Khí Vận Quốc Gia
Chương 180

Chính Phủ nước Việt Minh cũng được thành lập trong Triều Hội đầu tiên. Người được Đinh Liễn giao cho trọng trách trở thành Thủ Tướng nhiệm kỳ đầu tiên là Lưu Cơ – tứ trụ triều đình của nhà Đinh. Lưu Cơ là một trong những người anh em đầu tiên đi theo Đinh Tiên Hoàng lập nghiệp, được coi là túi khôn của Tiên Đế bởi trí thông minh tuyệt vời.

Lưu Cơ chính là quân sư giúp Đinh Tiên Hoàng vạch ra nhiều chiến lược cho đội quân cờ lau. Khi còn chưa khởi nghiệp, Lưu Cơ đã bày mưu cho Đinh Bộ Lĩnh nhờ chú mai mối kết hôn với mẹ Đinh Liễn – con gái độc nhất của nhà Phú Ông làng bên để từ đó có thêm kinh phí xây dựng lực lượng.

Lưu Cơ cũng từng khuyên Đinh Bộ Lĩnh dẫn theo Đinh Liễn đi Bố Khẩu Hải Phòng nương nhờ sứ quân Trần Lãm. Tiếp đó lại bày kế xin làm con nuôi để hợp thức hóa việc tiếp quản gia tài và thế lực của sứ quân này.

Chính Lưu Cơ là người vạch ra chiến lược thống nhất đất nước: kẻ thì đánh đau, kẻ thì đàm phán, kẻ thì liên minh để diệt các sứ quân. Nhờ đó mà chỉ trong vòng có mấy năm nổi dậy, Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất quốc gia khai sáng triều Đinh.

Việc Đinh Bộ Lĩnh lựa chọn Trường An làm Kinh Đô và Hoa Lư làm Hoàng Cung thay vì chọn thành Tống Bình hay Đại La cũng là ý kiến của Lưu Cơ. Bởi thời kỳ này các sứ quân tuy bị diệt nhưng việc cát cứ tư quân vẫn diễn ra âm thầm. Nhà Đinh không thực sự quản lý toàn bộ đất nước như mọi người vẫn tưởng.

Đạo Hà Nam Ninh nói chung và Ninh Bình nói riêng là địa bàn của nhà Đinh. Dân chúng nơi đây trung thành và ủng hộ mạnh mẽ nhất nên việc đặt Kinh Đô ở đây là điều hợp lý. Mặt khác, bên kia phía Bắc nhà Tống đang nhanh chóng thống nhất đất nước, mục tiêu tiếp theo có lẽ là đất nước ta nên đóng đô ở Tràng An nơi địa hình dễ thủ khó công chính là phòng ngừa từ xa.

Có thể nói nhà Đinh được thành lập thì công lao và dấu ấn của Lưu Cơ là không thể xóa mờ. Lưu Cơ cũng là một thiên tài trong việc quản lý hành chính có tầm nhìn xa trông rộng. Tài năng, công lao, uy tín, độ trung thành đều đủ. Thế nên Đinh Liễn mới quyết định giao phó Chính Phủ cho ông ta tiếp quản.

Phó Thủ Tướng chính phủ gồm hai người Lý Đài và Lưu Công, hai công thần trung thành với nhà Đinh. Đinh Liễn biết ở kiếp trước hai người này đã theo tứ trụ về quê tập hợp quân đội khởi nghĩa chống lại Lê Hoàn khi Lê Hoàn làm chính biến và cuối cùng bị sát hại.

Lý Đài là một người am hiểu thư thi lễ nghĩa, kinh sách đầy bụng được Đinh Liễn bổ nhiệm làm Phó Thủ Tướng cho Lưu Cơ phụ trách điều hành các Bộ Giáo Dục, Bộ Y Tế, Bộ Văn Hóa. Lưu Công lại là tuýp người chuyên môn am hiểu các ngành nghề thủ công nên Đinh Liễn bổ nhiệm làm Phó Thủ Tướng phụ trách các Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Thủ Công, Bộ Tài Nguyên.

Ngoài ra chính phủ Việt Minh cũng không còn theo mô hình Lục Bộ của triều đình phương Bắc mà phân ra chuyên môn hóa như: Bộ Ngoại giao lo quản việc Bang giao với nước ngoài. Bộ Nông nghiệp lo sự phát triển các ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Đánh bắt thủy hải sản, khai thác Lâm sản. Bộ Thủ Công lo phát triển các ngành thủ công nghiệp, làng nghề, thương nghiệp.

Bộ Giáo Dục lo việc mở trường, đào tạo, thi cử. Bộ Y Tế lo việc xây dựng bệnh viện, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bộ Công An lo việc trấn áp tội phạm, tiêu diệt thổ phỉ, giữ gìn an ninh trật tự cho đất nước. Bộ Tài Chính lo việc quản lý Kho Bạc, Ngân Hàng, Thu Thuế, Chi tiêu của quốc gia. Bộ Xây Dựng lo việc xây cất cung điện, chùa miếu, đường xá, đê điều, trụ sở...

Bộ Tài Nguyên lo việc quản lý đất đai, sông, hồ, biển, khoáng sản, núi non. Bộ Nội Vụ quản lý việc hành chính, tuyển dụng bổ nhiệm nhân sự, quản lý tiền lương, xét duyệt công lao, thi đua, khen thưởng. Bộ Giao Thông lo việc quản lý giao thông đường bộ, đường sông, đường biển. Bộ Truyền thông văn hóa quản lý hệ thống Báo chí, Bưu điện, Thư viện, Xuất bản, thể thao, lễ hội, du lịch...

Tổng cộng có mười hai bộ chuyên môn. Trụ sở các Bộ cũng đã được Đinh Liễn cho xây dựng thành các tòa nhà cao 5 tầng dọc sông Hoàng Long phía Bắc Hoàng Cung Hoa Lư.

Tòa Án Tối Cao cũng được thành lập với hai Viện Kiểm Sát Tối Cao và Điện Thẩm Phán Tối Cao do Phạm Công Nga và Phùng Cường Bạo làm viện Trưởng.

Viện Kiểm sát có bốn cấp tương ứng Viện kiểm sát tối cao, viện kiểm sát cao cấp, viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện Kiểm sát cấp huyện. Mỗi viện có một Viện Trưởng và các Viện phó, sau đó là các kiểm sát viên. Ngoài ra còn có Thủ trưởng cơ quan điều tra và kiểm tra . Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát và điều tra , giám sát các công việc của bộ công an và tòa án để đảm bảo hiến pháp, pháp luật được thực hiện đúng quy trình, không sai sót, công bằng.

Tòa án cũng có bốn cấp là Tòa Án tối cao, tòa án cấp cao, tòa án cấp tỉnh, tòa án cấp quận. Mỗi cấp tòa án đều có Hội đồng thẩm phán. Hội đồng thẩm phán lại có Chánh án, phó chánh an, thẩm phán, công tố viên và thư ký tòa án. Nhiệm vụ là xét xử. Đối tượng xét xử trên có hoàng tộc dưới có thứ dân.

Trừ Hoàng Đế bệ hạ, tất cả mọi người khi vi phạm hiến pháp và pháp luật đều bị xét xử.

Xưa nay theo hệ thống của triều đình phương bắc thì cấp trung ương quản lý hình luật là Bộ Hình. Dưới các địa phương là các quan đứng đầu như quan tỉnh, quan huyện kiêm nhiệm việc xử án. Cùng lúc kiêm nhiều vị trí thì khó tránh khỏi việc thiếu sự công bằng, xử án theo cảm tính, án oan, án sai rất nhiều. Nay ta phân chia cụ thể các cơ quan và chức năng giám sát lẫn nhau là mong muốn mỗi người đều có quyền lợi được xét xử một cách công tâm

Bộ Quốc Phòng thì do Đinh Điền làm Bộ Trưởng. Hai Phó Bộ Trưởng cũng đồng thời làm thủ trưởng Bộ Tham Mưu Võ Trung và Lý Quảng. Các Cục khác như cục tình báo, cục hậu cần, cục khí giới…cũng bắt đầu có quan chức quy vị.

Bộ Quốc Phòng tuy là một bộ chịu sự quản lý của BCHTU Đảng Dân Tộc Quốc Gia Việt Minh mà đại diện tối cao là Đại Việt Minh Hoàng Đế. Hoàng Đế là người duy nhất có quyền tuyên bố chiến tranh và ban lệnh điều quân.

Chức năng, nhiệm vụ của quân đội là chiến tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, bảo vệ nhà nước, bảo vệ Đảng, tối cao là Hoàng Đế. Các nhiệm vụ trấn áp tội phạm, trấn áp bạo động, trấn áp thổ phỉ không thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng mà là của Bộ Công An. Riêng việc có thế lực khởi binh tạo phản, uy hiếp sự an nguy của Chính Phủ, Đảng, Hoàng Đế thì Quân đội được phép tham gia.

Phía chính quyền địa phương thì cũng được sắp xếp thành một chính phủ thu nhỏ. Hệ thống chính quyền địa phương bao gồm cấp Đạo, cấp Châu, cấp Xã. Nay thay đổi cấp Đạo thành cấp Tỉnh, cấp châu thành cấp Huyện, cấp Xã giữ nguyên, cấp Thôn thì dân tự quản. Cấp Tỉnh có Ủy Ban Tỉnh, lãnh đạo các sở hành pháp, đứng đầu là Tỉnh trưởng hay chủ tịch tỉnh.

Cấp Huyện có Ủy ban Huyện, lãnh đạo là Huyện trưởng hay chủ tịch Huyện, lãnh đạo các Phòng hành pháp. Cấp xã có Xã trưởng hay chủ tịch xã và các ủy viên của các Phòng hành pháp. Dưới xã là cấp Thôn, cấp làng có thôn trưởng, trưởng làng do dân trong thôn và trong làng bầu cử. Nhà nước không có nhân viên cấp này.

Hiện nay, cấp tỉnh có mười tỉnh bao gồm Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), Thanh Nghệ Tĩnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), Đại La Thành (Hà Nội, Hà Tây), Hải Hưng Bình (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình), Hải Ninh Nguyên (Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nguyên), Vĩnh Nguyên (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Ninh Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang), Phú Bình (Phú Thọ, Hòa Bình), Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang).

---------

Trong Triều Hội lần này Đinh Liễn cũng thay đổi một loạt tên gọi hành chính và các chức quan. Sau đó lại thống nhất đo lường theo hệ thống latinh hiện đại tức từ chối hệ thống tính toán của nhà Hán áp đặt trước đây. Có lẽ có nhiều nói hệ thống đo lường của phương Tây và nhà Hán đều là văn hóa ngoại lai tại sao Đinh Liễn lại bỏ đi cái có sẵn của nhà Hán để áp dụng hệ thống còn quá mới mẻ của Phương Tây? Thà rằng cái mới của riêng mình thì áp dụng sẽ có lý hơn.

Tất nhiên, Đinh Liễn có lý do của mình khi áp dụng các đơn vị đo lường quốc tế thời hiện đại latinh hóa. Đầu tiên, nói về nguồn gốc thì hiện tại thế kỷ thứ 10 tức là kể cả bên phương Tây cũng chưa phát triển cái gọi là khoa học kỹ thuật nên không có các đơn vị đo lường này. Có một số công thức toán học vật lý thời Hi - La nhưng quá sơ xài chưa thành hệ thống. Mãi đến thời kỳ phục hưng tức 500 – 600 năm sau thì Khoa học kỹ thuật mới thực sự được khai sáng cho nên bây giờ Đinh Liễn áp dụng nó tức là đã đi trước thời đại. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt phát động phong trào nghiên cứu khoa học ở thế giới song song này.

Thứ hai, sống bên cạnh người Hán, muốn thoát khỏi ảnh hưởng của họ thì chỉ có cách sử dụng một hệ thống khác biệt hoàn toàn từ chữ viết, tư tưởng, hệ thống đo lường. Nếu không, việc chống Hán hóa chỉ là chuyện cười.

Thứ ba, Đinh Liễn muốn phát triển khoa học kỹ thuật thì không thể tách rời các hệ thống đo lường quốc tế và các kí tự la tinh, các công thức toán học, vật lý, sinh học, hóa học, bảng tuần hoàn…Cho nên việc thống nhất đo lường là điều bắt buộc phải làm nếu không muốn rơi vào tình cảnh râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Nhân dịp này, hắn đưa ra thánh chỉ thay đổi hết các đơn vị đo lường bao gồm: đo thời gian hắn sử dụng hệ số (s) giây, phút, giờ và 24h, dùng lịch âm dương lấy năm Khai quốc 968 làm năm thứ 0; đo chiều dài lấy hệ số mét (m) làm chuẩn có dm, cm, mm và km, mega, giga; đo khối lượng lấy kg làm chuẩn; đo thể tích lấy mét khối (m3) làm chuẩn, đo diện tích lấy ha làm chuẩn…

-------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương