Kiêu Phong
-
Quyển 5 - Chương 213: Đại Ngu đế quốc
Đại Minh cung, bên trong Hàm Nguyên điện tồi tàn nổi bật lên hình ảnh Chu hoàng đế ngồi cao trên long ỷ, tiếp nhận văn võ huân quý triều bái, sau đó tuyên chiếu Đại Chu đổi tên thành Đại Ngu đế quốc, lấy niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc, định đô tại thành Trường An, chiếu dụ Ngu Vương Lục Thiên Phong giám quốc.
Ngày kế, Hoàng đế Đại Ngu ứng theo thỉnh cầu của Ngu Vương Lục Thiên Phong, định Khai Phong Phủ làm Thượng đô, Trì Châu làm Trung đô, Thái Nguyên làm Hạ đô, Ngô huyện Tô Châu làm Đông đô, Trường Nhạc Phủ Phúc Châu làm Nam đô, U Châu làm Bắc đô, Trương Dịch Cam Châu làm Tây đô.
Dưới Kinh đô phụ là bốn cấp hành chính phủ, châu, huyện, hương. Các chức hương quan bao gồm: Kỳ lão là quan giai chính cửu phẩm, Phó quan là quan giai tòng cửu phẩm, võ là Tuần kiểm, văn là Đình trưởng, đều do triều đình tán thành hoặc bổ nhiệm.
Cấp “phủ” chia làm Vương phủ và Quốc phủ, Vương phủ lệ thuộc trực tiếp Nội đình kinh thành quản hạt, Quốc phủ chịu sự quản hạt của Kinh đô phụ và Chính sự đường thuộc ngoại triều kinh thành, thu hoạch của Vương phủ đều làm hoàng cống, thu hoạch của Quốc phủ đều là quốc phú.
Tại mỗi Kinh đô phụ đều bố trí thiết lập Nội đình và Ngoại đường, Ngoại đường quản lý việc trị chính của Lục bộ Kinh đô phụ, Nội đình chủ quản giám sát và chưởng phán quân sự bình thường. Chủ quan của Ngoại đường Kinh đô phụ xưng là Sử tướng, do đại thần có tư cách Tể chấp thuộc Chính sự đường luân phiên đảm nhiệm, chủ quản Nội đình Kinh đô phụ do Nội đình Kinh thành bổ nhiệm, xưng là Phủ tể, chủ quan của địa phương Vương phủ xưng là Phủ tướng, chủ quan của địa phương Quốc phủ xưng là Phủ doãn.
Lục Thất sơ lược tham chiếu hệ thống quản lý mười lăm đạo hành chính. Thiết lập hành chính cấp phủ thuộc quyền quản hạt của Kinh đô phụ và Kinh thành, Khai Phong Phủ xưng là Thượng đô, chủ yếu cai quản Hà Nam đạo và Hoài Nam đạo thời kỳ Đường triều. Lục Thất không có bố trí lập Nội đình tại Khai Phong Phủ, chỉ là xác định những phủ châu thuộc triều đình Khai Phong Phủ trị chính, đồng thời làm sáng tỏ cho Chu hoàng đế và đại thần, ngày sau Khai Phong Phủ sẽ là đất phong của hoàng tộc họ Chu, vừa là Thượng đô, cũng là đất Vương phủ.
Tuy nhiên Lục Thất cũng định rõ quyền hạn của phong vương, phong vương có thể có năm trăm Dực vệ, năm ngàn Hộ quân, nhưng Hộ quân của phong vương cũng thuộc Nội đình quản lý, bổ nhiệm miễn nhiệm và cấp dưỡng tướng sĩ Hộ quân đều do Nội đình phụ trách, Hộ quân chỉ phụng quân lệnh của Nội đình, trong phạm vi chức trách bảo hộ phong vương, nhưng còn Dực vệ là do phong vương tự chiêu mộ và cấp dưỡng.
Năm ngày sau khi tuyên cáo thành lập Đại Ngu đế quốc, Hoàng đế Đại Ngu khởi giá rời khỏi thành Trường An, như trước do năm vạn Cấm quân hộ giá quay trở về Khai Phong Phủ. Sau khi Hoàng đế trở lại Khai Phong Phủ, việc trước tiên làm là truyền chỉ phong Hàn Thông làm Thành quốc công, nhậm chức Điện tiền Đô ngu hầu, suất lĩnh tám ngàn tướng sĩ trấn thủ Hoàng cung và cửa nội thành, sau đó truyền dụ tướng soái thống lĩnh quân lực Khai Phong Phủ dâng thư lên Giám quốc báo cáo công tác, quy về Giám quốc điều lệnh.
Sau khi Lục Thất nhận được tấu thư từ Khai Phong Phủ và chỉ dụ của Hoàng đế, thừa nhận Hàn Thông làm Thành quốc công. Quốc công và Quận vương được phép có ba trăm Dực vệ, ba ngàn Hộ quân, cộng thêm năm ngàn Vương hộ quân trấn thủ Hoàng cung Khai Phong Phủ. Lục Thất đồng ý cho Hàn Thông trấn thủ nội thành Khai Phong Phủ, nhưng còn quân lực ngoại thành hắn đều chuyển đi, từ Quan Nội điều ba vạn quân đến trấn thủ Khai Phong Phủ, trên phương diện khống chế quân quyền, Lục Thất không có khả năng nhượng bộ quá nhiều.
Hoàng đế chủ động giao ra quân quyền Khai Phong Phủ, đây chẳng qua là một bộ phận trong quốc sự của Lục Thất. Thời kỳ quá độ, hắn chỉ có thể cho phép triều đình Chu quốc tồn tại, Tiết Cư Chính trên thực tế chính là Sử tướng của Thượng đô Đại Ngu, nhưng vẫn còn sự tồn tại của Hoàng đế tại Khai Phong Phủ, Lục Thất không tất phải công khai sửa lại chức vụ quan trị chính của Khai Phong Phủ.
Hoàng đế rời khỏi thành Trường An không lâu, còn chưa trở lại Khai Phong Phủ, chính lệnh của Lục Thất đã truyền đến tất cả cương vực thuộc Đại Ngu đế quốc, trước tiên tuyên cáo về thể chế và tân chính trên toàn quốc, để cho quan dân Đại Ngu đế quốc có chút khái niệm.
Thể chế triều đình của Lục Thất trên cơ bản tương đồng với của Chu quốc, bao gồm Chính sự đường và Xu mật viện, chẳng qua cộng thêm một Nội đình. Nội đình bố trí Trung phủ sử và Cửu khanh cùng quản lý quân chính của địa phương Vương phủ, kiêm giám sát địa phương và chưởng phán quân sự bình thường, đứng đầu Nội đình là Trung phủ sử, những khanh tướng khác đều do khanh thuộc Cửu tự đảm nhiệm, ví như Thái Thường khanh, Vệ Úy khanh chính là khanh tướng Nội đình.
Bố trí và thiết lập của Nội đình trên thực tế chính là hình thành một thế lực độc chiếm thiên hạ, ở mỗi địa phương Vương phủ có năm ngàn Hộ quân, quan tướng và quan viên trị chính đều do Nội đình bổ nhiệm. Phủ tướng địa phương Vương phủ có thể là nữ nhân, hoạn quan và quan văn, thuế phú của địa phương Vương phủ trở thành Hoàng cống. Cách làm của Lục Thất là làm cho quyền hành của Cửu tự khanh đại tăng, dụng ý chính là khiến cho thế lực địa phương bị phân cách, cũng giới hạn tài lực thu hoạch được của Hoàng tộc trong một phạm vi, để tránh xảy ra việc lũng đoạn muối và thiết hoặc là kinh doanh những thứ có món lợi lớn.
Đương nhiên tác dụng lớn nhất của Nội đình vẫn là vì trực tiếp nắm trong tay một phận quân quyền, cùng với giám sát địa phương, nhưng tuyệt không thay thế chức quyền của Ngự Sử đài, nên nói Ngự Sử đài là tai mắt trái của Hoàng đế, còn Nội đình là tai mắt phải của Hoàng đế.
Đồng thời với tuyên bố thể chế trị quốc, còn có thông cáo mở khoa thi chọn người tài. Lục Thất định chế điều kiện mở khoa thi chọn tài, ngoài mở khoa cử cho văn võ khảo sinh, triều đình còn thành lập cống viện Thiên Công, phàm là người giỏi tay nghề, rành về nông sự thủy lợi, tinh thông âm luật đều được tham dự khoa thi Thiên Công, tỷ như nung gốm sứ, nếu có thể chế tạo ra cực phẩm, là có thể mang tác phẩm đến tham dự khoa thi Thiên Công, trúng cử sẽ đạt được tư cách cống sinh Thiên Công.
Đối với khoa cử văn và khoa cử võ, Lục Thất cũng đưa ra điều kiện bất đồng so với trước đây, người tham dự thi văn, thi từ ca phú tính một môn, kiến thức về nuôi tằm chăn cá là yêu cầu phải thi, kể cả quản lý sổ sách, sau đó mới có thể khảo văn chương, nếu những đề mục trước đó không qua được, văn chương có lai láng thế nào cũng không cần viết.
Còn khoa cử võ, Lục Thất quy định nhất định phải là người dưới ba mươi tuổi, có kinh nghiệm phục vụ trong quân hai năm trở lên mới có thể tham dự võ cử. Khoa cử võ hàng năm tuyển chọn ngàn người, lấy năm người đứng đầu làm Điện nguyên, đệ nhất danh “Võ Trạng nguyên”, văn thao võ lược phải là tốt nhất, ban thưởng ngự kiếm và quan giai Tướng quân, đệ nhị danh “Bảng nhãn”, phải có quân võ đệ nhất, ban thưởng dạ quang bôi và mỹ tửu, đệ tam danh “Thám hoa”, phải có tài bắn cung tốt nhất, ban thưởng bảo cung và một nàng mỹ nhân, Bảng nhãn và Thám hoa cùng được ban quan giai Giáo Úy ngũ phẩm.
Đệ tứ danh “Điện úy” và đệ ngũ danh “Điện sĩ” phải có thành tích tổng hợp so với những người khác, cùng ban cho bảo châu và một nàng mỹ nhân, quan giai Giáo Úy thất phẩm. Ngoài Võ trạng nguyên được thưởng ngự kiếm, chín trăm chín chín người trúng tuyển khác đều được ban thưởng một thanh Thiên Ngưu đao, đạt được “võ bị quan thân”. Tất cả ban thưởng và chi phí đều do Nội đình phụ trách, ba khoa cử lớn sẽ do Nội đình và Lễ bộ, Công bộ, Binh bộ cộng tác tổ chức và giám sát.
Khoa cử văn tuyển chọn bốn trăm tiến sĩ, số lượng cống sĩ trúng tuyển công khoa tạm thời không giới hạn danh ngạch, ban thưởng tạm thời chưa định. Những người tài năng có ý muốn tham dự cả ba loại khoa cử có thể đến Vương phủ hoặc Kinh đô phụ gần nhất tham gia sơ tuyển. Tú tài và cử nhân của Đại Chu và Tấn quốc trước đây đều được Đại Ngu đế quốc thừa nhận, nhưng nếu muốn mưu cầu tư cách quan viên cần phải khảo hạch một lần.
Sau khi công bố thể chế và thông cáo tuyển tài, Lục Thất lại ban bố chế độ thuế phú cơ bản, tuyên bố thực thi hai loại chế độ thuế được thực hiện vào thời kỳ Đường triều, tức là ngoài thuế hộ và thuế đất thì không còn thuế phú nào khác, căn cứ vào đánh giá giá trị của hộ tịch và ruộng đồng tiến hành thu thuế. Đặc điểm của hai chế độ thuế đó là phú hộ sẽ nộp thêm thuế phú, bần hộ sẽ giao thuế phú ít hơn, như vậy có thể giúp cho dân lưu lạc và dân nghèo mau chóng được an cư, thuế thương nghiệp không thuộc về thuế phú cơ bản.
Hai chế độ thuế này là thuế pháp Tấn quốc đã thực thi từ sớm, khuyết điểm của hai chế độ thuế là quá trình đánh giá ruộng tốt rất dễ dàng bị báo man, nhưng dưới áp lực mạnh của trọng tội, địa chủ và quan lại trên địa phương rất ít ai nguyện vì cái nhỏ mà lỡ cái lớn, quan lại sẽ bị thuyên chuyển công tác, còn địa chủ sau khi đút lót cũng không thể bảo đảm ruộng đất nhà mình vẫn luôn trộm được lợi ích, mà lợi ích trộm được còn chưa đủ để cấp quan. Quan viên Tấn quốc có phúc lợi rất cao, cho nên ít có người nguyện vì đánh giá thấp ruộng đồng của địa chủ mà gặp phải tai họa về sau, cho dù có muốn vơ vét lợi ích, cũng chỉ tranh thủ chỗ tốt trong các vụ án kiện.
Sau khi Chu hoàng đế đi rồi, Lục Thất vẫn luôn ở tại phủ Ngu Vương xử lý công việc, một là ở ngoài sáng không thể có vẻ quá thiếu kiên nhẫn, hai là ba đại hoàng cung thành Trường An đều rất rách nát, người bên mình của hắn cũng không nhiều, nếu nhập cư Đại Minh cung, sẽ rất lạnh lẽo buồn tẻ.
Tuy nhiên rất nhanh Lục Thất liền nếm được phiền phức trong việc trị chính, công văn từ các nơi tập trung lại khiến hắn bận rộn đến ngập đầu, chủ yếu là khi Chu hoàng đế trở về, Kỷ Vương và triều thần cũng đều theo trở về, hắn lại không tiện lên tiếng giữ lại vài người, mà triều thần Tấn quốc nhất thời không phân tới được, hắn lại không thể tùy tiện tìm người phụ giúp, Tiêu Tri Lễ cũng đang bận rộn ở Hà Châu.
Cũng may có Tân Vận Nhi các nàng trợ giúp phân loại, khiến tốc độ xử trí của Lục Thất nhanh hơn rất nhiều, bận rộn bảy tám ngày, công văn từ địa phương tới rõ ràng ít đi, Lục Thất mới thở ra một hơi, cũng muốn đi Hán Trung thăm Tiểu Phức, hiện giờ trời đang đổ tuyết, mà Tiểu Phức đang mang thai, cho nên vẫn chưa có tới thành Trường An.
Chẳng qua việc đi Hán Trung cũng chỉ là một ý tưởng, Lục Thất căn bản không thể rời khỏi thành Trường An, chỉ có thể ngóng trông thân nhân và thuộc thần tín nhiệm lại đây, tốt nhất là Tân Cầm Nhi có thể đến thành Trường An, có điều việc trị chính của Giang Nam cũng không thể gặp sơ sẩy.
Ngày này, Trương Kịp và Ngũ Hải đồng thời tới phủ Ngu Vương, Lục Thất thấy có trợ thủ tới đương nhiên vui mừng. Trương Kịp nói cho Lục Thất biết có rất nhiều quan viên Khai Phong Phủ phụng dụ lệnh của Hoàng đế đã sắp đến thành Trường An rồi, Kỷ Vương thì vẫn ở lại Khai Phong Phủ, nghe nói không chịu rời khỏi Hoàng đế.
Lục Thất nghe xong hơi sầu não, hắn vì không muốn khiến cho Hoàng đế có cảm giác mất mát, cho nên mới không lên tiếng giữ lại triều thần, mà những triều thần này đương nhiên không thể làm tiểu nhân bợ đỡ, cho nên dù là ngoài sáng hay ngấm ngầm cũng không có ai biểu lộ thái độ quy về.
Sau khi hơn một trăm triều thần tới thành Trường An, Lục Thất không thể không dọn đi Đại Minh cung chủ trì chính sự. Chính Sự đường và Xu Mật viện đều tự vận hành, thành Trường An chính thức trở thành trung tâm quyền lực cao nhất của Đại Ngu đế quốc.
Ngày kế, Hoàng đế Đại Ngu ứng theo thỉnh cầu của Ngu Vương Lục Thiên Phong, định Khai Phong Phủ làm Thượng đô, Trì Châu làm Trung đô, Thái Nguyên làm Hạ đô, Ngô huyện Tô Châu làm Đông đô, Trường Nhạc Phủ Phúc Châu làm Nam đô, U Châu làm Bắc đô, Trương Dịch Cam Châu làm Tây đô.
Dưới Kinh đô phụ là bốn cấp hành chính phủ, châu, huyện, hương. Các chức hương quan bao gồm: Kỳ lão là quan giai chính cửu phẩm, Phó quan là quan giai tòng cửu phẩm, võ là Tuần kiểm, văn là Đình trưởng, đều do triều đình tán thành hoặc bổ nhiệm.
Cấp “phủ” chia làm Vương phủ và Quốc phủ, Vương phủ lệ thuộc trực tiếp Nội đình kinh thành quản hạt, Quốc phủ chịu sự quản hạt của Kinh đô phụ và Chính sự đường thuộc ngoại triều kinh thành, thu hoạch của Vương phủ đều làm hoàng cống, thu hoạch của Quốc phủ đều là quốc phú.
Tại mỗi Kinh đô phụ đều bố trí thiết lập Nội đình và Ngoại đường, Ngoại đường quản lý việc trị chính của Lục bộ Kinh đô phụ, Nội đình chủ quản giám sát và chưởng phán quân sự bình thường. Chủ quan của Ngoại đường Kinh đô phụ xưng là Sử tướng, do đại thần có tư cách Tể chấp thuộc Chính sự đường luân phiên đảm nhiệm, chủ quản Nội đình Kinh đô phụ do Nội đình Kinh thành bổ nhiệm, xưng là Phủ tể, chủ quan của địa phương Vương phủ xưng là Phủ tướng, chủ quan của địa phương Quốc phủ xưng là Phủ doãn.
Lục Thất sơ lược tham chiếu hệ thống quản lý mười lăm đạo hành chính. Thiết lập hành chính cấp phủ thuộc quyền quản hạt của Kinh đô phụ và Kinh thành, Khai Phong Phủ xưng là Thượng đô, chủ yếu cai quản Hà Nam đạo và Hoài Nam đạo thời kỳ Đường triều. Lục Thất không có bố trí lập Nội đình tại Khai Phong Phủ, chỉ là xác định những phủ châu thuộc triều đình Khai Phong Phủ trị chính, đồng thời làm sáng tỏ cho Chu hoàng đế và đại thần, ngày sau Khai Phong Phủ sẽ là đất phong của hoàng tộc họ Chu, vừa là Thượng đô, cũng là đất Vương phủ.
Tuy nhiên Lục Thất cũng định rõ quyền hạn của phong vương, phong vương có thể có năm trăm Dực vệ, năm ngàn Hộ quân, nhưng Hộ quân của phong vương cũng thuộc Nội đình quản lý, bổ nhiệm miễn nhiệm và cấp dưỡng tướng sĩ Hộ quân đều do Nội đình phụ trách, Hộ quân chỉ phụng quân lệnh của Nội đình, trong phạm vi chức trách bảo hộ phong vương, nhưng còn Dực vệ là do phong vương tự chiêu mộ và cấp dưỡng.
Năm ngày sau khi tuyên cáo thành lập Đại Ngu đế quốc, Hoàng đế Đại Ngu khởi giá rời khỏi thành Trường An, như trước do năm vạn Cấm quân hộ giá quay trở về Khai Phong Phủ. Sau khi Hoàng đế trở lại Khai Phong Phủ, việc trước tiên làm là truyền chỉ phong Hàn Thông làm Thành quốc công, nhậm chức Điện tiền Đô ngu hầu, suất lĩnh tám ngàn tướng sĩ trấn thủ Hoàng cung và cửa nội thành, sau đó truyền dụ tướng soái thống lĩnh quân lực Khai Phong Phủ dâng thư lên Giám quốc báo cáo công tác, quy về Giám quốc điều lệnh.
Sau khi Lục Thất nhận được tấu thư từ Khai Phong Phủ và chỉ dụ của Hoàng đế, thừa nhận Hàn Thông làm Thành quốc công. Quốc công và Quận vương được phép có ba trăm Dực vệ, ba ngàn Hộ quân, cộng thêm năm ngàn Vương hộ quân trấn thủ Hoàng cung Khai Phong Phủ. Lục Thất đồng ý cho Hàn Thông trấn thủ nội thành Khai Phong Phủ, nhưng còn quân lực ngoại thành hắn đều chuyển đi, từ Quan Nội điều ba vạn quân đến trấn thủ Khai Phong Phủ, trên phương diện khống chế quân quyền, Lục Thất không có khả năng nhượng bộ quá nhiều.
Hoàng đế chủ động giao ra quân quyền Khai Phong Phủ, đây chẳng qua là một bộ phận trong quốc sự của Lục Thất. Thời kỳ quá độ, hắn chỉ có thể cho phép triều đình Chu quốc tồn tại, Tiết Cư Chính trên thực tế chính là Sử tướng của Thượng đô Đại Ngu, nhưng vẫn còn sự tồn tại của Hoàng đế tại Khai Phong Phủ, Lục Thất không tất phải công khai sửa lại chức vụ quan trị chính của Khai Phong Phủ.
Hoàng đế rời khỏi thành Trường An không lâu, còn chưa trở lại Khai Phong Phủ, chính lệnh của Lục Thất đã truyền đến tất cả cương vực thuộc Đại Ngu đế quốc, trước tiên tuyên cáo về thể chế và tân chính trên toàn quốc, để cho quan dân Đại Ngu đế quốc có chút khái niệm.
Thể chế triều đình của Lục Thất trên cơ bản tương đồng với của Chu quốc, bao gồm Chính sự đường và Xu mật viện, chẳng qua cộng thêm một Nội đình. Nội đình bố trí Trung phủ sử và Cửu khanh cùng quản lý quân chính của địa phương Vương phủ, kiêm giám sát địa phương và chưởng phán quân sự bình thường, đứng đầu Nội đình là Trung phủ sử, những khanh tướng khác đều do khanh thuộc Cửu tự đảm nhiệm, ví như Thái Thường khanh, Vệ Úy khanh chính là khanh tướng Nội đình.
Bố trí và thiết lập của Nội đình trên thực tế chính là hình thành một thế lực độc chiếm thiên hạ, ở mỗi địa phương Vương phủ có năm ngàn Hộ quân, quan tướng và quan viên trị chính đều do Nội đình bổ nhiệm. Phủ tướng địa phương Vương phủ có thể là nữ nhân, hoạn quan và quan văn, thuế phú của địa phương Vương phủ trở thành Hoàng cống. Cách làm của Lục Thất là làm cho quyền hành của Cửu tự khanh đại tăng, dụng ý chính là khiến cho thế lực địa phương bị phân cách, cũng giới hạn tài lực thu hoạch được của Hoàng tộc trong một phạm vi, để tránh xảy ra việc lũng đoạn muối và thiết hoặc là kinh doanh những thứ có món lợi lớn.
Đương nhiên tác dụng lớn nhất của Nội đình vẫn là vì trực tiếp nắm trong tay một phận quân quyền, cùng với giám sát địa phương, nhưng tuyệt không thay thế chức quyền của Ngự Sử đài, nên nói Ngự Sử đài là tai mắt trái của Hoàng đế, còn Nội đình là tai mắt phải của Hoàng đế.
Đồng thời với tuyên bố thể chế trị quốc, còn có thông cáo mở khoa thi chọn người tài. Lục Thất định chế điều kiện mở khoa thi chọn tài, ngoài mở khoa cử cho văn võ khảo sinh, triều đình còn thành lập cống viện Thiên Công, phàm là người giỏi tay nghề, rành về nông sự thủy lợi, tinh thông âm luật đều được tham dự khoa thi Thiên Công, tỷ như nung gốm sứ, nếu có thể chế tạo ra cực phẩm, là có thể mang tác phẩm đến tham dự khoa thi Thiên Công, trúng cử sẽ đạt được tư cách cống sinh Thiên Công.
Đối với khoa cử văn và khoa cử võ, Lục Thất cũng đưa ra điều kiện bất đồng so với trước đây, người tham dự thi văn, thi từ ca phú tính một môn, kiến thức về nuôi tằm chăn cá là yêu cầu phải thi, kể cả quản lý sổ sách, sau đó mới có thể khảo văn chương, nếu những đề mục trước đó không qua được, văn chương có lai láng thế nào cũng không cần viết.
Còn khoa cử võ, Lục Thất quy định nhất định phải là người dưới ba mươi tuổi, có kinh nghiệm phục vụ trong quân hai năm trở lên mới có thể tham dự võ cử. Khoa cử võ hàng năm tuyển chọn ngàn người, lấy năm người đứng đầu làm Điện nguyên, đệ nhất danh “Võ Trạng nguyên”, văn thao võ lược phải là tốt nhất, ban thưởng ngự kiếm và quan giai Tướng quân, đệ nhị danh “Bảng nhãn”, phải có quân võ đệ nhất, ban thưởng dạ quang bôi và mỹ tửu, đệ tam danh “Thám hoa”, phải có tài bắn cung tốt nhất, ban thưởng bảo cung và một nàng mỹ nhân, Bảng nhãn và Thám hoa cùng được ban quan giai Giáo Úy ngũ phẩm.
Đệ tứ danh “Điện úy” và đệ ngũ danh “Điện sĩ” phải có thành tích tổng hợp so với những người khác, cùng ban cho bảo châu và một nàng mỹ nhân, quan giai Giáo Úy thất phẩm. Ngoài Võ trạng nguyên được thưởng ngự kiếm, chín trăm chín chín người trúng tuyển khác đều được ban thưởng một thanh Thiên Ngưu đao, đạt được “võ bị quan thân”. Tất cả ban thưởng và chi phí đều do Nội đình phụ trách, ba khoa cử lớn sẽ do Nội đình và Lễ bộ, Công bộ, Binh bộ cộng tác tổ chức và giám sát.
Khoa cử văn tuyển chọn bốn trăm tiến sĩ, số lượng cống sĩ trúng tuyển công khoa tạm thời không giới hạn danh ngạch, ban thưởng tạm thời chưa định. Những người tài năng có ý muốn tham dự cả ba loại khoa cử có thể đến Vương phủ hoặc Kinh đô phụ gần nhất tham gia sơ tuyển. Tú tài và cử nhân của Đại Chu và Tấn quốc trước đây đều được Đại Ngu đế quốc thừa nhận, nhưng nếu muốn mưu cầu tư cách quan viên cần phải khảo hạch một lần.
Sau khi công bố thể chế và thông cáo tuyển tài, Lục Thất lại ban bố chế độ thuế phú cơ bản, tuyên bố thực thi hai loại chế độ thuế được thực hiện vào thời kỳ Đường triều, tức là ngoài thuế hộ và thuế đất thì không còn thuế phú nào khác, căn cứ vào đánh giá giá trị của hộ tịch và ruộng đồng tiến hành thu thuế. Đặc điểm của hai chế độ thuế đó là phú hộ sẽ nộp thêm thuế phú, bần hộ sẽ giao thuế phú ít hơn, như vậy có thể giúp cho dân lưu lạc và dân nghèo mau chóng được an cư, thuế thương nghiệp không thuộc về thuế phú cơ bản.
Hai chế độ thuế này là thuế pháp Tấn quốc đã thực thi từ sớm, khuyết điểm của hai chế độ thuế là quá trình đánh giá ruộng tốt rất dễ dàng bị báo man, nhưng dưới áp lực mạnh của trọng tội, địa chủ và quan lại trên địa phương rất ít ai nguyện vì cái nhỏ mà lỡ cái lớn, quan lại sẽ bị thuyên chuyển công tác, còn địa chủ sau khi đút lót cũng không thể bảo đảm ruộng đất nhà mình vẫn luôn trộm được lợi ích, mà lợi ích trộm được còn chưa đủ để cấp quan. Quan viên Tấn quốc có phúc lợi rất cao, cho nên ít có người nguyện vì đánh giá thấp ruộng đồng của địa chủ mà gặp phải tai họa về sau, cho dù có muốn vơ vét lợi ích, cũng chỉ tranh thủ chỗ tốt trong các vụ án kiện.
Sau khi Chu hoàng đế đi rồi, Lục Thất vẫn luôn ở tại phủ Ngu Vương xử lý công việc, một là ở ngoài sáng không thể có vẻ quá thiếu kiên nhẫn, hai là ba đại hoàng cung thành Trường An đều rất rách nát, người bên mình của hắn cũng không nhiều, nếu nhập cư Đại Minh cung, sẽ rất lạnh lẽo buồn tẻ.
Tuy nhiên rất nhanh Lục Thất liền nếm được phiền phức trong việc trị chính, công văn từ các nơi tập trung lại khiến hắn bận rộn đến ngập đầu, chủ yếu là khi Chu hoàng đế trở về, Kỷ Vương và triều thần cũng đều theo trở về, hắn lại không tiện lên tiếng giữ lại vài người, mà triều thần Tấn quốc nhất thời không phân tới được, hắn lại không thể tùy tiện tìm người phụ giúp, Tiêu Tri Lễ cũng đang bận rộn ở Hà Châu.
Cũng may có Tân Vận Nhi các nàng trợ giúp phân loại, khiến tốc độ xử trí của Lục Thất nhanh hơn rất nhiều, bận rộn bảy tám ngày, công văn từ địa phương tới rõ ràng ít đi, Lục Thất mới thở ra một hơi, cũng muốn đi Hán Trung thăm Tiểu Phức, hiện giờ trời đang đổ tuyết, mà Tiểu Phức đang mang thai, cho nên vẫn chưa có tới thành Trường An.
Chẳng qua việc đi Hán Trung cũng chỉ là một ý tưởng, Lục Thất căn bản không thể rời khỏi thành Trường An, chỉ có thể ngóng trông thân nhân và thuộc thần tín nhiệm lại đây, tốt nhất là Tân Cầm Nhi có thể đến thành Trường An, có điều việc trị chính của Giang Nam cũng không thể gặp sơ sẩy.
Ngày này, Trương Kịp và Ngũ Hải đồng thời tới phủ Ngu Vương, Lục Thất thấy có trợ thủ tới đương nhiên vui mừng. Trương Kịp nói cho Lục Thất biết có rất nhiều quan viên Khai Phong Phủ phụng dụ lệnh của Hoàng đế đã sắp đến thành Trường An rồi, Kỷ Vương thì vẫn ở lại Khai Phong Phủ, nghe nói không chịu rời khỏi Hoàng đế.
Lục Thất nghe xong hơi sầu não, hắn vì không muốn khiến cho Hoàng đế có cảm giác mất mát, cho nên mới không lên tiếng giữ lại triều thần, mà những triều thần này đương nhiên không thể làm tiểu nhân bợ đỡ, cho nên dù là ngoài sáng hay ngấm ngầm cũng không có ai biểu lộ thái độ quy về.
Sau khi hơn một trăm triều thần tới thành Trường An, Lục Thất không thể không dọn đi Đại Minh cung chủ trì chính sự. Chính Sự đường và Xu Mật viện đều tự vận hành, thành Trường An chính thức trở thành trung tâm quyền lực cao nhất của Đại Ngu đế quốc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook