Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 188
Champa,
Tướng quân Ramunat được vua Bemithue chỉ định làm thống soái ba quân chinh chiến Việt Minh đang đẩy nhanh tiến độ bắt lính và gom thuyền. Lần này ngoài thuyền chiến thì hắn còn gom rất nhiều thuyền hàng của thương nhân để mang theo. Hắn nghĩ rằng chiến dịch tất thắng và sẽ cướp được rất nhiều chiến lợi phẩm mang về nên mang thêm thuyền là cần thiết.
Song chính vì hành động bá đạo này của hắn dẫn đến đánh động nhóm thương nhân. Bọn họ chạy trốn tứ phía trong đó có một bộ phận hướng về phía Bắc và nhờ đó mà lính biên phòng của người Việt biết tin tức. Từ đó mới có màn một lính ba ngựa chạy về báo tin ở quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế.
Ramunat không ý thức được điều này nhưng cho dù có biết hắn cũng sẽ không quá lo lắng. Hắn thân kinh bách chiến được người dân Champa suy tôn là chiến thần, đương nhiên có người mỉa mai hắn là đồ tể.
Lần này xuất chinh hắn quyết định gom tới 8 vạn quân và thêm 2 vạn người chèo thuyền và phục dịch. Số lượng chiến thuyền cũng mấy ngàn cái, thuyền hàng cũng gần ngàn chiếc, thanh thế vô cùng to lớn.
Lính hắn bắt đầu tiên là dân nô lệ tức những kẻ phản đối vua Bemithue mấy năm nay bị hắn đánh tan và biếm làm nô lệ. Sau đó là nhóm cướp biển có sự hậu thuẫn của chính quyền Champa từ trước đến giờ, nhóm lính này vô cùng liều lĩnh và hung hãn. Nhóm thứ ba là nhóm thợ thủ công người Champa và người Khơme. Nhóm cuối cùng là quân ngự lâm bảo vệ Hoàng Cung tách ra từ 5 vạn người.
Với quân lực mạnh mẽ và đông đảo như vậy, Ramunat tự tin có thể làm cỏ đất nước phương Bắc yếu ớt kia. Ngay cả vua Bemithue và Đại tư tế Kipasik cũng tràn ngập sự tin tưởng về một chiến thắng huy hoàng.
Mọi công đoạn bắt lính gom lương chế tạo thuyền cho cuộc viễn chinh phương Bắc đã dần đi đến hồi kết. Dự định, sau 5 ngày nữa qua lễ hội thần Silva sẽ giết nô lệ tế cờ để xuất quân.
Trong điện thờ Bà la môn, Đại Tư Tế Kipasik đang ngồi thuyết giảng cho Vua Bemithue và Hoàng tộc về thần thoại các vị thần trong kinh Rig Vê đa của người Ấn Độ. Đây là một hoạt động thường xuyên nhằm truyền giáo và củng cố tín ngưỡng của các tín đồ. Cũng như nhiều tôn giáo khác, đạo bà la môn đều bắt nguồn từ những tín ngưỡng dân gian về thần được đề cập tới trong hai cuốn Sử thi Ramayana và Mahabharata.
Cách đây khoảng hơn 3000 năm TCN tức cùng thời kỳ Thần Nông bên lưu vực hai con sông Hằng và Ấn đã xuất hiện một nền văn minh của người bản địa. Khi đó người Arian chưa xâm nhập đất Ấn Độ thì các chủng tộc ở đây tôn thờ và ca ngợi thần núi, thần sông, thần cây cối, thần súc vật, thần rắn (Naga), thần bò mộng (Nandi), thần cổ thụ (Yatsa)... và ma quỷ yêu tinh khác theo kiểu tô tem.
Đặc biệt họ tín ngưỡng thần Mẹ và thờ cúng âm lực, coi âm vật – bộ phận sinh dục nữ (Yoni) là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Bên cạnh Yoni, còn thờ dương vật (Linga), giống như người Ai Cập cổ thờ dương tính Osiris, người Hi Lạp cổ thờ Phallus. Văn hóa này còn được gọi bằng một cái tên khác là văn hóa phồn thực mà rất nhiều dân tộc trên thế giới đều sở hữu.
Thần Yoni tức âm vật và Linga tức dương vật được tạc bằng đá hoặc nặn bằng đất sét với hình trụ có chóp tròn (hoặc tháp nón) đặt trên bệ hình tam giác hoặc hình tròn. Người Ấn Độ xưa kia còn đeo hình Linga ở cổ để trang điểm. Khi làm lễ cầu tự, họ trang hoàng lộng lẫy cho các bức tượng trên, đó là ý niệm về sự sinh tồn. Họ cho rằng sự sinh sôi nảy nở trong trời đất đều do đực và cái kết hợp với nhau. Cũng như quan niệm âm dương của người Việt.
Đến thời kỳ Veda (khoảng 1500 năm trước CN) khi người Arian da trắng vào đất Ấn Độ và hoà hợp với các chủng tộc khác thì thần thoại đã phát triển phong phú đa dạng và có hệ thống hơn.
Tăng lữ Bà la môn bắt đầu chú ý ghi chép lại những chuyện thần thoại rải rác trong các bộ tộc trong các địa phương rồi sắp xếp chúng có hệ thống trong bộ kinh Rig Veda.
Đó là những câu ca, bài hát ca ngợi các lực lượng thiên nhiên mà họ tôn thờ và sùng bái.
Lời hát và cảm xúc của người Arian trong sáng, hồn nhiên, chân thực và lành mạnh, trí tưởng tượng của họ bay bổng diệu kỳ. Các thần linh chẳng khác gì con người, họ rất gần gũi và dễ dàng đáp ứng lời cầu nguyện của con người. Các thần cũng thích đi lang thang, du mục, cũng chăn bò vắt sữa, yêu nhau và sinh con đẻ cái.
Thần thoại Ấn Độ là những bức tranh chân thực tuyệt đẹp miêu tả thiên nhiên nơi người Arian đi qua và sinh sống.
Thần thoại Rig Veda phản ánh thời thái sơ của người Ấn Độ, như Karl Marx nói về Thần Thoại Homer rằng “Nó phản ánh cái đẹp, phản ánh thời kỳ ấu trĩ một đi không trở lại của loài người”.
Bước sang thời kỳ hậu Veda, chế độ đẳng cấp ngày càng được cũng cố và phát triển, là quá trình hình thành tôn giáo Bà la môn và triết học duy tâm thần bí. Do vậy, thần thoại Ấn Độ từ đây trở nên phức tạp, tối tăm, trừu tượng, huyền bí và ngày càng xa rời cuộc sống con người.
Lúc đầu, bất cứ vị thần nào trong Rig Veda cũng có quyền lực như nhau, đều sáng tạo ra của cải vật chất, phục vụ đời sống con người và được con người ca ngợi, tôn thờ như nhau.
Về sau, người ta qui tất cả quyền lực của các thần vào một đấng sáng tạo tối cao. Đó là quá trình từ đa thần giáo (polytheism) chuyển sang nhất thần giáo (monotheism) trong lịch sử tôn giáo.
Veda do từ gốc là Vid trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “hiểu biết”, hiểu biết xâu xa về mọi mặt. Người Ấn Độ cổ xưa quan niệm rằng khi con người ra đời thì thần thánh ban cho sự hiểu biết rồi. Sự hiểu biết đó cứ thế mà phát triển liên tục. Người Ấn Độ rất coi trọng sự hiểu biết, họ có câu châm ngôn như sau “Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do”.
Những hiểu biết có được đều đã sưu tập trong bộ thần ca Veda. Thần ca Veda có 4 tập, trong đó tập Rig Veda mang tính chất văn học đậm đà nhất, chứa đựng nhiều truyện thần thoại và ra đời sớm nhất.
Rig có nghĩa là “tụng niệm”. Ba tập sau có các tên là: Sama Veda (ca vịnh), Giagina Veda (tế tự) và Alhava Veda (phù chú, ma thuật).
Giống như thần thoại của người Việt và nhiều dân tộc khác, người Ấn Độ tin rằng xuất hiện đầu tiên là thần Trời và thần Đất sáng tạo muôn loài. Trời Cha – Dyaus, Đất mẹ – Addidi. Dyaus và Addidi lấy nhau sinh ra Aditya – đây là tên gọi chung tất cả các loại thần linh.
Các Aditya điều hành mọi sinh hoạt trong trời đất và vũ trụ, họ ở khắp 3 cõi giới –trên trời, không trung và mặt đất. Trời do thần Mặt Trời là Surya cai quản, không trung do thần Gió Vayu và mặt Đất-hạ giới do thần lửa Agni cai quản.
Thần Lửa Agni được coi là vị thần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người cho nên Agni được ca ngợi rất nhiều. Trong Rig Veda có tới hơn hai trăm bài ca tụng thần Lửa Agni.
Agni có thân hình màu đỏ và màu vàng, có hai đầu bảy lưỡi, tay cầm một chiếc rìu, một ngọn đuốc, một cây quạt và một chuổi hạt. Agni ngồi trên cổ xe do bảy con ngựa hồng kéo. Khói là cờ, gió là bánh xe. Agni có mặt khắp ba cõi, ở mỗi nơi Agni có hình dạng và nhiệm vụ khác nhau.
Lửa ở hạ giới có sứ mệnh làm trung gian giữa con người và thần linh. Lửa thiêu đốt lễ vật dâng lên trời. Lửa ở trên trời giúp cho thần Surya toả ra sức nóng chiếu khắp vạn vật. Lửa ở không trung giúp thần Indra làm ra sấm sét. Agni được coi là đấng-thâm-nhập-khắp-nơi, biết được mọi việc, soi sáng khắp nơi, đốt cháy được tất cả mọi vật, dù sạch sẽ hay vật dơ bẩn.
Agni khi hung dữ, lúc dịu dàng, sẵn sàng cung cấp đồ ăn thức uống cho loài người. Agni được coi là người bạn tốt nhất “chúa của cải” “người chế tạo và ban phát thức ăn”. Về sau tôn giáo Bà la môn biến Agni thành thầy cúng-cây cầu nối Trời và Đất, thần và người trong các buổi hiến tế.
Agni còn tham dự đám cưới, ma chay, lễ tết, hội hè. Thần chứng kiến lễ cưới: hai vợ chồng trẻ phải đi bảy vòng quanh đống lửa đốt bằng phân bò khô và đọc 7 lời thề chung thuỷ.
Thần Agni thiêu huỷ thể xác con người để hoàn trả lại cho thế giới vật chất cái “ảo ảnh tạm thời”, giúp con người trở về chốn vĩnh hằng của thần thánh, chết là giải thoát. Thần Lửa là vị tu sĩ cao nhất ban phúc lành cho người. Thần tiêu diệt mọi thứ uế tạp và theo dõi đạo đức con người. Hàng năm hai kỳ tết Xuân và Thu (Holy và Divapati), dân chúng đốt những đống lửa lớn gọi là lửa Holy, thắp nhiều nến để xua đuổi yêu quái và tội lỗi.
Thần gió Vayu cai quản không trung. Thần là hơi thở của lửa, sinh khí của vũ trụ, mạch sống của muôn loài. Thần có sứ mệnh làm trong sạch bầu trời và cùng với lửa chuyển lễ vật đến thần linh. Vayu và thần Mưa-Sét Indra có khi hoà làm một cai quản không trung. Đó là vị thần màu trắng toát, hùng dũng mang cung tên cưỡi xe bằng vàng có ngựa kéo bay khắp không trung.
Ngoài tính chất hùng mạnh, nhanh nhẹn, sinh động, Vayu còn là vị thần đa tình, chuyên rủ rê ăn nằm với các vũ nữ thiên thần. Vayu đã ăn nằm với vũ nữ Angiana, đẻ ra giống khỉ Hanuman-nhân vật có tài thần thông biến hoá, có thuật phi hành, được miêu tả trong các sử thi Ramayana và Mahabharata.
Thần Surya (mặt trời) cai quản thiên giới. Surya do chữ Sur hay Svar (tiếng Sanskrit) có nghĩa sáng chói (tiếng Anh: sun). Thần gây ra ban ngày, là con mắt của vũ trụ, tồn tại mãi mãi. Surya có thân hình màu đồng đỏ, tóc và râu màu vàng, cưỡi xe 7 ngựa hồng kéo rất dữ tợn.
Thần đội vương miện, đeo nhiều vòng toả ánh hào quang chói lọi. Thần đẻ ra Manu – con người đầu tiên của trần thế. Manu lại đẻ ra Iksuacu – người sáng lập triều đại Mặt Trời, chàng ta lại sinh ra một trăm con trai (giống truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ).
Trong hệ thống thần vũ trụ – thiên nhiên, còn có các thần linh khác như thần Varuna (bầu trời), thần Soma (rượu), thần Chandra (mặt trăng), thần Rudra (bão táp), nữ thần Usa (rạng đông)
Thần thoại Ấn Độ miêu tả một số mẫu người sáng thế như Toastri (thần Rèn), Burusa (người khổng lồ), thần Manu (thần Nguyên thuỷ, thủy tổ loài người)
---------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook