Khoảng Cách Giữa Hai Ta
-
Chương 24: Vợ là nhất
Vì lần này cần nhiều tiền hơn nên My mua rất nhiều vàng mang về 2018, cô nhờ tiệm vàng cô mua đúc vàng lại thành nhiều thỏi không ghi số liệu ngày giờ hoặc kí hiệu của tiệm vàng, chỉ thuần vàng trơn. Tiệm vàng cũng có hiếu kì cô mua làm gì, cô chỉ cười rồi bảo cô muốn dự trữ. Cô mang những thỏi vàng trơn đó về 2018 bán cho tiệm vàng quen, họ soi vàng cẩn thận rồi báo giá cho cô. My mang cả một túi xách tiền nặng trĩu trở về nhà, liên hệ với cậu nhóc bán tiền cổ mua lại tầm ba bốn mươi triệu tiền cũ.
Cậu bé bán tiền cũ tên gọi là Dũng, là một chuyên gia chuyên săn tiền cũ, lĩnh vực mà ít ai muốn đầu tư. Cậu bé chỉ muốn làm công việc này bởi vì niềm đam mê những thứ cổ xưa, nhưng từ ngày biết My, cậu có thể kinh doanh được. My đặt mua bốn mươi triệu tiền cũ, đây là một con số không lớn cũng không nhỏ. Dũng nói: "Chị lần này mua nhiều vậy, chị mê tiền năm 2000 lắm hả?"
Dũng mở tủ kính của mình ra lôi ra từng cục tiền cũ, tuy là tiền cách đây hai mươi năm nhưng giấy tiền chỉ hơi ố vàng, cho thấy người giữ tiền rất cẩn thận. Tiền Việt Nam không có biến động nhiều, những loại tiền ít thay đổi, nhưng chủ yếu My cần đó chính là tiền có số seri năm 2002 đổ lại, được in trước năm 2002, vì nếu là tiền in sau năm 2002, có thể sẽ có vấn đề khi sử dụng. Hợp tác với Dũng đã lâu nên Dũng biết rõ điều này, hắn lôi tiền ra khỏi tủ cho My đếm, còn bảo: "Chị có thể liên hệ với mấy thằng cha chơi tiền cổ khác để kiểm tra tiền được in năm nào, tờ nào em cũng kiểm hết rồi."
Nhận được tiền rồi My lại bắt xe đi ra những người chơi tiền để soi lại năm in trên tờ tiền, họ xem xét từng tờ rồi nói cô năm bọn chúng được in ra. My nghĩ để biết được điều này chỉ có những tay chơi tiền cổ các nước mới biết được. Cô trả tiền cho ông ấy, xong vẫn mang đến nơi khác xem lại một lần nữa để chắc chắn. Tội xài tiền giả xử lí khá nghiêm, cô sợ.
Sau khi xác nhận tất cả đều là tiền thật được in năm 2000 cô mới an lòng đem tiền về 2002, đi đi lại lại đổi tiền mất của cô cả ngày. Khi cô mang một túi xách tiền trở về, Ngọc vẫn chưa ngủ dậy. Ngọc đúng thật là mèo lười, em ấy có thể dùng bảy mươi phần trăm của cuộc đời mình để cuộn tròn say ngủ.
Đối với bà Hường và Ngọc mà nói chuyện cắt đứt với ông Thuận vừa là một quyết định đau đớn, vừa là một sự giải thoát. Bà Hường dạo này thường xuyên ghé sang nhà My nghỉ trưa, bình thường My không có ở nhà bà thường qua cùng con gái bày biện nấu nướng ăn, hai mẹ con cùng xem tivi, chiều đến thì bà về nhà chị bà ngủ vì nhà của My chỉ có duy nhất một phòng ngủ phòng khách với khu bếp nhỏ, không có đủ chỗ cho bà ngủ lại. Được ở nhà My khiến Ngọc vui vẻ không thôi, suốt ngày cứ tíu tít, mẹ cô đến khiến cô càng vui hơn nữa. Cuộc sống của My và Ngọc lúc này là cuộc sống của một cặp vợ chồng mới cưới, vui vẻ, đằm thắm.
Hôm nay bà Hường cùng Ngọc nấu bánh flan cho My ăn, vốn dĩ định làm một ít vừa đủ ba người ăn, ai ngờ lại làm nhiều. Bà Hường nhìn mẻ bánh flan vừa làm xong, nói với Ngọc: "Quá trời nhiều rồi, để mang về cho dì tư mày ăn."
"Cho chú hàng xóm một hai cái đi mẹ, chú Lộc hôm nay ở nhà." Bình thường chú Lộc đi làm từ chiều cho đến tối muộn, buổi sáng thường ở nhà xem tivi. Mỗi khi chú về quê là lại mang theo trái cây bánh ngọt lên tặng cho cô, cô thì thường mang đồ ăn nhà nấu biếu chú. Hàng xóm qua lại rất thân thiết, dù sao có việc có thể nhờ được là tốt, không phải xấu.
"Mày mang qua cho đi."
"Mẹ mang qua giúp con đi, con rửa mớ chén bát cái đã. Hay mẹ rửa bát đi con mang đi cho." Ngọc xắn tay áo lên dọn dẹp bãi chiến trường cô và mẹ bày ra, nấu bánh flan cùng cơm trưa cho nên đồ đạc chất đống xung quanh bếp. Bản tính của Ngọc rất kĩ lưỡng, My thường nói Ngọc không giống con nít cấp ba, cô giống như mẹ hiền hơn, thứ gì cũng muốn gọn gàng ngăn nắp, không ngăn nắp cô ăn sẽ không ngon.
Bà Hường mang cái bánh flan với một chén cà phê qua bên nhà bên cạnh, bà gõ cửa nhè nhẹ rồi đợi "chú Lộc" nhà hàng xóm mở cửa. Ông ấy mặc một chiếc áo thun ba lỗ màu trắng, chiếc quần sọt ca rô trông có vẻ thoải mái, thấy bà, ông ấy ngạc nhiên hỏi: "Chị tìm tui có chuyện gì?"
"Bé Ngọc nó bảo tui mang bánh flan qua cho ông." Bà Hường đưa bánh flan cho ông Lộc, ông Lộc tuy có ngạc nhiên nhưng vẫn nhận lấy.
Buổi trưa bà Hường đạp xe đạp lên quán kem thay ca cho My, My không đứng bán kem một mình nữa mà về nhà với Ngọc. Bên ngoài trời nắng tắt đi nhường chỗ cho mây đen kéo đến, không khí ẩm thấp báo hiệu một cơn mưa sắp sửa kéo đến.
My cất cái nón bảo hiểm lên xe rồi dắt xe vào nhà, vừa gạt chân chống xong Ngọc đã nhào tới ôm lấy lưng cô âu yếm. Những ngày Ngọc ở lại nhà cô, cô có cảm giác như mình không ở mặt đất nữa, cả ngày cứ lơ lửng trên mây. Nhất là lúc này đây, cảm giác hạnh phúc len lỏi trong lòng khiến cô cảm thấy ngây ngất trong xúc cảm.
"Chị nhớ em."
Ngọc nghe vậy càng được nước làm tới, dụi dụi người mình vào người My như một chú mèo nhỏ tha thiết được vuốt ve, cô thì thầm: "Em cũng nhớ chị..."
Bên ngoài mưa bắt đầu lất phất rơi, từng hạt nện xuống mái tôn từng tiếng nặng nề. Ngọc nghe tiếng mưa liền lật đật buông tay đang ôm My ra, cô chạy ra sau nhà kéo chiếc lu nhỏ ra hứng mưa. My thấy vậy mới bật cười: "Nhà mình có nước mà?"
"Hứng một ít nước mưa để dành rửa sân." Ngọc nhìn từng giọt nước mưa lũ lượt rơi xuống đất, cô nhớ lại hôm ở Vũng Tàu cô mè nheo muốn My ở bên cạnh mình suốt đời. Nghĩ lại mà ngượng, gò má đỏ lên lúc nào cũng không biết.
"Để nước đọng có lăng quăng."
Ngọc bĩu môi phản bác: "Ngày mai rửa sân."
"Hôm nay mưa sân đã sạch rồi mà?" My trả treo.
"Lăng quăng thì thả cá vàng vô."
"Rồi em tạt cá vàng ra rửa sân hả?" My nhéo nhéo đôi má to tròn của Ngọc, yêu thương hai cái bánh bao mềm mịn trên má Ngọc nhất.
Ngọc phùng má, lần này là thịnh nộ thật sự: "Vậy chị cho em hứng không? Em ghét chị!"
"Cho cho cho, vợ thích thì hứng, ha, chị vô thay đồ. Đừng giận chị ha." My liền dỗ dành Ngọc, ai chứ vợ cô mà giận lên thì đáng sợ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook