Khoa Kỹ Vấn Đạo (Đế Chế Kinh Tế Mới Tại Nước Việt)
-
Chương 208: Tới Mỹ
******
Sân bay quốc tế Washington Dulles, Washington, D.C, nước Mỹ
Chiếc Boeing 777-200LR chậm chậm lăn bánh vào điểm đỗ phi trường theo sự hướng dẫn của xe dẫn đường mặt đất.
Ngay khi máy bay vừa dừng lại, cầu thang xếp mềm di động lập tức được di chuyển tới để nối vào cửa ra vào. Khách nhân có thể theo đường dẫn này vào thẳng trong nhà ga sân bay mà không cần phải xuống cầu thang bộ rồi lên xe buýt để vào ga như hầu hết các chuyến tay tới Việt Nam hiện hữu.
Mất một lúc kiểm tra an toàn, rốt cục thì cửa máy bay cũng được mở.
Một nhóm vệ sĩ đi ra trước cảnh giới, sau đó tại cửa ra vào xuất hiện một người thanh niên với khuôn mặt trẻ trung nhưng tràn đầy khí phách.
Người này hiển nhiên không ai khác chính là Lý Đông và chuyến bay này cũng chính là để đưa hắn và lãnh đạo của Kỷ nguyên mới sang đàm phán và thương thảo hợp đồng hợp tác sản xuất phần mềm với tập đoàn Microsoft.
Có thể nói đây chính là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Lý Đông trong đời này và cũng thật tình cờ nó lại cũng chính là để sang Mỹ, nơi mà Lý Đông đã không thể hoàn thành chuyến bay cuối cùng của mình để tới được trong đời trước, nó đã gợi lại cho Lý Đông rất nhiều cảm xúc.
Ngoài chuyện hồi tưởng về chuyện cũ, đi một chuyến đi này, Lý Đông cũng lại ý thức được thêm một vấn đề lớn, đó là một sự thua thiệt của quốc gia so với nước Mỹ trong vấn đề giao thông hàng không.
Trong quá trình đàm phán thuê bao chuyên cơ cho chuyến đi, Lý Đông ban đầu vốn muốn sử dụng là máy bay của Vietnam Airlines nhưng lại bị từ chối bởi hãng hàng không quốc gia không thể cung cấp được một chuyến bay thẳng tới Mỹ.
Nguyên nhân cũng không phải là hãng không có phi cơ có khả năng bay thẳng xuyên Đại Tây Dương mà vấn đề nằm ở chỗ Mỹ vẫn chưa cho phép một chuyến bay thẳng như vậy.
Cứ án theo nội dung trong công văn trả lời của Vietnam Airlines đối với yêu cầu cung cấp dịch vụ của Kỷ Nguyên mới thì mặc dù từ năm 2003, Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định Hàng không, cho phép các hãng hàng không hai nước cung cấp dịch vụ trực tiếp lẫn nhau không hạn chế.
Thế nhưng, hiện tại mới chỉ có phía Mỹ hiện thực hóa hiệp định này bằng việc chỉ định hãng hàng không United Airlines mở đường bay thẳng San Fransisco - Sài Thành, quá cảnh ở Hồng Kông. Đường bay này sau đó mở/đóng lại theo nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn của thị trường.
Ngược lại, Việt Nam vẫn chưa thể hiện thực hóa hiệp định dù từ năm 2004, Vietnam Airlines đã nỗ lực cho việc mở đường bay thẳng đến Mỹ. Lý do là bởi nước Mỹ đặt ra một cơ chế khác biệt so với thông lệ quốc tế trong hoạt động hàng không dân dụng. Đối với các nước khác như Anh hay Liên minh châu Âu (EU), để chấp thuận mở đường bay, nhà chức trách hàng không chỉ đánh giá năng lực của hãng hàng không muốn mở đường bay đến lãnh thổ của mình. Còn với Mỹ, để được bay đến đây, nhà chức trách hàng không của quốc gia đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn giám sát của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cũng như quy chế an toàn của Cục Hàng không Mỹ (FAA), cụ thể là phải được phê chuẩn mức 1 (CAT1). Sau khi đạt CAT1, Cục Hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng hàng không có trụ sở trong nước nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy chế và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ ba.
Hiện nay Vietnam Airlines đang phải khai thác các đường bay đi Mỹ dưới hình thức bay liên danh (code share). Theo đó hành khách mua vé máy bay của Vietnam Airlines nhưng chỉ bay một chặng trên máy bay của hãng, sau đó chuyển sang chuyến bay của hãng đối là American Airline qua cửa ngõ Paris, Frankfurt, Tokyo và Osaka.
Thời gian trung chuyển hành khách với 1 điểm dừng này khoảng 3-5 giờ, tổng thời gian bay khoảng 17h. Nếu có 2 điểm dừng (dừng qua đêm) và chuyển đổi sân bay, thời gian bay có thể kéo dài 25-38h.
Án theo những thông tin mà bộ phận hành chính cung cấp về lịch trình di chuyển, tất nhiên Lý Đông sẽ không để Trần Hàng lựa chọn một chuyến bay mệt mỏi như vậy bởi các lãnh đạo của Kỷ Nguyên mới cần được đảm bảo về mặt sức khỏe tốt nhất trong quá trình đàm phán cũng như sau khi trở lại Việt Nam làm việc. Tập đoàn hiện nay có trăm công ngàn việc do vậy Lý Đông không muốn các vị đồng sự của mình gặp phải ảnh hưởng tiêu cực gì từ chuyến công tác dài ngày này được. Theo đó, sau khi cân nhắc và tìm hiểu United Airlines mới là đơn vị được Kỷ nguyên mới lựa chọn cho chuyến công tác lần này.
Ngồi trên máy bay, càng nghĩ Lý Đông càng quyết tâm phải sớm chế tạo ra được máy bay của riêng đất nước mình. Hắn muốn thiết lập lại mặt bằng kỹ thuật cũng như những quy tắc và chuẩn mực của giao thông hàng không thế giới, hắn phải để Việt Nam trở thành hình mẫu chứ không thể mãi ở trong tình trạng giống như hiện tại.
Kể ra thì cũng có chút tự ái dân tộc nhưng nếu đúng như những gì Lý Đông nắm được thì thực tế trong đời trước, mặc dù hiệp định đã được ký kết từ năm 2003 nhưng cho tới năm 2017 tức là thời điểm Lý Đông trọng sinh thì Vietnam Airline vẫn không thể nhận được phê chuẩn từ phía Mỹ về thiết lập một đường bay thẳng. Phải hiểu là việc này không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là uy tín của ngành hàng không Việt Nam, ấy vậy mà trong suốt gần 15 năm trời, Vietnam Airlines vẫn không thể làm được điều đó, quả thật là đáng xấu hổ. Lý Đông hắn phải thay đổi điều này.
Phái đoàn của Kỷ nguyên mới đi theo lần này sang Mỹ ngoài dàn lãnh đạo cao cấp như Lý Đông, Trần Hàng, Trình Huy… thì còn có đội ngũ trợ lý, thư ký, chuyên gia, kỹ sư, pháp lý, hành chính cũng như lực lượng vệ sĩ đông đảo.
Tổng số người lên tới hơn 100 người chiếm gần một phần ba số chỗ ngồi trên khoang hành khách của chiếc Boeing 777-200LR. Với một chuyến bay thẳng lại là chuyên cơ chở những thành viên chủ chốt nhất của Kỷ nguyên mới nên Trần Hàng cũng xác định phải thuê chuyên cơ tốt nhất, an toàn nhất mà United Airlines đang có bởi với tài lực của Kỷ nguyên mới bây giờ thì chi phí bỏ ra cho chuyến đi này cũng không phải là áp lực gì đáng kể.
Lúc này, có vệ sĩ đi trước mở đường Lý Đông khá thoải mái dẫn theo phái đoàn hùng hậu chậm rãi đi xuống nhà ga sân bay.
Mất thêm một đoạn thời gian để nhận lại hành lý từ trên băng chuyền, cả phái đoàn mới tiến về hướng cửa ra làm các thủ tục nhập cảnh.
Tới nơi thì cả đoàn nhận ra người của Microsoft dẫn đầu bởi vị Giám đốc đối ngoại của tập đoàn này đã chờ sẵn ở đây để tiếp đón Lý Đông cùng cộng sự. Sau màn chào hỏi ban đầu, với sự hỗ trợ từ người của Microsoft công tác kiểm tra an ninh cũng không gặp phải khó khăn hay phức tạp gì lớn.
Theo đó, mất chưa tới nửa tiếng thời gian, đoàn người đã có thể rời khỏi sân bay lên xe của Microsoft để di chuyển về khách sạn đã đặt trước. Microsoft không hổ là một tập đoàn lớn, công tác đón rất chuyên nghiệp.
Không hiểu quy định của Mỹ như thế nào hoặc là sức ảnh hưởng của Microsoft tại Mỹ thật sự lớn mà trên đường tới khách sạn, phái đoàn còn được cảnh sát hộ tống dẹp đường cũng như cảnh giới an ninh.
Điều này khiến Lý Đông và nhiều thành viên khá là ngạc nhiên và thú vị bởi điều này ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ có.
Sau mấy tiếng di chuyển, cả đoàn đã tới được nơi cư trú trong những ngày ở Mỹ. Khách sạn mà phái đoàn ở có tên là Hampton Inn & Suites Seattle, một trong những khách sạn tốt nhất nằm tại tiểu bang Redmond thuộc Washington DC. Bộ phận hành chính của Kỷ Nguyên mới lựa chọn nơi này nguyên nhân hiển nhiên chính là bởi đây là nơi đặt đại bản doanh của Microsoft, cư trú ở đây là tiện lợi nhất cho quá trình đàm phán.
Cả đoàn vừa mới bay một chuyến bay khá dài nên việc tiếp xúc và gặp gỡ với lãnh đạo của Microsoft sẽ không thể diễn ra ngay được, mọi người đều sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe do ảnh hưởng từ việc khác biệt múi giờ.
Theo kế hoạch đã sắp xếp, cuộc đàm phán sẽ chính thức bắt đầu diễn ra vào ngày mai. Lý Đông và công sự có đầy đủ điều kiện để đưa trạng thái của bản thân về mức tốt nhất trước khi gặp gỡ những lãnh đạo huyền thoại của tập đoàn lừng danh Microsoft.
Sân bay quốc tế Washington Dulles, Washington, D.C, nước Mỹ
Chiếc Boeing 777-200LR chậm chậm lăn bánh vào điểm đỗ phi trường theo sự hướng dẫn của xe dẫn đường mặt đất.
Ngay khi máy bay vừa dừng lại, cầu thang xếp mềm di động lập tức được di chuyển tới để nối vào cửa ra vào. Khách nhân có thể theo đường dẫn này vào thẳng trong nhà ga sân bay mà không cần phải xuống cầu thang bộ rồi lên xe buýt để vào ga như hầu hết các chuyến tay tới Việt Nam hiện hữu.
Mất một lúc kiểm tra an toàn, rốt cục thì cửa máy bay cũng được mở.
Một nhóm vệ sĩ đi ra trước cảnh giới, sau đó tại cửa ra vào xuất hiện một người thanh niên với khuôn mặt trẻ trung nhưng tràn đầy khí phách.
Người này hiển nhiên không ai khác chính là Lý Đông và chuyến bay này cũng chính là để đưa hắn và lãnh đạo của Kỷ nguyên mới sang đàm phán và thương thảo hợp đồng hợp tác sản xuất phần mềm với tập đoàn Microsoft.
Có thể nói đây chính là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Lý Đông trong đời này và cũng thật tình cờ nó lại cũng chính là để sang Mỹ, nơi mà Lý Đông đã không thể hoàn thành chuyến bay cuối cùng của mình để tới được trong đời trước, nó đã gợi lại cho Lý Đông rất nhiều cảm xúc.
Ngoài chuyện hồi tưởng về chuyện cũ, đi một chuyến đi này, Lý Đông cũng lại ý thức được thêm một vấn đề lớn, đó là một sự thua thiệt của quốc gia so với nước Mỹ trong vấn đề giao thông hàng không.
Trong quá trình đàm phán thuê bao chuyên cơ cho chuyến đi, Lý Đông ban đầu vốn muốn sử dụng là máy bay của Vietnam Airlines nhưng lại bị từ chối bởi hãng hàng không quốc gia không thể cung cấp được một chuyến bay thẳng tới Mỹ.
Nguyên nhân cũng không phải là hãng không có phi cơ có khả năng bay thẳng xuyên Đại Tây Dương mà vấn đề nằm ở chỗ Mỹ vẫn chưa cho phép một chuyến bay thẳng như vậy.
Cứ án theo nội dung trong công văn trả lời của Vietnam Airlines đối với yêu cầu cung cấp dịch vụ của Kỷ Nguyên mới thì mặc dù từ năm 2003, Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định Hàng không, cho phép các hãng hàng không hai nước cung cấp dịch vụ trực tiếp lẫn nhau không hạn chế.
Thế nhưng, hiện tại mới chỉ có phía Mỹ hiện thực hóa hiệp định này bằng việc chỉ định hãng hàng không United Airlines mở đường bay thẳng San Fransisco - Sài Thành, quá cảnh ở Hồng Kông. Đường bay này sau đó mở/đóng lại theo nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn của thị trường.
Ngược lại, Việt Nam vẫn chưa thể hiện thực hóa hiệp định dù từ năm 2004, Vietnam Airlines đã nỗ lực cho việc mở đường bay thẳng đến Mỹ. Lý do là bởi nước Mỹ đặt ra một cơ chế khác biệt so với thông lệ quốc tế trong hoạt động hàng không dân dụng. Đối với các nước khác như Anh hay Liên minh châu Âu (EU), để chấp thuận mở đường bay, nhà chức trách hàng không chỉ đánh giá năng lực của hãng hàng không muốn mở đường bay đến lãnh thổ của mình. Còn với Mỹ, để được bay đến đây, nhà chức trách hàng không của quốc gia đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn giám sát của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cũng như quy chế an toàn của Cục Hàng không Mỹ (FAA), cụ thể là phải được phê chuẩn mức 1 (CAT1). Sau khi đạt CAT1, Cục Hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng hàng không có trụ sở trong nước nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy chế và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ ba.
Hiện nay Vietnam Airlines đang phải khai thác các đường bay đi Mỹ dưới hình thức bay liên danh (code share). Theo đó hành khách mua vé máy bay của Vietnam Airlines nhưng chỉ bay một chặng trên máy bay của hãng, sau đó chuyển sang chuyến bay của hãng đối là American Airline qua cửa ngõ Paris, Frankfurt, Tokyo và Osaka.
Thời gian trung chuyển hành khách với 1 điểm dừng này khoảng 3-5 giờ, tổng thời gian bay khoảng 17h. Nếu có 2 điểm dừng (dừng qua đêm) và chuyển đổi sân bay, thời gian bay có thể kéo dài 25-38h.
Án theo những thông tin mà bộ phận hành chính cung cấp về lịch trình di chuyển, tất nhiên Lý Đông sẽ không để Trần Hàng lựa chọn một chuyến bay mệt mỏi như vậy bởi các lãnh đạo của Kỷ Nguyên mới cần được đảm bảo về mặt sức khỏe tốt nhất trong quá trình đàm phán cũng như sau khi trở lại Việt Nam làm việc. Tập đoàn hiện nay có trăm công ngàn việc do vậy Lý Đông không muốn các vị đồng sự của mình gặp phải ảnh hưởng tiêu cực gì từ chuyến công tác dài ngày này được. Theo đó, sau khi cân nhắc và tìm hiểu United Airlines mới là đơn vị được Kỷ nguyên mới lựa chọn cho chuyến công tác lần này.
Ngồi trên máy bay, càng nghĩ Lý Đông càng quyết tâm phải sớm chế tạo ra được máy bay của riêng đất nước mình. Hắn muốn thiết lập lại mặt bằng kỹ thuật cũng như những quy tắc và chuẩn mực của giao thông hàng không thế giới, hắn phải để Việt Nam trở thành hình mẫu chứ không thể mãi ở trong tình trạng giống như hiện tại.
Kể ra thì cũng có chút tự ái dân tộc nhưng nếu đúng như những gì Lý Đông nắm được thì thực tế trong đời trước, mặc dù hiệp định đã được ký kết từ năm 2003 nhưng cho tới năm 2017 tức là thời điểm Lý Đông trọng sinh thì Vietnam Airline vẫn không thể nhận được phê chuẩn từ phía Mỹ về thiết lập một đường bay thẳng. Phải hiểu là việc này không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là uy tín của ngành hàng không Việt Nam, ấy vậy mà trong suốt gần 15 năm trời, Vietnam Airlines vẫn không thể làm được điều đó, quả thật là đáng xấu hổ. Lý Đông hắn phải thay đổi điều này.
Phái đoàn của Kỷ nguyên mới đi theo lần này sang Mỹ ngoài dàn lãnh đạo cao cấp như Lý Đông, Trần Hàng, Trình Huy… thì còn có đội ngũ trợ lý, thư ký, chuyên gia, kỹ sư, pháp lý, hành chính cũng như lực lượng vệ sĩ đông đảo.
Tổng số người lên tới hơn 100 người chiếm gần một phần ba số chỗ ngồi trên khoang hành khách của chiếc Boeing 777-200LR. Với một chuyến bay thẳng lại là chuyên cơ chở những thành viên chủ chốt nhất của Kỷ nguyên mới nên Trần Hàng cũng xác định phải thuê chuyên cơ tốt nhất, an toàn nhất mà United Airlines đang có bởi với tài lực của Kỷ nguyên mới bây giờ thì chi phí bỏ ra cho chuyến đi này cũng không phải là áp lực gì đáng kể.
Lúc này, có vệ sĩ đi trước mở đường Lý Đông khá thoải mái dẫn theo phái đoàn hùng hậu chậm rãi đi xuống nhà ga sân bay.
Mất thêm một đoạn thời gian để nhận lại hành lý từ trên băng chuyền, cả phái đoàn mới tiến về hướng cửa ra làm các thủ tục nhập cảnh.
Tới nơi thì cả đoàn nhận ra người của Microsoft dẫn đầu bởi vị Giám đốc đối ngoại của tập đoàn này đã chờ sẵn ở đây để tiếp đón Lý Đông cùng cộng sự. Sau màn chào hỏi ban đầu, với sự hỗ trợ từ người của Microsoft công tác kiểm tra an ninh cũng không gặp phải khó khăn hay phức tạp gì lớn.
Theo đó, mất chưa tới nửa tiếng thời gian, đoàn người đã có thể rời khỏi sân bay lên xe của Microsoft để di chuyển về khách sạn đã đặt trước. Microsoft không hổ là một tập đoàn lớn, công tác đón rất chuyên nghiệp.
Không hiểu quy định của Mỹ như thế nào hoặc là sức ảnh hưởng của Microsoft tại Mỹ thật sự lớn mà trên đường tới khách sạn, phái đoàn còn được cảnh sát hộ tống dẹp đường cũng như cảnh giới an ninh.
Điều này khiến Lý Đông và nhiều thành viên khá là ngạc nhiên và thú vị bởi điều này ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ có.
Sau mấy tiếng di chuyển, cả đoàn đã tới được nơi cư trú trong những ngày ở Mỹ. Khách sạn mà phái đoàn ở có tên là Hampton Inn & Suites Seattle, một trong những khách sạn tốt nhất nằm tại tiểu bang Redmond thuộc Washington DC. Bộ phận hành chính của Kỷ Nguyên mới lựa chọn nơi này nguyên nhân hiển nhiên chính là bởi đây là nơi đặt đại bản doanh của Microsoft, cư trú ở đây là tiện lợi nhất cho quá trình đàm phán.
Cả đoàn vừa mới bay một chuyến bay khá dài nên việc tiếp xúc và gặp gỡ với lãnh đạo của Microsoft sẽ không thể diễn ra ngay được, mọi người đều sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe do ảnh hưởng từ việc khác biệt múi giờ.
Theo kế hoạch đã sắp xếp, cuộc đàm phán sẽ chính thức bắt đầu diễn ra vào ngày mai. Lý Đông và công sự có đầy đủ điều kiện để đưa trạng thái của bản thân về mức tốt nhất trước khi gặp gỡ những lãnh đạo huyền thoại của tập đoàn lừng danh Microsoft.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook