Kiếp Đoạn Trường
-
Chương 7
Buổi tối, trong phòng ngủ của Khánh Dương:
- Khánh Dương, con vẫn chưa đi ngủ à? - Bà Thúy bước vào, thấy Khánh Dương vẫn đang ngồi bên bàn học, điệu bộ như đang suy nghĩ điều gì đó, nên bước lại gần, hỏi nhỏ.
- Dạ, con vẫn chưa buồn ngủ ạ!
- Có phải con đang suy nghĩ về lời của chú Đăng lúc sáng không?
- Dạ vâng ạ!
- Con định nghỉ học theo chú Đăng đi làm hả?
- Con...
- Không! Mẹ không đồng ý đâu.
- Tại sai vậy mẹ?
- Mẹ muốn con phải được học hành đường hoàng, sau này có nghề nghiệp hẳn hoi.
- Nhưng con theo chú Đăng rồi chú ấy cũng bảo con cách làm ăn mà mẹ? Với lại số tiền 200 triệu mà nhà mình vay chú ấy nếu con không làm để trả thì đến bao giờ nhà mình mới trả được đây? Tuy chú ấy nói không lấy lãi và không hẹn thời gian gai đình mình phải trả nhưng gia đình mình cũng không nên nhờ cậy quá vào lòng tốt của chú ấy mẹ ạ! Huống hồ như lời chú ấy nói, mỗi tháng chú ấy trả con mười triệu, vậy là chưa đến hai năm nhà mình đã xóa được hết nợ rồi.
- Khánh Dương, con muốn đi thật sao?
- Con...Nói thật với mẹ là con không muốn đâu. Con không muốn phải nghỉ học, phải xa thầy cô, bạn bè, xa bố mẹ với hai em. Nhưng...nhưng chỉ có khi con đi làm gia đình mình mới trả được nợ. Mẹ, mẹ cho con đi làm mẹ nhá!
Bà Thúy nhìn Khánh Dương, nước mắt đã rơm rớm trên hai khóe mắt:
- Con trai của mẹ! Mẹ không đành lòng nhìn con vì gia đình mà như vậy đâu.
Khánh Dương mỉm cười:
- Có gì đâu mẹ? Con đi làm chứ có phải là đi mãi đâu đâu. Thỉnh thoảng con sẽ về thăm bố mẹ mà.
Bà Thúy sụt sịt rồi ôm chầm lấy con trai:
- Tội nghiệp con trai tôi! Mới 16 tuổi đầu mà đã phải lăn lộn vì gia đình rồi. Trên đời này ai tội nghiệp hơn con trai tôi chứ?
Nước mắt Khánh Dương cũng trào ra:
- Kìa mẹ, mẹ đừng khóc mà. Không biết chừng đây lại là cơ hội cho con lập nghiệp và thành đạt như chú Đăng thì sao? Mẹ, mẹ đừng khóc nữa!
- Khánh Dương à, mẹ thật sự không muốn!
- Mẹ, con vui mà mẹ. Con vui khi được đi làm giúp đỡ gia đình mình. Huống hồ nhà có ba người đàn ông, bố con bây giờ đã bệnh không thể làm gì được nữa, em Hoài tuy bằng tuổi con nhưng vẫn là em, con là anh con phải có trách nhiệm thay bố lo toan cho gia đình chứ không thể để mẹ một mình chạy vạy lo toan cho gia đình được.
- Con đã nói vậy thì mẹ tôn trọng quyết định của con.
- Nhưng mà còn bố con? Con sợ bố con sẽ không đồng ý.
- Để mẹ nói khéo với bố con cho. Chắc sẽ được thôi. Thôi muộn rồi con đi ngủ đi.
- Dạ vâng, mẹ cũng đi ngủ sớm!
Hôm sau chẳng biết bà Thúy đã nói gì với ông Nghĩa ( chắc là nói dối một lí do nào đó) mà ông Nghĩa đã gật đầu đồng ý cho Khánh Dương theo Hải Đăng đi làm. Dĩ nhiên là Hải Đăng đã có mặt tại gia đình ngay sau đó cùng với món tiền 200 triệu trao kín cho bà Thúy ( giấu mặt ông Nghĩa).
- Chú Đăng, chú có thể nói cho tôi biết Khánh Dương sẽ làm việc gì cho chú được không?
- Dạ cũng không có gì đâu ạ. Em buôn bán máy tính và đồ điện tử nên cần Khánh Dương trông nom cửa hàng thôi. Đợi một thời gian em sẽ bảo thợ dạy Khánh Dương cách cài đặt máy tính và sửa chữa điện tử. Khánh Dương sẽ vừa trông nom cửa hàng giúp em.
- Vâng, chú nói vậy thì trăm sự tôi nhờ chú. Khánh Dương nó mới 16 tuổi, chưa hiểu biết và va chạm với cuộc đời, nay phải xa gia đình đi làm nên tôi cũng không yên tâm lắm. Chú hãy cố gắng thay tôi dạy dỗ và bảo ban nó chú Đăng nhá. Chứ tôi nghe trên thành phố nhiều tệ nạn xã hội lắm. Nếu nó mà có chuyện gì thì chắc tôi không thể nào sống tiếp được nữa.
- Kìa chị, em hiểu mà. Người mẹ nào cũng có tâm trạng như vậy thôi.Nhưng xin chị yên tâm, em hứa sẽ chăm sóc và dạy bảo Khánh Dương đường hoàng. Chị cứ yên tâm giao Khánh Dương cho em, không phải lo lắng gì cả.
Bà Thúy khẽ gật đầu rồi quay sang Khánh Dương:
- Khánh Dương, lên trên đó con phải nghe lời chú Đăng nha con. Hãy cố gắng làm việc và học tập thật giỏi. Thỉnh thoảng gọi điện và về thăm bố mẹ nha con!
- Dạ vâng. Mẹ cứ yên tâm. Con sẽ học và làm việc thật tốt mà mẹ.
Rồi Khánh Dương quay sang nói với Khánh Hoài, Khánh Ly:
- Anh đi làm rồi, hai đứa ở nhà phải phụ giúp mẹ và chăm sóc bố thật tốt nghe chưa? Tuyệt đối không được lười biếng đó. Anh về mà thấy hai đứa hư là anh đánh đòn đấy.
Khánh Ly cười khúc khích:
- Em ngoan mà. Nhưng anh Dương phải hứa khi nào về phải mua cho em thật nhiều quà Hà Nội cơ.
Khánh Dương bật cười véo má Khánh Ly:
- Em lúc nào cũng chỉ nghĩ đến quà, không biết khi nào mới lớn lên được đây.
Rồi Khánh Dương kéo tay Khánh Hoài:
- Hoài, đi ra ngoài này anh có chuyện muốn nói riêng với em.
Khánh Hoài ngạc nhiên nhưng cũng lặng lẽ theo Khánh Dương ra sau vườn. Thoáng chút buồn bã, Khánh Dương nói:
- Hoài, em có thể giúp anh chuyện này được không?
- Uả, có chuyện gì mà vẻ mặt anh nghiêm trọng vậy? - Khánh Hoài hỏi lại.
- Em còn nhớ tên thành phố Ha Đan đó chứ?
- Dĩ nhiên là em nhớ. Có chuyện gì vậy anh?
- Hoài à, anh đi làm lần này chẳng biết là mọi chuyện sẽ như thế nào cả. Không biết 5, 7 năm nữa Ha Đan trở về có gặp được anh nữa không? Nếu anh không thể gặp Ha Đan nữa thì em có thể thay anh quan tâm, yêu mến đến Ha Đan được không?
- Kìa anh, anh nói gì vậy? Anh đi làm chứ có phải đi mãi đâu đâu mà anh dặn em như vậy?
Ánh mắt Khánh Dương buồn thật sự:
- Anh không biết. Nhưng anh linh cảm lần đi làm lần này với chú Đăng, anh sẽ không có cơ hội để đợi Ha Đan trở về nữa. Anh sợ sẽ phụ tình Ha Đan từ đây Hoài ạ!
- Anh, sẽ không có chuyện gì đâu mà.
- Hoài, nếu anh thật sự không thể đến được với Ha Đan nữa, em có thể thay anh được không?
- Em... - Khánh Hoài bối rối.
- Anh biết vì anh mà ép em dành tình cảm cho một người mà em không thích là không nên, nhưng thật sự anh không muốn Ha Đan cô đơn khi không có anh.
- Nhưng...nhưng em không phải là Gay?
Lời nói của Khánh Hoài làm Khánh Dương giật mình như thoát khỏi mộng mị. Đúng rồi, cậu và Khánh Hoài khác nhau thì sao có thể xin Khánh Hoài bù đắp tình cảm cho Ha Đan được? Cậu buồn buồn:
- Ừ nhỉ. Anh xin lỗi. Anh không nghĩ ra. Thôi vậy.
- Anh Dương à, - Khánh Hoài cũng buồn buồn - Hay là cứ để thời gian trả lời anh nhá. Nếu sau này thực sự anh không thể đợi được Ha Đan, nếu sau này Ha Đan trở về đây mà em nảy sinh tình cảm với hắn ta thì em sẽ làm theo những gì anh nhờ cậy.
- Được! - Khánh Dương đặt tay lên vai Khánh Hoài, mỉm cười đồng ý - Anh em mình cứ quyết định như vậy nha!
Ngay trong buổi chiều ngày hôm ấy, Hải Đăng đã mang taxi đến đón Khánh Dương lên Hà Nội. Tất cả mọi người, từ Khánh Dương đến ông bà Nghĩa, với Khánh Ly, Khánh Hoài ai ai cũng ngạc nhiên vì sự vội vã của Hải Đăng. Hỏi ra thì Hải Đăng bảo anh đang bận công việc trên Hà Nội, cần giải quyết gấp nên phải trở về Hà Nôi sớm. Bước lên taxi, nhìn bố mẹ và hai em ở lại, nước mắt Khánh Dương trào tuôn ướt đẫm. Ngay cả Khánh Ly, bình thường luôn là người vui vẻ như vậy mà cũng không ngăn được nước mắt. Bà Thúy nức nở nghẹn ngào dặn đi dặn lại Khánh Dương đủ mọi thứ mà từ hôm qua đến hôm nay bà đã căn dặn không biết bao nhiêu lần: nào là phải giữ gìn sức khỏe, nào là phải nghe lời chú Đăng... Nuốt nước mắt vào tim, Khánh Dương mỉm cười gật đầu, cúi chào người thân rồi bước lên xe. Nhìn chiếc xe chuyển bánh rồi khuất xa dần, cả nhà Khánh Dương ai cũng không cầm được nước mắt. Đúng là:
Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
- Khánh Dương, con vẫn chưa đi ngủ à? - Bà Thúy bước vào, thấy Khánh Dương vẫn đang ngồi bên bàn học, điệu bộ như đang suy nghĩ điều gì đó, nên bước lại gần, hỏi nhỏ.
- Dạ, con vẫn chưa buồn ngủ ạ!
- Có phải con đang suy nghĩ về lời của chú Đăng lúc sáng không?
- Dạ vâng ạ!
- Con định nghỉ học theo chú Đăng đi làm hả?
- Con...
- Không! Mẹ không đồng ý đâu.
- Tại sai vậy mẹ?
- Mẹ muốn con phải được học hành đường hoàng, sau này có nghề nghiệp hẳn hoi.
- Nhưng con theo chú Đăng rồi chú ấy cũng bảo con cách làm ăn mà mẹ? Với lại số tiền 200 triệu mà nhà mình vay chú ấy nếu con không làm để trả thì đến bao giờ nhà mình mới trả được đây? Tuy chú ấy nói không lấy lãi và không hẹn thời gian gai đình mình phải trả nhưng gia đình mình cũng không nên nhờ cậy quá vào lòng tốt của chú ấy mẹ ạ! Huống hồ như lời chú ấy nói, mỗi tháng chú ấy trả con mười triệu, vậy là chưa đến hai năm nhà mình đã xóa được hết nợ rồi.
- Khánh Dương, con muốn đi thật sao?
- Con...Nói thật với mẹ là con không muốn đâu. Con không muốn phải nghỉ học, phải xa thầy cô, bạn bè, xa bố mẹ với hai em. Nhưng...nhưng chỉ có khi con đi làm gia đình mình mới trả được nợ. Mẹ, mẹ cho con đi làm mẹ nhá!
Bà Thúy nhìn Khánh Dương, nước mắt đã rơm rớm trên hai khóe mắt:
- Con trai của mẹ! Mẹ không đành lòng nhìn con vì gia đình mà như vậy đâu.
Khánh Dương mỉm cười:
- Có gì đâu mẹ? Con đi làm chứ có phải là đi mãi đâu đâu. Thỉnh thoảng con sẽ về thăm bố mẹ mà.
Bà Thúy sụt sịt rồi ôm chầm lấy con trai:
- Tội nghiệp con trai tôi! Mới 16 tuổi đầu mà đã phải lăn lộn vì gia đình rồi. Trên đời này ai tội nghiệp hơn con trai tôi chứ?
Nước mắt Khánh Dương cũng trào ra:
- Kìa mẹ, mẹ đừng khóc mà. Không biết chừng đây lại là cơ hội cho con lập nghiệp và thành đạt như chú Đăng thì sao? Mẹ, mẹ đừng khóc nữa!
- Khánh Dương à, mẹ thật sự không muốn!
- Mẹ, con vui mà mẹ. Con vui khi được đi làm giúp đỡ gia đình mình. Huống hồ nhà có ba người đàn ông, bố con bây giờ đã bệnh không thể làm gì được nữa, em Hoài tuy bằng tuổi con nhưng vẫn là em, con là anh con phải có trách nhiệm thay bố lo toan cho gia đình chứ không thể để mẹ một mình chạy vạy lo toan cho gia đình được.
- Con đã nói vậy thì mẹ tôn trọng quyết định của con.
- Nhưng mà còn bố con? Con sợ bố con sẽ không đồng ý.
- Để mẹ nói khéo với bố con cho. Chắc sẽ được thôi. Thôi muộn rồi con đi ngủ đi.
- Dạ vâng, mẹ cũng đi ngủ sớm!
Hôm sau chẳng biết bà Thúy đã nói gì với ông Nghĩa ( chắc là nói dối một lí do nào đó) mà ông Nghĩa đã gật đầu đồng ý cho Khánh Dương theo Hải Đăng đi làm. Dĩ nhiên là Hải Đăng đã có mặt tại gia đình ngay sau đó cùng với món tiền 200 triệu trao kín cho bà Thúy ( giấu mặt ông Nghĩa).
- Chú Đăng, chú có thể nói cho tôi biết Khánh Dương sẽ làm việc gì cho chú được không?
- Dạ cũng không có gì đâu ạ. Em buôn bán máy tính và đồ điện tử nên cần Khánh Dương trông nom cửa hàng thôi. Đợi một thời gian em sẽ bảo thợ dạy Khánh Dương cách cài đặt máy tính và sửa chữa điện tử. Khánh Dương sẽ vừa trông nom cửa hàng giúp em.
- Vâng, chú nói vậy thì trăm sự tôi nhờ chú. Khánh Dương nó mới 16 tuổi, chưa hiểu biết và va chạm với cuộc đời, nay phải xa gia đình đi làm nên tôi cũng không yên tâm lắm. Chú hãy cố gắng thay tôi dạy dỗ và bảo ban nó chú Đăng nhá. Chứ tôi nghe trên thành phố nhiều tệ nạn xã hội lắm. Nếu nó mà có chuyện gì thì chắc tôi không thể nào sống tiếp được nữa.
- Kìa chị, em hiểu mà. Người mẹ nào cũng có tâm trạng như vậy thôi.Nhưng xin chị yên tâm, em hứa sẽ chăm sóc và dạy bảo Khánh Dương đường hoàng. Chị cứ yên tâm giao Khánh Dương cho em, không phải lo lắng gì cả.
Bà Thúy khẽ gật đầu rồi quay sang Khánh Dương:
- Khánh Dương, lên trên đó con phải nghe lời chú Đăng nha con. Hãy cố gắng làm việc và học tập thật giỏi. Thỉnh thoảng gọi điện và về thăm bố mẹ nha con!
- Dạ vâng. Mẹ cứ yên tâm. Con sẽ học và làm việc thật tốt mà mẹ.
Rồi Khánh Dương quay sang nói với Khánh Hoài, Khánh Ly:
- Anh đi làm rồi, hai đứa ở nhà phải phụ giúp mẹ và chăm sóc bố thật tốt nghe chưa? Tuyệt đối không được lười biếng đó. Anh về mà thấy hai đứa hư là anh đánh đòn đấy.
Khánh Ly cười khúc khích:
- Em ngoan mà. Nhưng anh Dương phải hứa khi nào về phải mua cho em thật nhiều quà Hà Nội cơ.
Khánh Dương bật cười véo má Khánh Ly:
- Em lúc nào cũng chỉ nghĩ đến quà, không biết khi nào mới lớn lên được đây.
Rồi Khánh Dương kéo tay Khánh Hoài:
- Hoài, đi ra ngoài này anh có chuyện muốn nói riêng với em.
Khánh Hoài ngạc nhiên nhưng cũng lặng lẽ theo Khánh Dương ra sau vườn. Thoáng chút buồn bã, Khánh Dương nói:
- Hoài, em có thể giúp anh chuyện này được không?
- Uả, có chuyện gì mà vẻ mặt anh nghiêm trọng vậy? - Khánh Hoài hỏi lại.
- Em còn nhớ tên thành phố Ha Đan đó chứ?
- Dĩ nhiên là em nhớ. Có chuyện gì vậy anh?
- Hoài à, anh đi làm lần này chẳng biết là mọi chuyện sẽ như thế nào cả. Không biết 5, 7 năm nữa Ha Đan trở về có gặp được anh nữa không? Nếu anh không thể gặp Ha Đan nữa thì em có thể thay anh quan tâm, yêu mến đến Ha Đan được không?
- Kìa anh, anh nói gì vậy? Anh đi làm chứ có phải đi mãi đâu đâu mà anh dặn em như vậy?
Ánh mắt Khánh Dương buồn thật sự:
- Anh không biết. Nhưng anh linh cảm lần đi làm lần này với chú Đăng, anh sẽ không có cơ hội để đợi Ha Đan trở về nữa. Anh sợ sẽ phụ tình Ha Đan từ đây Hoài ạ!
- Anh, sẽ không có chuyện gì đâu mà.
- Hoài, nếu anh thật sự không thể đến được với Ha Đan nữa, em có thể thay anh được không?
- Em... - Khánh Hoài bối rối.
- Anh biết vì anh mà ép em dành tình cảm cho một người mà em không thích là không nên, nhưng thật sự anh không muốn Ha Đan cô đơn khi không có anh.
- Nhưng...nhưng em không phải là Gay?
Lời nói của Khánh Hoài làm Khánh Dương giật mình như thoát khỏi mộng mị. Đúng rồi, cậu và Khánh Hoài khác nhau thì sao có thể xin Khánh Hoài bù đắp tình cảm cho Ha Đan được? Cậu buồn buồn:
- Ừ nhỉ. Anh xin lỗi. Anh không nghĩ ra. Thôi vậy.
- Anh Dương à, - Khánh Hoài cũng buồn buồn - Hay là cứ để thời gian trả lời anh nhá. Nếu sau này thực sự anh không thể đợi được Ha Đan, nếu sau này Ha Đan trở về đây mà em nảy sinh tình cảm với hắn ta thì em sẽ làm theo những gì anh nhờ cậy.
- Được! - Khánh Dương đặt tay lên vai Khánh Hoài, mỉm cười đồng ý - Anh em mình cứ quyết định như vậy nha!
Ngay trong buổi chiều ngày hôm ấy, Hải Đăng đã mang taxi đến đón Khánh Dương lên Hà Nội. Tất cả mọi người, từ Khánh Dương đến ông bà Nghĩa, với Khánh Ly, Khánh Hoài ai ai cũng ngạc nhiên vì sự vội vã của Hải Đăng. Hỏi ra thì Hải Đăng bảo anh đang bận công việc trên Hà Nội, cần giải quyết gấp nên phải trở về Hà Nôi sớm. Bước lên taxi, nhìn bố mẹ và hai em ở lại, nước mắt Khánh Dương trào tuôn ướt đẫm. Ngay cả Khánh Ly, bình thường luôn là người vui vẻ như vậy mà cũng không ngăn được nước mắt. Bà Thúy nức nở nghẹn ngào dặn đi dặn lại Khánh Dương đủ mọi thứ mà từ hôm qua đến hôm nay bà đã căn dặn không biết bao nhiêu lần: nào là phải giữ gìn sức khỏe, nào là phải nghe lời chú Đăng... Nuốt nước mắt vào tim, Khánh Dương mỉm cười gật đầu, cúi chào người thân rồi bước lên xe. Nhìn chiếc xe chuyển bánh rồi khuất xa dần, cả nhà Khánh Dương ai cũng không cầm được nước mắt. Đúng là:
Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook