Kết Hôn - Ly Hôn
-
Chương 9
Nói ra cũng kì lạ, sau mấy ngày xô xát với hai mẹ con
Y Đồng, Văn Bác đột nhiên nhận được thông báo thăng chức. Hóa ra, vì hàng ngày
anh bán mạng làm việc, có tinh thần trách nhiệm, thể hiện rất xuất sắc nên công
ty đã đặc cách cất nhắc anh lên làm giám đốc bộ phận maketing.
Chẳng mấy chốc, anh đã nhận được thông báo bổ nhiệm chức vụ. Đương nhiên thăng chức làm giám đốc khiến cho Văn Bác vô cùng vui mừng. Thăng chức đồng nghĩa với việc được tăng lương, tăng lương đồng nghĩa với việc có tiền, có tiền đồng nghĩa với việc sẽ được tôn trọng, được tôn trọng đồng nghĩa với việc kẻ khác sẽ không dám khinh thường anh nữa. Như thế, anh đã có được sự tôn nghiêm cho mình.
Văn Bác thầm nhủ, mình có tiền rồi, sau này để xem còn kẻ nào dám bắt nạt mình nữa? Người không phụ ta, ta chẳng phụ người, người mà phụ ta, ta ắt phải phụ người. Nếu như không sợ chết thì cứ đến mà bắt nạt tôi đi, các người hãy mở mắt to ra mà xem!
Sau khi được thăng chức lên làm giám đốc bộ phận, tiền lương của Văn Bác tăng lên gấp hơn ba lần, cộng thêm tiền phụ cấp và tiền thưởng, tính tổng lại cũng gần bằng lương của Y Đồng. Lần này anh cảm thấy mình có thể ngẩng cao đầu xuất hiện trước mặt người khác. Trước đây, có ai hỏi lương của anh bao nhiêu, Văn Bác thường ngại ngùng chẳng muốn nói ra. Nếu có ai hỏi đến lương của vợ anh thì anh càng khó mở miệng, lúc nào cũng cảm thấy mất thể diện. Đương nhiên, đây đều là yếu tố cá nhân. Điều quan trọng là tiền lương thấp, Y Đồng coi thường anh, lớn tiếng sai bảo anh như ôsin. Nhưng giờ thì anh có thể ngẩng cao đầu mà đi rồi.
Văn Bác còn có dã tâm lớn hơn. Anh muốn được lên làm phó tổng, làm tổng giám đốc. Nhưng miếng mồi lớn không phải há miệng là nuốt được ngay, phải từ từ mà ăn thôi.
Kể từ ngày đánh nhau với hai mẹ con Y Đồng, Y Đồng không còn hỏi anh chuyện anh đang ở đâu nữa. Cô cũng không về nhà. Đây đúng là mong ước của Văn Bác, không phải gặp cô, anh mừng hơn bắt được vàng.
Chiến tranh lạnh một tháng, Văn Bác được nhẹ nhõm một tháng, cũng thong dong một tháng. Nhưng cuối cùng, dưới sự ép buộc của bố mẹ, anh lại đành đón Y Đồng về nhà. Đương nhiên anh biết chuyện này là do vợ mình giở trò, nếu không chắc chắn bố mẹ anh sẽ không biết, bởi vì anh chẳng bao giờ nói chuyện chiến tranh lạnh với vợ cho bố mẹ mình biết.
Sau khi Y Đồng quay về, Văn Bác đối xử với cô chẳng nóng chẳng lạnh, dù gì hiện giờ anh ở bên cạnh Y Đồng cũng chỉ là vì bị ép buộc. Nhưng ngày tháng làm trâu làm ngựa cho nhà cô ta đã một đi không trở lại.
Sau khi được thăng chức, công việc của Văn Bác bận rộn hơn nhiều, cũng có nhiều bữa tiệc phải tham dự hơn, phải tiếp xúc với đủ các tầng lớp trong xã hội, bàn bạc đủ thứ nghiệp vụ, xử lí vô khối công việc. Làm ăn không thể thiếu những buổi tiệc tùng, vì vậy anh thường xuyên phải mời khách hàng đi ăn, tối muộn mới về nhà.
Văn Bác về càng muộn thì Y Đồng càng bực bội. Cô lại bắt đầu kiểm tra điện thoại của chồng. Chỉ cần Văn Bác nhận được điện thoại, không cần biết là của ai, Y Đồng cũng phải tra hỏi thật kĩ càng.
Một hôm, Văn Bác mời khách hàng ăn cơm ở khách sạn. Đang ăn thì Y Đồng gọi đến. Anh đứng dậy ra hành lang nghe điện thoại. Y Đồng hỏi:
- Anh đang ở đâu? Sao giờ này còn chưa về?
- Đang ăn cơm với khách hàng!
- Khách hàng nào?
- Phó tổng giám độc tập đoàn Tân Khoa.
- Ăn ở nhà hàng nào?
- Khách sạn Kim Thuấn.
- Ok, em qua đó xem sao, anh đừng hòng lừa em!
- Cái gì? Cô định qua đây á?
Văn Bác vô cùng bực mình. Tiếp khách là yêu cầu của công việc, tại sao cô ta lại không tin mình cơ chứ? Kiểm tra danh sách cuộc gọi đã đủ khiến Văn Bác khó chịu lắm. Vì nể mặt cô đang mang bầu nên anh đã nhẫn nhịn, nhưng giờ cô ta còn đòi đến tận đây để kiểm tra, rõ ràng là sỉ nhục anh mà!
Nghĩ đến đây, Văn Bác liền nói:
- Cô mà dám đến đây, tôi đánh gãy chân cô!
- Anh dám! Anh mà dám động vào tôi, tôi liều mạng với anh!
- Cô đừng có mà quá quắt, rượu mời không uống thích uống rượu phạt hả?
- Anh có tật giật mình chứ gì? Tôi biết anh vụng trộm ở bên ngoài, đừng có kiếm cớ nữa!
- Không tin thì thôi!
Văn Bác bực bội ngắt điện thoại rồi vào trong phòng ăn. Qua ba tuần rượu, đang ăn uống vui vẻ thì cánh cửa phòng ăn bị đẩy ra, Y Đồng tức tối xông vào. Văn Bác vừa nhìn thấy đã biết lần này lại mất mặt trước khách hàng rồi. Đường đường là một thằng đàn ông mà chẳng có lấy một chút tự do và không gian riêng, thế thì sống còn có ý nghĩa gì? Anh đứng bật dậy, quát lên:
- Cô định làm gì hả?
- Tôi đến xem anh ăn chơi đàng điếm với ai?
- Tôi đang bàn chuyện làm ăn với khách hàng!
- Muộn thế này rồi còn bàn chuyện làm ăn gì hả? Anh định lừa ai?
- Cô cút ra cho tôi!
Khách hàng vừa nhìn thấy cảnh tượng này, cảm thấy rất ái ngại liền đứng dậy bỏ đi. Văn Bác thấy khách hàng bỏ đi mất, khó khăn lắm mới tìm được cơ hội làm ăn, giờ thì tan tành mây khói rồi. Anh cảm thấy không thể nín nhịn được nữa.
- Cô bị điên à?
- Anh điên thì có, nửa đêm không về nhà còn đú đởn ở bên ngoài!
Mặt Y Đồng đằng đằng sát khí. Văn Bác không muốn xung đột với cô ta ở bên ngoài, đành hạ giọng nói:
- Có chuyện gì thì về nhà nói!
- Tôi không về, tôi cứ nói ở đây đấy! Anh cả ngày không về nhà, còn sợ mất mặt à?
Văn Bác chẳng buồn đoái hoài đến cô, đi ra quầy thanh toán rồi bỏ về. Đây là việc công nên nhất định phải thanh toán. Y Đồng vừa đuổi theo chồng vừa chửi bới không ngớt.
Về đến nhà, Y Đồng lại bắt đầu nổi cơn tam bành, ném hết đồ đạc trong nhà, ngay cả tivi cũng bị đập. Sau đó, cô ta còn gọi điện cho bố, mẹ và em gái mình đến. Chẳng mấy chốc, cả nhà ba người họ lại hùng hổ đến hỏi tội Văn Bác.
Mẹ Y Đồng lớn tiếng mắng chửi:
- Cái thằng mất nết, mày lấy vợ rồi mà còn lăng nhăng ở ngoài thế hả?
- Bà chớ ngậm máu phun người, nói chuyện phải tôn trọng người khác một chút!
- Nói chuyện với loại rác rưởi như mày mà còn phải tôn trọng à? Mày có xứng không?
- Văn Bác, tôi cảnh cáo anh, anh mà còn dám bắt nạt con gái tôi, tôi sẽ không khách sáo với anh nữa! – Nói rồi, bố Y Đồng định ra tay đánh Văn Bác.
- Các người đừng tưởng tôi dễ bắt nạt. Ông dám động vào một ngón tay của tôi, hậu quả thế nào ông tự gánh! – Văn Bác cũng chẳng chịu nhún nhường.
- Thằng ranh con láo xược, tao đã nghịch mắt với mày từ lâu rồi. Tao nói cho mày biết, hôm nay tao phải dạy cho mày một bài học!
- Ông dám đánh tôi thì tôi cũng dám cho ông bò lê ra khỏi đây đấy! Ông có tin không?
Đôi mắt Văn Bác vì phẫn nộ mà như đang tóe lửa, sắc lạnh đến đáng sợ, không biết vì nguyên nhân gì mà cuối cùng bố của Y Đồng không dám động tay. Văn Bác đã không còn là kẻ nhu nhược trước đây nữa rồi, giờ anh đã trở nên cứng rắn hơn nhiều. Trước đây vì không có tiền nên anh mới bị bắt nạt, mới bị chửi bới, sỉ nhục, sao có thể nhịn nỗi nhục này?
- Tao muốn mày xin lỗi con gái tao! – Mẹ Y Đồng nói.
- Xin lỗi á? Tại sao tôi phải xin lỗi cô ta? – Văn Bác nhếch miệng cười.
- Mày ăn chơi đàng điếm ở bên ngoài, cả ngày chẳng ngó ngàng tới gia đình, mày phải xin lỗi con gái tao!
- Gớm nhỉ? Bà xem cô ta đã làm những gì? Bảo cô ta xin lỗi nghe còn có lí đấy!
- Nó có làm gì sai đâu mà phải xin lỗi mày?
- Tôi đi tiếp khách cho công ty, cô ta xông vào làm loạn, thế còn ra cái thể thống gì? Không chỉ kiểm tra danh sách cuộc gọi của tôi, còn nghi ngờ tôi làm bậy ở bên ngoài, chạy đến làm loạn, làm tôi mất đi một khách hàng quan trọng như vậy!
- Khách hàng? Khách hàng quan trọng hay vợ quan trọng? – Mẹ Y Đồng quát.
Văn Bác nghe thấy mẹ chất vấn thì càng nổi cáu. Kể từ khi kết hôn đến giờ, Y Đồng chưa bao giờ hỏi han đến bố mẹ mình, chẳng bao giờ quan tâm, chăm lo cho họ. Có người con dâu nào như cô ta không cơ chứ?
Nghĩ đến đây, anh lớn tiếng nói:
- Tôi không cố gắng làm việc thì làm sao được thăng chức? Không thăng chức lấy đâu ra được tăng lương? Không tăng lương làm sao nuôi gia đình? Bố mẹ tôi còn ở dưới quê kia kìa, cuộc sống vất vả trăm bề, tôi không bán mạng làm việc thì ai phụng dưỡng bố mẹ tôi!
- Anh tưởng chỉ có mình anh cố gắng thôi sao? Anh chớ viện lí do này nọ! – Y Đồng gào lên.
- Câm miệng, cô có tư cách gì mà nói tôi, kể từ khi lấy tôi, cô đã chủ động gọi điện cho bố mẹ tôi lấy một lời chưa? Là một người con dâu, cô thấy mình đã làm tròn trách nhiệm chưa hả? – Văn Bác càng nói càng kích động, mặt mày đỏ phừng phừng.
- Gọi điện tôi cũng chẳng biết nói cái gì, biết gọi thế nào?
- Gọi thế nào à? Ngày ngày tôi ở đây, gọi bố mẹ cô ngọt xớt là “bố”, “mẹ”. Thế cô đã gọi bố mẹ tôi là “bố”, “mẹ” được bao nhiêu lần? Cô còn có lương tâm không hả? – Văn Bác nói hết những bất mãn trong lòng mình bấy lâu nay ra.
- Anh mới là kẻ vô lương tâm!
- Bố mẹ tôi xa xôi đến đây, mang bao nhiêu đặc sản quê lên, cô đều ném vào thùng rác hết. Bố mẹ tôi quan tâm đến cô như vậy nhưng có bao giờ cô quan tâm đến họ chưa, có bao giờ hỏi han bố mẹ tôi không? Cô có bố mẹ còn tôi thì không à? Lẽ nào tôi từ cái lỗ nẻ nào đấy chui ra? Tôi biết cô coi thường họ, chê bai họ, tôi đã nhịn cô đủ lắm rồi, tôi phải ly hôn với cô!
Văn Bác vô cùng tức giận, anh lại muốn ly hôn. Lấy một người phụ nữ về làm vợ, nhưng cô ta không những không đối xử tốt với mình, giày vò mình mà ngay cả sự tôn trọng với bố mẹ mình còn không có chứ đừng nói là báo hiếu bố mẹ.
Kể từ khi kết hôn, bản thân anh trước mặt bố mẹ vợ một câu “bố”, hai câu “mẹ” ngọt xớt, vô cùng tôn trọng, còn chăm chỉ làm việc nọ việc kia, vô cùng chịu thương chịu khó. Bản thân mình luôn coi bố mẹ cô ta là bố mẹ của mình, thế mà cô ta đâu coi bố mẹ mình là bố mẹ cô ta. Văn Bác đã nhẫn nhịn quá lâu rồi, lần này anh phải tính toán hết nợ nần.
Y Đồng thấy Văn Bác đòi ly hôn liền hăng máu, nói:
- Ly hôn thì ly hôn, ai sợ ai chứ?
- Ly hôn à? Mày nói dễ nhỉ? Ly hôn rồi đứa nhỏ làm thế nào? Lẽ nào mày không định chịu trách nhiệm với nó? – Mẹ Y Đồng gào lên.
- Đây là chuyện giữa tôi và con gái của bà, chẳng liên quan gì đến bà hết!
- Cái gì? Không liên quan đến tao à?
- Tôi lấy con gái bà chứ có lấy bà đâu, bà có tư cách gì mà xía vào chuyện của chúng tôi?
- Mày, mày… - Mẹ Y Đồng tức tối tím mặt, nghẹn họng không nói nên lời.
Văn Bác cãi nhau với cả nhà Y Đồng mãi không dứt. Đúng lúc ấy, Lương Tuyết nhắn tin đến, hẹn anh ra ngoài ăn cơm. Văn Bác cũng muốn ra ngoài, có cãi nhau nữa với cả nhà điên loạn này cũng chẳng có kết quả gì, chỉ phí thời gian vô ích mà thôi!
Nghĩ đến đây Văn Bác liền đi một mạch ra khỏi nhà. Chẳng phải các người thích làm loạn sao? Cứ tiếp tục làm ầm lên đi, tôi chẳng có thời gian tiếp các người đâu!
Văn Bác đã đến nơi hẹn với Lương Tuyết. Lúc anh đến, cô đã ở đấy đợi anh rồi. Vừa nhìn thấy Văn Bác, Lương Tuyết đã hỏi:
- Sắc mặt anh xấu thế, có chuyện gì à? Lại cãi nhau với chị ta sao?
- Đâu chỉ mình cô ta, cả nhà cô ta cùng kéo đến ấy chứ!
- Bọn họ cũng thật quá quắt, ức hiếp người khác thái quá!
- Thôi mặc kệ bọn họ! Đi thôi, chúng ta đi ăn gì đi!
Còn chưa nói được mấy câu, bố mẹ Văn Bác đã gọi đến. Văn Bác cảm thấy có chuyện chẳng lành, chắc chắn nhà vợ anh đã mách lẻo chuyện này với bố mẹ anh rồi, chỉ có điều, bố mẹ gọi điện, anh không thể không nghe.
- Mẹ à, bố mẹ có khỏe không ạ?
- Cái thằng hư hỏng, tại sao mày không nghe lời thế hả con? Sao mày cứ phải làm cho bố mẹ tức điên lên thế hả con?
- Mẹ à, sao thế? Có gì thì từ từ nói, mẹ đừng giận!
- Mẹ có thể không giận được ư? Mày đòi ly hôn, thế cháu nội của mẹ phải làm thế nào?
- Mẹ à, mẹ nghe ai nói thế ạ?
- Con không cần biết mẹ nghe ai nói, mẹ nói cho con biết, nhà ta chỉ có một mình con là con trai, con mà dám ly hôn, mẹ không muốn sống nữa!
Nghe thấy mẹ nói vậy, Văn Bác thấy choáng váng đầu óc. Anh đành phải nhẹ nhàng khuyên mẹ:
- Mẹ à, mẹ đừng lo, bọn con nhất định sẽ sinh cho bố mẹ một thằng cháu mập mạp!
- Sức khỏe của bố con hiện giờ cũng rất tệ, còn đừng cãi nhau với Y Đồng nữa. Tuổi không còn nhỏ nữa rồi, sao con không chịu nghe lời thế hả?
- Mẹ à, cô ta đối xử với bố mẹ chẳng ra làm sao, không tôn trọng bố mẹ, chẳng hiếu thảo chút nào. Đấy cũng gọi là con dâu sao?
- Thôi bỏ đi, bố mẹ cũng chẳng so đo chuyện đó. Người ta dù gì cũng là con gái thành phố, đương nhiên là coi thường người nhà quê chúng ta rồi. Bố mẹ không để bụng đâu!
- Bố mẹ không để bụng nhưng con để bụng. Cô ta láo lếu, chẳng có chút phép tắc nào cả!
- Con à, bố mẹ không quan tâm chuyện nó có hiếu thảo với bố mẹ hay không, chỉ cần bọn con sống tốt là được, phải biết đủ con ạ. Con nghe mẹ nói, cố mà sống cho tốt với nó, giữ gìn hạnh phúc gia đình đừng để bố mẹ phải lo lắng nữa!
- Vâng ạ, bố mẹ cứ yên tâm!
Nói chuyện với mẹ xong, Văn Bác cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy mình đúng là một thằng con vô dụng, nếu như anh không vô dụng thì bố mẹ anh đâu phải chịu đựng sự vô lễ của con dâu như vậy? Xét cho cùng cũng chỉ là một nguyên nhân, đó là không có tiền. Nếu anh có tiền, anh đã mua được nhà, mua được xe, vợ anh đã không dám đối xử với anh như vậy.
Cuộc hôn nhân hiện nay khiến cho Văn Bác thật sự không chịu nổi. Bố mẹ anh không hiểu cho anh, khiến anh bị kẹt ở giữa. Haiz, hay là thôi, cứ tiền trảm hậu tấu, ly hôn rồi hẵng nói. Nhưng Y Đồng đang mang bầu, ly hôn ắt phải được sự đồng ý của cô ta. Nhưng hiện nay cho dù cô ta có đồng ý thì bố mẹ cô ta cũng không đồng ý, chắc chắn họ sẽ ngăn cản.
Nếu như ly hôn thật, chắc chắn sẽ phải bỏ đứa bé. Nếu như không bỏ đứa bé, sau này sinh nó ra, nó sẽ phải sống mà không có tình yêu thương của cha, như vậy làm sao nó có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác? Hơn nữa, ai mà biết được cái gia đình đáng sợ ấy sẽ giày vò nó thành ra thế nào?
Không cần biết có được hay không, cứ phải thử mới biết.
Văn Bác gọi cho Y Đồng, bình tĩnh nói:
- Chúng ta ly hôn đi, ngày mai đi làm thủ tục!
- Ok, tôi đợi anh!
Nghe Y Đồng thản nhiên nhận lời, trong lòng Văn Bác vô cùng vui mừng, chỉ cần ly hôn rồi, những chuyện còn lại cứ từ từ giải quyết, chỉ sợ không ly hôn được mà thôi.
Lương Tuyết ngồi bên cạnh, hỏi:
- Chị ta đồng ý rồi ạ?
- Ừ, tạm thời là đồng ý, chỉ không biết có thay đổi gì không?
- Anh đã nghĩ kĩ rồi chứ?
- Ừ, anh đã sống chẳng bằng chết rồi!
- Chúng ta đi ăn thôi, chúc mừng chuyện này, chúc mừng sự tự do sắp trở lại của anh!
- Ok, cám ơn em!
Văn Bác và Lương Tuyết vô cùng vui mừng. Hai người vui vẻ đi đến một nhà hàng cách đó không xa. Tên nhà hàng là Quân Duyệt, không khí cũng không tồi. Nhà hàng được bài trí theo phong cách tự nhiên, giản dị, trông rất dễ chịu.
Hai người ngồi xuống ghế, nhân viên phục vụ liền mang menu đến, bảo Văn Bác chọn món. Văn Bác đưa menu cho Lương Tuyết nói:
- Em gọi món đi!
- Ok, vậy em không khách sáo đâu nhé!
- Cái gì ngon em cứ gọi cái đấy!
Một lát sau, Lương Tuyết đã gọi xong món, cô mỉm cười nhìn Văn Bác:
- Anh xem, thế này đã được chưa?
Văn Bác xem rồi nói:
- Tuyệt lắm, chúng ta uống chút bia nhé!
- Ok, em uống với anh, nguyện “xả thân vì chàng”.
Chẳng mấy chốc món ăn đã được đưa lên. Cá hấp, sườn xào, tôm rán, nộm ngó sen, còn cả một bát canh trứng gà nấu rong biển. Sau đó, nhân viên phục vụ mang lên mấy chai bia Thanh Đảo.
Văn Bác giơ tay ra, lịch sự nói:
- Mời cô Lương!
- Còn khách sáo với em thế sao?
- Đương nhiên rồi, phải lịch sư với phụ nữ chứ!
- Ha ha, anh chớ giả bộ với em nữa, em còn không biết thừa đấy!
- Đương nhiên là em rất hiểu anh rồi! Nào, chúng ta cạn ly!
Văn Bác rót bia cho Lương Tuyết rồi rót cho mình. Hai người nâng cốc chúc mừng. Văn Bác chạm cốc xong liền ngửa cổ tu ực một hơi hết cốc. Anh mỉm cười, nói:
- Tuyết à, em cứ tự nhiên, uống được bao nhiêu thì uống, không cần phải uống hết đâu!
Lương Tuyết uống nửa cốc rồi đặt xuống, sắc mặt hơi thay đổi. Cô nói:
- Em cứ uống là say, anh phải chăm sóc em chu đáo đấy!
- Đương nhiên rồi, em cứ yên tâm, anh sẽ chăm sóc em chu đáo!
- Thế thì em yên tâm rồi!
Lương Tuyết và Văn Bác uống một lát đã hết sạch cả bốn chai bia. Văn Bác lại vẫy tay bảo phục vụ:
- Cho anh thêm bốn chai nữa!
- Khoan đã, đừng gọi nhiều thế, uống nhiều quá rồi, sẽ say mất! – Lương Tuyết lắc đầu.
- Không sao đâu, say rồi làm tình càng hăng mà!
Sắc mặt Lương Tuyết đột nhiên trở nên rất khó coi. Văn Bác liền hỏi:
- Em sao thế?
- Ờ, không sao, em đi vệ sinh một lát! – Lương Tuyết nói.
Văn Bác lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, anh còn tưởng là Lương Tuyết không muốn thân mật với mình chứ. Văn Bác uống tới ngà ngà say, tâm trạng vô cùng phấn khởi, chưa bao giờ anh cảm thấy vui vẻ như bây giờ, lỗ chân lông dường như đều nở hết ra, toàn thân vô cùng dễ chịu. Nghĩ đến việc lát nữa có thể ôm người đẹp lên giường, anh lại thấy hừng hực trong người.
Giữa Lương Tuyết và Y Đồng, ai xinh đẹp hơn ai? Thực ra hai người họ là hai mẫu phụ nữ khác biệt, mặc dù đều đẹp nhưng phong cách lại khác nhau, “mùi vị” cũng khác nhau. Người xưa nói, mỗi người đàn bà đều có “mùi vị” riêng.
Y Đồng thuộc loại phụ nữ xinh đẹp nhưng chanh chua, hung tợn, vẻ ngoài nhìn có vẻ dịu dàng như thực chất rất ghê gớm, hơn nữa lại đa nghi, bên ngoài thì yếu đuối mà bên trong thì cứng rắn, còn thích điều khiển, sai khiến đàn ông, có thể coi là một mẫu phụ nữ quyền lực. Ở bên cạnh cô, Văn Bác cảm thấy vô cùng áp lực, cuộc sống cứ tồi tệ như ngày tận thế, khó mà nhẫn nhịn được. Còn Lương Tuyết là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng và biết quan tâm, tính tình ôn hòa, thấu tình đạt lý, vui vẻ, không gây áp lực cho người khác. Chẳng có gã đàn ông nào thích một người đàn bà mạnh mẽ hơn mình, càng chẳng có thằng đàn ông nào thích bị đàn bà điều khiển.
Ăn cơm xong, Lương Tuyết và Văn Bác đều đã ngà ngà say, đặc biệt là Văn Bác, anh đã say lắm rồi, bước đi cũng lảo đảo, Lương Tuyết phải dìu anh đi đến một khách sạn gần đó. Bởi vì bố mẹ Lương Tuyết ở nhà nên cô không dám dẫn anh về.
Sau khi thuê phòng, Lương Tuyết liền dìu Văn Bác đi tắm. Cô với Văn Bác cùng tắm, chẳng mấy chốc, Văn Bác đã tỉnh táo hơn. Anh nhìn thấy Lương Tuyết cũng đang khỏa thân tắm chung với mình liền cười bảo:
- Chúng ta là đôi uyên ương trong nhà tắm đấy!
- Sao? Anh không thích chứ gì?
- Không phải, anh thích lắm, thích chết đi được ấy! – Nói rồi, Văn Bác bắt đầu ôm hôn Lương Tuyết.
- Khoan đã…
Lương Tuyết còn chưa nói xong thì môi Lý Văn Bác đã áp chặt lấy môi cô. Lương Tuyết không tự chủ được nữa, chẳng mấy chốc đã bị cuốn vào cuộc mây mưa với Văn Bác trong phòng tắm.
Sau cuộc mây mưa, Lương Tuyết liền hỏi:
- Anh cảm thấy giữa em và vợ anh, ai hơn ai?
Văn Bác ngây người nhìn Lương Tuyết, không biết cô hỏi như vậy là có ý gì? Anh nhất thời không biết phải trả lời ra sao. Thực ra đáp án không cần nói cũng đã quá rõ ràng rồi. Nếu như Lương Tuyết không hơn Y Đồng thì Văn Bác đâu có ở bên cạnh cô?
Một lát sau, Văn Bác mỉm cười nói:
- Đương nhiên là em hơn rồi, nếu không sao anh ngày nào cũng quấn lấy em chứ?
Lương Tuyết ôm cổ Văn Bác, nhìn thẳng vào mắt anh, nói: - Anh không thấy là em không xinh đẹp bằng vợ anh à?
- Đồ ngốc, “trong mắt người tình hóa Tây Thi” mà, cái đẹp cũng đâu có tiêu chuẩn cụ thể!
- Nhưng vợ anh thực sự đẹp hơn em!
- Em nghĩ thế à?
- Đúng thế, em phải thừa nhận điều đó!
- Cho dù cô ta có đẹp hơn em cả trăm lần thì giờ anh chỉ yêu em thôi, không yêu cô ta!
- Anh yêu em vì cái gì?
- Anh yêu sự dịu dàng, yêu khí chất, yêu giọng nói, yêu sự quan tâm, yêu cơ thể của em!
- Ha ha, không phải anh vì quan hệ với em nên mới thích em đấy chứ?
- Đương nhiên là không rồi, anh vì yêu em nên mới quan hệ với em chứ không phải vì quan hệ với em nên mới thích em.
- Thật không?
- Thật, nếu không thì anh là loại vô liêm sỉ à?
- Hi vọng trong lòng anh cũng nghĩ vậy!
- Em yên tâm!
Văn Bác vòng tay siết chặt lấy Lương Tuyết, hai người lại quấn chặt lấy nhau. Tắm một cái thôi mà đến hơn hai tiếng đồng hồ, đúng là điên cuồng hết chỗ nói! Văn Bác đắm chìm trong thế giới dịu dàng của Lương Tuyết, không sao thoát ra được.
Người ta thường nói con người khó mà tự thoát khỏi tình yêu. Văn Bác lúc này đúng là như vậy. Anh yêu Lương Tuyết đến điên cuồng, còn Lương Tuyết cũng yêu thương Văn Bác sâu sắc. Văn Bác giờ cái gì cũng tốt, chỉ có điều trên mình anh vẫn còn một xiềng xích, đó là tờ đăng ký kết hôn, chính tờ giấy đăng ký kết hôn này đã khiến cho anh giờ đang là chồng của người khác.
Văn Bác hiện giờ rất muốn thoát khỏi xiềng xích. Anh đang nóng lòng giằng co để thoát ra, đòi lại sự tự do cho chính mình. Nhưng tình hình hiện giờ rất khó khăn. Áp lực đến từ gia đình khiến cho anh thở không ra hơi, hơn nữa hiện giờ Y Đồng đang có bầu, làm thế nào để xử lý mọi việc một cách ổn thỏa đây?
Cứ nghĩ đến sự ngang ngược, độc đoán, vô lý, thậm chí là biến thái của hai mẹ con Y Đồng là cái ý nghĩ muốn ly hôn của Văn Bác lại càng thêm mãnh liệt. Anh thật không dám tưởng tượng ra cảnh mình sẽ sống tiếp thế nào trong cái gia đình như vậy? Trước mặt bọn họ, anh chính là một kẻ bị sỉ nhục, một nạn nhân, hoàn toàn mất đi cái gọi là sự tôn nghiêm, mất hết nhân cách, chẳng giống một thằng đàn ông nữa.
Đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì đột nhiên điện thoại đổ chuông, là tin nhắn của Y Đồng. Cô viết: “Giờ anh đang ở đâu, anh về nhà ngay, chúng ta cần nói chuyện rõ ràng!”
- Sao thế? Anh phải về à? – Lương Tuyết hỏi.
- Anh không về, cô ta là một con điên! – Văn Bác nói.
- Nếu như vợ anh nghi ngờ chúng ta thì phải làm thế nào?
- Nghi ngờ càng tốt, anh đỡ phải giải thích!
- Anh không sợ chị ta à?
- Chuyện này sớm muộn gì cũng phải giải quyết!
Văn Bác chẳng buồn đoái hoài đến Y Đồng, phải ôm người đẹp đi ngủ trước đã. Cùng thưởng thức một giấc ngủ ngon lành với Lương Tuyết là quan trọng nhất. Tục ngữ có câu: ‘Đêm xuân đáng giá nghìn vàng’ mà.
Ngày hôm sau đi làm, tinh thần Văn Bác vô cùng sảng khoái, con người hừng hực sức sống. Vừa đến công ty, anh đã nhận được tin, công ty cử Lương Tuyết đi công tác với phó tổng Trần Giang vì công ty đã quyết định như vậy nên anh chẳng thế thay đổi được.
Đợi Lương Tuyết chuẩn bị hành lý xong, Văn Bác liền tìm một nơi không có người, nói chuyện với Lương Tuyết. Anh dặn dò:
- Em ra ngoài phải chú ý an toàn, nhớ chăm sóc cho bản thân nhé!
Lương Tuyết mỉm cười:
- Sao thế, anh không nỡ rời xa em à?
- Đúng thế, em đi rồi, trái tim anh cũng theo em đi luôn!
- Anh đừng như vậy, trông cứ như mất hồn ấy. Phải vui lên chứ, em đi rồi lại về mà!
- Nhưng mà anh sẽ chờ đến sốt ruột mất!
- Đâu phải là sinh ly tử biệt, thật là…
Tiễn Lương Tuyết lên đường mà Văn Bác đứng ngồi không yên, tinh thần bất an. Hai tuần đối với Văn Bác mà nói rõ ràng là quá dài. Nếu như anh được đi chung với Lương Tuyết thì tốt biết mấy!
Văn Bác đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì đột nhiên thư ký Trần Na hoảng hốt chạy vào. Cô hốt hoảng nói:
- Giám đốc Lý, có thể giúp em một chút được không?
- Sao thế?
- Tủ hồ sơ mở mãi không được, chủ tịch bảo em tìm một ít tài liệu. Em lo chết đi được, anh giúp em xem thử đi.
- Không thành vấn đề, đi nào!
Đến phòng để tài liệu, Văn Bác nhìn vào hai cái tủ tài liệu, cầm chìa khóa, vặn trái vặn phải mà khóa vẫn không mở được. Anh lấy tay kéo thử mới phát hiện ra cái ổ khóa bị gỉ sắt bịt chặt rồi. Anh nói:
- Bên trong bị gỉ bịt chặt rồi, anh xuống nhà tìm một ít dầu bôi trơn xem sao!
Văn Bác đến chỗ dì Trương – lao công để xin một ít dầu máy. Lúc đi ra, anh phát hiện ra cổ mình đau nhói như bị kim châm, dường như có con gì đó đang cắn anh. Anh vội vàng đưa tay lên gãi, phát hiện ra một con côn trùng màu đen. Văn Bác nói:
- Dì Trương à, dì phải phun thuốc diệt côn trùng đi, bên trong có nhiều côn trùng lắm!
Về đến phòng tài liệu, Văn Bác liền nhỏ vài giọt dầu máy vào trong ổ khóa, đang vặn thử xem đã được chưa thì Trần Na hỏi:
- Cổ anh làm sao thế kia?
- Ờ, ban nãy ở dưới tầng bị con gì nó đốt ấy mà!
- Có đau không? Sưng lên rồi kia kìa!
- Không sao đâu!
Chẳng mấy chốc tủ tài liệu đã được mở ra, Trần Na vui lắm, vội vàng cảm ơn Văn Bác. Văn Bác nói:
- Chỉ là chuyện nhỏ, có gì đâu!
Làm việc cả ngày bận rộn khiến cho Văn Bác có chút mệt mỏi. Đi làm về đến nhà, Y Đồng đang ngồi xem tivi trong phòng khách. Văn Bác chẳng buồn đếm xỉa đến cô, cởi quần áo định đi tắm thì đột nhiên Y Đồng lạnh lùng hỏi:
- Vết son trên cổ anh kia là của ai?
- Cái gì? Vết son á? Làm gì có vết son nào? – Văn Bác sững người, khó hiểu hỏi.
- Trên cổ anh kia kìa! – Y Đồng bực bội gắt.
Văn Bác lật cổ áo ra, soi vào gương, quả nhiên thấy cổ mình có một vết đỏ rất rõ, trông giống như một bông hoa đào vậy.
Văn Bác nghĩ, chắc chắn đây là vết đốt của côn trùng lúc đi tìm dầu máy.
Anh thờ ơ nói:
- Đây là vết côn trùng cắn, không phải là son!
- Đừng có lừa tôi, tôi còn không nhận ra à? – Y Đồng lớn tiếng.
- Đây hoàn toàn không phải là vết son môi, hôm nay tôi bị côn trùng cắn!
- Côn trùng cắn á? Chỉ có mình anh nghĩ ra, anh chớ có nói nhầm, nói dối cũng tìm một cái cớ cho hợp lý một tí!
- Sao cô không chịu tin người khác nhỉ?
- Tại sao côn trùng không cắn anh vào chỗ khác mà lại cắn trúng cổ anh thế kia?
- Làm sao tôi biết được? Lẽ nào côn trùng nó hỏi ý kiến trước khi đốt tôi chắc? – Văn Bác cũng bắt đầu tức sôi lên.
- Chỉ có quỷ mới tin anh, đây đã chẳng phải là lần đầu rồi! – Y Đồng nhắc lại chuyện cũ.
Còn nhớ có một hôm sau khi kết hôn, Văn Bác về nhà, trên cổ có một vết đỏ. Y Đồng nhìn thấy trên cổ anh có vết đỏ liền chất vấn anh là dấu son của ai. Cô nghi ngờ anh hú hí với người phụ nữ khác nên đã làm ầm lên, cứ một mực hỏi anh đó là người nào. Mặc dù Văn Bác đã hết lời giải thích nhưng Y Đồng vẫn không chịu tin, vừa chửi bới, vừa đấm đá, vừa cắn anh. Văn Bác thực sự chẳng còn cách nào khác đành phải đi tìm bác sĩ chuẩn đoán. Bác sĩ nói là do anh bị dị ứng, nhưng Y Đồng lại cho rằng anh đã mua chuộc bác sĩ để lừa cô. Tối hôm ấy, Y Đồng liền gọi điện cho cả nhà mình, mẹ cô ta tưởng con gái bị bắt nạt, vừa vào cửa đã chửi bới Văn Bác. Nghĩ đến việc vừa mới kết hôn chưa lâu nên Văn Bác đành phải nhẫn nhịn. Ngày hôm sau, anh đến bệnh viện lớn tìm bác sĩ kiểm tra, xác định đúng là dị ứng, anh cầm tờ kết quả kiểm tra về, ném ra trước mặt Y Đồng, chuyện này mới tạm thời lắng xuống.
Đến hôm nay lại xảy ra chuyện này, Văn Bác cuối cùng cũng nổi điên lên. Y Đồng quyết không chịu buông tha, liền gọi điện về nhà. Chẳng mấy chốc bố mẹ cô lại kéo đến. Xem ra lần này sự việc lại trở nên nghiêm trọng rồi.
Mẹ Y Đồng vừa vào đến cửa đã lớn tiếng:
- Sao mày lại bắt nạt con gái tao hả? Mày là đồ chết tiệt, rốt cuộc mày muốn thế nào?
Văn Bác bực bội nói:
- Tôi cảnh cáo bà, đừng có mắng chửi người khác, có gì từ từ nói!
- Ha, mày oai nhỉ? Khốn kiếp, ra vẻ cái gì chứ? Đồ nhà quê!
- Tôi nói lại lần nữa, bà đừng có nói mấy lời bẩn thỉu đó, nếu không tôi sẽ không khách sáo với bà đâu!
- Mày đủ lông đủ cánh rồi chứ gì? Muốn đá Y Đồng nhà tao chứ gì?
- Tôi đã nói rồi, đây không phải là vết son!
- Không phải thì là cái gì?
Văn Bác thực sự phẫn nộ, chẳng còn để ý đến lịch sự với văn hóa nữa, anh cũng chẳng muốn tôn trọng một người mẹ vợ như vậy. Anh chỉ vào mặt bà ta, chửi:
- Mẹ kiếp, bà đừng có ức hiếp người khác thái quá! Bà mở to hai mắt của bà lên mà nhìn cho kĩ đây rốt cuộc có phải là vết son không?
- A thằng này giỏi, mày dám chửi bà à? – Mẹ Y Đồng gào lên.
- Chính bà chửi tôi trước, tôi cũng chỉ đáp trả bà thôi! Làm người phải có đi có lại mà!
- Mày… Mày… tức chết đi được! – Mẹ Y Đồng tức nghẹn họng.
- Anh hãy tôn trọng bố mẹ tôi một chút! – Y Đồng giận dữ nói.
- Cô đã từng tôn trọng bố mẹ tôi chưa? Đối với loại người không có giáo dục như các người, tôi không cần phải tôn trọng gì hết! – Văn Bác chửi lại.
Những điều Văn Bác nói khiến cho Y Đồng tức đỏ mặt, nói không nên lời. Văn Bác cảm thấy vô cùng hả hê.
Mẹ Y Đồng kiểm tra vết đỏ trên cổ Văn Bác. Tỉ mỉ quan sát suốt cả buổi, bà ta nói với Y Đồng:
- Đây chỉ là một vết mẩn đỏ, không phải là son.
- Mẹ à, mẹ nhìn cho kĩ đi!
- Không cần xem nữa, mẹ xem kĩ lắm rồi!
- Hả? Không phải thật á? – Y Đồng có vẻ sốt ruột.
- Hừ! – Văn Bác hừ giọng, lườm hai mẹ con cô ta.
Lần này thì Y Đồng mặt trắng bệch ra rồi. Hai mẹ con cô ta chỉ biết nhìn nhau. Văn Bác mặc áo vào, cảm giác vô cùng sảng khoái. Miệng hát khe khẽ, lấy thức ăn trong tủ lạnh ra, nói:
- Tôi đi nấu cơm, các người có ở đây ăn cơm không?
Y Đồng ngồi yên bất động. Mẹ cô ta nói:
- Y Đồng, con về nhà ăn cơm với mẹ!
- Mẹ à, mẹ có thể nuốt trôi cục tức này sao?
- Con à, con còn muốn thế nào nữa?
- Con muốn anh ta phải nói xin lỗi!
- Cái gì? Tôi xin lỗi cô á? Dựa vào cái gì? – Văn Bác nghe thấy liền điên tiết gắt.
- Con à, đừng gây chuyện nữa có được không?
- Không được, con hôm nay nhất định phải bắt anh ta xin lỗi!
- Tôi sai ở đâu hả? Dựa vào cái gì mà tôi phải xin lỗi cô, cô đừng có nằm mơ!
- Dựa vào việc hôm nay anh sỉ nhục tôi! – Y Đồng nói.
- Cái gì? Tôi sỉ nhục cô á? Đầu óc cô có vấn đề à? – Văn Bác tức điên lên.
- Thôi bỏ đi, bỏ đi, về nhà với mẹ đi! Nghe lời mẹ lần này! – Mẹ Y Đồng khuyên con gái.
- Không đi đâu hết! – Y Đồng vung tay ném cái cốc trà về phía Văn Bác.
- Tôi cảnh cáo cô, đừng có mà quấy rầy tôi nữa, thường ngày cô gây chuyện vô cớ tôi chẳng so đo làm gì, nếu như cô còn cố tình gây chuyện nữa thì đừng trách tôi trở mặt vô tình! – Văn Bác sầm mặt nói.
- Mẹ kiếp, anh dám không?
- Tôi mà không dám tôi gọi cô bằng mẹ!
Nghĩ một lát, anh nói:
- Tôi ở quê lên, cô xem thường tôi cũng được, nhưng bố mẹ tôi đã làm gì cô nào? Họ đến đây, cô xem thường họ, lườm nguýt họ, còn đuổi họ ra khỏi nhà. Dù thế nào, bố mẹ tôi cũng là bố mẹ chồng của cô, cô không hiếu thuận với họ thì thôi, nhưng cô phải tôn trọng họ một chút! Cô cũng là người có học hành đàng hoàng, những việc cô làm có còn giống hành động của con người nữa không? Bố mẹ cô là người, cần được tôn trọng, bố mẹ tôi không phải là người à? Thế nên không cần tôn trọng chứ gì? Tôi cảnh cáo cô lần nữa, trước khi ly hôn, bố mẹ tôi vẫn là bố mẹ chồng của cô, yêu cầu cô hãy đối xử tốt với họ, nếu không tôi sẽ thay bố mẹ dạy dỗ cô, dạy cho cô biết phải làm thế nào để tôn trọng bề trên!
- Tôi liều mạng với anh! – Y Đồng xông đến như một con thú điên, hai tay cào cấu loạn xạ. Chẳng mấy chốc, mặt Văn Bác đã bị cào rớm máu.
- Đừng đánh nữa, đừng đánh nữa! – Mẹ Y Đồng vội vàng kéo cô ta ra, vội vàng can ngăn.
Văn Bác đứng ngây ra, đưa tay sờ lên mặt. Nhìn thấy vết máu tươi trên tay, anh nổi trận lôi đình:
- Mẹ kiếp! – Văn Bác vung tay tát một cái khiến cho Y Đồng ngã ra đất.
- Tôi giết chết cô! – Văn Bác gầm lên, tay cầm cái ghế đập vào người Y Đồng.
Chẳng mấy chốc, anh đã nhận được thông báo bổ nhiệm chức vụ. Đương nhiên thăng chức làm giám đốc khiến cho Văn Bác vô cùng vui mừng. Thăng chức đồng nghĩa với việc được tăng lương, tăng lương đồng nghĩa với việc có tiền, có tiền đồng nghĩa với việc sẽ được tôn trọng, được tôn trọng đồng nghĩa với việc kẻ khác sẽ không dám khinh thường anh nữa. Như thế, anh đã có được sự tôn nghiêm cho mình.
Văn Bác thầm nhủ, mình có tiền rồi, sau này để xem còn kẻ nào dám bắt nạt mình nữa? Người không phụ ta, ta chẳng phụ người, người mà phụ ta, ta ắt phải phụ người. Nếu như không sợ chết thì cứ đến mà bắt nạt tôi đi, các người hãy mở mắt to ra mà xem!
Sau khi được thăng chức lên làm giám đốc bộ phận, tiền lương của Văn Bác tăng lên gấp hơn ba lần, cộng thêm tiền phụ cấp và tiền thưởng, tính tổng lại cũng gần bằng lương của Y Đồng. Lần này anh cảm thấy mình có thể ngẩng cao đầu xuất hiện trước mặt người khác. Trước đây, có ai hỏi lương của anh bao nhiêu, Văn Bác thường ngại ngùng chẳng muốn nói ra. Nếu có ai hỏi đến lương của vợ anh thì anh càng khó mở miệng, lúc nào cũng cảm thấy mất thể diện. Đương nhiên, đây đều là yếu tố cá nhân. Điều quan trọng là tiền lương thấp, Y Đồng coi thường anh, lớn tiếng sai bảo anh như ôsin. Nhưng giờ thì anh có thể ngẩng cao đầu mà đi rồi.
Văn Bác còn có dã tâm lớn hơn. Anh muốn được lên làm phó tổng, làm tổng giám đốc. Nhưng miếng mồi lớn không phải há miệng là nuốt được ngay, phải từ từ mà ăn thôi.
Kể từ ngày đánh nhau với hai mẹ con Y Đồng, Y Đồng không còn hỏi anh chuyện anh đang ở đâu nữa. Cô cũng không về nhà. Đây đúng là mong ước của Văn Bác, không phải gặp cô, anh mừng hơn bắt được vàng.
Chiến tranh lạnh một tháng, Văn Bác được nhẹ nhõm một tháng, cũng thong dong một tháng. Nhưng cuối cùng, dưới sự ép buộc của bố mẹ, anh lại đành đón Y Đồng về nhà. Đương nhiên anh biết chuyện này là do vợ mình giở trò, nếu không chắc chắn bố mẹ anh sẽ không biết, bởi vì anh chẳng bao giờ nói chuyện chiến tranh lạnh với vợ cho bố mẹ mình biết.
Sau khi Y Đồng quay về, Văn Bác đối xử với cô chẳng nóng chẳng lạnh, dù gì hiện giờ anh ở bên cạnh Y Đồng cũng chỉ là vì bị ép buộc. Nhưng ngày tháng làm trâu làm ngựa cho nhà cô ta đã một đi không trở lại.
Sau khi được thăng chức, công việc của Văn Bác bận rộn hơn nhiều, cũng có nhiều bữa tiệc phải tham dự hơn, phải tiếp xúc với đủ các tầng lớp trong xã hội, bàn bạc đủ thứ nghiệp vụ, xử lí vô khối công việc. Làm ăn không thể thiếu những buổi tiệc tùng, vì vậy anh thường xuyên phải mời khách hàng đi ăn, tối muộn mới về nhà.
Văn Bác về càng muộn thì Y Đồng càng bực bội. Cô lại bắt đầu kiểm tra điện thoại của chồng. Chỉ cần Văn Bác nhận được điện thoại, không cần biết là của ai, Y Đồng cũng phải tra hỏi thật kĩ càng.
Một hôm, Văn Bác mời khách hàng ăn cơm ở khách sạn. Đang ăn thì Y Đồng gọi đến. Anh đứng dậy ra hành lang nghe điện thoại. Y Đồng hỏi:
- Anh đang ở đâu? Sao giờ này còn chưa về?
- Đang ăn cơm với khách hàng!
- Khách hàng nào?
- Phó tổng giám độc tập đoàn Tân Khoa.
- Ăn ở nhà hàng nào?
- Khách sạn Kim Thuấn.
- Ok, em qua đó xem sao, anh đừng hòng lừa em!
- Cái gì? Cô định qua đây á?
Văn Bác vô cùng bực mình. Tiếp khách là yêu cầu của công việc, tại sao cô ta lại không tin mình cơ chứ? Kiểm tra danh sách cuộc gọi đã đủ khiến Văn Bác khó chịu lắm. Vì nể mặt cô đang mang bầu nên anh đã nhẫn nhịn, nhưng giờ cô ta còn đòi đến tận đây để kiểm tra, rõ ràng là sỉ nhục anh mà!
Nghĩ đến đây, Văn Bác liền nói:
- Cô mà dám đến đây, tôi đánh gãy chân cô!
- Anh dám! Anh mà dám động vào tôi, tôi liều mạng với anh!
- Cô đừng có mà quá quắt, rượu mời không uống thích uống rượu phạt hả?
- Anh có tật giật mình chứ gì? Tôi biết anh vụng trộm ở bên ngoài, đừng có kiếm cớ nữa!
- Không tin thì thôi!
Văn Bác bực bội ngắt điện thoại rồi vào trong phòng ăn. Qua ba tuần rượu, đang ăn uống vui vẻ thì cánh cửa phòng ăn bị đẩy ra, Y Đồng tức tối xông vào. Văn Bác vừa nhìn thấy đã biết lần này lại mất mặt trước khách hàng rồi. Đường đường là một thằng đàn ông mà chẳng có lấy một chút tự do và không gian riêng, thế thì sống còn có ý nghĩa gì? Anh đứng bật dậy, quát lên:
- Cô định làm gì hả?
- Tôi đến xem anh ăn chơi đàng điếm với ai?
- Tôi đang bàn chuyện làm ăn với khách hàng!
- Muộn thế này rồi còn bàn chuyện làm ăn gì hả? Anh định lừa ai?
- Cô cút ra cho tôi!
Khách hàng vừa nhìn thấy cảnh tượng này, cảm thấy rất ái ngại liền đứng dậy bỏ đi. Văn Bác thấy khách hàng bỏ đi mất, khó khăn lắm mới tìm được cơ hội làm ăn, giờ thì tan tành mây khói rồi. Anh cảm thấy không thể nín nhịn được nữa.
- Cô bị điên à?
- Anh điên thì có, nửa đêm không về nhà còn đú đởn ở bên ngoài!
Mặt Y Đồng đằng đằng sát khí. Văn Bác không muốn xung đột với cô ta ở bên ngoài, đành hạ giọng nói:
- Có chuyện gì thì về nhà nói!
- Tôi không về, tôi cứ nói ở đây đấy! Anh cả ngày không về nhà, còn sợ mất mặt à?
Văn Bác chẳng buồn đoái hoài đến cô, đi ra quầy thanh toán rồi bỏ về. Đây là việc công nên nhất định phải thanh toán. Y Đồng vừa đuổi theo chồng vừa chửi bới không ngớt.
Về đến nhà, Y Đồng lại bắt đầu nổi cơn tam bành, ném hết đồ đạc trong nhà, ngay cả tivi cũng bị đập. Sau đó, cô ta còn gọi điện cho bố, mẹ và em gái mình đến. Chẳng mấy chốc, cả nhà ba người họ lại hùng hổ đến hỏi tội Văn Bác.
Mẹ Y Đồng lớn tiếng mắng chửi:
- Cái thằng mất nết, mày lấy vợ rồi mà còn lăng nhăng ở ngoài thế hả?
- Bà chớ ngậm máu phun người, nói chuyện phải tôn trọng người khác một chút!
- Nói chuyện với loại rác rưởi như mày mà còn phải tôn trọng à? Mày có xứng không?
- Văn Bác, tôi cảnh cáo anh, anh mà còn dám bắt nạt con gái tôi, tôi sẽ không khách sáo với anh nữa! – Nói rồi, bố Y Đồng định ra tay đánh Văn Bác.
- Các người đừng tưởng tôi dễ bắt nạt. Ông dám động vào một ngón tay của tôi, hậu quả thế nào ông tự gánh! – Văn Bác cũng chẳng chịu nhún nhường.
- Thằng ranh con láo xược, tao đã nghịch mắt với mày từ lâu rồi. Tao nói cho mày biết, hôm nay tao phải dạy cho mày một bài học!
- Ông dám đánh tôi thì tôi cũng dám cho ông bò lê ra khỏi đây đấy! Ông có tin không?
Đôi mắt Văn Bác vì phẫn nộ mà như đang tóe lửa, sắc lạnh đến đáng sợ, không biết vì nguyên nhân gì mà cuối cùng bố của Y Đồng không dám động tay. Văn Bác đã không còn là kẻ nhu nhược trước đây nữa rồi, giờ anh đã trở nên cứng rắn hơn nhiều. Trước đây vì không có tiền nên anh mới bị bắt nạt, mới bị chửi bới, sỉ nhục, sao có thể nhịn nỗi nhục này?
- Tao muốn mày xin lỗi con gái tao! – Mẹ Y Đồng nói.
- Xin lỗi á? Tại sao tôi phải xin lỗi cô ta? – Văn Bác nhếch miệng cười.
- Mày ăn chơi đàng điếm ở bên ngoài, cả ngày chẳng ngó ngàng tới gia đình, mày phải xin lỗi con gái tao!
- Gớm nhỉ? Bà xem cô ta đã làm những gì? Bảo cô ta xin lỗi nghe còn có lí đấy!
- Nó có làm gì sai đâu mà phải xin lỗi mày?
- Tôi đi tiếp khách cho công ty, cô ta xông vào làm loạn, thế còn ra cái thể thống gì? Không chỉ kiểm tra danh sách cuộc gọi của tôi, còn nghi ngờ tôi làm bậy ở bên ngoài, chạy đến làm loạn, làm tôi mất đi một khách hàng quan trọng như vậy!
- Khách hàng? Khách hàng quan trọng hay vợ quan trọng? – Mẹ Y Đồng quát.
Văn Bác nghe thấy mẹ chất vấn thì càng nổi cáu. Kể từ khi kết hôn đến giờ, Y Đồng chưa bao giờ hỏi han đến bố mẹ mình, chẳng bao giờ quan tâm, chăm lo cho họ. Có người con dâu nào như cô ta không cơ chứ?
Nghĩ đến đây, anh lớn tiếng nói:
- Tôi không cố gắng làm việc thì làm sao được thăng chức? Không thăng chức lấy đâu ra được tăng lương? Không tăng lương làm sao nuôi gia đình? Bố mẹ tôi còn ở dưới quê kia kìa, cuộc sống vất vả trăm bề, tôi không bán mạng làm việc thì ai phụng dưỡng bố mẹ tôi!
- Anh tưởng chỉ có mình anh cố gắng thôi sao? Anh chớ viện lí do này nọ! – Y Đồng gào lên.
- Câm miệng, cô có tư cách gì mà nói tôi, kể từ khi lấy tôi, cô đã chủ động gọi điện cho bố mẹ tôi lấy một lời chưa? Là một người con dâu, cô thấy mình đã làm tròn trách nhiệm chưa hả? – Văn Bác càng nói càng kích động, mặt mày đỏ phừng phừng.
- Gọi điện tôi cũng chẳng biết nói cái gì, biết gọi thế nào?
- Gọi thế nào à? Ngày ngày tôi ở đây, gọi bố mẹ cô ngọt xớt là “bố”, “mẹ”. Thế cô đã gọi bố mẹ tôi là “bố”, “mẹ” được bao nhiêu lần? Cô còn có lương tâm không hả? – Văn Bác nói hết những bất mãn trong lòng mình bấy lâu nay ra.
- Anh mới là kẻ vô lương tâm!
- Bố mẹ tôi xa xôi đến đây, mang bao nhiêu đặc sản quê lên, cô đều ném vào thùng rác hết. Bố mẹ tôi quan tâm đến cô như vậy nhưng có bao giờ cô quan tâm đến họ chưa, có bao giờ hỏi han bố mẹ tôi không? Cô có bố mẹ còn tôi thì không à? Lẽ nào tôi từ cái lỗ nẻ nào đấy chui ra? Tôi biết cô coi thường họ, chê bai họ, tôi đã nhịn cô đủ lắm rồi, tôi phải ly hôn với cô!
Văn Bác vô cùng tức giận, anh lại muốn ly hôn. Lấy một người phụ nữ về làm vợ, nhưng cô ta không những không đối xử tốt với mình, giày vò mình mà ngay cả sự tôn trọng với bố mẹ mình còn không có chứ đừng nói là báo hiếu bố mẹ.
Kể từ khi kết hôn, bản thân anh trước mặt bố mẹ vợ một câu “bố”, hai câu “mẹ” ngọt xớt, vô cùng tôn trọng, còn chăm chỉ làm việc nọ việc kia, vô cùng chịu thương chịu khó. Bản thân mình luôn coi bố mẹ cô ta là bố mẹ của mình, thế mà cô ta đâu coi bố mẹ mình là bố mẹ cô ta. Văn Bác đã nhẫn nhịn quá lâu rồi, lần này anh phải tính toán hết nợ nần.
Y Đồng thấy Văn Bác đòi ly hôn liền hăng máu, nói:
- Ly hôn thì ly hôn, ai sợ ai chứ?
- Ly hôn à? Mày nói dễ nhỉ? Ly hôn rồi đứa nhỏ làm thế nào? Lẽ nào mày không định chịu trách nhiệm với nó? – Mẹ Y Đồng gào lên.
- Đây là chuyện giữa tôi và con gái của bà, chẳng liên quan gì đến bà hết!
- Cái gì? Không liên quan đến tao à?
- Tôi lấy con gái bà chứ có lấy bà đâu, bà có tư cách gì mà xía vào chuyện của chúng tôi?
- Mày, mày… - Mẹ Y Đồng tức tối tím mặt, nghẹn họng không nói nên lời.
Văn Bác cãi nhau với cả nhà Y Đồng mãi không dứt. Đúng lúc ấy, Lương Tuyết nhắn tin đến, hẹn anh ra ngoài ăn cơm. Văn Bác cũng muốn ra ngoài, có cãi nhau nữa với cả nhà điên loạn này cũng chẳng có kết quả gì, chỉ phí thời gian vô ích mà thôi!
Nghĩ đến đây Văn Bác liền đi một mạch ra khỏi nhà. Chẳng phải các người thích làm loạn sao? Cứ tiếp tục làm ầm lên đi, tôi chẳng có thời gian tiếp các người đâu!
Văn Bác đã đến nơi hẹn với Lương Tuyết. Lúc anh đến, cô đã ở đấy đợi anh rồi. Vừa nhìn thấy Văn Bác, Lương Tuyết đã hỏi:
- Sắc mặt anh xấu thế, có chuyện gì à? Lại cãi nhau với chị ta sao?
- Đâu chỉ mình cô ta, cả nhà cô ta cùng kéo đến ấy chứ!
- Bọn họ cũng thật quá quắt, ức hiếp người khác thái quá!
- Thôi mặc kệ bọn họ! Đi thôi, chúng ta đi ăn gì đi!
Còn chưa nói được mấy câu, bố mẹ Văn Bác đã gọi đến. Văn Bác cảm thấy có chuyện chẳng lành, chắc chắn nhà vợ anh đã mách lẻo chuyện này với bố mẹ anh rồi, chỉ có điều, bố mẹ gọi điện, anh không thể không nghe.
- Mẹ à, bố mẹ có khỏe không ạ?
- Cái thằng hư hỏng, tại sao mày không nghe lời thế hả con? Sao mày cứ phải làm cho bố mẹ tức điên lên thế hả con?
- Mẹ à, sao thế? Có gì thì từ từ nói, mẹ đừng giận!
- Mẹ có thể không giận được ư? Mày đòi ly hôn, thế cháu nội của mẹ phải làm thế nào?
- Mẹ à, mẹ nghe ai nói thế ạ?
- Con không cần biết mẹ nghe ai nói, mẹ nói cho con biết, nhà ta chỉ có một mình con là con trai, con mà dám ly hôn, mẹ không muốn sống nữa!
Nghe thấy mẹ nói vậy, Văn Bác thấy choáng váng đầu óc. Anh đành phải nhẹ nhàng khuyên mẹ:
- Mẹ à, mẹ đừng lo, bọn con nhất định sẽ sinh cho bố mẹ một thằng cháu mập mạp!
- Sức khỏe của bố con hiện giờ cũng rất tệ, còn đừng cãi nhau với Y Đồng nữa. Tuổi không còn nhỏ nữa rồi, sao con không chịu nghe lời thế hả?
- Mẹ à, cô ta đối xử với bố mẹ chẳng ra làm sao, không tôn trọng bố mẹ, chẳng hiếu thảo chút nào. Đấy cũng gọi là con dâu sao?
- Thôi bỏ đi, bố mẹ cũng chẳng so đo chuyện đó. Người ta dù gì cũng là con gái thành phố, đương nhiên là coi thường người nhà quê chúng ta rồi. Bố mẹ không để bụng đâu!
- Bố mẹ không để bụng nhưng con để bụng. Cô ta láo lếu, chẳng có chút phép tắc nào cả!
- Con à, bố mẹ không quan tâm chuyện nó có hiếu thảo với bố mẹ hay không, chỉ cần bọn con sống tốt là được, phải biết đủ con ạ. Con nghe mẹ nói, cố mà sống cho tốt với nó, giữ gìn hạnh phúc gia đình đừng để bố mẹ phải lo lắng nữa!
- Vâng ạ, bố mẹ cứ yên tâm!
Nói chuyện với mẹ xong, Văn Bác cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy mình đúng là một thằng con vô dụng, nếu như anh không vô dụng thì bố mẹ anh đâu phải chịu đựng sự vô lễ của con dâu như vậy? Xét cho cùng cũng chỉ là một nguyên nhân, đó là không có tiền. Nếu anh có tiền, anh đã mua được nhà, mua được xe, vợ anh đã không dám đối xử với anh như vậy.
Cuộc hôn nhân hiện nay khiến cho Văn Bác thật sự không chịu nổi. Bố mẹ anh không hiểu cho anh, khiến anh bị kẹt ở giữa. Haiz, hay là thôi, cứ tiền trảm hậu tấu, ly hôn rồi hẵng nói. Nhưng Y Đồng đang mang bầu, ly hôn ắt phải được sự đồng ý của cô ta. Nhưng hiện nay cho dù cô ta có đồng ý thì bố mẹ cô ta cũng không đồng ý, chắc chắn họ sẽ ngăn cản.
Nếu như ly hôn thật, chắc chắn sẽ phải bỏ đứa bé. Nếu như không bỏ đứa bé, sau này sinh nó ra, nó sẽ phải sống mà không có tình yêu thương của cha, như vậy làm sao nó có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác? Hơn nữa, ai mà biết được cái gia đình đáng sợ ấy sẽ giày vò nó thành ra thế nào?
Không cần biết có được hay không, cứ phải thử mới biết.
Văn Bác gọi cho Y Đồng, bình tĩnh nói:
- Chúng ta ly hôn đi, ngày mai đi làm thủ tục!
- Ok, tôi đợi anh!
Nghe Y Đồng thản nhiên nhận lời, trong lòng Văn Bác vô cùng vui mừng, chỉ cần ly hôn rồi, những chuyện còn lại cứ từ từ giải quyết, chỉ sợ không ly hôn được mà thôi.
Lương Tuyết ngồi bên cạnh, hỏi:
- Chị ta đồng ý rồi ạ?
- Ừ, tạm thời là đồng ý, chỉ không biết có thay đổi gì không?
- Anh đã nghĩ kĩ rồi chứ?
- Ừ, anh đã sống chẳng bằng chết rồi!
- Chúng ta đi ăn thôi, chúc mừng chuyện này, chúc mừng sự tự do sắp trở lại của anh!
- Ok, cám ơn em!
Văn Bác và Lương Tuyết vô cùng vui mừng. Hai người vui vẻ đi đến một nhà hàng cách đó không xa. Tên nhà hàng là Quân Duyệt, không khí cũng không tồi. Nhà hàng được bài trí theo phong cách tự nhiên, giản dị, trông rất dễ chịu.
Hai người ngồi xuống ghế, nhân viên phục vụ liền mang menu đến, bảo Văn Bác chọn món. Văn Bác đưa menu cho Lương Tuyết nói:
- Em gọi món đi!
- Ok, vậy em không khách sáo đâu nhé!
- Cái gì ngon em cứ gọi cái đấy!
Một lát sau, Lương Tuyết đã gọi xong món, cô mỉm cười nhìn Văn Bác:
- Anh xem, thế này đã được chưa?
Văn Bác xem rồi nói:
- Tuyệt lắm, chúng ta uống chút bia nhé!
- Ok, em uống với anh, nguyện “xả thân vì chàng”.
Chẳng mấy chốc món ăn đã được đưa lên. Cá hấp, sườn xào, tôm rán, nộm ngó sen, còn cả một bát canh trứng gà nấu rong biển. Sau đó, nhân viên phục vụ mang lên mấy chai bia Thanh Đảo.
Văn Bác giơ tay ra, lịch sự nói:
- Mời cô Lương!
- Còn khách sáo với em thế sao?
- Đương nhiên rồi, phải lịch sư với phụ nữ chứ!
- Ha ha, anh chớ giả bộ với em nữa, em còn không biết thừa đấy!
- Đương nhiên là em rất hiểu anh rồi! Nào, chúng ta cạn ly!
Văn Bác rót bia cho Lương Tuyết rồi rót cho mình. Hai người nâng cốc chúc mừng. Văn Bác chạm cốc xong liền ngửa cổ tu ực một hơi hết cốc. Anh mỉm cười, nói:
- Tuyết à, em cứ tự nhiên, uống được bao nhiêu thì uống, không cần phải uống hết đâu!
Lương Tuyết uống nửa cốc rồi đặt xuống, sắc mặt hơi thay đổi. Cô nói:
- Em cứ uống là say, anh phải chăm sóc em chu đáo đấy!
- Đương nhiên rồi, em cứ yên tâm, anh sẽ chăm sóc em chu đáo!
- Thế thì em yên tâm rồi!
Lương Tuyết và Văn Bác uống một lát đã hết sạch cả bốn chai bia. Văn Bác lại vẫy tay bảo phục vụ:
- Cho anh thêm bốn chai nữa!
- Khoan đã, đừng gọi nhiều thế, uống nhiều quá rồi, sẽ say mất! – Lương Tuyết lắc đầu.
- Không sao đâu, say rồi làm tình càng hăng mà!
Sắc mặt Lương Tuyết đột nhiên trở nên rất khó coi. Văn Bác liền hỏi:
- Em sao thế?
- Ờ, không sao, em đi vệ sinh một lát! – Lương Tuyết nói.
Văn Bác lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, anh còn tưởng là Lương Tuyết không muốn thân mật với mình chứ. Văn Bác uống tới ngà ngà say, tâm trạng vô cùng phấn khởi, chưa bao giờ anh cảm thấy vui vẻ như bây giờ, lỗ chân lông dường như đều nở hết ra, toàn thân vô cùng dễ chịu. Nghĩ đến việc lát nữa có thể ôm người đẹp lên giường, anh lại thấy hừng hực trong người.
Giữa Lương Tuyết và Y Đồng, ai xinh đẹp hơn ai? Thực ra hai người họ là hai mẫu phụ nữ khác biệt, mặc dù đều đẹp nhưng phong cách lại khác nhau, “mùi vị” cũng khác nhau. Người xưa nói, mỗi người đàn bà đều có “mùi vị” riêng.
Y Đồng thuộc loại phụ nữ xinh đẹp nhưng chanh chua, hung tợn, vẻ ngoài nhìn có vẻ dịu dàng như thực chất rất ghê gớm, hơn nữa lại đa nghi, bên ngoài thì yếu đuối mà bên trong thì cứng rắn, còn thích điều khiển, sai khiến đàn ông, có thể coi là một mẫu phụ nữ quyền lực. Ở bên cạnh cô, Văn Bác cảm thấy vô cùng áp lực, cuộc sống cứ tồi tệ như ngày tận thế, khó mà nhẫn nhịn được. Còn Lương Tuyết là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng và biết quan tâm, tính tình ôn hòa, thấu tình đạt lý, vui vẻ, không gây áp lực cho người khác. Chẳng có gã đàn ông nào thích một người đàn bà mạnh mẽ hơn mình, càng chẳng có thằng đàn ông nào thích bị đàn bà điều khiển.
Ăn cơm xong, Lương Tuyết và Văn Bác đều đã ngà ngà say, đặc biệt là Văn Bác, anh đã say lắm rồi, bước đi cũng lảo đảo, Lương Tuyết phải dìu anh đi đến một khách sạn gần đó. Bởi vì bố mẹ Lương Tuyết ở nhà nên cô không dám dẫn anh về.
Sau khi thuê phòng, Lương Tuyết liền dìu Văn Bác đi tắm. Cô với Văn Bác cùng tắm, chẳng mấy chốc, Văn Bác đã tỉnh táo hơn. Anh nhìn thấy Lương Tuyết cũng đang khỏa thân tắm chung với mình liền cười bảo:
- Chúng ta là đôi uyên ương trong nhà tắm đấy!
- Sao? Anh không thích chứ gì?
- Không phải, anh thích lắm, thích chết đi được ấy! – Nói rồi, Văn Bác bắt đầu ôm hôn Lương Tuyết.
- Khoan đã…
Lương Tuyết còn chưa nói xong thì môi Lý Văn Bác đã áp chặt lấy môi cô. Lương Tuyết không tự chủ được nữa, chẳng mấy chốc đã bị cuốn vào cuộc mây mưa với Văn Bác trong phòng tắm.
Sau cuộc mây mưa, Lương Tuyết liền hỏi:
- Anh cảm thấy giữa em và vợ anh, ai hơn ai?
Văn Bác ngây người nhìn Lương Tuyết, không biết cô hỏi như vậy là có ý gì? Anh nhất thời không biết phải trả lời ra sao. Thực ra đáp án không cần nói cũng đã quá rõ ràng rồi. Nếu như Lương Tuyết không hơn Y Đồng thì Văn Bác đâu có ở bên cạnh cô?
Một lát sau, Văn Bác mỉm cười nói:
- Đương nhiên là em hơn rồi, nếu không sao anh ngày nào cũng quấn lấy em chứ?
Lương Tuyết ôm cổ Văn Bác, nhìn thẳng vào mắt anh, nói: - Anh không thấy là em không xinh đẹp bằng vợ anh à?
- Đồ ngốc, “trong mắt người tình hóa Tây Thi” mà, cái đẹp cũng đâu có tiêu chuẩn cụ thể!
- Nhưng vợ anh thực sự đẹp hơn em!
- Em nghĩ thế à?
- Đúng thế, em phải thừa nhận điều đó!
- Cho dù cô ta có đẹp hơn em cả trăm lần thì giờ anh chỉ yêu em thôi, không yêu cô ta!
- Anh yêu em vì cái gì?
- Anh yêu sự dịu dàng, yêu khí chất, yêu giọng nói, yêu sự quan tâm, yêu cơ thể của em!
- Ha ha, không phải anh vì quan hệ với em nên mới thích em đấy chứ?
- Đương nhiên là không rồi, anh vì yêu em nên mới quan hệ với em chứ không phải vì quan hệ với em nên mới thích em.
- Thật không?
- Thật, nếu không thì anh là loại vô liêm sỉ à?
- Hi vọng trong lòng anh cũng nghĩ vậy!
- Em yên tâm!
Văn Bác vòng tay siết chặt lấy Lương Tuyết, hai người lại quấn chặt lấy nhau. Tắm một cái thôi mà đến hơn hai tiếng đồng hồ, đúng là điên cuồng hết chỗ nói! Văn Bác đắm chìm trong thế giới dịu dàng của Lương Tuyết, không sao thoát ra được.
Người ta thường nói con người khó mà tự thoát khỏi tình yêu. Văn Bác lúc này đúng là như vậy. Anh yêu Lương Tuyết đến điên cuồng, còn Lương Tuyết cũng yêu thương Văn Bác sâu sắc. Văn Bác giờ cái gì cũng tốt, chỉ có điều trên mình anh vẫn còn một xiềng xích, đó là tờ đăng ký kết hôn, chính tờ giấy đăng ký kết hôn này đã khiến cho anh giờ đang là chồng của người khác.
Văn Bác hiện giờ rất muốn thoát khỏi xiềng xích. Anh đang nóng lòng giằng co để thoát ra, đòi lại sự tự do cho chính mình. Nhưng tình hình hiện giờ rất khó khăn. Áp lực đến từ gia đình khiến cho anh thở không ra hơi, hơn nữa hiện giờ Y Đồng đang có bầu, làm thế nào để xử lý mọi việc một cách ổn thỏa đây?
Cứ nghĩ đến sự ngang ngược, độc đoán, vô lý, thậm chí là biến thái của hai mẹ con Y Đồng là cái ý nghĩ muốn ly hôn của Văn Bác lại càng thêm mãnh liệt. Anh thật không dám tưởng tượng ra cảnh mình sẽ sống tiếp thế nào trong cái gia đình như vậy? Trước mặt bọn họ, anh chính là một kẻ bị sỉ nhục, một nạn nhân, hoàn toàn mất đi cái gọi là sự tôn nghiêm, mất hết nhân cách, chẳng giống một thằng đàn ông nữa.
Đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì đột nhiên điện thoại đổ chuông, là tin nhắn của Y Đồng. Cô viết: “Giờ anh đang ở đâu, anh về nhà ngay, chúng ta cần nói chuyện rõ ràng!”
- Sao thế? Anh phải về à? – Lương Tuyết hỏi.
- Anh không về, cô ta là một con điên! – Văn Bác nói.
- Nếu như vợ anh nghi ngờ chúng ta thì phải làm thế nào?
- Nghi ngờ càng tốt, anh đỡ phải giải thích!
- Anh không sợ chị ta à?
- Chuyện này sớm muộn gì cũng phải giải quyết!
Văn Bác chẳng buồn đoái hoài đến Y Đồng, phải ôm người đẹp đi ngủ trước đã. Cùng thưởng thức một giấc ngủ ngon lành với Lương Tuyết là quan trọng nhất. Tục ngữ có câu: ‘Đêm xuân đáng giá nghìn vàng’ mà.
Ngày hôm sau đi làm, tinh thần Văn Bác vô cùng sảng khoái, con người hừng hực sức sống. Vừa đến công ty, anh đã nhận được tin, công ty cử Lương Tuyết đi công tác với phó tổng Trần Giang vì công ty đã quyết định như vậy nên anh chẳng thế thay đổi được.
Đợi Lương Tuyết chuẩn bị hành lý xong, Văn Bác liền tìm một nơi không có người, nói chuyện với Lương Tuyết. Anh dặn dò:
- Em ra ngoài phải chú ý an toàn, nhớ chăm sóc cho bản thân nhé!
Lương Tuyết mỉm cười:
- Sao thế, anh không nỡ rời xa em à?
- Đúng thế, em đi rồi, trái tim anh cũng theo em đi luôn!
- Anh đừng như vậy, trông cứ như mất hồn ấy. Phải vui lên chứ, em đi rồi lại về mà!
- Nhưng mà anh sẽ chờ đến sốt ruột mất!
- Đâu phải là sinh ly tử biệt, thật là…
Tiễn Lương Tuyết lên đường mà Văn Bác đứng ngồi không yên, tinh thần bất an. Hai tuần đối với Văn Bác mà nói rõ ràng là quá dài. Nếu như anh được đi chung với Lương Tuyết thì tốt biết mấy!
Văn Bác đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì đột nhiên thư ký Trần Na hoảng hốt chạy vào. Cô hốt hoảng nói:
- Giám đốc Lý, có thể giúp em một chút được không?
- Sao thế?
- Tủ hồ sơ mở mãi không được, chủ tịch bảo em tìm một ít tài liệu. Em lo chết đi được, anh giúp em xem thử đi.
- Không thành vấn đề, đi nào!
Đến phòng để tài liệu, Văn Bác nhìn vào hai cái tủ tài liệu, cầm chìa khóa, vặn trái vặn phải mà khóa vẫn không mở được. Anh lấy tay kéo thử mới phát hiện ra cái ổ khóa bị gỉ sắt bịt chặt rồi. Anh nói:
- Bên trong bị gỉ bịt chặt rồi, anh xuống nhà tìm một ít dầu bôi trơn xem sao!
Văn Bác đến chỗ dì Trương – lao công để xin một ít dầu máy. Lúc đi ra, anh phát hiện ra cổ mình đau nhói như bị kim châm, dường như có con gì đó đang cắn anh. Anh vội vàng đưa tay lên gãi, phát hiện ra một con côn trùng màu đen. Văn Bác nói:
- Dì Trương à, dì phải phun thuốc diệt côn trùng đi, bên trong có nhiều côn trùng lắm!
Về đến phòng tài liệu, Văn Bác liền nhỏ vài giọt dầu máy vào trong ổ khóa, đang vặn thử xem đã được chưa thì Trần Na hỏi:
- Cổ anh làm sao thế kia?
- Ờ, ban nãy ở dưới tầng bị con gì nó đốt ấy mà!
- Có đau không? Sưng lên rồi kia kìa!
- Không sao đâu!
Chẳng mấy chốc tủ tài liệu đã được mở ra, Trần Na vui lắm, vội vàng cảm ơn Văn Bác. Văn Bác nói:
- Chỉ là chuyện nhỏ, có gì đâu!
Làm việc cả ngày bận rộn khiến cho Văn Bác có chút mệt mỏi. Đi làm về đến nhà, Y Đồng đang ngồi xem tivi trong phòng khách. Văn Bác chẳng buồn đếm xỉa đến cô, cởi quần áo định đi tắm thì đột nhiên Y Đồng lạnh lùng hỏi:
- Vết son trên cổ anh kia là của ai?
- Cái gì? Vết son á? Làm gì có vết son nào? – Văn Bác sững người, khó hiểu hỏi.
- Trên cổ anh kia kìa! – Y Đồng bực bội gắt.
Văn Bác lật cổ áo ra, soi vào gương, quả nhiên thấy cổ mình có một vết đỏ rất rõ, trông giống như một bông hoa đào vậy.
Văn Bác nghĩ, chắc chắn đây là vết đốt của côn trùng lúc đi tìm dầu máy.
Anh thờ ơ nói:
- Đây là vết côn trùng cắn, không phải là son!
- Đừng có lừa tôi, tôi còn không nhận ra à? – Y Đồng lớn tiếng.
- Đây hoàn toàn không phải là vết son môi, hôm nay tôi bị côn trùng cắn!
- Côn trùng cắn á? Chỉ có mình anh nghĩ ra, anh chớ có nói nhầm, nói dối cũng tìm một cái cớ cho hợp lý một tí!
- Sao cô không chịu tin người khác nhỉ?
- Tại sao côn trùng không cắn anh vào chỗ khác mà lại cắn trúng cổ anh thế kia?
- Làm sao tôi biết được? Lẽ nào côn trùng nó hỏi ý kiến trước khi đốt tôi chắc? – Văn Bác cũng bắt đầu tức sôi lên.
- Chỉ có quỷ mới tin anh, đây đã chẳng phải là lần đầu rồi! – Y Đồng nhắc lại chuyện cũ.
Còn nhớ có một hôm sau khi kết hôn, Văn Bác về nhà, trên cổ có một vết đỏ. Y Đồng nhìn thấy trên cổ anh có vết đỏ liền chất vấn anh là dấu son của ai. Cô nghi ngờ anh hú hí với người phụ nữ khác nên đã làm ầm lên, cứ một mực hỏi anh đó là người nào. Mặc dù Văn Bác đã hết lời giải thích nhưng Y Đồng vẫn không chịu tin, vừa chửi bới, vừa đấm đá, vừa cắn anh. Văn Bác thực sự chẳng còn cách nào khác đành phải đi tìm bác sĩ chuẩn đoán. Bác sĩ nói là do anh bị dị ứng, nhưng Y Đồng lại cho rằng anh đã mua chuộc bác sĩ để lừa cô. Tối hôm ấy, Y Đồng liền gọi điện cho cả nhà mình, mẹ cô ta tưởng con gái bị bắt nạt, vừa vào cửa đã chửi bới Văn Bác. Nghĩ đến việc vừa mới kết hôn chưa lâu nên Văn Bác đành phải nhẫn nhịn. Ngày hôm sau, anh đến bệnh viện lớn tìm bác sĩ kiểm tra, xác định đúng là dị ứng, anh cầm tờ kết quả kiểm tra về, ném ra trước mặt Y Đồng, chuyện này mới tạm thời lắng xuống.
Đến hôm nay lại xảy ra chuyện này, Văn Bác cuối cùng cũng nổi điên lên. Y Đồng quyết không chịu buông tha, liền gọi điện về nhà. Chẳng mấy chốc bố mẹ cô lại kéo đến. Xem ra lần này sự việc lại trở nên nghiêm trọng rồi.
Mẹ Y Đồng vừa vào đến cửa đã lớn tiếng:
- Sao mày lại bắt nạt con gái tao hả? Mày là đồ chết tiệt, rốt cuộc mày muốn thế nào?
Văn Bác bực bội nói:
- Tôi cảnh cáo bà, đừng có mắng chửi người khác, có gì từ từ nói!
- Ha, mày oai nhỉ? Khốn kiếp, ra vẻ cái gì chứ? Đồ nhà quê!
- Tôi nói lại lần nữa, bà đừng có nói mấy lời bẩn thỉu đó, nếu không tôi sẽ không khách sáo với bà đâu!
- Mày đủ lông đủ cánh rồi chứ gì? Muốn đá Y Đồng nhà tao chứ gì?
- Tôi đã nói rồi, đây không phải là vết son!
- Không phải thì là cái gì?
Văn Bác thực sự phẫn nộ, chẳng còn để ý đến lịch sự với văn hóa nữa, anh cũng chẳng muốn tôn trọng một người mẹ vợ như vậy. Anh chỉ vào mặt bà ta, chửi:
- Mẹ kiếp, bà đừng có ức hiếp người khác thái quá! Bà mở to hai mắt của bà lên mà nhìn cho kĩ đây rốt cuộc có phải là vết son không?
- A thằng này giỏi, mày dám chửi bà à? – Mẹ Y Đồng gào lên.
- Chính bà chửi tôi trước, tôi cũng chỉ đáp trả bà thôi! Làm người phải có đi có lại mà!
- Mày… Mày… tức chết đi được! – Mẹ Y Đồng tức nghẹn họng.
- Anh hãy tôn trọng bố mẹ tôi một chút! – Y Đồng giận dữ nói.
- Cô đã từng tôn trọng bố mẹ tôi chưa? Đối với loại người không có giáo dục như các người, tôi không cần phải tôn trọng gì hết! – Văn Bác chửi lại.
Những điều Văn Bác nói khiến cho Y Đồng tức đỏ mặt, nói không nên lời. Văn Bác cảm thấy vô cùng hả hê.
Mẹ Y Đồng kiểm tra vết đỏ trên cổ Văn Bác. Tỉ mỉ quan sát suốt cả buổi, bà ta nói với Y Đồng:
- Đây chỉ là một vết mẩn đỏ, không phải là son.
- Mẹ à, mẹ nhìn cho kĩ đi!
- Không cần xem nữa, mẹ xem kĩ lắm rồi!
- Hả? Không phải thật á? – Y Đồng có vẻ sốt ruột.
- Hừ! – Văn Bác hừ giọng, lườm hai mẹ con cô ta.
Lần này thì Y Đồng mặt trắng bệch ra rồi. Hai mẹ con cô ta chỉ biết nhìn nhau. Văn Bác mặc áo vào, cảm giác vô cùng sảng khoái. Miệng hát khe khẽ, lấy thức ăn trong tủ lạnh ra, nói:
- Tôi đi nấu cơm, các người có ở đây ăn cơm không?
Y Đồng ngồi yên bất động. Mẹ cô ta nói:
- Y Đồng, con về nhà ăn cơm với mẹ!
- Mẹ à, mẹ có thể nuốt trôi cục tức này sao?
- Con à, con còn muốn thế nào nữa?
- Con muốn anh ta phải nói xin lỗi!
- Cái gì? Tôi xin lỗi cô á? Dựa vào cái gì? – Văn Bác nghe thấy liền điên tiết gắt.
- Con à, đừng gây chuyện nữa có được không?
- Không được, con hôm nay nhất định phải bắt anh ta xin lỗi!
- Tôi sai ở đâu hả? Dựa vào cái gì mà tôi phải xin lỗi cô, cô đừng có nằm mơ!
- Dựa vào việc hôm nay anh sỉ nhục tôi! – Y Đồng nói.
- Cái gì? Tôi sỉ nhục cô á? Đầu óc cô có vấn đề à? – Văn Bác tức điên lên.
- Thôi bỏ đi, bỏ đi, về nhà với mẹ đi! Nghe lời mẹ lần này! – Mẹ Y Đồng khuyên con gái.
- Không đi đâu hết! – Y Đồng vung tay ném cái cốc trà về phía Văn Bác.
- Tôi cảnh cáo cô, đừng có mà quấy rầy tôi nữa, thường ngày cô gây chuyện vô cớ tôi chẳng so đo làm gì, nếu như cô còn cố tình gây chuyện nữa thì đừng trách tôi trở mặt vô tình! – Văn Bác sầm mặt nói.
- Mẹ kiếp, anh dám không?
- Tôi mà không dám tôi gọi cô bằng mẹ!
Nghĩ một lát, anh nói:
- Tôi ở quê lên, cô xem thường tôi cũng được, nhưng bố mẹ tôi đã làm gì cô nào? Họ đến đây, cô xem thường họ, lườm nguýt họ, còn đuổi họ ra khỏi nhà. Dù thế nào, bố mẹ tôi cũng là bố mẹ chồng của cô, cô không hiếu thuận với họ thì thôi, nhưng cô phải tôn trọng họ một chút! Cô cũng là người có học hành đàng hoàng, những việc cô làm có còn giống hành động của con người nữa không? Bố mẹ cô là người, cần được tôn trọng, bố mẹ tôi không phải là người à? Thế nên không cần tôn trọng chứ gì? Tôi cảnh cáo cô lần nữa, trước khi ly hôn, bố mẹ tôi vẫn là bố mẹ chồng của cô, yêu cầu cô hãy đối xử tốt với họ, nếu không tôi sẽ thay bố mẹ dạy dỗ cô, dạy cho cô biết phải làm thế nào để tôn trọng bề trên!
- Tôi liều mạng với anh! – Y Đồng xông đến như một con thú điên, hai tay cào cấu loạn xạ. Chẳng mấy chốc, mặt Văn Bác đã bị cào rớm máu.
- Đừng đánh nữa, đừng đánh nữa! – Mẹ Y Đồng vội vàng kéo cô ta ra, vội vàng can ngăn.
Văn Bác đứng ngây ra, đưa tay sờ lên mặt. Nhìn thấy vết máu tươi trên tay, anh nổi trận lôi đình:
- Mẹ kiếp! – Văn Bác vung tay tát một cái khiến cho Y Đồng ngã ra đất.
- Tôi giết chết cô! – Văn Bác gầm lên, tay cầm cái ghế đập vào người Y Đồng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook