, họ không cho phép ở vườn hoa có một cành cây không ngay ngắn.” Linh mục Engman nói.
Tuy các nữ sinh đã được học tiếng Anh từ nhỏ nhưng nghe linh mục Engman nói, các cô thường để lọt vài từ không hiểu, giọng của ông có sức truyền cảm rất mạnh đủ để các cô mê mẩn mà để sót mấy từ cụ thể.
Linh mục vừa rời đi, trong bếp có tiếng hòm xiểng đổ ầm ầm.
George hỏi: “Ai đấy?” rồi chạy lao vào.
Hai giây sau, Thư Quyên nghe tiếng đàn bà: “Ăn hết nhẵn rồi à?”
George nói: “Đây còn một ít bánh qui…”
Không hiểu sao, nghe nói vậy, các nữ sinh đều chạy xuống bếp. Thư Quyên chạy đầu. Trong nháy mắt cậu George Trần này thành kẻ phản bội, cậu ta đem bán phần ăn của các nữ sinh. Bánh qui chỉ ăn lúc có súp mì, súp ngày càng loãng không có bánh qui thì làm sao no được, chỉ đánh lừa cái miệng thôi.
Thư Quyên nhìn thấy ba bốn ả điếm đã vét nhẵn như chùi chỗ bánh qui, có vẻ như là một vụ làm ăn. Ả cầm đầu tên là Hồng Lăng, tròn xoe nhưng không béo, tay chân nhanh thoăn thoắt, mắt đảo nhanh như chớp rướn đôi mày mảnh như sợi chỉ bảo mọi người đừng có trêu vào cô ta.
“George Trần! Tại sao anh lại cho người ta ăn phần bánh của chúng tôi?” Thư Quyên hỏi, hai chữ “người ta” không phải giọng nói ra mà là giọng chửi.
George Trần nói: “Người ta đến xin!”
Sô-phi nói: “Xin thì anh cho à?” Cô là trẻ mồ côi cho nên trường dòng đặt cho cô cái tên Sô-phi, cô phải nhận.
“Ôi dào, giành nhau làm gì?” Ả đen cười cợt.
“Vay các cô ăn trước một ít, ngày mai họ bán, mua trả các cô là được chứ gì?” Hồng Lăng nói.
“George Trần, anh điếc à?” Thư Quyên quát lên. Lúc này cô cũng tỏ ra ghê gớm. Tất cả những uất ức mười ba năm trời cô trút hết ra, kể cả việc bị bố mẹ phân biệt đối xử, ném cô vào cái nhà thờ xập xệ đói khát như một con chó bỏ đi, lại còn bị thằng George Trần chân trong chân ngoài phản bội để bọn gái điếm bắt nạt…
“Kệ xác nó, ta cứ tìm xem còn bánh qui ở đâu…” Hồng Lăng nói, đôi lông mày cong vút như trăng non.
“Hừm, tôi nói chuyện với cô hả? Cô đáng nói chuyện với tôi hả?” Mạnh Thư Quyên tỏ thái độ đanh đá.
Ngay cả các cô nữ sinh cũng thấy xấu hổ thay, một cô bé nói nhỏ: “Thôi, thôi…”
Con bé Hồng Lăng trợn mắt mở mồm là văng ra: “Cái con mặt x thối tha!…”, nếu không có bàn tay thò ra từ phía sau bịt miệng nó lại thì có lẽ lời nói nó phát ra chắc khiến cho cho đám nữ sinh và tất cả lũ đàn bà ở đây ngất xỉu.
Người bịt miệng nó là Triệu Ngọc Mặc. Dưới hầm kho nghe rõ ràng cuộc cãi cọ trong bếp cho nên cô ta chạy lên cắt ngang miệng lưỡi bẩn thỉu của con bé.
Bọn gái điếm ai về chỗ nấy từ lâu rồi, Mạnh Thư Quyên vẫn ngồi ủ rũ ở đó. Cô tức mình đến bã cả người, hàng trăm câu nói bẩn thỉu của bọn người này dồn nén trong lòng. Cô giận mình vô tích sự, tại sao lúc đó không nghĩ ra câu nào hay hơn, có tính sát thương để bắn xả vào mặt chúng nó.
Các nữ sinh đều bỏ lên gác, cô vẫn ngồi đó ấm ức. Cô ngồi cho đến khi ánh hoàng hôn đã tràn vào, bụng cô đau thắt. Chẳng ai nói với cô rằng cơn đau khủng khiếp đó sẽ xảy ra. Lẽ ra đó là việc của người mẹ nhưng mẹ vắng mặt. Qua lớp ván sàn cô nghe được tiếng động bên dưới: Tiếng chơi mạt chược, tiếng đàn tì bà, tiếng rên rỉ tỏ tình; đúng thế bọn gái điếm quen rên rỉ rồi, không có đàn ông thì đành rên rỉ với đàn bà.
Trong bóng hoàng hôn ảm đạm, Mạnh Thư Quyên ngồi lắng nghe tiếng súng dai dẳng không dứt từ bên ngoài vọng đến. Người Nhật khốn kiếp đưa cuộc chiến đến tận Nam Kinh, cô chẳng chẳng biết tin gì về ông bà ngoại, bố mẹ và em không dám về, bọn Nhật dồn đám đĩ điếm cặn bã đến “mảnh đất hứa cuối cùng” của linh mục Engman. Thư Quyên quá đau đớn, quá căm thù, cô nghiến răng thù ghét mọi thứ, cuối cùng cô thù ghét chính mình vì cô có tấm thân và nội tạng và cả những cơn đau quặn ruột và dòng máu bẩn thỉu y như bọn gái điếm dưới hầm kia.
Buổi chiều, linh mục ra khỏi nhà thờ một lát. George Trần lái xe đưa ông vào thành nội khoảng hai cây số thì quay lại. Họ không nhận ra Nam Kinh nữa, nhà cửa đổ nát, xác người ngổn ngang đầy đường khiến George Trần lạc đường. Trên một con đường nhỏ dẫn đến Trung Hoa Môn, họ trông thấy lính Nhật giải mấy trăm binh sĩ Trung Quốc đến Vũ Hoa Đài. Họ bèn dừng xe lại. Linh mục Engman đánh liều hỏi thăm viên đội trưởng rằng họ đưa tù binh đi đâu, sau khi người tùy tùng dịch xong, viên sĩ quan nói: Đưa họ đi khai hoang để trồng cây. Nhưng nét mặt y thì bảo rằng y không mong người đối thoại tin lời nói láo ấy. Engman về đến nhà thờ, bữa tối không ăn, ông ngồi một mình hàng giờ trong phòng. Sau đó ông cho gọi tất cả nữ sinh đến, ông kể lại tường tận những gì ông trông thấy lúc chiều, ông hiền từ nhìn Fabbi và nói, sáng nay ông phán đoán quá lạc quan, xem ra Fabbi nói đúng, trước khi tìm được nguồn lương thực mới, việc đảm bảo sao cho ba chục con người này không chết đói chết khát là một gánh nặng. Ông bảo George Trần soát lại kho lần nữa xem có thể tìm được cái gì ăn được, quá hạn, hư thối, mốc meo cũng được.
Linh mục chưa dứt lời thì cửa bên thò ra mấy cái đầu của bọn gái điếm. Họ chen chúc trong phòng bên xem sảnh giữa có chuyện gì hay, có phần của họ hay không. Thấy đám nữ sinh ủ rũ, họ chẳng thiết phần của mình nữa bèn lủi đi. Nhưng Fabbi bảo họ quay lại.
Fabbi nói: “Từ nay các người phải ẩn náu ở nơi của mình, không nên lên, nhất là không nên đến đây.”
“Đây là đâu?” Một ả vẫn cợt nhả.
“Đây là nơi có học sinh.” Fabbi nói.
Engman đột nhiên nói: “Hình như xưởng xà phòng Vĩnh Gia cháy rồi. Xưởng có nhiều dầu mỡ cháy mới to thế.”
Mọi người nhìn theo ánh mắt ông, hoàng hôn vừa nãy đã tối mờ bây giờ lại sáng rực. Thư Quyên và các bạn chạy ra sân, ánh lửa chiếu vào những tấm kính cửa sổ còn sót lại trên tòa chính, những mảnh kính màu ghép hình Đức Mẹ bế Chúa Dài đồng lấp lánh như châu báu. Các nữ sinh đứng ngây nhìn cảnh tượng lộng lẫy mà rùng rợn.
Ánh lửa cho mọi người thấy mặt đất và cảnh vật khi chìm khi nổi hiện lên thật rõ nét.
A Cố và George Trần đang đoán ánh lửa từ đâu ra, họ cho rằng ở xưởng xà phòng, cách đây năm con phố. Fabbi bảo các nữ sinh lên gác ngay. Đây là một hoàng hôn mà tai họa sẽ nổ ra bất kỳ lúc nào.
Sau khi đám nữ sinh rời đi, ả gái điếm Hồng Lăng vẫn đi loanh quanh ở cửa xưởng, phì phèo điếu thuốc lá.
“Cô định đi đâu?” Fabbi quát lên.
Hồng Lăng đang cúi tìm cái gì giật mình rơi điếu thuốc, cô ta chổng cái mông tròn căng nhặt lên.
“Mất đồ không cho em tìm hay sao?” Cô ta cười toe toét.
“Đi về chỗ của cô!” Fabbi cắt ngang: “Không tuân thủ kỷ luật tôi mời cô ra!”
“Anh là Fabbi Dương Châu phải không? A Cố bảo với chúng em thế.”
“Nghe rõ chưa? Cô về chỗ ngay!” Fabbi chỉ tay về phía nhà bếp.
“Thế thì nhờ anh tìm giúp, tìm được thì em về chỗ. Nhìn thì anh là Tây, nhưng mở miệng ra thì quê một cục.” Cô ta cười rung cả người, toàn thân cô là con sóng chạy từ trên xuống dưới.
Thư Quyên và các bạn đều đã ở trong căn gác, mười sáu khuôn mặt chen nhau trên ba ô cửa. Mười lăm khuôn mặt hồn nhiên, chỉ có Thư Quyên ánh mắt khinh ghét nhìn đứa con gái mạt hạng đang giả ngây giả ngô, đúng là miếng thịt thái thế nào nằm thế đó.
“Anh Fabbi cũng chả thèm hỏi người ta một câu, tìm cái gì.” Hồng Lăng làu bàu.
“Tìm cái gì?” Fabbi cáu kỉnh.
“Tìm quân mạt chược. Vừa rồi rơi cả một bộ ở đây, nảy lóc cóc khắp nơi anh còn nhớ chứ? Nhặt lại được một ít, thiếu mất năm quân.”
“Nước mất rồi các người còn đầu óc mà chơi.”
“Ở đây chúng em không có gì chơi, buồn chết đi được.”
Hồng Lăng biết các nữ sinh đều đang xem nó diễn kịch. Nó càng õng ẹo, nó không nhếch nhác như khi đến mà chải chuốt bóng bẩy, một dải lụa xanh ngọc buộc trên tóc.
Trong đám gái điếm có một ả gọi Triệu Ngọc Mặc đến. Cô điếm năm sao trừng mắt từ xa: “Mọc rễ ra ở đó để làm gì? Người ta trang điểm tí chút còn mày định mở xưởng nhuộm hả! Về ngay!” Cô ta nói to một cách vất vả, rõ ràng là người không quen quát tháo.
“Chính các chị bảo em đi tìm, thiếu quân không chơi được là gì!” Hồng Lăng vặc lại.
“Về đây!” Ngọc Mặc đi đến quát lên, đồng thời ra tay, cô nắm cánh tay Hồng Lăng lôi trở về.
Đột nhiên nó ngẩng đầu nhìn lên gác nói với đám nữ sinh: “Chúng mày liệu mà trả lại mau!”
Chẳng ai thèm để ý.
“Chúng mày lấy năm quân chẳng chơi được, chúng tao thiếu năm quân cũng không chơi được.” Thế là Hồng Lăng lôi cả đám nữ sinh vào chuyện. Đám nữ sinh nhìn nhau, một cô bạo dạn nhại lại tiếng Giang Bắc của con bé: “…cũng không chơi được…” Một trận cười vang.
Fabbi mắng đám học sinh: “Ai lấy thì trả cho nó!”
Các nữ sinh nhao nhao: “Ai thèm lấy của nó? Để mà lây bệnh à!”
Hồng Lăng nghe tức quá, hét lên: “Đúng rồi, người tao đầy mụn giang mai. Mủ ăn vào tận xương rồi, đứa nào ăn cắp của tao, tao truyền bệnh cho nó!”
Các nữ sinh kêu khiếp, có người nhằm Hồng Lăng nhổ bọt qua cửa sổ nhưng không trúng đích.
Ngọc Mặc lôi Hồng Lăng vào bếp. Nửa thân trên và hai đùi con bé vặn xoắn lại mà đi, nó vẫn chưa chịu thua: “Chúng mày có hiểu không? Mấy quân cờ đó tao đã bôi mủ vào rồi đó, cứ sờ vào đi!…” Nó khúc khích cười, đột nhiên nó kếu ối, giãy ra khỏi tay Ngọc Mặc, nó chỉ vào cô và nói với George Trần đang tò mò đứng nhìn: “Chị này vặn tay em!” Nó õng ẹo nói cứ như là George Trần sẽ bênh nó.
Các nữ sinh vẫn hăng máu, bất chấp lệnh cấm của Fabbi, các cô gào theo đám gái điếm đã rút: “Lại đây! Hãy còn thứ cho chúng mày đây này!”
Quả nhiên Hồng Lăng chạy trở lại, trên cửa sổ và bên dưới, những khuôn mặt thiếu nữ nhang nhác như nhau, nó ngẩng mặt chìa tay: “Trả lại cho tao đi!”
Cô nữ sinh tên Từ Tiểu Ngu nói: “Hãy đợi chút!”
Triệu Ngọc Mặc nhận ra ác ý của cô nữ sinh, cô ta kêu lên: “Hồng Lăng mày khôn lên một tí có được không?” Nhưng đã muộn, từ ba ô cửa sổ đồng thời ném xuống những cây gậy khúc côn cầu. Nếu các cô bé ném mạnh và chính xác hơn thì Hồng Lăng bươu đầu vỡ mặt.
Fabbi quát đám nữ sinh: “Ai làm cái trò này?… Từ Tiểu Ngu là một!”
Nhưng Mạnh Thư Quyên đẩy bạn ra và nói: “Không phải Tiểu Ngu mà là cháu. Cháu làm.”
Ngọc Mặc nhìn kỹ Thư Quyên đến nỗi cô bé thấy lạnh sống lưng. Khi bị con ma hoặc con rắn nhìn chằm chằm chắc cảm giác cũng như vậy.
Hồng Lăng lải nhải đòi Fabbi phải trừng phạt thủ phạm.
Ngọc Mặc nói: “Thôi, đi thôi.”
Hồng Lăng nói: “Tại sao lại thôi?!”
Con bé để lộ ra giọng gốc của mình, thì ra nó người miền Bắc, vùng Hoài Bắc.
Ngọc Mặc Nói: “Tại vì người ta cho mày ở nhờ một cái hang chuột. Tại vì người ta phải chịu đựng cái đám người như ta, tại vì ta không biết điều, không biết xấu hổ. Tại vì ta sinh ra không bằng người ta, chết cũng chẳng ra ma, đánh cũng đến thế thôi, giày vò cũng đến thế thôi.”
Con bé sững người. Fabbi ngơ ngác. Anh ta tuy là Fabbi Dương Châu, tuy có thể nói bằng tiếng Dương Châu, nhưng câu nói của Ngọc Mặc dùng tư duy của người Dương Châu khó dịch ra. Nhiều năm sau Thư Quyên mới nhận ta rằng Ngọc Mặc chửi thật đích đáng, cô ta chửi Hồng Lăng, chửi Fabbi, chửi cả người đời. Để giữ cho các em nữ sinh được trong sạch từ đó làm cho chúng trở nên giỏi giang thì người đời phải đảm bảo sao cho loại người như Ngọc Mặc luôn luôn phải ở cấp bậc hèn mạt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook