Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 168
Hồi tưởng lại kiếp trước, Đinh Liễn không khỏi ngao ngán. Bà con người Việt có thói quen ăn uống thật không tốt. Họ không kiên nhẫn để xếp hàng, không biết giữ trật tự mà chen lấn, xô đẩy, mồm miệng thì nói to ồn ào. Họ cũng có thói tham ăn nên chất đầy thức ăn lên đĩa để rồi khi ăn không nổi thì gây ra sự thừa mứa lãng phí và tạo ra một hình ảnh thiếu văn minh trong mắt người nước ngoài.
Đinh Liễn kiếp vốn là dân kinh doanh. Hắn có rất nhiều dịp đi nhà hàng, khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng trong và ngoài nước nên đã học được rất nhiều thứ bao gồm cả văn hóa ăn uống Đông Tây. Bà con mình ra nước ngoài có nhiều người rất văn minh nhưng cũng nhiều người có hành vi xấu xí khiến cho hắn đều có cảm giác nóng mặt, xấu hổ.
Mà thật ra không chỉ có người Việt mới như thế. Người Hoa đi ra nước ngoài du lịch cũng vậy. Thói quen chen lấn, xô đẩy, giành giật thức ăn, như chết đói, miệng lại liên tục ồn ào khiến cho người nước ngoài đều khinh bỉ và coi thường. Thậm chí có nhà hàng nước ngoài còn ghi thông báo bằng tiếng Hoa và tiếng Việt rằng: không tiếp khách hàng người Việt Nam và người Trung Quốc hoặc Quý khách lấy thức ăn vừa đủ dùng, nếu lấy dư sẽ phải chịu phí phạt lãng phí.
Thế nên kiếp này từ hắn bắt đầu, ngoài việc làm cho đất nước giàu mạnh thì nhiệm vụ xây dựng một nền văn minh tiên tiến cho dân tộc, hướng dẫn người dân ăn, ở, đi lại, tư duy, sinh hoạt một cách khoa học để chính người ngoại quốc đến thăm phải thán phục và học hỏi. Nước mạnh không chỉ là nước giàu, diện tích lớn mà đòi hỏi người dân nước ấy phải biết sinh hoạt một cách văn minh. Nếu không đất nước ấy chỉ được coi là nhà giàu mới nổi, con người ấy chỉ được coi là giàu xổi nhất thời mà thôi.
Quý tộc mới nổi toàn thân đầy mùi tiền. Quý tộc lâu năm toàn thân đầy khí chất. Sự ưu việt của văn hóa chính là sự thể hiện ở hai chữ Văn Minh. Văn hóa thì dân tộc nào cũng có. Nhưng Văn Minh thì không phải dân tộc nào cũng sở hữu.
Người Việt Nam khi chửi một ai đó về một hành vi không đúng mực thì thường nói câu: đồ vô văn hóa hay đồ vô giáo dục. Đồ không biết phép tắc hay đồ hai lúa. Nếu không chú ý thì sẽ coi như một câu chửi bình thường. Nhưng nếu hiểu biết thì câu chửi đó rất nặng nề. Bởi nó thể hiện câu chửi thẳng vào cốt cách, khí chất của con người. Không những chửi cá nhân người đó còn tỏ ra khinh bỉ và coi thường cả gia đình người ấy.
Nói về sự phân chia con người theo văn hóa thì tạm chia ra làm bốn loại: Loại người bình thường không có gì nổi bật, không có gì sâu sắc, không có gì cao quý thì có rất nhiều trong xã hội, đây là loại người thứ nhất. Tiếp theo là loại người được giáo dục tốt trong một thời gian dài đã hình thành được một số thói quen khác biệt về ăn mặc, sinh hoạt thì người ta gọi con người có phong cách.
Hai loại người như trên thì vẫn chỉ được coi là vẻ bề ngoài chứ nội lực thì không có bao nhiêu cả. Có một số người sống trong một môi trường đặc thù lâu dài hoặc từ nhỏ nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống, thói quen của gia đình hoặc gia tộc ấy thì sẽ hình thành nên một loại khí tràng mà dân gian hay gọi đó là Khí chất con người.
Ví dụ như khí chất thư sinh trong gia đình khoa bảng, khí chất bác học trong gia đình có truyền thống nghiên cứu, khí chất võ tướng thường sinh ra trong một gia tộc lấy võ lập nghiệp, khí chất phú quý thường sinh ra trong một gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán, khí chất vương giả là những người sinh ra trong Hoàng tộc...
Khi khí chất đó tồn tại và tiếp tục được bồi dưỡng lâu dài hàng chục năm đến nỗi ăn sâu vào tận xương tủy thì xuất hiện loại người thứ tư gọi là Cốt cách.
Nếu như loại người thứ ba hay gắn với đặc trưng nghề nghiệp thì loại thứ tư lại gắn với tính cách con người. Hầu như ở trên những người này đã xuất hiện một hệ tư tưởng nhân sinh quan, thế giới quan đầy đủ. Có rất nhiều câu nói về loại người thứ ba và thứ tư như: phong thần như ngọc, băng cơ ngọc cốt, dịu dàng như nước, băng lạnh như tuyết, mờ ảo như sương, cốt cách mạnh mẽ, dịu dàng nhu tình, ngọt ngào như mật...
--------
Đinh Liễn lúc này đang ngồi phía tầng trên cùng thông qua kính pha lê để nhìn xuống phía dưới quan sát bách quan. Ngồi cùng Đinh Liễn chư vị Thái Hậu, Hoàng Hậu, Phi Tử, Hoàng Tử, Công Chúa. Mọi người phía trên này cũng ăn dạng buffet nhưng thuộc cỡ nhỏ hơn, thức ăn cũng tinh xảo và ngon hơn nhờ các nguyên liệu cao cấp và đích thân đầu bếp Trương Thái Hợi động thủ.
Câu chuyện của mọi người trong bữa ăn cũng xoay quanh những thông tin về buổi Hội Triều hồi sáng. Các phụ nhân thì bàn luận về thời trang và trang sức từ nội y cho đến ngoại y, từ các mẫu Comple đến các loại áo dài. Các phi tử đặc biệt chú ý đến các loại áo tắm, áo trong làm sao cho đủ gợi cảm.
Theo tục lệ, sau 49 ngày để tang, Đinh Liễn sẽ bắt đầu được phép sủng hạnh các vị phi tử, một thời gian dài nhẫn nhịn như vậy, chắc hẳn bệ hạ sẽ mạnh mẽ như sư tử, dẻo dai như sói vương. Nghĩ đến đó thôi, các nàng đã nóng bừng khuôn mặt, tư tưởng mặc sức mà tung bay mơ mộng. Bất giác giữa khu vực ngã ba như có ẩm ướt khó nhịn, hai đùi bản năng khép lại kẹp vào nhau.
Các hoàng tử và công chúa lại nói về thế giới rộng lớn mà Đinh Liễn miêu tả. Vì tuổi của chúng còn nhỏ nên hay mơ mộng nhiều, ưa khám phá thích đi du lịch. Điều này cũng là tự nhiên thôi, ai cũng vậy cả. Khi sinh ra mọi người sẽ hiếu kỳ với thế giới bên ngoài nên ham thích khám phá, chinh phục. Chúng thích đi đến những nơi xa xôi, gặp các sự vật mới mẻ, thích làm những chuyện mạo hiểm đến cả tính mạng cũng không màng. Đây là quá trình hướng ra bên ngoài hay còn gọi là quá trình tư duy Duy Vật.
Trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời, bị nhiều thất bại té ngã, xã hội đánh đập vùi dập khiến chúng học được nhiều bài học từ những trải nghiệm ấy. Cho dù là thất bại hay thành công thì tất cả đều là những trải nghiệm quý giá. Nó sẽ định hình và bổ sung dần nhân sinh quan và thế giới quan của chúng khiến bản thân trưởng thành hơn trong tư tưởng. Sau này, khi bản thân vấp ngã quá nhiều, khi nội tâm đã mệt mỏi với các cuộc chinh phục thế giới bên ngoài chúng sẽ đi tìm đáp án cho ba câu trả lời: ta là ai, ta đến từ đâu và ta sẽ đi đâu từ bên trong.
Đó là lúc tư tưởng của bọn trẻ bắt đầu tin vào chuyện tâm linh, đặt niềm tin và hy vọng vào tôn giáo, tín ngưỡng. Quá trình này kéo dài cho đến khi lìa xa cõi hồng trần, ta gọi đó là quá trình Duy Tâm. Thế cho nên mới có các câu chuyện về những người khi còn trẻ thường bất kính với thần linh, không tin vào chuyện ma quỷ, chẳng sợ trời, chẳng sợ đất nhưng khi về già ngoan ngoãn lên chùa tin vào Phật pháp hay Chúa trời. Có những người trước khi hấp hối đã mong muốn được quy y cửa Phật hoặc rửa tội trước Chúa rồi mới chịu tắt thở.
Đây là quá trình chuyển hóa tư tưởng, tâm linh bình thường của mỗi một con người như âm với dương, như ngày với đêm, luân hồi không ngừng nghỉ. Thấu hiểu được điều đó nên tư tưởng của Đinh Liễn rất cởi mở. Hắn sẽ không dễ dàng tỏ cực đoan mà đối xử với mọi người. Ngay cả vợ con của hắn, hắn luôn giữ một thái độ ôn hòa, lấy dẫn dắt khuyên nhủ là chính, đe dọa trấn áp là phụ.
Có đôi khi mình đã trải nghiệm, đã biết trước con đường đi phái trước thế nào nên cảnh báo cho con cái những mong chúng sẽ nghe lời khuyên bảo. Thế nhưng chúng cố chấp không nghe lời mà quyết tự làm theo ý mình. Lúc này, đứng có cố ngăn cấm hay trấn áp chúng. Hãy lặng lẽ buông tay để chúng tự làm theo ý mình. Hành vi đúng đắn duy nhất lúc này của bậc làm cha làm mẹ là chúc phúc và âm thầm chuẩn bị các phương án khắc phục hậu quả khi con cái té đau.
Ngươi phải biết rằng các trải nghiệm về sự thất bại cũng quý giá ngang bằng với các trải nghiệm về sự thành công. Trải nghiệm thất bại chính là món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho con người nhằm giúp chúng ta học được những bài học trong cuộc đời. Thất bại chính là mẹ đẻ của thành công là ở lẽ đó. Cho nên thất bại tuyệt không phải là tai họa hay cái gì ghê ghớm cả. Chỉ cần ngươi vẫn tiếp tục tiến về phía trước dù có chậm đi chăng nữa thì vẫn có lúc ngươi tới đích. Ngươi chỉ thật sự thất bại khi ngươi dừng lại bởi mãi mãi ngươi không nhìn thấy điểm cuối cùng.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta hãy bỏ qua sự hoàn mỹ mà cầu sự hoàn thành. Bao giờ ngươi hoàn thành rồi thì hãy tính đến chuyện làm cho nó hoàn mỹ. Ngay cả thần linh còn không thể hoàn mỹ thì chúng ta là con người sao có thể toàn mỹ. Vả lại, hoàn mỹ là điều không có thực tồn tại trên đời bởi đơn giản sự hoàn mỹ chính là khuyết điểm lớn nhất.
-----------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook