Kết Hôn - Ly Hôn
Chương 6

Ngày hôm sau, hai người cùng nhau đi làm. Trên đường đi, họ vừa nói vừa cười, lấy lại được trạng thái vui vẻ như bình thường. Văn Bác đưa vợ tới công ty trước rồi mới đi làm. Mặc dù phải lái xe hơn 15km nhưng để lấy lòng cô, anh đành phải làm như vậy.

Ở cơ quan, Văn Bác bỗng nhiên nhận được điện thoại. Mẹ nói với anh là bố bị bệnh dạ dày, rất nghiêm trọng, bác sĩ bảo là bị loét dạ dày, nhưng hiện giờ nhà không có tiền.

Trong lòng Văn Bác vô cùng lo lắng, chỉ hận không thể mọc cánh để bay về với bố mẹ ngay lập tức.

Chiều đi làm về, Y Đồng gọi điện bảo anh về nhà mẹ đẻ với mình, Văn Bác không muốn đi, anh cảm thấy việc đó chẳng khác gì sự giày vò đối với mình. Mỗi ngày tan làm đều phải mất hơn một tiếng đồng hồ đến đó, từ đó đi làm lại mất hơn một tiếng nữa, nếu gặp lúc tắc đường thì cả đi cả về phải mất đến ba tiếng đồng hồ. Trong khi đó nếu về nhà thì cả đi cả về chỉ mất một tiếng. Nhưng anh không caĩ lại được với Y Đồng nên đành phải đồng ý.

Buổi tối lúc ngồi ăn cơm, Y Đồng hỏi chồng: “Ông xã, anh có lương rồi à?”

- Ừ! – Văn Bác đáp.

- Được bao nhiêu?

- Một nghìn tám trăm tệ!

- Ừ, thế tiền đâu?

- Trong thẻ của anh!

- Văn Bác, sao con không đưa tiền cho Y Đồng cầm? Nó là vợ con, tiền nên giao hết cho nó mới phải! – Mẹ Y Đồng nói chen vào.

- Mẹ à, tháng này con có bạn học đến chơi, con phải tiếp đãi…

- Giờ con giao thẻ cho Y Đồng đi! - Văn Bác còn chưa nói hết, mẹ Y Đồng đã ngắt lời anh.

- Sáng nay mẹ con gọi điện nói bố con bị bệnh, con phải về nhà thăm bố!

- Không được, con phải đưa thẻ ngân hàng cho Y Đồng giữ, nó là vợ con! – Mẹ Y Đồng gắt.

- Chuyện này… - Văn Bác có chút miễn cưỡng.

- Cái thằng này, đầu con có vần đề à? Tiền lương không đưa cho vợ con sao được? – Mẹ Y Đồng nói như thúc ép.

Văn Bác hết cách, đành phải lấy thẻ ngân hàng ở trong túi ra, giao cho Y Đồng. Y Đồng cầm lấy thẻ ngân hàng của anh, mỉm cười hài lòng. Mẹ vợ thấy thế mới chịu thôi.

Văn Bác thầm nhủ, bố mẹ sinh anh ra, nuôi nấng anh, cho anh đi học đại học, mất bao nhiêu tiền, chịu bao nhiêu là khổ cực, cho bố mẹ chút tiền mình kiếm được chẳng lẽ không được? Kể từ khi tốt nghiệp đến giờ, anh vẫn chưa báo đáp được gì cho bố mẹ. Mặc dù nói Y Đồng là vợ của mình nhưng có ấy cũng có lương, một tháng hơn tám nghìn tệ, có tiêu cũng chẳng hết, còn của anh được có hơn một nghìn tệ, vốn dĩ đã chẳng đáng bao nhiêu, dựa vào đâu mà đòi cầm hết chứ? Hơn nữa, đàn ông trong người mà không có tiền thì còn ra thể thống gì nữa? Đi tiếp khách thì biết làm thế nào? Làm thế nào mà quan hệ bạn bè? Làm thế nào giải quyết vấn đề.

Văn Bác vô cùng ân hận vì đã lấy vợ. Anh thầm nghĩ, nếu như anh có cơ hội được lựa chọn thì cả đời này anh có độc thân cũng không thèm cưới vợ, cùng lắm thì làm thầy tu là cùng chứ gì.

Bị vợ thu thẻ ngân hàng, anh thật sự không nuốt nổi ấm ức này, trong lòng vô cùng hậm hực. Bệnh của bố, bác sĩ đã chẩn đoán là loét dạ dày, nên ông vẫn đang nằm liệt giường, giờ tiền lương lại bị vợ giữ, anh phải làm sao đây? Ngày hôm sau đi làm, anh nhăn nhó mặt mày, vò đầu bứt tai nghĩ cách.

Lương Tuyết rất tinh ý, nhìn thấy Văn Bác mặt nhăn mày nhó liền hỏi: “Văn Bác, anh làm sao thế? Sắc mặt khó coi quá, anh khó chịu ở đâu à?”

- Không sao, có thể là do không nghỉ ngơi tốt!

- Có phải anh lại ốm rồi không?

- Đâu có!

- Nếu như anh khó chịu ở đâu thì mau đi khám bác sĩ, đừng kéo dài thời gian!

- Thật sự không có việc gì mà!

- Đừng lừa em, em biết chắc chắn anh có gì khó nói, mau nói với em đi, nếu như anh tin em!

- Chuyện này…

- Đừng dài dòng nữa, mau nói em biết đi!

Lương Tuyết mở to đôi mắt sáng như sao chờ đợi Văn Bác, ánh mắt cô tràn đầy sự dịu dàng và quan tâm. Chỉ là đồng nghiệp mà Lương Tuyết còn quan tâm đến anh như vậy, thế mà vợ anh… Văn Bác cảm thấy xót xa như có ai xát muối vào ruột gan mình.

Ngập ngừng hồi lâu, anh nói: “Bố anh bị loét dạ dày, anh định gửi ít tiền về nhà cho bố chữa bệnh, nhưng tiền lại bị vợ giữ rồi, anh chỉ căm hận bản thân mình vô dụng! Haiz…”

- Hả? Vợ anh cũng thật quá quắt! Đúng là không phải người mà, chẳng có lương tâm gì hết!

- Đúng thế, sớm muộn gì cô ấy cũng bị báo ứng!

- Văn Bác, đây là hai nghìn tệ, em mới nhận lương, anh cầm lấy, gửi về cho bác chữa bệnh đi, tuyệt đối không được kéo dài thời gian!

- Thế này… thế này thì không được!

- Không sao đầu, anh cứ cầm đi!

- Lương của em đâu có nhiều, anh cầm tiền rồi em biết làm thế nào?

- Đừng nói nhiều nữa, mau cầm tiền đi điều trị cho bác trai, tránh để lâu quá!

- Thế này…

- Haiz, em cho anh vay, sau này có tiền anh trả em là được rồi!

- Được, cảm ơn em!

Hai nghìn tệ của Lương Tuyết đúng là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Anh hiện giờ rất cần tiền, bệnh tình của bố anh nghiêm trọng như vậy, làm con, trong lòng anh khó chịu lắm! Lúc khó khăn nhất Lương Tuyết đã chìa tay ra giúp đỡ khiến anh vô cùng cảm kích, vội vàng xin nghỉ rồi chuẩn bị về quê.

Ở công ty, Lương Tuyết rất quan tâm đến Văn Bác, Văn Bác cũng rất quan tâm đến Lương Tuyết. Lương Tuyết là một trong những đồng nghiệp thân thiết nhất của Văn Bác, hai người họ dường như chẳng có chuyện gì là không thể nói với nhau, cũng có thể coi Lương Tuyết như một hồng nhan tri kỷ của Văn Bác.

Tối hôm ấy, Văn Bác nhắn tin cho Y Đồng, nói mình phải về nhà thăm bố, sau đó tắt điện thoại. Anh không về nhà, ngay cả quần áo cũng không cầm mà mua vé tàu hỏa về quê luôn. Nếu không làm như vậy, anh e ngay đến nhà mình cũng không về nổi, do đó đành phải tiền trảm hậu tấu, lòng thầm nhủ: đều do các người ép tôi ra nông nổi này!

Đêm hôm ấy anh về đến quê. Bố anh đang nằm trên giường bệnh, đau đớn rên rỉ, mẹ anh đứng cạnh, buồn bã thở dài, đôi lông mày nhíu chặt lại. Văn Bác lập tức đưa bố lên bệnh viện lớn ngay trong đêm, đó là bệnh viện tốt nhất của cả thành phố. Chẳng mấy chốc, anh đã làm xong thủ tục nhập viện cho bố…

Qua một tuần điều trị, bố anh đã đỡ hơn một chút, có thể ra viện. Hai mẹ con anh mừng lắm. Về đến nhà, anh thử thăm dò bố mẹ: “Bố mẹ à, con muốn ly hôn với vợ con!”

- Cái gì? Con muốn ly hôn? – Bố mẹ anh tỏ vẻ ngạc nhiên.

- Bố à, mẹ à, bố mẹ không biết đấy thôi, những ngày tháng này con đã chịu đủ lắm rồi, thực sự không thể tiếp tục được nữa!

- Không được, bố không đồng ý! – Bố anh quát lên.

- Mẹ cũng không đồng ý! – Mẹ anh cũng nói.

- Tại sao ạ?

- Con à, bố mẹ khó khăn lắm mới cho con học lên đại học, trở thành người thành phố, lấy được vợ thành phố, an cư lập nghiệp ở trên đấy. Bố mẹ được nở mày nở mặt với hàng xóm! Giờ con đòi ly hôn, như thế là làm mất mặt tổ tiên nhà mình, con có biết không hả? – Bố anh nói.

- Bố à, con thật sự chịu đựng đủ lắm rồi! Con không thể sống với cô ấy được nữa, cái gì cô ấy cũng ràng buộc con, ngay cả việc về đây thăm bố, cô ấy cũng không cho! – Văn Bác uất ức nói.

- Cho dù là thế cũng không được. Bố mẹ chẳng sống được bao lâu nữa, không cần con phải lo! – Bố tức tối nói.

- Con không thể chịu nổi con dâu của bố với mẹ cô ta nữa rồi! Đúng là không phải con người mà! Con chịu không nổi, con nhất định phải ly hôn! – Văn Bác muốn nhận được sự đồng tình và thấu hiểu của bố mẹ.

- Đồ khốn, mày định làm tao tức chết phải không? – Bố Văn Bác giận điên người, chưa nói hết câu đã ho sặc sụa.

- Bố à, bố đừng giận, bố từ từ nghe con nói đã!

- Mày là đồ nghịch tử, bao thế hệ nhà ta làm gì có ai ly hôn, thế mà mày dám ly hôn à? Tao đánh gãy chân mày! – Bố Văn Bác tức đến đỏ mặt tía tai.

- Con à, con đừng ly hôn, mẹ xin con đấy, mẹ cầu xin con đấy! – Mẹ anh nói.

- Mẹ, mẹ đừng như vậy!

- Con nghe lời mẹ đi, đừng ly hôn có được không?

- Bố, mẹ, bố mẹ không biết con dâu của bố mẹ độc tài đến mức nào đâu. Lần trước con về thăm bố mẹ, cô ta sợ con cho bố mẹ tiền nên đã lục soát người con. Lần này con về đưa bố đi khám bệnh, cô ta còn thu thẻ ngân hàng của con, cô ta hoàn toàn không quan tâm gì đến bố mẹ, không hiếu thảo với bố mẹ, còn đối xử với con như vậy nữa… Thế là kiểu con dâu gì chứ? - Văn Bác nhăn nhó khổ sở.

- Mày không biết nhẫn nhịn hay sao hả con? – Bố Văn Bác than thở.

- Con thật sự không thể nhẫn nhịn nổi nữa. Bố mẹ sinh con, nuôi con đâu có dễ dàng, con không thể bất hiếu với bố mẹ được!

- Bố mẹ không cần con phải báo hiếu, cũng không cần con phải lo lắng, chỉ cần con có thể làm người thành phố thì bố mẹ có chết cũng yên lòng! – Mẹ nói.

- Mẹ ơi, mẹ đừng nói như vậy! Con làm sao có thể không lo lắng cho bố mẹ được? Con có cái ăn thì bố mẹ cũng có, nếu con không báo hiếu bố mẹ thì sét đánh chết con đi!

- Nếu con đã có hiếu với bố mẹ như vậy thì lần này hãy nghe lời mẹ! Đừng ly hôn có được không? Ở nông thôn, chuyện ly hôn chẳng vẻ vang gì, mất mặt lắm con ạ! – Mẹ anh than thở.

Văn Bác không nói gì, trong lòng vô cùng khó chịu, anh gần như muốn bật khóc.

Bố Văn Bác thấy con trai không nói gì liền quát lên: “Nếu mày mà dám ly hôn, tao chết cho mày xem…” – Còn chưa nói hết câu, ông lại ho sù sụ.

Văn Bác sợ toát mồ hôi, chỉ lo bố mình có mệnh hệ gì, nếu vậy thì cả đời này anh chẳng thể yên lòng. Nghĩ vậy, anh đành đáp: “Thôi được rồi, con không ly hôn nữa!”

Vì bố mẹ không đồng ý nên Văn Bác đành phải tạm thời gác chuyện ly hôn sang một bên. Nhưng cứ nghĩ đến cuộc sống tương lai anh lại thấy chán nản.

Văn Bác ở nhà mấy ngày. Tình hình sức khỏe của bố anh đã có chuyển biến tốt, tạm thời không có nguy hiểm gì, mẹ anh vừa lo liệu việc nhà, chăm sóc chồng, vừa nuôi lợn và giặt quần áo thuê cho người ta, kiếm thêm chút tiền chăm lo gia đình. Trước khi bố Văn Bác nằm viện, ông làm việc ở công trường gần đó, giờ ông bị bệnh, không thể làm việc nặng được nữa, mẹ anh đành phải kham nhiều việc hơn để kiếm tiền nuôi gia đình.

Bố đã khỏe hơn, Văn Bác cũng phải về đi làm. Bố mẹ anh liền giục anh về, sợ ảnh hưởng đến công việc của anh, vì thế, Văn Bác đành phải về nhà.

Sau mấy tiếng đồng hồ ngồi tàu, anh về đến nhà đã là tám giờ tối. Về đến nơi, anh không thấy vợ mình ở nhà, không cần hỏi Văn Bác cũng biết là vợ ở bên nhà mẹ đẻ. Văn Bác thầm nghĩ, cô không có nhà cũng tốt, tránh được phiền phức, anh cũng đang cần yên tĩnh.

Anh vô cùng mệt mỏi, bắt đầu tắm rửa, thay quần áo, chuẩn bị đồ ăn. Làm xong mọi việc, anh định gọi điện báo với bố mẹ đã về nhà bình an. Vừa mới mở máy, một núi tin nhắn của Y Đồng đã liên tục đổ đến, chất đầy trong hòm thư của anh. Nội dung về cơ bản vẫn là chửi bới và sỉ nhục anh, chất vấn anh tại sao không chào hỏi rồi mới đi. Văn Bác đọc từng tin một, tức muốn xì khói.

Anh còn chưa đọc xong đã nhận được điện thoại của Y Đồng, cô mở miệng là chửi bới: “Anh chết ở đâu rồi hả? Bao nhiêu ngày mà không về nhà?”

- Sao cô cứ mở miệng ra là mắng nhiếc người khác thế hả?

- Anh đáng chửi. Mấy ngày này anh đi hú hí với con nào hả?

- Tôi về nhà đưa bố đi trị bệnh!

- Xí, có chúa mới biết anh đã làm cái gì! Tại sao chưa chào hỏi mà anh đã đi thế hả?

- Chẳng phải tôi đã nhắn tin cho cô rồi sao?

- Thế tại sao không bàn bạc với tôi trước?

- Tôi mà bàn bạc với cô, liệu cô có cho tôi đi không?

- Giờ anh đang ở đâu?

- Tôi về rồi!

- Anh còn biết đường về à? Tôi tưởng anh chết đường chết chợ rồi chứ?

- Không nói với cô nữa, tôi phải nghỉ ngơi!

Văn Bác liền cúp điện thoại. Y Đồng lại gọi đến nhưng Văn Bác nhất quyết không nghe. Anh tắt máy luôn. Không nghe thì đầu óc đỡ mệt.

Nửa đêm, Văn Bác đang ngủ ngon thì đột nhiên cửa mở, Y Đồng hung hổ lao vào. Cô chẳng nói chẳng rằng, giật phăng cái chăn ra rồi lao bổ vào chồng. Văn Bác trợn mắt quát: “Cô đừng bắt nạt người khác thái quá!”

Y Đồng vẫn không chịu bỏ qua, hai người lại bắt đầu cãi nhau, Văn Bác rất mệt mỏi, thấy Y Đồng cứ đánh mình tới tấp liền với lấy áo rồi lao ra cửa, bỏ lại Y Đồng với tiếng chửi bới và bát đĩa mà cô ném ra.

Ra khỏi cửa rồi, Văn Bác chẳng biết nên đi đâu. Anh đi lang thang trên đường, trái tim như tan nát, nhớ lại những ngày tháng sau khi kết hôn chẳng khác gì ác mộng. Người ta nói hôn nhân là mật ngọt, là hạnh phúc, nhưng với anh, hôn nhân thật đáng sợ.

Đang nghĩ ngợi mông lung thì đột nhiên anh nhìn thấy một cái bóng quen thuộc trước mặt, nhìn kỹ hóa ra là Lương Tuyết. Anh còn chưa kịp mở miệng thì Lương Tuyết đã lên tiếng: “Văn Bác, anh về khi nào vậy?”

- Anh mới về hôm nay. Sao em còn chưa về nghỉ?

- Em qua nhà người bạn có chút việc nên về muộn. Sao anh cũng chưa về nghỉ thế?

- Anh ra ngoài đi dạo một chút, không ngủ được!

- Thế à? Nhìn sắc mặt anh không được tốt, có phải lại cãi nhau với vợ không?

Văn Bác cười như mếu, không trả lời thẳng vào câu hỏi nhưng Lương Tuyết đã đoán ra. Cô thở dài: “Văn Bác à, anh sống khổ sở thật đấy!”

- Anh còn khó chịu hơn là chết đấy!

- Em khuyên anh cứ ly hôn đi, ly hôn càng sớm càng tốt!

- Anh đang cân nhắc, đang tranh thủ thoát khỏi cô ta càng sớm càng tốt!

- Đi thôi, em mời anh đi uống cà phê nhé!

- Không, không, để anh mời em!

- Em biết giờ anh đang khó khăn, cứ để em mời!

Lương Tuyết một mực đòi mời Văn Bác uống cà phê, Văn Bác đành phải nhận lời. Hai người vào một quán cà phê tên là Lam Thuần, vừa uống vừa nói chuyện. Thường ngày, Văn Bác và Lương Tuyết đều nói chuyện trên công ty chứ anh nào dám gặp gỡ riêng tư với người khác phái. Y Đồng cực kỳ nhạy cảm, nếu bị cô phát hiện thì chỉ có chết. Y Đồng không chịu được cảnh Văn Bác đi với bất kỳ người con gái nào khác, đó là yêu cầu của cô.

Hai người ngồi xuống bàn, Lương Tuyết liền hỏi Văn Bác về tình hình của bố anh. Văn Bác nói với cô rằng bố anh đã khỏe hơn rồi cảm ơn cô đã quan tâm và giúp đỡ mình. Văn Bác hỏi Lương Tuyết liệu có cơ hội làm lại với bạn trai không. Lương Tuyết nói: “Tất cả đã kết thúc rồi, hiện giờ một mình cũng rất ổn. Ít nhất cảm giác rất thoải mái.” Sau đó hai người lại nói chuyện công việc và những phiền phức trong cuộc sống. Lương Tuyết liên tục phải khơi thông tư tưởng cho Văn Bác, bảo anh phải nghĩ thoáng một chút, đừng bận tâm mấy chuyện vớ vẩn, ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc, dù gì sức khỏe cũng vẫn quan trọng nhất.

Văn Bác nói chuyện với Lương Tuyết một lúc, thấy tâm trạng đã thoải mái hơn nhiều. Hai người đang nói chuyện vui vẻ thì đột nhiên có một người xông vào, Văn Bác chưa kịp nhìn rõ là ai thì đã lãnh trọn mấy cú đấm mạnh như búa bổ vào ngực. Lúc này anh mới nhận ra, người ấy không phải ai khác mà chính là vợ anh, Y Đồng.

Y Đồng phẫn uất, mở miệng ra là mắng chửi: “Nửa đêm nửa hôm anh không ngủ, hóa ra là chạy ra đây để hẹn hò với con khốn này!”

- Đừng hiểu lầm, chúng tôi chỉ là bạn bè bình thường, cô đừng nghĩ bậy bạ!

- Nửa đêm nửa hôm anh không về nhà mà ở với người đàn bà khác để làm gì?

- Cô hiểu nhầm rồi, bọn tôi chẳng có gì hết!

- Anh tưởng tôi mù à? Càng lúc anh càng quá quắt!

- Chúng tôi hoàn toàn trong sáng, chỉ là đồng nghiệp thôi! – Thấy Y Đồng vẫn chưa chịu buông tha, Lương Tuyết đành phải giải vây.

- Cô thật là đồ mặt dày! Tôi chưa từng thấy kẻ nào đê tiện như cô đấy, nửa đêm nửa hôm quyến rũ chồng người khác ra ngoài – Y Đồng chỉ thẳng vào mặt Lương Tuyết mà mắng.

- Văn Bác, xin lỗi nhé, đã để cho vợ anh hiểu nhầm. Em đi trước đây! – Lương Tuyết có chút ngại ngùng.

Y Đồng vẫn kéo lấy áo của Văn Bác không chịu buông tha, hai người cãi nhau mỗi lúc một gay gắt. Văn Bác không thể hiểu nổi mình chỉ đi uống cà phê với đồng nghiệp thôi, lẽ nào giữa đồng nghiệp với nhau mà không thể ngồi uống một cốc cà phê sao? Hơn nữa, pháp luật đâu có quy định đàn ông sau khi kết hôn không thể đi uống cà phê với đồng nghiệp nữ? Rõ ràng Y Đồng còn độc tài hơn cả Viên Thế Khải[1].

[1] Một đại thần cuối đời nhà Thanh và là nhà chính trị đầu thởi Trung Hoa dân quốc.

Văn Bác vì cãi nhau với vợ nên muốn ra ngoài tĩnh tâm lại, tình cờ gặp đồng nghiệp rồi nhân tiện vào quán uống cốc cà phê, thật chẳng ngờ lại khiến vợ càng thêm hiểu nhầm, đúng là ngoài sức tưởng tượng! Điều kỳ lạ là làm sao Y Đồng biết anh ở đây? Lẽ nào cô biết xem bói? Hay là theo dõi mình?

Văn Bác có nằm mơ cũng chẳng ngờ khi anh và Lương Tuyết vừa mới bước chân vào quán cà phê đã bị một người ngồi trong quán nhìn thấy. Người này lập tức gọi điện cho Y Đồng. Người này chẳng phải ai khác mà chính là bạn thân của Y Đồng, Ngô Liễu. Ngô Liễu cũng hẹn hò với một đàn ông khác ở quán cà phê này, chồng cô không có nhà, thường xuyên đi công tác nên cô cũng đi tìm ai đó để giết thời gian. Cứ ở nhà suốt, một mình trong căn phòng trống không thì quá sức tẻ nhạt, cô thực sự không chịu nổi.

Khi Ngô Liễu phát hiện ra Văn Bác và Lương Tuyết, cô liền gọi điện cho Y Đồng rồi lặng lẽ bỏ đi, tránh để Văn Bác phát hiện ra rằng chính mình là người mách tội anh ta. Điều quan trọng hơn là để tránh bị Y Đồng và Văn Bác phát hiện ra mình có quan hệ vụng trộm với một người đàn ông khác.

Văn Bác không muốn cãi nhau với Y Đồng nên bỏ về nhà trước. Y Đồng không về nhà, chắc là về nhà mẹ đẻ rồi. Văn Bác cũng chẳng muốn nghĩ nhiều làm gì, vợ không về nhà thì anh càng được yên tĩnh.

Về đến nhà, đầu óc Văn Bác quay mòng mòng. Anh thậm chí chẳng buồn tắm rửa mà đi thẳng vào phòng ngủ. Không có vợ ở nhà, anh càng thấy nhẹ nhõm, chẳng có ai quấy rầy, ngủ một mạch đến sáng, cứ như thể được quay trở lại những ngày tháng trước khi lấy vợ vậy.

Sáng hôm sau đi làm, vừa gặp anh, Lương Tuyết đã quan tâm hỏi: “Tối qua anh không sao chứ?”

Văn Bác nói: “Không sao, em đừng lo!”

- Thế thì tốt! Em chỉ sợ to chuyện!

- Không đâu!

- Em về rồi mà cứ nơm nớp trong lòng, chỉ sợ làm ảnh hưởng đến anh!

- Anh đã quen rồi, thật đấy!

- Haiz, thật không ngờ anh lại có một người vợ như vậy!

- Có thể là do anh quá hồ đồ, quá vội vàng!

- Đúng thế, đáng lẽ hồi đầu anh phải tìm hiểu cho kỹ chứ! Những ngày tháng sau này biết sống thế nào đây?

- Bút sa gà chết mà, sai một lần rồi khó quay đầu lại!

- Anh với chị ta không nói chuyện cho rõ ràng sao? Anh có thể nói chuyện với chị ta một cách thẳng thắn để xóa bỏ sự hoài nghi trong lòng chị ta.

Văn Bác cười như mếu. Những chuyện thế này có phải một, hai lần đâu, đã cãi nhau đến hàng trăm lần rồi nhưng có chút tác dụng nào đâu. Có giải thích thêm nữa cũng chỉ phí công, Y Đồng sẽ không bao giờ tin.

Chiều tan sở, về đến nhà, Văn Bác thấy nhà vẫn tắt đèn tối om, rõ ràng là Y Đồng vẫn chưa về. Anh liền ra chợ mua ít thức ăn để làm bữa tối. Vừa ăn được mấy miếng thì cửa nhà mở ra, vợ và mẹ vợ anh hùng hổ xông vào, theo sau là bố vợ, em vợ. Xem ra lại có chuyện chẳng lành rồi, chắc chắn là đến để hỏi tội anh đây mà. Các dây thần kinh của anh đột nhiên căng ra như dây đàn.

Văn Bác còn chưa kịp mở miệng thì bàn ăn đã bị hất tung lên bởi bà mẹ vợ. Bà ra sức chửi mắng: “Mày là đồ khốn nạn, dám chơi bời với đàn bà ở bên ngoài. Chẳng phải tao đã cảnh cáo mày rồi sao? Rốt cuộc mày có trí óc không hả?”

- Mẹ à, mẹ đứng có mắng người khác như thế! Dù gì mẹ cũng phải tìm hiểu cho rõ sự thực rồi hãy nói!

- Sự thực á? Y Đồng nhà ta đã bắt được tận tay rồi mà mày vẫn còn chối à?

- Đó chỉ là hiểu nhầm, hoàn toàn chẳng có gì hết, là Y Đồng đa nghi thôi!

- Hiểu nhầm? Hiểu nhầm cái đầu mày ấy, làm gì lắm hiểu nhầm thế hả?

- Xin mẹ nói chuyện lịch sự một chút, dù gì mẹ cũng là người trí thức.

- A, mày dám giáo huấn tao à? Tao nói cho mày biết, mày đừng có “trứng khôn hơn vịt”!

- Văn Bác, con mau nói rõ sự tình, giải thích cho mẹ con biết đi! – Bố vợ Văn Bác nói.

- Giải thích á? Còn gì mà giải thích? Con gái ông chính mắt nhìn thấy, còn giải thích gì nữa? Tôi thấy lão già như ông đầu óc mụ mị hết cả rồi! – Mẹ vợ lớn tiếng quát.

- Mẹ, có gì từ từ nói, bố nói cũng có lý mà! – Hoàng Thanh cũng lên tiếng.

- Câm miệng, oắt con, đây không phải việc của con!

Hoàng Thanh lè lưỡi không dám nói gì nữa. Mẹ Y Đồng hùng hùng hổ hổ, Văn Bác thấy mình có lý cũng chẳng nói lại được, anh thầm nhủ, hảo hán không sợ thiệt thòi trước mắt, ba mươi sáu kế, chuồn là thượng sách. Đúng rồi, cứ làm thế đi!

Anh nói: “Thôi được rồi, mọi người đợi ở đây, con gọi cô ấy đến đối chất!”

Nói rồi anh cầm điện thoại, ấn đại vài cái rồi giả bộ như đang gọi điện, sau đó kêu tín hiệu không tốt rồi vừa nói vừa đi ra ngoài. Mẹ con Y Đồng tưởng anh đang gọi điện nên không nói gì. Vừa ra đến cửa, Văn Bác đã chuồn thẳng một mạch. Anh chạy vèo xuống lầu rồi chặn một chiếc taxi. Lên taxi, anh nhanh tay tháo pin ra, lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.

Đến cổng công ty, chuẩn bị xuống xe, anh mới phát hiện ra lúc đi vội vàng nên chẳng kịp lấy ví tiền, lần này biết làm sao? Đúng là quá ư thê thảm! Chẳng còn cách nào khác, Văn Bác đành phải gọi điện cho Lương Tuyết đến giúp đỡ. Lát sau, Lương Tuyết đến, đưa cho anh hai trăm tệ trả tiền taxi, số còn thừa bảo anh giữ lại mà dùng.

Vào văn phòng, Lương Tuyết liền hỏi: “Anh định làm thế nào?”

Văn Bác nói: “Anh ngủ lại văn phòng một đêm, ngày mai nghĩ cách sau!”

- Văn phòng cũng không an toàn, chắc chắn chị ta sẽ tìm đến!

- Đúng thế, em không nói thì anh quên mất đấy! Chắc chắn cô ta sẽ đến công ty tìm anh!

- Anh còn bạn bè nào khác không?

- Có, Trương Tân, bạn học đại học của anh, chỉ có điều cậu ấy có vợ con rồi, đến làm phiền cậu ấy thế này thì ngại lắm!

- Thế thì phải làm sao?

- Thôi bỏ đi, anh ở khách sạn vậy! Ngủ tạm một đêm, mai chuồn về lấy ví tiền!

Thực ra trong ví của anh cũng chẳng có bao nhiêu tiền, thẻ ngân hàng đã ở trong tay vợ anh rồi, cô kiểm soát quá gắt gao nên trong ví anh cũng chỉ có mấy chục tệ tiền tiêu vặt thôi.

- Anh định ở ngoài bao lâu?

- Anh định ra ở ngoài một thời gian, cô ta khủng khiếp quá!

- Em thấy ở khách sạn đắt lắm, hay là anh ở tạm nhà em vài ngày, bố mẹ em đều không có nhà, họ đến Quế Lâm du lịch rồi!

- Thế có tiện không?

- Tiện, bố mẹ em đi Quế Lâm du lịch xong còn đến Đại Lý ở Vân Nam, chắc phải mười đến mười lăm ngày sau mới về!

- Được, cảm ơn em!

- Không cần khách sáo, đồng nghiệp với nhau, giúp đỡ nhau là việc nên làm! Hơn nữa chuyện này cũng tại em một phần, em rất áy náy!

Không liên quan đến em, đều tại anh không giải quyết ổn thỏa!

- Đi thôi, đừng nói nữa, về đi!

Văn Bác và Lương Tuyết vừa lên xe đi thì hai mẹ con Y Đồng đến, thật là nguy hiểm! Cũng may Văn Bác và Lương Tuyết đi sớm một bước, chỉ chậm một bước thôi là hậu quả thật khó lường!

Chẳng mấy chốc, Văn Bác và Lương Tuyết đã về đến nhà cô. Nhà Lương Tuyết nằm ở trung tâm thành phố, trong một khu đô thị cao cấp, môi trường hết sức trong lành. Nhà có ba gian, trong phòng khách có treo mấy bức tranh chữ nổi tiếng của danh nhân, có “Lan Đình Tự” của Vương Hi Chi, còn có “Bôn Mã Đồ” của Từ Bí Hồng, “Vạn Sơn Hồng Biền” của Lí Khả Nhiễm. Đương nhiên, đây đều là tác phẩm chép lại, mặc dù không phải là bản gốc nhưng lại mang đến cho người ta không khí văn hóa, cảm giác rất tao nhã.

Đây là lần đầu tiên Văn Bác đến nhà Lương Tuyết. Anh rất rụt rè, có vẻ không tự nhiên. Lương Tuyết dịu dàng nói: “Lát nữa anh đi tắm, em làm gì đó cho anh ăn nhé!”

Văn Bác vội vàng nói: “Không cần đâu, không phải phiền phức thế đâu”

Lương Tuyết bảo: “Không sao, tối nay anh ngủ phòng em, em ngủ ở phòng bố mẹ em!”

Văn Bác đang tắm thì Lương Tuyết nói vọng vào: “Đây là quần áo của bố em, anh mặc tạm đi, em đặt ở đây nhé!”

- Ừ, cảm ơn em!

Văn Bác tắm xong, mặc quần áo rồi đi ra. Lương Tuyết đang chuẩn bị đồ ăn. Văn Bác hỏi cô: “Em làm gì thế?”

Lương Tuyết nói: “Cơm rang thập cẩm, anh làm thử bao giờ chưa?”

- Chưa, anh không biết làm, nhưng đã ăn ở nhà hàng rồi!

- Thế để em dạy anh, ha ha!

- Được, cảm ơn em!

- Thực ra làm cơm rang thập cẩm rất đơn giản, đầu tiên cần chuẩn bị một số nguyên liệu: hai quả trứng gà, nửa củ hành tây, ba cái xúc xích cua, một phần tư củ cải, bao nhiêu cơm thì tùy. Bước thứ nhất: đập trứng vào chảo. Bước hai, đổ hành vào chảo, dùng mỡ rán trứng để xào hành. Bước ba, cho xúc xích cua vào. Bước bốn: củ cải, trứng gà đổ vào xào lẫn, sau đó đổ cơm vào. Bước năm: nêm nếm chút gia vị, sau đó cho chút xì dầu vào. Bước sáu: bắc bếp, phi hành cho thơm rồi rắc lên trên cho mùi bị thêm thơm ngon.

Một lát sau, món cơm rang thập cẩm đã “ra lò”. Văn Bác không khỏi trầm trồ: “Thơm quá!”

- Nào, ngồi xuống ăn thôi!

Văn Bác nếm thử một miếng, mùi vị rất ngon. Anh tấm tắc: “Tài nghệ nấu ăn của em tuyệt thật!”

- Thực ra lần này là do vội, nếu em có thời gian thì sẽ ngon hơn đấy!

Chỉ một bữa cơm đơn giản mà Lương Tuyết đã khiến nó trở nên có ý nghĩa đến vậy. Văn Bác cảm thấy vô cùng ấm áp, nếu vợ mình mà dịu dàng và quan tâm, thấu tình đạt lý như Lương Tuyết thì tốt biết mấy!

Cuộc sống là như vậy, cứ luôn làm cho người khác phải hối tiếc. Bạn thích một người nhưng chưa chắc người ấy sẽ ở bên bạn. Nhưng người mà bạn không thích rất có thể lại là người sống chung dưới mái nhà với bạn.

Văn Bác ăn xong, ngồi nói chuyện với Lương Tuyết một lúc, sau đó mới về phòng cô ngủ. Văn Bác nằm trên giường của Lương Tuyết, đầu óc rối như tơ vò, không sao bình tĩnh lại được. So sánh Y Đồng với Lương Tuyết càng khiến cho anh hạ quyết tâm phải ly hôn.

Ngày hôm sau đi làm, Văn Bác nơm nớp lo sợ, chỉ sợ Y Đồng lại đến công ty làm loạn. Nhưng lạ là cả ngày hôm ấy chẳng xảy ra chuyện gì. Văn Bác không dám mở máy, anh chỉ sợ Y Đồng có thể nhắn tin bất cứ lúc nào. Đến tầm trưa, anh thầm lẻn về nhà, cầm theo hai bộ quần áo sạch để thay.

Chuyện đã đến nước này, hai người họ lại bắt đầu chiến tranh lạnh. Văn Bác ở nhà Lương Tuyết mấy hôm, cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn nhiều. Tối ngày thứ sáu, anh dùng điện thoại công ty gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ, anh thực sự rất lo cho bệnh tình của bố.

Điện thoại vừa kết nói, mẹ anh đã hỏi: “Con à, mấy hôm nay con đi đâu thế hả? Làm mẹ lo chết đi được!”

- Sao thế mẹ? - Văn Bác nóng ruột hỏi.

- Y Đồng với mẹ nó gọi điện đến, nó là con mất tích, bảo bố mẹ lên tìm con!

- Sao họ lại làm vậy?

- Con mau về đi, đừng cãi nhau nữa! Nếu con không về, sức khỏe của bố đã kém như vậy, chỉ sợ nhỡ ông ấy nổi giận, hôm nào đó lại… Con phải thương hai cái thân già này, mau đi nhận lỗi với Y Đồng đi!

- Mẹ, mẹ đừng nói nữa, bây giờ con về nhà ngay, bố mẹ cứ yên tâm, hãy giữ gìn sức khỏe.

- Thế thì tốt, mau về đi con!

Văn Bác hứa với mẹ sẽ về nhà, anh không dám tưởng tượng nếu vì chuyện này mà bệnh tình của bố thêm nghiêm trọng, hoặc sức khỏe lại có vấn đề thì anh sẽ ân hận thế nào trong cả phần đời còn lại. Bố mẹ anh đến giờ vẫn chưa được hưởng phúc, anh đâu thể thêm gánh nặng cho họ.

Văn Bác nói rõ tình hình gia đình cho Lương Tuyết nghe rồi trở về nhà. Tối đó, để lấy lòng Y Đồng, anh đã mua một bó hồng tươi thắm. Phụ nữ đều thích hoa, đặc biệt là hoa hồng, chỉ có thứ vũ khí này mới có thể đánh bại được họ.

Văn Bác nhắn tin cho Y Đồng, bảo cô rằng mình đã về, sau đó anh vừa dọn dẹp nhà cửa vừa đợi Y Đồng về.

Một tiếng sau, Y Đồng về nhà. Văn Bác lập tức bỏ cây lau nhà trong tay xuống, cắm bó hoa a, miễn cường nở một nụ cười, nói:

- Bà xã, em về rồi à? Tặng em này!

- Anh còn mặt mũi nào mà quay về hả? – Y Đồng khinh khỉnh đáp.

- Bà xã à, anh xin lỗi, anh sai rồi, em đừng giận nữa.

- Anh chớ có làm bộ làm tịch nữa, mấy ngày nay anh chơi bời ở bên ngoài, happy lắm nhỉ?

- Chẳng phải anh về xin lỗi em đây sao?

- Tôi thật sự muốn đá anh ra khỏi cửa!

- Anh đáng chết, anh đáng chết! Chỉ cần em bớt giận thì em muốn phạt anh thế nào cũng được!

- Được, tôi phạt anh chui gầm bàn ba lần!

- Bà xã à, em đâu cần phải giày vò chồng em như thế chứ?

- Anh còn biết rằng anh là chồng à? Chẳng có chút nhân tính nào cả!

- Thôi được rồi, được rồi, bà xã à, anh nhận sai mà, thế đã được chưa?

- Được, lần này tôi tha cho anh, cho anh thêm một cơ hội nữa!

Văn Bác vội vàng gật đầu. Giờ chỉ có thể làm như vậy, chẳng còn cách nào khác. Nếu càng làm lớn chuyện thì càng không có lợi cho bố mẹ anh. Vì bố mẹ, anh chỉ còn biết nhẫn nhịn.

Tối hôm ấy Văn Bác tận tụy, ân cần với vợ, phục vụ bà xã ăn cơm, đi tắm, lúc đi ngủ còn mát xa, rửa chân cho vợ. Nói chung là cực kỳ nhiệt tình.

Tâm trạng của Y Đồng có vẻ cũng không tồi, cô nói trong điện thoại với mẹ:

- Mẹ à, mẹ yên tâm, con đã hàng phục anh ấy rồi… chuyện đấy còn phải nói sao? Anh ấy có mọc cánh cũng chẳng thoát khỏi tay con đâu! Anh ấy á, đã xin lỗi, nhận sai với con rồi, ngoan ngoãn chẳng khác gì một con cún, ha ha ha… Loại đàn ông này mà không kiểm soát anh ta thì anh ta có bay lên tận trời ấy, đúng là chẳng biết trời cao đất dày…

Văn Bác nghe vậy nghiến răng trèo trẹo, chửi thầm trong lòng:

- Mẹ kiếp, đợi ông phát tài rồi, có tiền rồi ông sẽ xử lí mày!

Nửa đêm yên tĩnh, Văn Bác và Y Đồng lại quấn lấy nhau.

Vợ chồng có cãi nhau thế nào đi chăng nữa cũng không thể thiếu “chuyện ấy”. Mặc dù Văn Bác không muốn nhưng vẫn giả bộ hào hứng. Giờ anh đã hoàn toàn chẳng còn cảm giác với Y Đồng nữa rồi, dù cô vẫn còn xinh đẹp và cực kỳ gợi cảm.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương