Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 18
Đúng lúc này, có tiếng thái giám vọng vào: “Muôn tâu bệ hạ, Tăng lục Trương Ma Ni đã tới ạ”.
“Mời vào”
Két..
Cánh cửa được thái giám mở ra. Đạo sĩ Trương Ma Ni cầm theo phất trần, mặc đạo bào chậm rãi đi vào. Nhìn thấy ở đây đã có cả Tăng thống Khuông Việt thì biểu tình như kiểu: quả nhiên
“Bần đạo bái kiến bệ hạ. Chúc mừng bệ hạ khởi tử hồi sinh, đăng lâm đế vị. Xin chào Tăng thống đại sư”
Đinh Liễn giơ tay trả lễ rồi ra hiệu:
“Cảm tạ lời hay của tăng lục. Xin mời đạo sĩ ngồi xuống”.
Trương Ma Ni ngồi ghế bên phải Đinh Liễn đối diện với đại sư Khuông Việt.
Khi thấy Trương Ma Ni đã yên vị. Đinh Liễn cất tiếng nói:
“Ta và tăng thống đang nói chuyện về những lực lượng siêu nhiên có khả năng đặc biệt. Không biết tăng lục đạo sĩ có quan điểm thế nào về việc này?”
“Kính thưa bệ hạ. Đạo môn là đạo tu tiên cho nên Tiên là có tồn tại. Tiên có tồn tại thì đương nhiên sẽ tồn tại yêu, ma, quỷ, quái...”
“Yêu là từ chỉ chung các loài động vật hay cây cỏ, núi non tiến hóa mà thành. Yêu có hai loại: yêu tinh và yêu quái.
Yêu tinh là các động vật sống ở nơi có linh khí hoặc động thiên phúc địa lâu năm gặp được cơ duyên khai mở linh trí, có được yêu thuật nên trở thành yêu tinh. Tu luyện thâm sâu, trải qua nhiều kiếp nạn sẽ có thể hóa thành hình người. Có loại hóa hình hoàn toàn, có loại hóa hình một bộ phận và giữ lại bộ phận như Hồ li tinh giữ lại đuôi, ngưu tinh giữ lại sừng...
Yêu Quái là do các vật như đất, đá, cây, cỏ tu luyện lâu năm hóa hình mà ra.
Ma là các vong hồn của người chết khi chưa hết thọ mệnh. Gọi là chết ngoài ý muốn. Sau khi hết thời gian thọ mệnh mới đi luân hồi.
Quỷ là một loại chúng sinh dưới địa ngục hoặc một số người khi sống có nhiều chấp niệm nên thành Quỷ.
Thần là các sinh linh có sức mạnh to lớn. Có ba loại thần. Thần do ma, quỷ, yêu được con người thờ cúng, tôn sùng mà thành như là sơn thần, thủy thần, mộc thần, hổ thần, rắn thần. Các loài kia có công đức khi giúp người nên được người thờ cúng.
Thần do được các sinh linh cấp cao hơn bổ nhiệm. Tương truyền ở các cõi cao hơn như cõi Thiên cũng có triều đình như ở thế giới này. Các vị quan chính là những người có pháp thuật và đạo hạnh cao thâm được Thiên Đế gia phong. Sau này truyền xuống nhân gian, các vị vua cũng tự nhận là Thiên tử, các quan lại cũng tự xưng hạ thần là vì lẽ đó.
Và loại thần thứ ba là thần bẩm sinh hay tiên thiên do trời đất thai nghén mà ra. Những vị thần này toàn trí, toàn năng. Có lẽ chỉ có những vị Phật mới có thể so sánh được.
Tiên là những người phàm tu chân tu luyện mà thành ở những vi diện trên. Tức là các tầng trời”.
Nói đến đây Trương Ma Ni lấy tay chỉ chỉ lên trời. Lúc này đại sư Khuông Việt cũng nói.
:Đức Phật cũng giảng về các chúng sinh này. Vũ trụ bao la, có rất nhiều chủng tộc, giống loài khác nhau. Phật gọi là chúng sinh. Trong lục đạo luân hồi Phật nói có 6 cõi là Trời, Atula, Người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Thật ra , vũ trụ không chỉ là những sinh vật ấy, chúng sinh ấy nhưng tựu chung lại thì có 6 chủng tộc lớn, Phật lấy đó làm chủ thể”.
Đinh Liễn trầm ngâm.
“Chuyện vũ trụ quả thật quá xa xôi. Cái mà ta quan tâm là ở thế giới này, cụ thể là ở đất nước này có những chúng sinh như thế. Ta cũng không thể ăn ngon ngủ yên khi có những lực lượng mà mình không thể quản lý.
Như vậy, không những bản thân ta mà cả an nguy của dân chúng cũng không được đảm bảo. Ta có nghe những loài ấy có một bộ phận thường hay giúp người để lấy công đức, có bộ phận lại hại người để tu luyện, có bộ phận lại dửng dưng trung lập. Như thế này có phải không?”
“Đúng như bệ hạ nhận định. Đại đa số những loài ấy không hại người bởi thứ nhất số lượng rất ít. Thế giới này không thích hợp cho chúng sinh tồn. Ngay cả những người tu đạo như bần đạo hay tu phật nhu đại sư đây cũng có thành quả không lớn.
Nguyên nhân là do thế giới này quá cằn cỗi, linh khí mỏng manh, năng lượng yếu ớt. 80% các chúng sinh ấy trốn đi tu luyện để nâng cao đạo hạnh nhằm tìm kiếm cơ hội phi thăng lên các cõi cao hơn để tu luyện tiếp. Một phần nhỏ thì giúp người để tạo công đức, một số cực đoan hơn thì hại người cũng là để tu luyện.
Nhưng có hai lý do khiến cho chúng không dám hại người lan rộng như diệt thế. Thứ nhất, thời đại này loài người là nhân vật chính được thế giới bảo hộ, người là vạn vật chi linh nên giết người sẽ bị tội nghiệp quấn thân.
Nói như vậy không có nghĩa hại vật khác sẽ không có tội nghiệp quấn quanh mà bởi con người là sinh vật có linh trí cao nhất. Càng là có linh trí cao thì oán hận, tạp niệm, tín ngưỡng, chấp niệm càng mạnh mẽ, do đó khi bị giết thì tội nghiệp càng nặng. Nếu bị tội nghiệp quấn nhiều thì khi trời mưa dễ bị sét đánh, sinh hoạt dễ bị xui xẻo, còn khi độ kiếp tiến hóa thì gần như sẽ bị sét đánh hồn phi phách tán.
Lý do thứ hai chính là giới hạn về mặt pháp lực. Cơ thể bọn chúng tuy mạnh hơn nhân loại nhưng vẫn là cơ thể tứ đại, cơ thể phàm nhân. Sở dĩ chúng có thể thi triển pháp thuật là bởi cơ thể chúng sinh ra một thứ năng lượng gọi là pháp lực. Pháp lực sinh ra một phần do bẩm sinh hoặc thiên phú, phần nhiều là do tu luyện mà có.
Loại bẩm sinh hoặc thiên phú là loại tự nhiên sinh ra hoặc bị một thứ gì đó kích thích cơ thể mà kích hoạt, ví dụ như bị sét đánh không chết lại có khả năng tiên tri hoặc gọi hồn...v..v loại này ưu điểm là dễ dàng sử dụng, sử dụng như bản năng.
Khuyết điểm là pháp lực khó tăng trưởng, lại phụ thuộc vào trạng thái cơ thể. Ví dụ như lúc khỏe pháp lực nhiều, lúc mệt pháp lực ít. Càng sử dụng nhiều càng hao mà khó được bổ sung. Có nhiều trường hợp cho thấy ban đầu khi được kích hoạt sử dụng rất ngon lành, vì khoái cảm ham mê nên lạm dụng xài quá nhiều dẫn đến khả năng này yếu đi, chập chờn lúc linh lúc không, cuối cùng là biến mất hoàn toàn.
Loại thứ hai là pháp lực do tu hành mà có. Ưu điểm của loại này sử dụng lâu dài, có thể bổ sung, có thể tăng trưởng, có thể tiến hóa. Nhưng khuyết điểm cũng rất lớn.
Thứ nhất là phụ thuộc vào pháp môn tức công pháp tu hành. Công pháp mạnh, công pháp yếu thì tu luyện nhanh chậm khác nhau. Công pháp phù hợp với thiên phú, linh căn thì tu luyện như hổ thêm cánh, nếu không phù hợp thì chậm chạp, khó tiến. Nếu mâu thuẫn thì dễ tẩu hỏa nhập ma hoặc đột tử.
Thứ hai là phụ thuộc vào linh căn người tu luyện. Người phàm thường có cơ thể hỗn tạp nhưng vẫn có một số người có tính chất nào đó nổi trội, chủ đạo thì gọi là linh căn. Người có linh căn mới dễ tu luyện.
Ví dụ linh căn âm thì có thể dễ nhìn thấy ma, dễ bị ma nhập nên đi theo tâm linh, lên đồng, gọi hồn. Linh căn hỏa thì có thiên phú điều khiển lửa nếu không có pháp môn mà vô tình bị kích hoạt sẽ dẫn đến dẫn lửa thiêu thân đến chết, đó là hiện tượng thân thể tự bốc cháy. Người có linh căn kim thường có khả năng điều khiển kim loại, hút các vật kim loại ( người nam châm), hoặc ăn kim loại.
Linh căn mộc là người có thể mọc vảy hoặc mọc sừng trên đầu, da khô như da cây. Người có linh căn thủy thì có thiên phú bơi lội rất giỏi, có thể lặn sâu dưới nước, ở môi trường nước họ có cảm giác thoải mái hơn ở trên bờ.... Số lượng người có linh căn rất ít vì thế mà có nhiều người tu đạo, tu phật nhưng có mấy ai đắc quả đâu? Người còn thế chứ đừng nói đến yêu, ma, quỷ, quái.
Thứ ba, việc tu luyện phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên. Chính là tài, lữ, pháp, địa. Tài là tiền bạc, người tu thường ít có thời gian đi kiếm tiền nhưng họ vẫn phải sống, họ đâu có bất tử được. Để hạn chế họ thường tìm về nơi hẻo lánh và cô độc vì như thế sẽ tối giản nhu cầu và tránh được trách nhiệm với gia đình. Lữ là bạn đồng hành hay còn gọi là sư phụ, người đi trước hướng dẫn, dạy bảo. Có thầy thì không phải mày mò mất thời gian, ít bị đi lầm, quanh co. Không thầy đó mày làm nên là vì lẽ đó.
Pháp là công pháp để thu nạp tinh hoa thiên địa tạo thành pháp lực, thuật là cách vận dụng pháp lực đó, chiêu thức là cách biểu hiện pháp thuật đó ra bên ngoài. Thiếu một thứ cũng không được. Kiếm được công pháp, pháp thuật, chiêu thức, bí thuật phù hợp với bản thân là cả một vấn đề.
Địa là nơi có linh khí hội tụ, còn gọi là động thiên phúc địa hay còn gọi là long mạch, huyệt mạch. Người bình thường ở nơi đó sẽ bị động hấp thu nên cơ thể và tinh thần sẽ mạnh lên từ từ. Người tu đạo sẽ chủ động hấp thu nên sẽ nhanh chóng mạnh lên. Hầu hết nơi đó đều đã có chủ, nên kiếm nơi vô chủ rất khó. Muốn có phải cướp đoạt mới được.
Cuối cùng để tu luyện tinh tấn còn đòi hỏi người tu đạo phải chịu được cô độc, cô đơn. Tâm trí phải kiên trì, cứng cỏi, dũng cảm. Cho nên Phật Môn phải đề ra Giới, Tuệ, Định để rèn luyện. Chủ trương diệt ngũ độc: tham, sân, si, mạn, nghi, vô ngã, vô thường, thì mới đạt cảnh giới Niết bàn . Đạo môn cũng có Giới của mình, chủ trương rèn luyện đạo tâm cứng cỏi để đạt cảnh giới thanh tịnh vô vi.
Nếu sinh hoạt cứ năm thê, bảy thiếp, con cháu đầy đàn, gia nghiệp lớn bé thì tu hành đắc đạo chỉ là chuyện cười trong tiểu thuyết mà thôi.
Bệ hạ cứ thử nghĩ xem, tu luyện phức tạp như thế, bận rộn như thế những sinh mệnh đặc biệt kia đâu có nhiều thời gian mà hại người diệt thế? Đương nhiên vẫn có những kẻ hại người. Loại này có thể tu hành pháp môn ma đạo, hoặc tu hành hỏng bị tẩu hỏa nhập ma hoặc tâm trí không kiên bị dục vọng khống chế nên làm bậy để thỏa mãn tư dục mà thôi”.
---
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook