Khí Vận Quốc Gia
Chương 227

Điều đặc biệt là ngựa cưỡi của binh chủng Kỵ binh không phải ngựa thông thường mà là giống ngựa vằn. Đây là loài ngựa hoang dã vô cùng hung dữ. Loài người chưa bao giờ thuần hóa được giống ngựa này.

Từ xa xưa, con người đã thuần hóa rất nhiều loài động vật để phục vụ cho như cầu ăn uống, giữ ấm, đi lại, vận chuyển hàng hóa... của mình.

Đặc điểm chung của những loài này là sự "dễ bảo", dễ sinh sản, có giá trị dinh dưỡng hoặc sử dụng lớn và hầu như đều không phải động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói...

Chúng vốn là những động vật có bản năng hoang dã rất cao, tính tình hung dữ, khó thuần. Trên thực tế, con người đã từng cố thuần hóa ngựa vằn, nhưng loài này thường khó bảo, hay tấn công các loài khác, đôi khi cắn cả con người mà không chịu nhả ra.

Ngoài những đặc tính nguy hiểm trên thì có một điểm nữa khiến loài này khó thuần chính là bởi chúng không có lối sống phân cấp, hay nói dễ hiểu là thiếu sự kết cấu gia đình.

Kết cấu gia đình là gì? Đó chính là việc mỗi đàn ngựa thường có 1 con đực đầu đàn, tiếp theo là 6-7 con cái rồi đến đàn con của chúng. Bất cứ con nào cũng biết rõ vị trí của mình, cho nên nếu thuần phục được con đực đầu đàn thì coi như chúng ta đã có cả 1 bầy ngựa mới.

Nhưng khác với những loài ngựa thông thường, ngựa vằn thường sống thành bầy nhưng lại không có phân cấp như vậy. Chính điều này dẫn đến việc khó khăn trong thuần hóa, nuôi dưỡng, cũng như làm mất thời gian hơn cho chúng ta.

Tính cách này có vẻ vô cùng giống với tính cách người Việt, vừa thích sống đông đúc bầy đàn nhưng lại có tính độc lập rất cao.

Người Việt thường có cái tôi lớn, không ai phục ai, khi đánh nhau thì đoàn kết đấy nhưng khi hòa bình thì anh em cũng có thể chém để giành giật tài nguyên.

Và tính tình hung dữ, khó thuần cùng việc không có kết cấu gia đình rõ ràng cũng là 2 lý do chính khiến cho loài người không thuần hóa cũng như không thể cưỡi được ngựa vằn.

Ngựa vằn là một trong những loài có lối sống hoang dã nhất thiên nhiên. Chúng là món mồi ngon đối với sư tử hay linh cẩu, nhưng khi bị dồn ép đến đường cùng, chúng sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng với đối thủ.

Ngựa vằn chạy không nhanh bằng ngựa thuần, tốc độ chỉ khoảng 56km/h nhưng lại có sức bền hơn hẳn, điều này giúp chúng chạy được quãng đường xa hơn so với ngựa nhà, rất hợp với câu "chậm mà chắc".

Ngựa nhà chạy xa nhất tới 400km nhưng ngựa vằn có thể chạy tới 1000 km mới cần nghỉ ngơi. Dùng để hành quân đường xa thì quả là tuyệt vời.

Bộ lông vằn vện đen trắng không đơn thuần chỉ là đồ trang trí khi nó chính là lớp "áo tàng hình" giúp ngựa vằn ngụy trang trong những lớp cỏ cao.

Ngoài ra, chính nhờ lớp vằn này mà khi chúng di chuyển theo đàn sẽ dễ hòa thành 1 thể lớn, khiến kẻ thù khó phân biệt được từng cá thẻ riêng lẻ để tấn công.

Với những tiêu chí trên thì ngựa vằn đáp ứng được gần hết khi chúng là động vật ăn cỏ và cũng cấp giá trị dinh dưỡng cũng như sử dụng lớn. Nhưng điểm quan trọng bậc nhất là về phần "dễ bảo" thì loài này lại không có.

Đinh Liễn cũng chỉ phải nhờ cụ Sơn Tinh cùng tộc Sơn Thần mới có thể thuần phục được đám ngựa hung hãn này. Chứ thời đại này ngựa nhà rất hiếm, chỉ có vua quan mới có ngựa để cưỡi.

Nguyên nhân là do thời đại này vô cùng lạc hậu trong di chuyển và đi lại. Vì thế ngựa được coi là vật cưỡi cấp cao tương đương với xe ô tô con thời hiện đại.

Ngựa thời này cũng không thiếu nhưng địa bàn của chúng lại ở các thảo nguyên phía Tây và phía Bắc châu Á, nơi cai quản của các bộ lạc du mục.

Vấn đề là nước Đại Lý phía Tây Bắc và Đại Tống phía Bắc đều coi ngựa là mặt hàng chiến lược cấm xuất khẩu chính ngạch vì lo sợ người phương Nam mạnh lên sẽ quấy phá hoặc tấn công ngược Bắc.

Vì vậy, chỉ có những con ngựa bệnh tật, già yếu dùng để thồ hàng mới tuồn qua cho người Việt. Ngựa chiến chỉ có thể thông qua các lái buôn mang tới theo con đường tiểu ngạch hoặc buôn lậu.

Cái giá cũng rất đắt đỏ mới có thể sở hữu được một con. Thế nên ngựa chiến tại Việt Minh vừa quý lại vừa hiếm là như thế.

Đinh Liễn cũng rất bất đắc dĩ khi không kiếm được vật cưỡi cho quân đội. Cũng may, bản đồ hệ thống Khí Vận Quốc Gia có đánh dấu mấy đàn ngựa vằn lớn đang sinh sống ở cao nguyên phía Bắc.

Thế nên hắn lại đành phải nhờ cậy các vị thần linh ra tay. Đương nhiên, hắn cũng phải hứa gia tăng việc xây cất các đền miếu thờ sơn thần và ra chiếu lệnh cho nhân dân thờ cúng cho nhiều hương hỏa.

Đàn ngựa vằn này xuất phát từ các cao nguyên Đồng Văn, Sơn La. Các vị Sơn Thần gieo thần ấn vào não chúng mới có thể đưa về miền xuôi cho Đinh Liễn.

Những con ngựa được gieo thần ấn là những con ngựa đực trưởng thành, còn một số con ngựa đực khác và đám ngựa cái, ngựa con thì vẫn để lại cao nguyên sinh sản và nuôi dưỡng đặng gặt hái cho đợt tiếp theo.

Hắn lại ra lệnh chế ra nhiều loại thuốc cường dương trộn lẫn với các loại cỏ để cho những con ngựa giống ăn. Kiếp ngựa giống đương nhiên sẽ rất vui vẻ vì cuộc đời chúng chỉ xoay quanh hai việc ăn no và quan hệ tình dục.

Trên khán đài, quần thần cùng làm lễ chúc mừng Đinh Liễn: “Chúc mừng bệ hạ! Chúc mừng bệ hạ! Có Lữ Đoàn Kỵ Binh lợi hại như thế này, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng giặc Champa.”

Đinh Liễn mặt rồng tươi cười: “Một cuộc chiến để luận thắng bại đâu chỉ có thể nhìn vào một nhóm binh sĩ hay một vài binh chủng. Các khanh cứ xem hết sự kiện, nếu thấy khiếm khuyết chỗ nào thì cứ nhắc nhở Trẫm sẽ cho người ghi lại để tìm cách khắc phục”.

Quân thần đều từng là những người cầm thương cưỡi ngựa rong ruổi sa trường, nhìn thấy ngựa hay đều thèm như nhìn mỹ nữ, thấy cả Lữ Đoàn kỵ binh trang bị tận răng như thế, nào có ai không nổi tham niệm đâu.

Tất cả đều giống như lũ sói đói khát đang nhìn con mồi, trong lòng thầm tính toán xin xỏ biên chế trong hàng ngũ của mình.

-------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương