Khi Hàng Rong Gặp Quản Lí Đô Thị
-
Chương 40: Hành động khó khăn
Có người nói: “ Ai cũng có hạnh phúc của riêng mình, nhưng có nhận ra và hưởng thụ hạnh phúc ấy thì không phải ai cũng làm được.” Đây hình như là câu nói của nữ nhà văn nào đó,nhưng mà tôi quên theo. Chỉ với hai câu nói đơn giản ấy, tôi lại hiểu được bản thân chẳng phải người xuất chúng gì, nhưng lại là người rất giỏi hưởng thụ hạnh phúc của mình.
Theo lời Đặng Thiệu vẫn nói, chúng tôi quen biết nhau hoàn toàn là vì ngoài ý muốn, mà tương lai về sau có thể bên nhau hay không lại phải dựa vào nỗ lực từ cả hai người. Đây là nhiệm vụ gian khổ nhất, không chỉ để thử thách nghị lực mà còn thử thách cách chúng tôi chống lại ánh mắt người đời.
Mãi đến chạng vạng, tôi cùng Đặng Thiệu rời nhà, tôi đẩy xe hàng đi mở quán. Còn anh đi sang siêu thị phụ cận mua ít đồ gia dụng cần thiết.
Đi được hồi lâu, hai chân tôi đều nhũn cả, đẩy xe chẳng còn chút khó lực, đi được hai ba bước lại phải đứng lại thở. Hai bên đường người đi lại càng ngày càng đông, tôi nhìn đồng hồ, 5 giờ chiều rồi. Dựa theo tốc độ này mà đi ít ra phải nửa tiếng nữa mới tới nổi phố Bắc. Nghĩ thế nào, tôi quyết định tìm một phố gần đó làm nơi bán háng luôn.
Xe đẩy một hồi thì tiến vào con phố sầm uất, tuy không thể so với phố lớn bậc nhất như phố Bắc, phố Tây nhưng tính ra người qua lại vẫn không không ít.
Chốt xe lại, dùng tấm ván gỗ chèn vào bánh xe, lấy tạp dề từ trong thùng xe bắt đầu dọn hàng. Lúc sờ vào hộp đựng tiền lại phát hiện không thấy đâu, lòng tôi cả kinh, đột nhiên nhớ ra hôm trước Đặng Thiệu giúp tôi đếm xong, tôi tự tay giấu dưới gầm giường còn đâu.
Tôi cuống quýt lấy di động từ trong túi quần, run rẩy bấm số anh.
Điện thoại kết nối, Đặng Thiệu hỏi luôn: “ Tiểu Lục, có việc gì thế?”
Tôi đột nhiên thẫn thờ hồi lâu, tự hỏi phải xưng hô với Đặng Thiệu thế nào nhỉ? Chưa bao giờ tôi gọi tên anh, cũng chưa xưng gọi anh là “đại ca”, chỉ thi thoảng vui đùa thì kêu là chú mà thôi. Giờ nói qua điện thoại thế này lại chẳng biết phải xưng hô thế nào.
(Bình thường bản convert để hai bạn xưng hô là “ta – ngươi” thế nên mới có câu “chưa từng gọi là đại ca (anh)” nhưng để gần với ngôn ngữ của truyện hiện đại nên mình vẫn để “anh – em” nhé.)
Thật lâu sau không thấy tôi nói chuyện, Đặng Thiệu dò hỏi: “ Tiểu Lục, có phải xảy ra chuyện gì rồi không? Sao em không nói gì?”
Tôi tạm vứt vấn đề này qua đầu, gọn gàng dứt khoát nói: “ Hôm qua em để tiền dưới gầm giường, hôm nay chuyển nhà quên không mang theo. Anh giúp em quay về đấy lấy được không? Tất cả tiền bạc tích cóp em đều để trong đó.”
“Anh còn tưởng chuyện gì chứ.” Ngữ khí Đặng Thiệu dịu đi rất nhiều, nói: “Sáng nay lúc chuyển nhà em có mang theo hộp tiền rồi. Quên mất không nói với em. Bao giờ em về anh đưa tiền cho.”
Bây giờ tôi mới biết lo lắng của mình đúng là dư thừa mà. Nếu tôi bị coi là kẻ gây rắc rối thì chắc Đặng Thiệu phải là chuyên gia giải quyết hậu quả ấy nhỉ. Cái này các cụ gọi là “xứng đôi vừa lứa” nè.
Bị dọa như vậy, tôi còn chẳng nhận ra bản thân bị dọa cho một thân mồ hôi lạnh, ướt đẫm quần áo, gió lạnh thổi qua lạnh buốt người.
“Sao lại không nói gì nữa rồi?”
“Em vừa rồi bị hù chết luôn, nhưng mà hôm nay ra ngoài không có đồng nào trong người,làm sao bây giờ?”
“Không sao, đợi anh dọn nốt một lát rồi mang tiền qua cho em.”
“Được, em chờ anh” Ngắt điện thoại, tôi yên vị ngồi ghế chờ. Hai mắt vô thần nhìn người ta đi qua đi lại, có lẽ vì là quán mới nên khách hàng không chọn mua bánh ở hàng tôi, hầu hết đều mua ở những hàng xung quanh đó, chắc là bán ở đây lâu rồi.
Thực ra cho dù họ có đến mua tôi cũng chẳng có tiền lẻ mà trả cho họ. Trừ khi họ có đúng số tiền lẻ cho một cái bánh.
“Sơ Lục?”
Tôi nghe thấy tiếng gọi liền quay đầu lại, mẹ Đặng Thiệu chậm rãi đi tới, trên tay bà cầm theo hai cái túi plastic siêu lớn.
Tôi vội vàng đứng lên, hỏi: “Bác gái, sao bác lại ở đây?”
Mẹ Đặng Thiệu mỉm cười nói: “ Hai đứa chắc cũng không nấu cơm, bác làm một ít rồi mang qua ấy mà. Cơm chiều con chưa đúng không?”
Tôi vâng một tiếng, tiếp nhận hai gói to từ tay mẹ anh, nói: “ Đúng là con chưa ăn.”
“Vậy vừa hay, nhân lúc còn nóng mau ăn đi.”
Tôi đem gói to đặt lên thành xe, cười nói: “ Con chưa ăn vội, chờ Đặng Thiệu về rồi con mới ăn.”
Mẹ Đặng Thiệu có chút không ngờ tới, cười nói: “ Con và Đặng Thiệu cảm tỉnh tốt như vậy bác cũng không ý kiến gì nữa. Những ngày tháng sau này còn dài, hi vọng hai đứa có thể kiên trì tới cùng.”
Tôi thận trọng gật đầu: “ Con sẽ ạ.”
Ánh mắt bà dừng lại trên xe hàng, đánh giá tổng thể một phen rồi hỏi: “ Hôm nay không bán được hả con?”
Tôi kéo thêm cái ghế mới mẹ Đặng Thiệu ngồi rồi nói: “ Hôm nay con ra trễ, không kịp ra phố Bắc, định dọn hàng quanh đây bán. Nhưng chắc là mới mở còn lạ mặt nên người ta không mua. Nhưng mà hôm nay cũng đành chịu thôi, con để quên tiền ở nhà, cho dù có khách cũng không có tiền trả người ta.”
Mẹ Đặng Thiệu ôn hòa nói: “ Con đúng là, không mang tiền sao không gọi điện bảo Đặng Thiệu mang tới?”
Tôi vội nói: “ Con có gọi rồi, lát anh ấy sẽ tới ạ.”
Mẹ Đặng Thiệu không nói lời nào chỉ mỉm cười nhìn tôi. Bị nhìn mãi cũng thấy xấu hổ, tôi nói: “ Bác gái, bác ăn thử bánh rán con làm nhé? Bác ăn rồi đánh giá coi tay nghề con thế nào nha bác”
Mẹ Đặng Thiệu tỏ ra thích thú, gật đầu nói: “ Được đó, vậy làm cho bác thử một cái. Chẳng biết bao lâu rồi không ăn bánh rán, ngay cả vị thế nào cũng không nhớ rõ nữa rồi.”
“Vậy bác chờ một lát nhé” Tôi quay người lại đem hộp đựng nguyên liệu mở ra, bật bếp chờ dầu đủ nóng, lúc này mới nặn bánh, bột nhào liền tay cho nhuyễn mềm, xong xuôi để bột nghỉ một chút. Lấy ra nhân chuẩn bị trộn, với tay cầm lấy ba quả trứng cút, vừa mới bóc một quả đã nghe mẹ anh nói: “ Sơ Lục, con đừng lấy nhiều trứng cút quá. Trứng cút giờ quý lắm, giữ lại mà bán cho người ta đi con.”
Tôi do dự một hồi, cuối cùng vẫn bóc thêm quả nữa. Trộn đều nguyên liệu lên rồi nặn bánh, mùi thơm lan ra tứ phía. Mẹ Đặng Thiệu luôn miệng khen: “ Đúng là thơm quá, bác ngồi đây vẫn ngửi thấy này.”
Tôi quay đầu lại cười với mẹ Đặng Thiệu: “ Thực ra con mới học làm bánh không bao lâu. Chờ con làm thuần thục rồi sẽ làm lại cho bác ăn.”
“Được lắm, bác sẽ chờ.”
(Ở đây tác giả tự nhiên lại dùng ngôi ba nên để dễ hiểu tớ để chữ nghiêng nhé, như lời dẫn truyện ấy)
Lúc Đặng Thiệu tới, từ xa đã thấy Sơ Lục cùng mẹ nói chuyện rất vui vẻ, tự nhiên trong lòng cũng thấy ấm áp hẳn. Hình ảnh trước mắt Đặng Thiệu đã mong chờ từ rất lâu, còn tưởng phải trải qua một thời gian nữa mới có cơ hội, không ngờ sớm như vậy đã đạt thành ước nguyện.
Đặng Thiệu mang theo hoa quả vừa mua từ siêu thị, đi tới trước mặt bác cháu tôi, nói: “Hai người nói chuyện gì vui quá vậy? Từ xa đã nghe tiếng hai người cười nói làm con ghen tị chết đi được.”
“Còn nói gì được chứ, mẹ đang cùng nó đàm đạo về bánh rán ở cửa hàng đây.” Mẹ Đặng Thiệu nói.
Đặng Thiệu mặt mày hớn hở, đưa cho mẹ mấy quả quýt mới mua, nói: “ Tay nghề của Tiểu Lục không tồi chút nào đâu, bảo đảm mẹ ăn một lần sẽ nhớ mãi.”
Tôi đem nguyên liệu còn thừa đặt lại vào khay, mẹ Đặng Thiệu đứng lên, nói: “Nếu Đặng Thiệu đã tới vậy mẹ tới nhà hai đứa lau dọn một chút.Chỗ ấy lâu không có ai ở chắc chắn bụi không ít, hai đứa làm đàn ông kiểu gì chả lười chảy thây ra, mẹ đành tự thân xuất mã vậy.”Nói xong, mẹ anh cầm theo cái bánh rán, nói: “ Cái này mẹ cầm theo ăn, hai đứa cũng sớm mở hàng đi, đừng lề mề nữa.”
“Mẹ, mẹ cứ về trước đi. Chỗ con dọn dẹp một chút là được. Ban đêm tối lắm, mẹ về sớm đi.” Đặng Thiệu dặn dò.
“Biết rồi, hai đứa làm đi.” Nói xong, mẹ Đặng Thiệu quay người đi mất.
Tôi nghiêng đầu nhìn theo, mãi đến khi bóng dáng mẹ anh đi khuất mới giật giật tay áo anh, nói: “ Sao anh chậm thế, anh có biết em khẩn trương thế nào không?”
Đặng Thiệu cười nói: “ Làm sao mà phải khẩn trương? Mẹ anh cũng có phải hổ ăn thịt người đâu? Vả lại lúc anh tới thấy hai người nói chuyện vui quên trời đất còn gì nữa.”
Tôi nản lòng thở dài, túm lấy tạp dề, nói: “ Em là lo mẹ anh ấn tượng không tốt về em, phản đối chúng ta ở cùng nhau nên mới khẩn trương chứ bộ.”
“Sẽ không đâu” Đặng Thiệu vỗ vai an ủi tôi: “ Anh đối với em là quan hệ nghiêm túc, mẹ anh sẽ không ngăn cản đâu. Còn vấn đề này nữa, lần sau tiền bạc ấy tốt nhất đừng có giấu mấy chỗ khó tìm, nhỡ lại như lần này rồi mất thật thì sao?” Đặng Thiệu lấy ra một ít tiền lẻ, chắc khoảng vài trăm đồng đưa tôi, nói: “ Trước đưa cho em ngần này, chỗ còn lại anh giữ giúp em.”
Tôi nhận tiền, hỏi: “ Vậy tiền trả cho anh trai anh tính sao bây giờ?”
Đặng Thiệu cau có mặt mày, âm trầm nói: “ Anh sẽ nghĩ biện pháp, em cũng đừng quan tâm, lo bán hàng cho tốt là được rồi.”
Tôi mở sổ ghi chép tiền bạc, nếu không có vấn đề gì thì số tiền hiện tại cũng đủ dùng trong ba năm: “ Chỗ tiền này em giữ lại đủ dùng thôi, còn mấy ngàn đồng anh xem có đủ không, mang trả cho anh trai đi.”
Đặng Thiệu giật mình, cự tuyệt: “ Anh không dùng tiền của em đâu, em kiếm ra cũng đâu dễ dàng gì. Vả lại đây là tiền nhà em tích cóp. Anh tự nghĩ biện pháp được rồi.”
Tôi mỉm cười nói: “ Em và anh sớm đã ở bên nhau, tiền của em cũng là của anh, anh trước cứ cầm đi, sau này trả em cũng được mà.”
Đặng Thiệu do dự, chậm chạp không chịu nhận lấy.
Tôi còn tính tiếp tục khuyên Đặng Thiệu cầm lấy tiền thì vài người tiến tới vây quanh quầy hàng, tôi quay đầu lại nhìn. Không ngờ mấy người này lại mặc đồng phục giống Đặng Thiệu.
“Chỗ này không được bán hàng, sao cậu lại để hàng ở đây?” Một vị quản lí đô thị mở miệng chất vấn.
Tôi cẩn thận đáp: “ Dạ vâng tôi mới tới nên không biết, hôm nay là lần đầu tôi mở quán. Mấy anh thông cảm.”
“Thôi đi” Vị quản lí đi đầu tức giận, nói: “ Ông nào mở hàng chả bảo mình là lần đầu tiên, nói chung là cậu giao nộp tiền phạt ra đây rồi làm gì thì làm.” Nói xong liền rút sổ ra ghi chép gì đó.
“Ơ, đây không phải Đặng đội trưởng sao?” Một vị quản lí đi cùng nhận ra Đặng Thiệu, cười ha hả: “ Hôm nay Đặng đội trưởng làm ở khu này ạ? Không đúng… Anh có mặc đồng phục đâu, anh cải trang đi tuần đấy à?”
Đặng Thiệu cười khổ, đem tiền nhét lại vào túi quần, cười nói: “ Hôm nay tôi được nghỉ nên đi dạo một chút, tính tìm mua vài thứ lặt vặt ấy mà.”
“Anh tới đây mua bánh rán à?” Vị quản lí nhận ra Đặng Thiệu lại hỏi.
Không đợi anh trả lời tôi đã chen vào nói: “ Không phải, không phải, hôm qua anh ấy mua bánh rán quên không mang tiền, hôm nay tới trả lại tôi ấy mà.”
Nghe tôi nói thế,Đặng Thiệu có chút không ngờ, tôi trộm nháy mắt ra hiệu anh đừng nói gì, quay đầu lại nói với quản lí: “ Anh quản lí à, anh xem tôi mới tới Bắc Kinh vài ngày, hôm nay đúng là ngày đầu tiên mở hàng, các anh tha cho tôi lần này thôi, được không?” Tôi cầu xin.
Vị quản lí đi đầu đưa giấy phạt cho tôi, nói: “ Ngày ma dựa theo địa chỉ này tới nộp phạt, bằng không đừng nghĩ lấy lại được xe hàng.” Nói xong, mấy vị quản lí phía sau chuẩn bị đẩy xe của tôi đi.
Tôi làm sao có thể khinh địch cho bọn họ bê đi dễ dàng? Tôi hít một hơi dài, ngồi bệt xuống đất, bắt đầu gào khóc: “Anh zai à, tôi không dám nữa đâu, các anh đừng mang xe của tôi đi mà. Tôi thật sự là lần đầu mở quán, các anh tha cho lần này đi. Van các anh đó.” Tôi diễn đến nghiện, giọng nghẹn ngào, mắt ầng ậc nước.
“Lại nữa, lần thứ mấy trong ngày rồi không biết?” Vị quản lí đi đầu dở khóc dở cười, thu lại phiếu phạt, cười nói: “Xem có khó coi không này. Mau đứng dậy đi, lần sau đừng dùng cách này nữa.’
Tôi vội đứng lên, nhếch miệng cười nói: “ Nhất định, nhất định, tôi cam đoan ngày mai không tới nữa.”
“Lại còn có ngày mai? Bây giờ dọn hàng luôn cho tôi, đừng để tôi đổi ý” Quản lí cười khổ, nói.
“Vâng, vâng, vâng tập lập tức đi ngay.” Tôi cười, tay chân lanh lẹ thu thập hàng hóa trên xe. Mấy vị quản lí thấy tôi thành thật nhưu vậy cũng không bắt bẻ nữa, quay ra nói với Đặng Thiệu: “Đặng đội trưởng, chúng tôi vội đi trước, bao giờ có thời gian mời anh đi nhậu một bữa nhé.”
Đặng Thiệu mỉm cười: “Ok”
Người đi khuất, Đặng Thiệu cốc mạnh lên ót tôi, nói: “ Nhóc con vừa ngốc vừa lớn mật, dám giả vờ không biết anh?”
Tôi xoa cái ót, cười ngây ngô nói: “ Anh thấy em ngốc chỗ nào hả? Nhỡ bọn họ biết chúng ta quen nhau, nói anh làm việc công tư không phân minh thì sao? Thế nên em mới làm bộ không quen anh. Huống gì họ cũng có phạt em đâu, em ấy mà, để đối phó với quản lí đô thị các anh còn cả tỉ chiêu nữa.”
Đặng Thiệu dở khóc dở cười nói: “ Chiêu này của em ngày nào bọn anh chả gặp. So với em còn thê thảm hơn ấy, nào là có mẹ già con nhỏ, con ốm vợ bệnh, cả nhà chỉ trông cậy vào sạp hàng này. Thực ra lòng người ai cũng làm bằng máu thịt, nếu thật sự khó khăn bọn anh vẫn nguyện ý một mắt nhắm một mắt mở cho qua mà…” Đặng Thiệu thở dài, giúp tôi thu thập hàng.
Tôi nói: “ Em không muốn làm anh khó xử nên mới làm bộ không biết anh.”
Đặng Thiệu ngồi xổm xuống, đem miếng gỗ chèn dưới bánh xe rút ra, nói: “ Đồ ngốc, người ta sớm đã nhận ra chúng ta có quen biết, bằng không ai lại dễ dáng tha cho em thế?”
“Hả? Không thể nào? Em nghĩ mình diễn đạt lắm rồi chứ, không ngờ vẫn bị nhìn ra.” Tôi có chút uể oải.
“Cứ cho là vậy đi” Đặng Thiệu phủi tro bụi trên tay, đứng lên nói: “ Hôm nay đã không bán được hàng vậy chúng mình tranh thủ về nhà ăn cơm trước đi. Sau đó đi mua vài thứ.”
“Mua vài thứ? Còn gì cần mua nữa?”
Đặng Thiệu ha hả cười xấu xa, nói: “ Đồ chơi cho người lớn”
Theo lời Đặng Thiệu vẫn nói, chúng tôi quen biết nhau hoàn toàn là vì ngoài ý muốn, mà tương lai về sau có thể bên nhau hay không lại phải dựa vào nỗ lực từ cả hai người. Đây là nhiệm vụ gian khổ nhất, không chỉ để thử thách nghị lực mà còn thử thách cách chúng tôi chống lại ánh mắt người đời.
Mãi đến chạng vạng, tôi cùng Đặng Thiệu rời nhà, tôi đẩy xe hàng đi mở quán. Còn anh đi sang siêu thị phụ cận mua ít đồ gia dụng cần thiết.
Đi được hồi lâu, hai chân tôi đều nhũn cả, đẩy xe chẳng còn chút khó lực, đi được hai ba bước lại phải đứng lại thở. Hai bên đường người đi lại càng ngày càng đông, tôi nhìn đồng hồ, 5 giờ chiều rồi. Dựa theo tốc độ này mà đi ít ra phải nửa tiếng nữa mới tới nổi phố Bắc. Nghĩ thế nào, tôi quyết định tìm một phố gần đó làm nơi bán háng luôn.
Xe đẩy một hồi thì tiến vào con phố sầm uất, tuy không thể so với phố lớn bậc nhất như phố Bắc, phố Tây nhưng tính ra người qua lại vẫn không không ít.
Chốt xe lại, dùng tấm ván gỗ chèn vào bánh xe, lấy tạp dề từ trong thùng xe bắt đầu dọn hàng. Lúc sờ vào hộp đựng tiền lại phát hiện không thấy đâu, lòng tôi cả kinh, đột nhiên nhớ ra hôm trước Đặng Thiệu giúp tôi đếm xong, tôi tự tay giấu dưới gầm giường còn đâu.
Tôi cuống quýt lấy di động từ trong túi quần, run rẩy bấm số anh.
Điện thoại kết nối, Đặng Thiệu hỏi luôn: “ Tiểu Lục, có việc gì thế?”
Tôi đột nhiên thẫn thờ hồi lâu, tự hỏi phải xưng hô với Đặng Thiệu thế nào nhỉ? Chưa bao giờ tôi gọi tên anh, cũng chưa xưng gọi anh là “đại ca”, chỉ thi thoảng vui đùa thì kêu là chú mà thôi. Giờ nói qua điện thoại thế này lại chẳng biết phải xưng hô thế nào.
(Bình thường bản convert để hai bạn xưng hô là “ta – ngươi” thế nên mới có câu “chưa từng gọi là đại ca (anh)” nhưng để gần với ngôn ngữ của truyện hiện đại nên mình vẫn để “anh – em” nhé.)
Thật lâu sau không thấy tôi nói chuyện, Đặng Thiệu dò hỏi: “ Tiểu Lục, có phải xảy ra chuyện gì rồi không? Sao em không nói gì?”
Tôi tạm vứt vấn đề này qua đầu, gọn gàng dứt khoát nói: “ Hôm qua em để tiền dưới gầm giường, hôm nay chuyển nhà quên không mang theo. Anh giúp em quay về đấy lấy được không? Tất cả tiền bạc tích cóp em đều để trong đó.”
“Anh còn tưởng chuyện gì chứ.” Ngữ khí Đặng Thiệu dịu đi rất nhiều, nói: “Sáng nay lúc chuyển nhà em có mang theo hộp tiền rồi. Quên mất không nói với em. Bao giờ em về anh đưa tiền cho.”
Bây giờ tôi mới biết lo lắng của mình đúng là dư thừa mà. Nếu tôi bị coi là kẻ gây rắc rối thì chắc Đặng Thiệu phải là chuyên gia giải quyết hậu quả ấy nhỉ. Cái này các cụ gọi là “xứng đôi vừa lứa” nè.
Bị dọa như vậy, tôi còn chẳng nhận ra bản thân bị dọa cho một thân mồ hôi lạnh, ướt đẫm quần áo, gió lạnh thổi qua lạnh buốt người.
“Sao lại không nói gì nữa rồi?”
“Em vừa rồi bị hù chết luôn, nhưng mà hôm nay ra ngoài không có đồng nào trong người,làm sao bây giờ?”
“Không sao, đợi anh dọn nốt một lát rồi mang tiền qua cho em.”
“Được, em chờ anh” Ngắt điện thoại, tôi yên vị ngồi ghế chờ. Hai mắt vô thần nhìn người ta đi qua đi lại, có lẽ vì là quán mới nên khách hàng không chọn mua bánh ở hàng tôi, hầu hết đều mua ở những hàng xung quanh đó, chắc là bán ở đây lâu rồi.
Thực ra cho dù họ có đến mua tôi cũng chẳng có tiền lẻ mà trả cho họ. Trừ khi họ có đúng số tiền lẻ cho một cái bánh.
“Sơ Lục?”
Tôi nghe thấy tiếng gọi liền quay đầu lại, mẹ Đặng Thiệu chậm rãi đi tới, trên tay bà cầm theo hai cái túi plastic siêu lớn.
Tôi vội vàng đứng lên, hỏi: “Bác gái, sao bác lại ở đây?”
Mẹ Đặng Thiệu mỉm cười nói: “ Hai đứa chắc cũng không nấu cơm, bác làm một ít rồi mang qua ấy mà. Cơm chiều con chưa đúng không?”
Tôi vâng một tiếng, tiếp nhận hai gói to từ tay mẹ anh, nói: “ Đúng là con chưa ăn.”
“Vậy vừa hay, nhân lúc còn nóng mau ăn đi.”
Tôi đem gói to đặt lên thành xe, cười nói: “ Con chưa ăn vội, chờ Đặng Thiệu về rồi con mới ăn.”
Mẹ Đặng Thiệu có chút không ngờ tới, cười nói: “ Con và Đặng Thiệu cảm tỉnh tốt như vậy bác cũng không ý kiến gì nữa. Những ngày tháng sau này còn dài, hi vọng hai đứa có thể kiên trì tới cùng.”
Tôi thận trọng gật đầu: “ Con sẽ ạ.”
Ánh mắt bà dừng lại trên xe hàng, đánh giá tổng thể một phen rồi hỏi: “ Hôm nay không bán được hả con?”
Tôi kéo thêm cái ghế mới mẹ Đặng Thiệu ngồi rồi nói: “ Hôm nay con ra trễ, không kịp ra phố Bắc, định dọn hàng quanh đây bán. Nhưng chắc là mới mở còn lạ mặt nên người ta không mua. Nhưng mà hôm nay cũng đành chịu thôi, con để quên tiền ở nhà, cho dù có khách cũng không có tiền trả người ta.”
Mẹ Đặng Thiệu ôn hòa nói: “ Con đúng là, không mang tiền sao không gọi điện bảo Đặng Thiệu mang tới?”
Tôi vội nói: “ Con có gọi rồi, lát anh ấy sẽ tới ạ.”
Mẹ Đặng Thiệu không nói lời nào chỉ mỉm cười nhìn tôi. Bị nhìn mãi cũng thấy xấu hổ, tôi nói: “ Bác gái, bác ăn thử bánh rán con làm nhé? Bác ăn rồi đánh giá coi tay nghề con thế nào nha bác”
Mẹ Đặng Thiệu tỏ ra thích thú, gật đầu nói: “ Được đó, vậy làm cho bác thử một cái. Chẳng biết bao lâu rồi không ăn bánh rán, ngay cả vị thế nào cũng không nhớ rõ nữa rồi.”
“Vậy bác chờ một lát nhé” Tôi quay người lại đem hộp đựng nguyên liệu mở ra, bật bếp chờ dầu đủ nóng, lúc này mới nặn bánh, bột nhào liền tay cho nhuyễn mềm, xong xuôi để bột nghỉ một chút. Lấy ra nhân chuẩn bị trộn, với tay cầm lấy ba quả trứng cút, vừa mới bóc một quả đã nghe mẹ anh nói: “ Sơ Lục, con đừng lấy nhiều trứng cút quá. Trứng cút giờ quý lắm, giữ lại mà bán cho người ta đi con.”
Tôi do dự một hồi, cuối cùng vẫn bóc thêm quả nữa. Trộn đều nguyên liệu lên rồi nặn bánh, mùi thơm lan ra tứ phía. Mẹ Đặng Thiệu luôn miệng khen: “ Đúng là thơm quá, bác ngồi đây vẫn ngửi thấy này.”
Tôi quay đầu lại cười với mẹ Đặng Thiệu: “ Thực ra con mới học làm bánh không bao lâu. Chờ con làm thuần thục rồi sẽ làm lại cho bác ăn.”
“Được lắm, bác sẽ chờ.”
(Ở đây tác giả tự nhiên lại dùng ngôi ba nên để dễ hiểu tớ để chữ nghiêng nhé, như lời dẫn truyện ấy)
Lúc Đặng Thiệu tới, từ xa đã thấy Sơ Lục cùng mẹ nói chuyện rất vui vẻ, tự nhiên trong lòng cũng thấy ấm áp hẳn. Hình ảnh trước mắt Đặng Thiệu đã mong chờ từ rất lâu, còn tưởng phải trải qua một thời gian nữa mới có cơ hội, không ngờ sớm như vậy đã đạt thành ước nguyện.
Đặng Thiệu mang theo hoa quả vừa mua từ siêu thị, đi tới trước mặt bác cháu tôi, nói: “Hai người nói chuyện gì vui quá vậy? Từ xa đã nghe tiếng hai người cười nói làm con ghen tị chết đi được.”
“Còn nói gì được chứ, mẹ đang cùng nó đàm đạo về bánh rán ở cửa hàng đây.” Mẹ Đặng Thiệu nói.
Đặng Thiệu mặt mày hớn hở, đưa cho mẹ mấy quả quýt mới mua, nói: “ Tay nghề của Tiểu Lục không tồi chút nào đâu, bảo đảm mẹ ăn một lần sẽ nhớ mãi.”
Tôi đem nguyên liệu còn thừa đặt lại vào khay, mẹ Đặng Thiệu đứng lên, nói: “Nếu Đặng Thiệu đã tới vậy mẹ tới nhà hai đứa lau dọn một chút.Chỗ ấy lâu không có ai ở chắc chắn bụi không ít, hai đứa làm đàn ông kiểu gì chả lười chảy thây ra, mẹ đành tự thân xuất mã vậy.”Nói xong, mẹ anh cầm theo cái bánh rán, nói: “ Cái này mẹ cầm theo ăn, hai đứa cũng sớm mở hàng đi, đừng lề mề nữa.”
“Mẹ, mẹ cứ về trước đi. Chỗ con dọn dẹp một chút là được. Ban đêm tối lắm, mẹ về sớm đi.” Đặng Thiệu dặn dò.
“Biết rồi, hai đứa làm đi.” Nói xong, mẹ Đặng Thiệu quay người đi mất.
Tôi nghiêng đầu nhìn theo, mãi đến khi bóng dáng mẹ anh đi khuất mới giật giật tay áo anh, nói: “ Sao anh chậm thế, anh có biết em khẩn trương thế nào không?”
Đặng Thiệu cười nói: “ Làm sao mà phải khẩn trương? Mẹ anh cũng có phải hổ ăn thịt người đâu? Vả lại lúc anh tới thấy hai người nói chuyện vui quên trời đất còn gì nữa.”
Tôi nản lòng thở dài, túm lấy tạp dề, nói: “ Em là lo mẹ anh ấn tượng không tốt về em, phản đối chúng ta ở cùng nhau nên mới khẩn trương chứ bộ.”
“Sẽ không đâu” Đặng Thiệu vỗ vai an ủi tôi: “ Anh đối với em là quan hệ nghiêm túc, mẹ anh sẽ không ngăn cản đâu. Còn vấn đề này nữa, lần sau tiền bạc ấy tốt nhất đừng có giấu mấy chỗ khó tìm, nhỡ lại như lần này rồi mất thật thì sao?” Đặng Thiệu lấy ra một ít tiền lẻ, chắc khoảng vài trăm đồng đưa tôi, nói: “ Trước đưa cho em ngần này, chỗ còn lại anh giữ giúp em.”
Tôi nhận tiền, hỏi: “ Vậy tiền trả cho anh trai anh tính sao bây giờ?”
Đặng Thiệu cau có mặt mày, âm trầm nói: “ Anh sẽ nghĩ biện pháp, em cũng đừng quan tâm, lo bán hàng cho tốt là được rồi.”
Tôi mở sổ ghi chép tiền bạc, nếu không có vấn đề gì thì số tiền hiện tại cũng đủ dùng trong ba năm: “ Chỗ tiền này em giữ lại đủ dùng thôi, còn mấy ngàn đồng anh xem có đủ không, mang trả cho anh trai đi.”
Đặng Thiệu giật mình, cự tuyệt: “ Anh không dùng tiền của em đâu, em kiếm ra cũng đâu dễ dàng gì. Vả lại đây là tiền nhà em tích cóp. Anh tự nghĩ biện pháp được rồi.”
Tôi mỉm cười nói: “ Em và anh sớm đã ở bên nhau, tiền của em cũng là của anh, anh trước cứ cầm đi, sau này trả em cũng được mà.”
Đặng Thiệu do dự, chậm chạp không chịu nhận lấy.
Tôi còn tính tiếp tục khuyên Đặng Thiệu cầm lấy tiền thì vài người tiến tới vây quanh quầy hàng, tôi quay đầu lại nhìn. Không ngờ mấy người này lại mặc đồng phục giống Đặng Thiệu.
“Chỗ này không được bán hàng, sao cậu lại để hàng ở đây?” Một vị quản lí đô thị mở miệng chất vấn.
Tôi cẩn thận đáp: “ Dạ vâng tôi mới tới nên không biết, hôm nay là lần đầu tôi mở quán. Mấy anh thông cảm.”
“Thôi đi” Vị quản lí đi đầu tức giận, nói: “ Ông nào mở hàng chả bảo mình là lần đầu tiên, nói chung là cậu giao nộp tiền phạt ra đây rồi làm gì thì làm.” Nói xong liền rút sổ ra ghi chép gì đó.
“Ơ, đây không phải Đặng đội trưởng sao?” Một vị quản lí đi cùng nhận ra Đặng Thiệu, cười ha hả: “ Hôm nay Đặng đội trưởng làm ở khu này ạ? Không đúng… Anh có mặc đồng phục đâu, anh cải trang đi tuần đấy à?”
Đặng Thiệu cười khổ, đem tiền nhét lại vào túi quần, cười nói: “ Hôm nay tôi được nghỉ nên đi dạo một chút, tính tìm mua vài thứ lặt vặt ấy mà.”
“Anh tới đây mua bánh rán à?” Vị quản lí nhận ra Đặng Thiệu lại hỏi.
Không đợi anh trả lời tôi đã chen vào nói: “ Không phải, không phải, hôm qua anh ấy mua bánh rán quên không mang tiền, hôm nay tới trả lại tôi ấy mà.”
Nghe tôi nói thế,Đặng Thiệu có chút không ngờ, tôi trộm nháy mắt ra hiệu anh đừng nói gì, quay đầu lại nói với quản lí: “ Anh quản lí à, anh xem tôi mới tới Bắc Kinh vài ngày, hôm nay đúng là ngày đầu tiên mở hàng, các anh tha cho tôi lần này thôi, được không?” Tôi cầu xin.
Vị quản lí đi đầu đưa giấy phạt cho tôi, nói: “ Ngày ma dựa theo địa chỉ này tới nộp phạt, bằng không đừng nghĩ lấy lại được xe hàng.” Nói xong, mấy vị quản lí phía sau chuẩn bị đẩy xe của tôi đi.
Tôi làm sao có thể khinh địch cho bọn họ bê đi dễ dàng? Tôi hít một hơi dài, ngồi bệt xuống đất, bắt đầu gào khóc: “Anh zai à, tôi không dám nữa đâu, các anh đừng mang xe của tôi đi mà. Tôi thật sự là lần đầu mở quán, các anh tha cho lần này đi. Van các anh đó.” Tôi diễn đến nghiện, giọng nghẹn ngào, mắt ầng ậc nước.
“Lại nữa, lần thứ mấy trong ngày rồi không biết?” Vị quản lí đi đầu dở khóc dở cười, thu lại phiếu phạt, cười nói: “Xem có khó coi không này. Mau đứng dậy đi, lần sau đừng dùng cách này nữa.’
Tôi vội đứng lên, nhếch miệng cười nói: “ Nhất định, nhất định, tôi cam đoan ngày mai không tới nữa.”
“Lại còn có ngày mai? Bây giờ dọn hàng luôn cho tôi, đừng để tôi đổi ý” Quản lí cười khổ, nói.
“Vâng, vâng, vâng tập lập tức đi ngay.” Tôi cười, tay chân lanh lẹ thu thập hàng hóa trên xe. Mấy vị quản lí thấy tôi thành thật nhưu vậy cũng không bắt bẻ nữa, quay ra nói với Đặng Thiệu: “Đặng đội trưởng, chúng tôi vội đi trước, bao giờ có thời gian mời anh đi nhậu một bữa nhé.”
Đặng Thiệu mỉm cười: “Ok”
Người đi khuất, Đặng Thiệu cốc mạnh lên ót tôi, nói: “ Nhóc con vừa ngốc vừa lớn mật, dám giả vờ không biết anh?”
Tôi xoa cái ót, cười ngây ngô nói: “ Anh thấy em ngốc chỗ nào hả? Nhỡ bọn họ biết chúng ta quen nhau, nói anh làm việc công tư không phân minh thì sao? Thế nên em mới làm bộ không quen anh. Huống gì họ cũng có phạt em đâu, em ấy mà, để đối phó với quản lí đô thị các anh còn cả tỉ chiêu nữa.”
Đặng Thiệu dở khóc dở cười nói: “ Chiêu này của em ngày nào bọn anh chả gặp. So với em còn thê thảm hơn ấy, nào là có mẹ già con nhỏ, con ốm vợ bệnh, cả nhà chỉ trông cậy vào sạp hàng này. Thực ra lòng người ai cũng làm bằng máu thịt, nếu thật sự khó khăn bọn anh vẫn nguyện ý một mắt nhắm một mắt mở cho qua mà…” Đặng Thiệu thở dài, giúp tôi thu thập hàng.
Tôi nói: “ Em không muốn làm anh khó xử nên mới làm bộ không biết anh.”
Đặng Thiệu ngồi xổm xuống, đem miếng gỗ chèn dưới bánh xe rút ra, nói: “ Đồ ngốc, người ta sớm đã nhận ra chúng ta có quen biết, bằng không ai lại dễ dáng tha cho em thế?”
“Hả? Không thể nào? Em nghĩ mình diễn đạt lắm rồi chứ, không ngờ vẫn bị nhìn ra.” Tôi có chút uể oải.
“Cứ cho là vậy đi” Đặng Thiệu phủi tro bụi trên tay, đứng lên nói: “ Hôm nay đã không bán được hàng vậy chúng mình tranh thủ về nhà ăn cơm trước đi. Sau đó đi mua vài thứ.”
“Mua vài thứ? Còn gì cần mua nữa?”
Đặng Thiệu ha hả cười xấu xa, nói: “ Đồ chơi cho người lớn”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook