Khí Vận Quốc Gia
Chương 166

Bước ra khỏi con đường Bảo tàng thời đại, Bách quan như được một lần tắm rửa bởi ánh sáng quang minh. Thân thể có cảm giác đi đứng thẳng tắp, linh hồn như được gột rửa lung linh. Tinh thần mọi người trở nên phấn khởi lạ thường. Hành lang Văn Hóa và Con Đường Thời Đại đúng là hai bảo vật quốc bảo của nước Nam. Hoàng Đế Đinh Liễn thật dụng tâm lương khổ. Nhìn thấy thần thái của bách quan đã khác, tiểu Ngân công công mỉm cười hỏi: “Chư vị bách quan, các ngươi nhận được hai món quà của Bệ Hạ, cảm giác như thế nào?”

Bách quan liền chắp tay hướng về cửa Điện gập người thành kính bái tạ. Trong lòng ngoài sự cảm kích biết ơn thì còn có cả sự trung thành cảnh cảnh.

Đoàn người dưới sự hướng dẫn của Ngân công công tiếp tục lên đường đến nhà hàng Hoa Viên. Đã giữa giờ Ngọ, cũng là lúc đến giờ cần phải ăn uống để lấy sức bước vào buổi triều hội ban chiều.

Ngay khi mọi người bước tới nhà hàng Hoa Viên Hoàng Gia, các thái giám có mặt sẵn ở đây dẫn mọi người tới một hàng dài đặt những cái bồn bằng đá ngoài trời. Sau đó một vị tiểu thái giám kéo tay cầm bằng đá lên, một dòng nước ấm từ vòi chảy ra. Trời mùa đông lạnh giá làm cho nước ấm bốc lên làn khói trắng. Tiểu thái giám này cất lên lời hướng dẫn:

“Đây là bồn nước rửa tay do chính bệ hạ thiết kế. Khi kéo cái tay cầm này lên sẽ có nước ấm từ phía trong chảy ra. Các vị cho tay vào đây để rửa theo hướng dẫn các bước như hình bên cạnh. Nô tài sẽ làm mẫu cho chư vị nhìn làm theo. Bệ hạ nói mọi thứ đều phải có quy trình, rửa tay cũng như vậy. Làm theo quy trình sẽ giúp tẩy rửa các loại vi sinh vật gây hại, giúp cơ thể tránh bị chúng gây bệnh. Sau đó lấy nửa trái chanh bên cạnh vắt lấy nước và cho thấm đều hai tay rồi vò mạnh cả vỏ chanh.

Bệ hạ nói, nước chanh là một loại nước tự nhiên có thể diệt đi vi trùng bám trên cơ thể. Hơn nữa lại có mùi thơm tươi mát. Dùng để rửa tay trước khi ăn sẽ khiến cho tay sạch sẽ. Khi ăn uống sẽ có cảm giác ngon hơn. Nước ấm sẽ làm cho tay của các vị mềm mại và dễ chịu. Tránh bị thời tiết lạnh lâu ngày gây khô cứng vì rét buốt. Bảo vệ đôi tay là bảo vệ nồi cơm của chính gia đình của chư vị. Các vị xin mời hãy làm theo hướng dẫn của nô tài”.

Bách quan nhìn thấy cái mới thì cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Thế nên mọi người cũng vội vàng sắp thành hàng lần lượt làm theo ngay. Hôm nay vừa mới nghe bệ hạ nói khắp cơ thể còn có thế giới siêu vi thì đã cảm giác thật đáng sợ. Nay biết rằng khi dùng nước chanh có thể tẩy sạch cái đám nhỏ bé gớm ghiếc thì ai nấy đều vô cùng hoan nghênh. Bách quan nghĩ bụng khi về gia tộc sẽ phải phổ biến gấp cho mọi người.

Cây chanh vốn mọc khắp nơi và rất dễ trồng. Lá chanh thì hay ăn với thịt gà luộc hoặc dùng để chiên cùng với con nhộng tằm. Rễ chanh có thể làm một vị thuốc ngâm với rượu uống để chữa bệnh. Quả chanh dùng để vắt nước vào nước chấm hoặc vào nước rau muống luộc hoặc thường được dùng để pha với đường để uống giải cảm nắng hoặc chữa bệnh ho, đau họng, giải rượu. Nay lại có thêm tác dung khác là sát khuẩn, tẩy sạch vi trùng. Đây quả là một giống cây bảo vật của người Việt.

Ngoài cây chanh ra, đất Việt còn là thiên đường của các loại gia vị thiên nhiên và các cây thuốc Nam. Kiếp trước hắn vốn ở với ông bà nội từ nhỏ mà ông bà hắn lại có nghề chữa bệnh bằng thuốc Nam miễn phí cho dân làng. Nhờ vậy mà hắn cũng biết rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Ông hắn thường bắt hắn chép các bài thuốc ra giấy để dán vào các túi thuốc vì thời ấy chưa thịnh hành máy photo copy, nhớ đó mà hắn biết tên rất nhiều cây thuốc và cách sử dụng.

Theo như trong sách nói Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê từ các nguồn tài liệu ở Việt Nam hiện đã biết 10.340 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch. Về cây thuốc, trong bộ Danh lục Cây thuốc Việt Nam, của Viện Dược liệu, gồm tổng số 5.117 loài, riêng thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch có tới hơn 5.000 loài chiếm 15% cây thuốc toàn thế giới.

Cây thuốc Nam và gia vị thật ra không có nhiều sự phân biệt cho lắm bởi gia vị chính là những vị thuốc. Mỗi loại thức ăn lại có loại gia vị phù hợp hoặc nước chấm đặc biệt. Cho nên thức ăn của người Việt còn có tên là dược thiện tức thức ăn bằng thuốc. Bà nội của hắn cũng thường dạy hắn phân biệt các loại thực phẩm và gia vị bằng những câu ca dao quen thuộc như:

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng

Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng

Chú đã có giềng để tỏi cho tôi...

Ăn thịt gà phải có lá Chanh mới ngon và đúng vị. Ăn thịt lợn phải có hành, thịt lợn luộc phải đập nát hành khô thì thịt mới thơm, lòng lợn phải băm hành tươi vào mới đúng bài. Thịt chó ngoài mắm tôm thì phải có củ Giềng thế nên mỗi khi thấy con chó nhà ai hay sủa bậy cắn càn người ta thường đe dọa “mày thèm giềng với mắm tôm rồi phải không?”.

Thịt trâu phải gắn với tỏi và mẻ. Tỏi sẽ làm cho thịt trâu thơm ngon, người ta thường xào thịt trâu với rau muống và tỏi ăn rất ngon. Còn món trâu nhúng mẻ thì ối giời ôi, tuyệt phẩm của ẩm thực Việt. Thịt bò lại gắn với rau thiên lý và hành tây, râu cần nước hoặc tỏi. Không có chúng thịt bò sẽ biến thành thịt heo.

Như vậy Gia vị có nghĩa là gì? Ngươi dùng hàng ngày nhưng liệu có biết nó nghĩa là gì, phân biệt nguồn gốc và sử dụng như thế nào cho chuẩn cơm mẹ nấu? Nếu ngươi chỉ biết ăn mà không biết rõ về chúng thì quả thật đây là một thiếu sót rất lớn trong quá trình trải nghiệm nhân sinh. Có hai loại quan niệm về ăn và sống, đó là ăn để sống và sống để ăn. Ăn để sống thì đã quá rõ ràng bởi không ăn thì con người ta đâu thể tồn tại nhưng một nghĩa khác của nó là ăn một cách xuề xòa, ăn bất chấp, ăn không phân biệt, ăn không văn hóa.

Sống để ăn lại có nghĩa khác. Sống là để thưởng thức món ngon vật lạ, sống là để trải nghiệm cay đắng ngọt bùi. Sống là để phân biệt ăn như thế nào là ăn ngon, ăn như thế nào là có văn hóa hay nói cách khác tính người và tính vật thể hiện khi ăn như thế nào. Ăn để sống tức ăn theo bản năng thú tính. Sống để ăn là ăn theo cảm xúc cùng lý trí tức thể hiện tính người và sự văn minh.

Trong thức ăn, thành phần không thể thiếu là gia vị vậy gia vị là gì? Gia vị cũng là những loại thực phẩm hoặc rau thơm (thường có chứa tinh dầu) hoặc là các hợp chất được tạo ra cho vào món ăn. Nhằm tạo ra sự kích thích tích cực cho cơ quan khứu giác và thị giác khi ăn. Gia vị giúp cho thức ăn ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn dễ tiêu hóa thực phẩm hơn.

Đối với việc phân loại gia vị thì người Việt từ xa xưa đã có sự phân biệt về nguồn gốc của chúng thành gia vị có nguồn gốc từ thực vật và gia vị có nguồn gốc từ động vật. Gia vị có nguồn gốc thực vật có 5 nhóm lớn là: Gia vị là các loại lá: Hẹ, rau răm, hành hoa, thì là, tía tô, húng chó, mùi tàu, ngò, lá chanh, cần tây, tỏi tây, là mơ, lá mắc mật, kinh giới, rau mùi, lá đinh lăng, lá quế, lá lốt; Gia vị là các loại quả: Dứa xanh, quất, ớt, chanh…; Gia vị là các loại hạt: Hạt tiêu, hạt dổi, hạt ngò, hạt mắc khén; Gia vị là các loại củ: Tỏi, hành tây, hành củ, riềng, sả, nghệ, bí đao, gừng…

Gia vị có nguồn gốc từ động vật thì có Gia vị làm từ thịt hải sản như: Mắm tép, mắm tôm, mắm ba khía, mắm cáy…. Ngoài ra còn nước mắm được làm từ một số loại cá như: cá cơm, cá đối, cá thu; Gia vị làm từ động vật như: Sá sùng, tôm nõn; Gia vị lên men như: Mẻ, dấm; Gia vị làm từ tinh dầu của động vật như: Long diên hương, bơ động vật, túi mật, sữa, dầu hào… cà cuống, phèo của một số loại động vật; Gia vị khác như: Mật ong.

Món ăn sẽ trở nên hoàn hảo và ngon hơn khi ngươi sử dụng các loại gia vị đúng cách và hợp lí. Từ đó ngươi sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức món ăn. Tuy nhiên trên thực tế mỗi người đều có cách chế biến và nêm nếm theo khẩu vị của riêng mình. Sẽ không có một công thức hay một chuẩn mực cụ thể nào cho sự kết hợp các gia vị trong ẩm thực cả. Người miền Bắc vốn thích ăn mặn, người miền Trung rất thích ăn cay, người miền Nam thích ăn ngọt. Đây là điều ai cũng biết cả.

Trong khi chế biến món ăn khác nhau ngươi sẽ có liều lượng cụ thể cho mỗi loại gia vị. Không được nêm quá nhiều cũng không nên cho quá ít. Một lượng gia vị nấu ăn vừa phải sẽ giúp cho món ăn được định vị hiệu quả hơn, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn và màu sắc món ăn cũng trở nên đẹp, bắt mắt hơn.

Ngoài ra ngươi cũng nên nhớ rằng mỗi gia vị cũng đều tuân theo theo nguyên lý tương sinh hoặc tương khắc, triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa để tăng thêm hoặc giảm bớt đặc tính của món ăn. Chẳng hạn như, người ta thường cho các gia vị cay nóng vào các món ăn có tính hàn. Việc này giúp cho người thưởng thức món ăn cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra còn có thể tránh bị đau bụng sau khi ăn.

Đinh Liễn khi xuyên không về thời đại này hắn nhận ra rằng văn hóa ăn uống ẩm thực của người dân Đại Cồ Việt không có nhiều đặc sắc như thời hiện đại. Nguyên liệu nấu ăn cũng ít, phương pháp chế biến không nhiều, các loại gia vị chưa được sử dụng đúng cách chứ đừng nói đến các phương pháp ăn uống hay văn minh ẩm thực. Cũng do tri thức và sự hiểu biết về thiên nhiên cùng với các công cụ chế biến chưa phát triển.

Ăn thì đã chín nhưng uống chưa biết sôi trừ các loại trà hoặc nước lá uống vào mùa Đông. Chính vì thế mà hắn nảy sinh ra ý tưởng phát triển nền văn minh ẩm thực của người Việt khắp thế giới. Như vậy mới không cảm thấy xấu hổ cho anh em người xuyên việt.

Bữa ăn trưa cũng vì thế mà được sắp xếp cầu kỳ với dụng ý truyền bá tư tưởng mới cho người dân bắt đầu từ bách quan những người có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Hiệu ứng bắt chước thần tượng, hiệu ứng học theo người nổi tiếng trong bản tính của loài người sẽ giúp cho sự lan truyền đi rất nhanh chóng. Chiến lược này cực kỳ hiệu quả đối với các thị trường mới tinh chưa được khai phá.

--------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương