Khoa Kỹ Vấn Đạo (Đế Chế Kinh Tế Mới Tại Nước Việt)
-
Chương 232: Sóng ngầm lại nổi
*****
Phòng họp Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Phát triển Khoa học Kỹ thuật Công trình Hàng không thuộc Bộ công nghiệp đất nước phương Bắc
Đã gần 9h tối nhưng một cuộc nhóm họp khẩn vẫn được diễn ra. Ngồi ở vị trí chủ tọa là một người đàn ông dáng người thấp đậm, đôi mắt hẹp sâu núp dưới hàng lông mày nhạt. Ông ta chính là người nắm quyền lực cao nhất trong lĩnh vực quản lý phát triển công nghiệp, Bộ trưởng Thường Vạn Lý.
Thường Vạn Lý hai tay đan vào nhau đặt lên bàn rồi nhìn vị Giám đốc Trung tâm Lữ Quốc Vinh đặt vấn đề:
- Anh Quốc Vinh, lãnh đạo điện về từ Việt Nam yêu cầu chúng ta cho đánh giá sớm nhất về các thiết bị mà nước này đã dùng trong hội nghị APEC 14 đang diễn ra tại Hà Đô. Tôi nghĩ đây thuộc lĩnh vực chuyên môn của trung tâm do vậy tôi đang muốn nghe những ý kiến chuyên môn của các anh.
Lữ Quốc Vinh nhíu mày đồng thời gõ nhẹ lên bàn suy tư giây lát sau đó mới ngẩng đầu hướng về phía Thường Vạn Lý trả lời:
- Báo cáo Bộ trưởng, qua những hình ảnh mà truyền thông đã đăng tải, tôi cho rằng Việt Nam hiện tại đang nắm trong tay một công nghệ hoàn toàn mới trong phát triển các khí tài bay. Như Bộ trưởng và mọi người ngồi đây có thể thấy, những phương tiện mà Việt Nam sử dụng không hề có cánh quạt, điều này có nghĩa là chúng không hề sử dụng những nguyên lý khí động học thường thấy đang được các nước trên thế giới áp dụng để sản xuất máy bay hay các sản phẩm tương tự. Nếu như phỏng đoán của tôi không lầm thì rất có thể kỹ thuật họ sử dụng chính là một dạng của công nghệ phản trọng lực mà nước ta và nhiều cường quốc vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.
Thường Vạn Lý nghe xong nhếch miệng hỏi lại:
- Phản trọng lực? Công nghệ này chẳng phải đến cả Mỹ, Nga, Nhật cũng còn chưa sử dụng được sao?
Lữ Quốc Vinh gật đầu:
- Vâng! Đúng là như vậy thưa Bộ trưởng. Thực ra về mặt nguyên lý, các kỹ thuật này cũng không phải bí mật gì với các nhà khoa học nhưng việc ứng dụng chúng vào trong thực tiễn để tạo ra các khí tài bay thì không hề đơn giản. Ngay cả như chúng ta mặc dù đã tập trung nghiên cứu nhiều năm nay nhưng cũng mới chỉ tiếp cận được chút da lông bên ngoài mà chưa có một bước tiến triển tích cực nào mang tính đột phá.
Thường Vạn Lý khẽ lắc đầu:
- Tôi vẫn thấy có điểm gì đó không phù hợp. Theo các nguồn tin tình báo, chính quyền Việt Nam từ trước tới nay chưa từng có một trung tâm hay dự án trọng điểm nào nghiên cứu về dạng công nghệ này thì bọn họ lấy đâu ra được nhỉ. Hơn nữa, chưa nói tới chúng ta, ngay cả các cường quốc như Nga, Mỹ cũng đầu tư tài lực rất lớn còn chưa nắm bắt được các kỹ thuật siêu cấp này thì Việt Nam là làm thế nào vậy?
Lữ Quốc Vinh không biết trả lời ra sao cho câu hỏi của Thường Vạn Lý do vậy khéo léo chuyển chủ đề:
- Thưa Bộ trưởng, tôi nghĩ Việt Nam là có một phương thức đặc biệt nào đó có điều mặc kệ là như thế nào thì thực tế là họ đang có những khí tài có thể bay lên mà không cần dùng tới cánh quạt, đó là điều mà hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có chúng ta còn chưa làm được. Tôi nghĩ rằng nếu có thể thông qua mạng lưới của chúng ta tại Việt Nam mà thu được những công nghệ này thì không nói những cái khác, ngành hàng không của chúng ta sẽ rất có thể đạt được những bước tiến lớn.
Thường Vạn Lý nghe xong thì gật gù:
- Uhm… tôi cũng cho rằng như vậy. Sau sự kiện hàng loạt nhà khoa học hàng đầu của chúng ta mất tích, căn cơ công nghệ của quốc gia bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hậu quả là hầu hết các dự án trọng điểm đều bị đình trệ, khó khăn chồng chất khó khăn, thành tựu đạt được trên các lĩnh vực rất hạn chế. Nếu chúng ta có được công nghệ này thì không nói những cái khác, riêng các dự án hàng không và sản xuất máy bay chiến đấu của quân đội chắc chắn thu được rất lớn đột phá.
Lữ Quốc Vinh cười khổ:
- Vâng! Quả thật gần đây chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn và bế tác khi các chuyên gia giỏi nhất bị đưa đi. Không biết bên an ninh và tình báo điều tra chuyện này tới đâu rồi.
Thường Vạn Lý thở dài:
- Chuyện này đúng là một hồi tai họa, không hiểu là thế lực nào làm ra. Tôi nghe được rằng bên an ninh và tình báo vẫn đang rất rối không điều tra ra được manh mối gì. Những nhà khoa học của chúng ta biến mất cứ như tan vào không khí vậy. Thật là kỳ lạ!
Lữ Quốc Vinh khẽ nhấp một hớp trà suy nghĩ, sau giây lát dường như nghĩ tới điều gì đó ông ta bỗng ngẩng đầu nhìn Thường Vạn Lý nói:
- Bộ trưởng, chuyện này nghe có chút hoang đường nhưng bộ trưởng có nghĩ rằng hướng điều tra của chúng ta đang gặp sai lầm không?
Thường Vạn Lý khó hiểu nhìn Lữ Quốc Vinh hỏi lại:
- - Anh Quốc Vinh, ý anh là sao?
Lữ Quốc Vinh nheo mắt sâu xa trả lời:
- Phải chăng là chúng ta đang nghi oan cho mấy cường quốc kia. Biết đâu không phải là bọn họ?
Thường Vạn Lý nghe xong bật cười:
- Anh Quốc Vinh, tôi nghĩ anh nên tập trung với công việc chuyên môn của mình đi, không nên tập làm thám tử. Nếu không phải mấy cường quốc công nghiệp đứng sau lưng làm ra chuyện này thì chẳng nhẽ lại là mấy quốc gia nghèo nàn đang phát triển. Chưa nói tới bọn họ có phát triển được công nghệ tới mức đó hay không mà trước hết bọn họ phải có cái gan đó không đã.
Lữ Quốc Vinh vẫn kiên trì với luận điểm của mình giải thích:
- Bộ trưởng, chúng ta không nên khinh suất bỏ qua bất cứ một đối tượng khả nghi nào. Ngài quên tình huống của Việt Nam hôm nay rồi sao?
Thường Vạn Lý nghe tới đây thì như bị điểm trúng huyệt vị bất động mất giây lát sau đó mới lên tiếng:
- Uhm… Việt Nam gần đây đúng là có những biểu hiện quá bất ngờ. Không ngờ một con chim sẻ cũng có lúc hót lên được tiếng của loài côn bằng. Có điều tôi nghĩ bọn họ cũng chỉ đến như vậy mà thôi, tôi không cho rằng mấy người lãnh đạo chính phủ bọn họ bên đó dám làm ra cái gì phản nghịch. Bộ máy chính trị của họ bị ảnh hưởng và chi phối khá lớn từ chúng ta hơn nữa cho tới hiện tại tôi vẫn chưa nghe được thông tin tình báo gì về việc Việt Nam có liên quan tới những chuyện này.
Lữ Quốc Vinh không tìm được lý lẽ để phản biện thêm Thường Vạn Lý nhưng bằng trực giác ông ta vẫn cảm thấy có gì đó không đúng. Có điều, nghĩ thì là như vậy nhưng ông ta biết đó cũng chỉ là cảm tính không có tính thuyết phục người khác.
Lữ Quốc Vinh mặc dù không đủ cấp bậc để hiểu sâu hơn về các mắt xích trong mạng lưới nội gián của nước mình cài cắm ở Việt Nam nhưng cũng đủ nhận thức để biết nó đã ăn sâu vào nhiều tâng lớp, nhiều thành phần trong xã hội quốc gia láng giềng thậm chí là trong tầng lớp quan lại cấp cao. Do đó, với hệ thống được tổ chức sâu rộng và lợi hại như vậy nếu Thường Vạn Lý đã nói là chính phủ không có thông tin thì hẳn độ tin cậy cũng rất lớn, Lữ Quốc Vinh không thể dùng những phỏng đoán thiếu căn cứ của mình đem ra luận tội được.
Thường Vạn Lý thấy Lữ Quốc Vinh nét mặt lúc co lúc giãn thì biết người này cũng không quá đồng ý với nhận xét của mình có điều tranh luận cũng không phải việc cần thiết lúc này nên tiếp tục đưa ra đề nghị:
- Anh Quốc Vinh, lãnh đạo bên kia đang rất chờ đợi câu trả lời từ chúng ta. Bây giờ anh soạn thảo một công văn tóm tắt lại những đánh giá sơ bộ, chúng ta cần fax gửi đi trong đêm. Hẳn là lãnh đạo cũng đã có những tính toán nào đó về điều này nên mới gấp gáp như vậy
Lữ Quốc vinh gật đầu:
- Vâng, Bộ trưởng!
Phòng họp Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Phát triển Khoa học Kỹ thuật Công trình Hàng không thuộc Bộ công nghiệp đất nước phương Bắc
Đã gần 9h tối nhưng một cuộc nhóm họp khẩn vẫn được diễn ra. Ngồi ở vị trí chủ tọa là một người đàn ông dáng người thấp đậm, đôi mắt hẹp sâu núp dưới hàng lông mày nhạt. Ông ta chính là người nắm quyền lực cao nhất trong lĩnh vực quản lý phát triển công nghiệp, Bộ trưởng Thường Vạn Lý.
Thường Vạn Lý hai tay đan vào nhau đặt lên bàn rồi nhìn vị Giám đốc Trung tâm Lữ Quốc Vinh đặt vấn đề:
- Anh Quốc Vinh, lãnh đạo điện về từ Việt Nam yêu cầu chúng ta cho đánh giá sớm nhất về các thiết bị mà nước này đã dùng trong hội nghị APEC 14 đang diễn ra tại Hà Đô. Tôi nghĩ đây thuộc lĩnh vực chuyên môn của trung tâm do vậy tôi đang muốn nghe những ý kiến chuyên môn của các anh.
Lữ Quốc Vinh nhíu mày đồng thời gõ nhẹ lên bàn suy tư giây lát sau đó mới ngẩng đầu hướng về phía Thường Vạn Lý trả lời:
- Báo cáo Bộ trưởng, qua những hình ảnh mà truyền thông đã đăng tải, tôi cho rằng Việt Nam hiện tại đang nắm trong tay một công nghệ hoàn toàn mới trong phát triển các khí tài bay. Như Bộ trưởng và mọi người ngồi đây có thể thấy, những phương tiện mà Việt Nam sử dụng không hề có cánh quạt, điều này có nghĩa là chúng không hề sử dụng những nguyên lý khí động học thường thấy đang được các nước trên thế giới áp dụng để sản xuất máy bay hay các sản phẩm tương tự. Nếu như phỏng đoán của tôi không lầm thì rất có thể kỹ thuật họ sử dụng chính là một dạng của công nghệ phản trọng lực mà nước ta và nhiều cường quốc vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.
Thường Vạn Lý nghe xong nhếch miệng hỏi lại:
- Phản trọng lực? Công nghệ này chẳng phải đến cả Mỹ, Nga, Nhật cũng còn chưa sử dụng được sao?
Lữ Quốc Vinh gật đầu:
- Vâng! Đúng là như vậy thưa Bộ trưởng. Thực ra về mặt nguyên lý, các kỹ thuật này cũng không phải bí mật gì với các nhà khoa học nhưng việc ứng dụng chúng vào trong thực tiễn để tạo ra các khí tài bay thì không hề đơn giản. Ngay cả như chúng ta mặc dù đã tập trung nghiên cứu nhiều năm nay nhưng cũng mới chỉ tiếp cận được chút da lông bên ngoài mà chưa có một bước tiến triển tích cực nào mang tính đột phá.
Thường Vạn Lý khẽ lắc đầu:
- Tôi vẫn thấy có điểm gì đó không phù hợp. Theo các nguồn tin tình báo, chính quyền Việt Nam từ trước tới nay chưa từng có một trung tâm hay dự án trọng điểm nào nghiên cứu về dạng công nghệ này thì bọn họ lấy đâu ra được nhỉ. Hơn nữa, chưa nói tới chúng ta, ngay cả các cường quốc như Nga, Mỹ cũng đầu tư tài lực rất lớn còn chưa nắm bắt được các kỹ thuật siêu cấp này thì Việt Nam là làm thế nào vậy?
Lữ Quốc Vinh không biết trả lời ra sao cho câu hỏi của Thường Vạn Lý do vậy khéo léo chuyển chủ đề:
- Thưa Bộ trưởng, tôi nghĩ Việt Nam là có một phương thức đặc biệt nào đó có điều mặc kệ là như thế nào thì thực tế là họ đang có những khí tài có thể bay lên mà không cần dùng tới cánh quạt, đó là điều mà hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có chúng ta còn chưa làm được. Tôi nghĩ rằng nếu có thể thông qua mạng lưới của chúng ta tại Việt Nam mà thu được những công nghệ này thì không nói những cái khác, ngành hàng không của chúng ta sẽ rất có thể đạt được những bước tiến lớn.
Thường Vạn Lý nghe xong thì gật gù:
- Uhm… tôi cũng cho rằng như vậy. Sau sự kiện hàng loạt nhà khoa học hàng đầu của chúng ta mất tích, căn cơ công nghệ của quốc gia bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hậu quả là hầu hết các dự án trọng điểm đều bị đình trệ, khó khăn chồng chất khó khăn, thành tựu đạt được trên các lĩnh vực rất hạn chế. Nếu chúng ta có được công nghệ này thì không nói những cái khác, riêng các dự án hàng không và sản xuất máy bay chiến đấu của quân đội chắc chắn thu được rất lớn đột phá.
Lữ Quốc Vinh cười khổ:
- Vâng! Quả thật gần đây chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn và bế tác khi các chuyên gia giỏi nhất bị đưa đi. Không biết bên an ninh và tình báo điều tra chuyện này tới đâu rồi.
Thường Vạn Lý thở dài:
- Chuyện này đúng là một hồi tai họa, không hiểu là thế lực nào làm ra. Tôi nghe được rằng bên an ninh và tình báo vẫn đang rất rối không điều tra ra được manh mối gì. Những nhà khoa học của chúng ta biến mất cứ như tan vào không khí vậy. Thật là kỳ lạ!
Lữ Quốc Vinh khẽ nhấp một hớp trà suy nghĩ, sau giây lát dường như nghĩ tới điều gì đó ông ta bỗng ngẩng đầu nhìn Thường Vạn Lý nói:
- Bộ trưởng, chuyện này nghe có chút hoang đường nhưng bộ trưởng có nghĩ rằng hướng điều tra của chúng ta đang gặp sai lầm không?
Thường Vạn Lý khó hiểu nhìn Lữ Quốc Vinh hỏi lại:
- - Anh Quốc Vinh, ý anh là sao?
Lữ Quốc Vinh nheo mắt sâu xa trả lời:
- Phải chăng là chúng ta đang nghi oan cho mấy cường quốc kia. Biết đâu không phải là bọn họ?
Thường Vạn Lý nghe xong bật cười:
- Anh Quốc Vinh, tôi nghĩ anh nên tập trung với công việc chuyên môn của mình đi, không nên tập làm thám tử. Nếu không phải mấy cường quốc công nghiệp đứng sau lưng làm ra chuyện này thì chẳng nhẽ lại là mấy quốc gia nghèo nàn đang phát triển. Chưa nói tới bọn họ có phát triển được công nghệ tới mức đó hay không mà trước hết bọn họ phải có cái gan đó không đã.
Lữ Quốc Vinh vẫn kiên trì với luận điểm của mình giải thích:
- Bộ trưởng, chúng ta không nên khinh suất bỏ qua bất cứ một đối tượng khả nghi nào. Ngài quên tình huống của Việt Nam hôm nay rồi sao?
Thường Vạn Lý nghe tới đây thì như bị điểm trúng huyệt vị bất động mất giây lát sau đó mới lên tiếng:
- Uhm… Việt Nam gần đây đúng là có những biểu hiện quá bất ngờ. Không ngờ một con chim sẻ cũng có lúc hót lên được tiếng của loài côn bằng. Có điều tôi nghĩ bọn họ cũng chỉ đến như vậy mà thôi, tôi không cho rằng mấy người lãnh đạo chính phủ bọn họ bên đó dám làm ra cái gì phản nghịch. Bộ máy chính trị của họ bị ảnh hưởng và chi phối khá lớn từ chúng ta hơn nữa cho tới hiện tại tôi vẫn chưa nghe được thông tin tình báo gì về việc Việt Nam có liên quan tới những chuyện này.
Lữ Quốc Vinh không tìm được lý lẽ để phản biện thêm Thường Vạn Lý nhưng bằng trực giác ông ta vẫn cảm thấy có gì đó không đúng. Có điều, nghĩ thì là như vậy nhưng ông ta biết đó cũng chỉ là cảm tính không có tính thuyết phục người khác.
Lữ Quốc Vinh mặc dù không đủ cấp bậc để hiểu sâu hơn về các mắt xích trong mạng lưới nội gián của nước mình cài cắm ở Việt Nam nhưng cũng đủ nhận thức để biết nó đã ăn sâu vào nhiều tâng lớp, nhiều thành phần trong xã hội quốc gia láng giềng thậm chí là trong tầng lớp quan lại cấp cao. Do đó, với hệ thống được tổ chức sâu rộng và lợi hại như vậy nếu Thường Vạn Lý đã nói là chính phủ không có thông tin thì hẳn độ tin cậy cũng rất lớn, Lữ Quốc Vinh không thể dùng những phỏng đoán thiếu căn cứ của mình đem ra luận tội được.
Thường Vạn Lý thấy Lữ Quốc Vinh nét mặt lúc co lúc giãn thì biết người này cũng không quá đồng ý với nhận xét của mình có điều tranh luận cũng không phải việc cần thiết lúc này nên tiếp tục đưa ra đề nghị:
- Anh Quốc Vinh, lãnh đạo bên kia đang rất chờ đợi câu trả lời từ chúng ta. Bây giờ anh soạn thảo một công văn tóm tắt lại những đánh giá sơ bộ, chúng ta cần fax gửi đi trong đêm. Hẳn là lãnh đạo cũng đã có những tính toán nào đó về điều này nên mới gấp gáp như vậy
Lữ Quốc vinh gật đầu:
- Vâng, Bộ trưởng!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook