Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 221
Sáng hôm sau,
Cả sơn trại Phong Câu đã được dọn dẹp sạch sẽ tươm tất. Nói tươm tất cho nó oai chứ sơn trại dựa lưng vào núi, nhà ở cũng chính là các hang động đá vôi. Chẳng qua dọn dẹp là hốt phân ném ra chỗ xa cho khỏi bốc mùi và cỏ dại để tránh côn trùng. Thời đại này ngay cả cung Vua cũng còn lạc hậu thì chỗ sơn trại giặc cướp có gì hiện đại đâu.
Mọi người trong sơn trại đã ra cổng đợi sứ giả từ sớm. Dẫn đầu là Phong Ca và các anh em của hắn. Người già và đám đàn bà con gái cũng đứng ngóng ra.
Mấy đứa choai choai thì trèo lên ngọn cây để nhòm. Quần áo thời này cũng thiếu thốn nên chúng để truồng phía dưới. Mấy con chim non chưa kịp mọc lông giữa háng cũng vì thế mà đung đưa trước gió. Mùa đông miền núi rừng vốn rét lạnh đến nỗi mông đám trẻ con tím tái cả lại. Mấy người già nhìn lên cây thấy vậy nghĩ cũng tội nhưng thôi cũng kệ.
Thói hóng chuyện bất chấp hiểm nguy này vốn là truyền thống tốt đẹp của Việt Tộc từ thuở hồng hoang. Ngay cả ngàn năm sau truyền thống này vẫn được giữ gìn và bảo tồn. Chuyện mang bom ra vỉa hè ngồi cưa hay chạy ra phố xem công an vây bắt kẻ giết người cầm súng là việc hết sức bình thường.
Cũng vì thế mà khủng bố nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam chưa bao lâu đã bị tóm gọn, chưa kịp cài bom thì tìm mãi không thấy bom đâu, ngơ ngác cái đầu cố nhớ lại xem mình để quên chỗ nào.
Camera chạy bằng cơm, shipper đi tất xanh, thợ điện đeo còng số 8 cứ phải gọi là đâu đâu cũng có. Tất cả đều do truyền thống hóng hớt thừa hưởng từ ông cha chúng ta truyền lại bao đời.
Mặt trời đã lên giữa đỉnh con sào mà chưa thấy mặt mũi sứ giả đâu. Mấy kẻ cầm đầu như Phong Ca vẫn tỏ ra bình tĩnh ráng thể hiện sự uy nghiêm nhưng những người già và phụ nữ thì có vẻ không được sự kiên nhẫn như thế.
Mọi người xì xào bàn tán xôn xao. Không biết sứ giả của Hoàng Đế sẽ như thế nào? Có ngồi kiệu 4 người khiêng hay ngồi ghế 2 người khiêng? Có chiêng có trống, có cờ có lọng hay không?
Họ cũng lo lắng sứ giả sẽ hung thần ác sát hay vòi vĩnh đủ điều, có coi khinh bọn họ là quân giặc cướp hay không?
Ngay khi mọi người muốn bùng nổ như hết kiên nhẫn thì từ xa có tiếng chó sói hú to: “Au…..uuuuuuu” “au…uuuuuuu” sau đó là tiếng rầm rầm như thú triều...
“Chó sói…tiếng chó sói mọi người ơi. Mau mau phòng thủ. Giờ còn đang mùa đông sao lại có thú triều vậy nhỉ?” Cả sơn trại rối loạn nháo nhào đi tìm vũ khí. Người cúi xuống cầm vài hòn đá, kẻ nhặt mấy cái cây để phòng thủ.
Cũng không thể trách mọi người cho được, tuy bọn họ là sơn tặc và là nỗi sợ hãi của bao nhiêu thương đội đi qua nhưng bản thân họ cũng có thiên địch của mình đó chính là các đàn thú hoang, mãnh thú, rắn rết. Sống trong rừng núi ẩm thấp thì đâu đâu cũng có nguy hiểm rình rập.
Các loài hung thú to lớn như hổ, báo, trăn khổng lồ có mặt ở khắp mọi nơi. Các loại độc hại như rắn, rết, bọ cạp ngày nào cũng thấy…Chuyện người bị mất tích cũng là việc thường ngày ở huyện. Thế nhưng sợ hãi nhất là các loài mãnh thú sống bầy đàn như đàn sói hoang. Cá thể tuy không mạnh bằng các loại hùm beo nhưng chúng có số đông lại rất chi là kỷ luật.
Các đàn mãnh thú luôn là cơn ác mộng đối với các sơn trại, nhiều sơn trại nhỏ đã bị diệt trong thú triều. Nhìn qua thú triều rất rối loạn mất trật tự nhưng thật ra đều có quy luật của nó. Mùa hè cây cỏ tươi tốt, động thực vật phát triển. Mùa thu là mùa săn bắn và thu hoạch cho mùa đông lạnh giá rét buốt. Mùa xuân chính là lúc thú triều hay xuất hiện.
Nếu mùa hè trước vạn vật phát triển mạnh mẽ thùi mùa xuân năm sau thường không có thú triều hoặc có trong phạm vi nhỏ bởi các loài săn mồi không bị đói quá. Nhưng nếu mùa hè quá nóng, thiếu thức ăn thì chắc chắn mùa xuân năm sau thú triều sẽ rất mạnh mẽ.
Những người bỏ làng, bỏ xóm lên núi làm cướp không chỉ phải đối mặt với sự vây quét của quân triều đình, mà còn bị nạn đói đe dọa. Bốn mùa đều có tai họa do thời tiết và môi trường mang đến trong đó sự uy hiếp của mãnh thú, độc vật cũng rất ghê ghớm.
Để đối phó với các hoàn cảnh ác liệt, người dân ngoài việc tận dụng các hang núi đá vôi có sẵn làm nơi trú ẩn. Vùng bằng phẳng phải làm nhà sàn cao cao để tránh động vật. Ngoài ra họ cũng lập đền thờ thần núi, thần rừng gọi là Giàng. Cứ đến định kỳ lại hiến tế động vật để cúng Giàng.
Sau này từ cúng Giàng bị độc chệch ra thành cúng dàng hoặc cúng dường và thường chỉ gọi cho việc dâng hoa, dâng hương cúng Phật. Quá trình này chính là quá trình chuyển đổi phương thức sống dựa vào thiên nhiên tiến tới chế ngự thiên nhiên, từ ở nhà sàn chuyển thành ở nhà tranh vách đất của người Việt. Phải mất cả mấy ngàn năm để hoàn tất bước chuyển đổi này.
Khi mọi người còn đang bối rối và hoảng loạn thì một đàn sói quy mô nhỏ cũng đã xuất hiện ngay trong tầm mắt. Chỉ trong vòng vài phút có thanh không bóng thì nay đã hóa thành hình dạng cụ thể.
Đó là một nhóm nhỏ khoảng chục con sói to như con bê có màu lông màu xám phi tới. Phía trên là các kỵ sĩ mặc áo vải đai nịt gọn gàng, đao đeo bên hông trông rất uy phong. Người cưỡi sói chạy phía trước mang theo một lá cờ nền đỏ hoa văn thêu hình hoa sen 9 cánh.
“Mọi người yên tĩnh. Không phải sói triều. Đó là sứ giả chiêu an. Lá cờ kia tuy lạ lẫm nhưng đó là lá quốc kỳ mới của nước ta…” Phong Ca hét lớn trấn an
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook