Khí Vận Quốc Gia
Chương 185

“Để bách tính không phải chờ lâu, Trẫm bắt đầu ngay bây giờ. Như mọi người đã thấy, quảng trường này là một trong năm công trình lớn được xây dựng để tưởng niệm Khai quốc Hoàng Đế. Công trình thứ nhất là lăng miếu Đinh Tiên Hoàng Đế ở đỉnh Kỳ Lân Sơn. Công trình thứ hai là Bảo tàng Đinh Tiên Hoàng Đế dưới chân Kỳ Lân Sơn. Công trình thứ ba là Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế là nơi chúng ta đang đứng. Công trình thứ tư là cây cầu Đinh Tiên Hoàng Đế nối hai bờ sông Hoàng Long và công trình thứ năm là công viên Đinh Tiên Hoàng Đế dự định xây dựng ở phía Bắc Kinh thành.

Dân gian có câu uống nước thì phải nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, việc xây dựng các công trình tưởng niệm người khai sáng thời đại độc lập của dân tộc ta là điều nên làm của Hoàng Gia và muôn dân. Kinh phí xây dựng hoàn toàn do Trẫm và Hoàng Gia bỏ ra chứ không lấy từ quốc khố nên sẽ không ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, bách tính xin cứ an tâm.

Tất cả năm công trình này đều là công trình công cộng được tạo nên để phục vụ cho bách tính. Lăng miếu phục vụ nhu cầu tâm linh, quảng trường phục vụ nhu cầu lễ hội, cây cầu phục vụ nhu cầu đi lại, công viên phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, bảo tàng phục vụ nhu cầu học tập tham quan. Tất cả đều vì dân sinh mà xây dựng.

Tiên Đế trên trời có linh thiêng chắc cũng đồng ý và vô cùng hài lòng. Thế nên mọi người cứ tự do tham quan và sử dụng. Nếu có chi phí phát sinh cũng chỉ là góp thêm một phần nhỏ kinh phí để bảo trì các công trình và duy trì hoạt động phục vụ mọi người tốt hơn”.

Toàn thể dân chúng gật đầu hài lòng. Hóa ra Hoàng Đế của họ cố tình xây dựng các công trình trên cũng vì bọn họ mà suy nghĩ. Không những không lấy tiền thuế của dân chúng mà lại tạo điều kiện cho mọi người sinh hoạt tốt hơn. Như vậy còn gì bằng nữa đây.

“Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế nơi đây sẽ là nơi để mọi người dân và du khách đến thăm viếng. Các tấm bia kia dùng để khắc lên Thánh chỉ tối cao hay bây giờ gọi là Hiến pháp tối cao. Mọi người sau này đọc thuộc nó để thực hiện cho đúng. Sau này khi các bộ luật ra đời cũng sẽ được khắc lên bia đá công khai cho mọi người đọc.

Ngoài ra, nơi đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện lớn như lễ hội hoặc là nơi để bách tính đến thăm viếng. Mọi người chỉ cần tuân thủ quy định về giữ an ninh và vệ sinh chung là tự do ra vào. Hy vọng, nó sẽ giúp mọi người sinh hoạt thuận tiện hơn”.

“Nhân buổi lễ khai trương quảng trường, trẫm cũng vui mừng thông báo đến toàn thể bách tính Triều Hội toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra rất tốt đẹp. Triều hội đã thống nhất rất nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, thông báo cụ thể sẽ được trẫm cho tuyên truyền bằng văn bản. Ở đây, trẫm chỉ nhắc lại một số quyết định quan trọng như sau:

Đầu tiên, quốc hiệu của nước ta từ nay trở đi tên là Việt Minh thay thế cho quốc hiệu cũ là Đại Cồ Việt. Lập tức hiệu lực. Chư vị bách tính từ nay gọi tên đất nước mình là Việt Minh hoặc nước Việt.

Quốc kỳ của đất nước chính là lá cờ kia gọi là Cửu sắc liên hoa thánh long kỳ hay nôm na gọi là cờ thành long hoa sen chín màu. Quốc kỳ chính là linh hồn của dân tộc, bách tính cần phải trân trọng. Mỗi kỳ lễ tết mọi gia đình đều phải treo quốc kỳ trước nhà như một hình thức thể hiện sự đồng tâm.

Quốc ca của đất nước ta là ca khúc Khúc quân hành vừa mới được tấu lên. Bài hát sẽ được mọi người hát vang mỗi khi làm lễ chào cờ hoặc thượng kỳ. Quốc ca chính là tiếng nói của người Việt chúng ta.

Quốc Hoa của đất nước chúng ta là Hoa Sen. Hoa Sen từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta, nó đã trở thành biểu tượng nhân cách cao thượng của người Việt. Có bài thơ thế này:

Trong đầm nào đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Đinh Liễn ngâm bốn câu thơ, hơn 20 vạn người đồng lòng vỗ tay tán thưởng. Hoàng Đế ví von rất đúng. Hoa sen đúng là loài hoa rất gần gũi trong tâm thức của người Việt, đại diện cho cốt cách thanh cao và ý chí vươn lên của con người.

“Quốc Linh của đất nước chúng ta từ nay là hình ảnh Thánh Long trên lá quốc kỳ. Đây cũng là ấn ký của Hoàng Gia thay cho con rồng của các dân tộc phương Bắc. Mọi người có thể dùng nó để điêu khắc hoặc in ấn tùy ý. Chỉ cần không mang tính xúc phạm hoặc sỉ nhục thì đều tùy ý sử dụng”.

“Màu sắc không phải của riêng ai nên từ nay cũng không còn phân biệt là màu của Hoàng Gia hay bách tính. Trẫm cũng đã nói rằng, nếu màu vàng là màu cao quý thì trẫm xin nguyện ý cùng bách tính chung hưởng sự cao quý ấy”.

Lại một tràng pháo tay vang lên khắp quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế.

“Quốc phục của dân tộc ta từ nay sẽ là Áo dài khăn đóng đối với Nam và áo dài xẻ hai tà với nữ. Bách tính được tùy ý sử dụng hàng ngày hoặc trong các dịp đặc biệt như lễ tết, hội hè.

Tất cả những điều trẫm vừa tuyên bố đều được ghi trong hiến pháp tối cao và khắc lên trên bia đá. Mọi người bất kể là ai đều phải tuân thủ hiến pháp tối cao. Hiến pháp tối cao chính là pháp luật cao nhất, quy tắc cao nhất của quốc gia và dân tộc Việt Minh.

Quyết định tiếp theo là quyết định thành lập Đảng Dân Tộc Quốc Gia Việt Minh. Đảng chính là nơi hội tụ tinh hoa của cả dân tộc, là cơ quan lãnh đạo đất nước chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù, giúp cho dân chúng ta có được cuộc sống hòa bình hạnh phúc. Quan lại các cấp đều phải là thành viên của Đảng mới được bổ nhiệm chức vụ. Tất cả dân chúng đều có thể phấn đấu trở thành thành viên của Đảng chỉ cần ba điều kiện sau:

Thứ nhất: người đó là thần dân của trẫm tức dân chúng Việt Minh

Thứ hai: người đó có lòng trung quân ái quốc, một lòng một dạ trung thành với Hoàng Đế, với Dân tộc và quốc gia.

Thứ ba: có công lao cống hiến cho đất nước và được xét duyệt của Đảng.

Hoan nghênh toàn thể nhân dân bách tính cùng tham gia vào Đảng để trở thành bộ phận tinh hoa của đất nước, những người lãnh đạo dân tộc đi lên”.

Toàn quảng trường bùng nổ khi nghe Hoàng Đế tuyên bố. Mặc dù đã nghe phong phanh nhưng bây giờ chính miệng vàng của bệ hạ khẳng định khiến ai nấy đều xúc động hân hoan. Thì ra con đường làm quan là ở đây, con đường đóng góp cho đất nước là đây, con đường vinh hiển tổ tông là ở đây. Trong tim mọi người đều dâng lên nỗi khát khao trở thành Đảng viên của Đảng Dân Tộc Quốc Gia Việt Minh kể từ giây phút này.

Thấy bách tính hoan nghênh nhiệt tình, Đinh Liễn cũng thuận theo mà tuyên bố: “Từ nay sẽ không còn triều đình Việt Minh mà thay vào đó là Nhà nước Việt Minh. Sau đây là một số cải cách liên quan đến quốc kế dân sinh. Mọi người chú ý.

Về mặt tài chính, kể từ nay dân chúng mang tiền cũ là Thái Bình Hưng Bảo đến trụ sở ngân hàng để đổi tiền mới. Trong vòng ba tháng yêu cầu mọi người hoàn thành. Loại tiền mới được làm từ đá quý có giá trị cao hơn đồng tiễn cũ, độ bền cũng cao hơn lại không sợ bị làm giả. Bách tính an tâm sử dụng. Ngoài dùng Thái Bình Hưng Bảo để đổi tiên mới, bách tính có thể dùng vàng hoặc bạc để đổi tại ngân hàng.

Tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa sau này đều phải cần dùng tiền mới làm vật trao đổi trung gian. Thuế thu cũng chuyển từ lấy sản phẩm sang bằng tiền đá quý.

Thuế cũng được điều chỉnh lại như sau. Thuế ruộng sẽ phân ra ba mức đóng thuếlà thuế ruộng tốt, thuế ruộng bình thường và thuế ruộng xấu. Thay vì thu 5/10 sản phẩm như trước đây thì bây giờ giảm bằng 2/10 và thu bằng tiền. Nhà nước sẽ có bộ phận đến tận làng, thôn xóm để thu mua lương thực, bách tính có thể bán một phần lấy tiền mặt để đóng thuế. Nếu ai vẫn muốn đóng thuế bằng sản phẩm làm ra thì nhà nước vẫn thu theo mức thuế cũ tức 5/10 sản phẩm. Rõ ràng, đóng thuế bằng tiền sẽ có lợi hơn hơn nhiều. Chính sách này cũng nhằm giảm thuế cho bách tính. Hiệu lực ngay lập tức.

Không biết ai bắt đầu, mọi người quỳ xuống vái lại hô vang: “Bệ hạ nhân từ, muôn năm, muôn năm, muôn muôn năm”. Chính sách thu thuế này của Đinh Liễn quả thật vô cùng được lòng nhân dân cả nước.

Đinh Liễn vẫy tay ra hiệu rồi mỉm cười nói tiếp: “Chưa hết, sau này thuế thân đối với mọi người cũng hủy bỏ mà thay bằng thuế thu nhập cá nhân. Nghĩa là thay vì thu thuế trên mỗi đầu người như trước kia thì nay thu thuế theo thu nhập nhiều ít của mọi người. Người càng giàu có thì đóng thuế càng nhiều. Người nghèo khó thì không cần phải đóng thuế nữa.

Trẫm cho rằng những người đóng thuế nhiều tức là những người có cống hiến nhiều cho quốc gia. Thế nên mọi người cũng hãy thi nhau mà làm giàu, bởi dân giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh mới đủ năng lực bảo vệ tài sản và tính mạng cho mọi người dân”.

“Thợ thủ công tự do hoặc các chủ xưởng thợ thủ công khi bán hàng của mình đều phải đóng thuế xuất. Các thương nhân khi buôn bán qua lại cũng phải chịu thuế buôn bán. Người nước ngoài mang hàng hóa vào đất nước ta thì chịu thuế nhập. Tất cả đều quy ra tiền. Chính sách cụ thể, mời mọi người xem thông báo.

Đóng thuế là một hành vi cống hiến cho quốc gia nên mọi người phải tuân thủ đầy đủ. Các hành vi gian lân, trốn thuế, tham nhũng khi bị phanh phui sẽ bị trừng phạt nặng nề từ khổ sai, đi tù đến tử hình. Cho nên mọi người nhớ chú ý tuân thủ nghiêm túc.

---------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương