Huyết Y Kỳ Thư
-
Chương 19: Rời Hồ Ma hào kiệt cải trang
Thiếu phụ áo trắng vung kiếm lên. Làn sáng bạc lại phát hiện trông ghê gớm. Nàng nói:
- Dù công lực thiếu hiệp có cao đến đâu cũng khó lòng dùng nổi thanh bảo kiếm này.
Ngô Cương chỉ hắng giọng một tiếng chứ không nói gì.
Thiếu phụ áo trắng thuận tay vung lên một cái. Tảng đá núi cách hơn trượng bị vỡ tan thành mảnh vụn bay lên ầm ầm.
Ngô Cương chấn động tâm thần vì chàng thấy thiếu phụ dung kiếm khí mà đập vỡ được tảng đá. Vậy nội lực đối phương hẳn đã đến kinh người. tay trắng mà đấu bảo kiếm thì khó lòng liệu trước ai thắng nhưng chàng cũng tuyệt không tỏ vẻ rụt rè e sợ.
Thiếu phụ áo trắng thấy vậy . Đột nhiên nàng thở dài, tra kiếm vào vỏ nói:
- Thiếu hiệp đi đi!
Ngô Cương rất đổi ngạc nhiên. Chàng không thể hiểu tại sao thiếu phụ áo trắng biến đổi chủ ý một cách đột ngột.
Hiếu kì là thiện tính của con người. Hành động của thiếu phụ khiến chàng muốn tìm hiểu, nhất là những vụ thần bí này lại có liên quan tới bào huynh chàng là Ngô Hùng.
Ngô Cương xoay chuyển chủ ý. Sở dĩ chàng muốn giết huynh trưởng vì y là một tên nghịch tử trong gia đình. Một tội nhân trong môn phái. Vụ thảm án máu chảy thành song do một tay y gây ra. Nhưng dù sao y cũng không phải là kẻ thù. Điều kiện của thiếu phụ áo đưa ra chàng có ưng thuận cũng chẳng hề gì. Trái lại có khi vì tiếp thụ điều kiện mà chàng được giải mối nghi ngờ. Nhất là vụ này có liên quan đến thảm án trong Đệ nhất bảo.
Ngô Cương ngẫm nghĩ rồi đảo giọng:
- Tại hạ vui lòng tiếp thu điều kiện của tôn giá.
Thiếu phụ áo trắng ngạc nhiên hỏi:
- Thiếu hiệp chịu tiếp thụ ư?
- Phải rồi.
Thiếu phụ nói:
- Được rồi! Thiếu hiệp bất tất phải biết ta là ai mà ta cũng không muốn vặn hỏi lai lịch của thiếu hiệp. Chúng ta chỉ thực hành điều kiện. Khi thiếu hiệp tìm thấy Ngô Hùng thì hẹn y đúng kỳ phó hội đến công nghĩa đài Võ Minh quyết đấu. Dĩ nhiên ta cũng đúng hẹn tới đó.
Ngô Cương mắt lộ sát khí hỏi lại:
- Công nghĩa đài ư?
Thiếu phụ đáp:
- Phải rồi! Mỗi khi giải quyết những sự tranh chấp ở công nghĩa đài, Võ Minh vẫn có lệ công bố cho Võ lâm thiên hạ biết. Ta sẽ theo lời cáo thị mà đến. Nếu ta tìm thấy Ngô Hùng trước cũng thong tri cho thiếu hiệp.
Ngô Cương gật đậu đáp:
- Được rồi!
Thiếu phụ lại nói:
- Thanh kiếm này là Phụng kiếm. Nguyên trước có một đôi gọi là Long Phụng song kiếm. Nhưng hiện tại chỉ còn thanh Phụng kiếm lẻ loi.
Ngô Cương hỏi:
- Vậy thanh Long kiếm đâu?
Thiếu phụ đáp:
- Chẳng hiểu nó lạc lõng ở phương nào? ta chỉ mong rằng thanh Phụng kiếm xuất hiện trên chốn giang hồ có thể hấp dẫn được thanh Long kiếm xuất hiện.
Bây giờ Ngô Cương dường như đã hiểu liền hỏi:
- Sở dĩ tôn giá cho tại hạ mượn kiếm là vì mục đích này ư?
Thiếu phụ áo trắng gật đầu đáp:
- Có thể nói như vậy.
Ngô Cương ngập ngừng hỏi:
- Tại hạ còn chỗ không hiểu…
Thiếu phụ ngắt lời:
- Chỗ nào không hiểu?
Ngô Cương nói:
- Sao tôn giá không sai người hay chính mình cầm kiếm vào chốn giang hồ để tìm xem thanh Long kiếm lạc long nơi nào?
Thiếu phụ đáp:
- Không được.
Ngô Cương hỏi:
- Sao vậy?
Thiếu phụ đáp:
- Sau này thiếu hiệp sẽ rõ.
Ngô Cương thở phào một cái. Đây là một điều bí mật trong chuyện này. Chàng tự hỏi:
- Tại sao Hồ Ma công chúa hành động kỳ bí như vậy? Nàng nói rõ có hề chi?
Thiếu phụ áo trắng cầm kiếm đưa cho Ngô Cương. Ngô Cương nhận lấy, chàng xúc động không kềm chế được, tay chân run bật vì đó là một thanh kiếm báu trên đời. Sau khi chàng thành công có được nó thì là một chuyện bất ngờ, Kiếm thuật thượng thặng phải có lợi khí thượng thặng mới xứng đáng, khác nào phấn hồng với mỹ nhân, lá xanh với hoa thắm. Thật là một chuyện dù trong giấc mơ chàng cũng không thể tưởng được.
Ngô Cương lại hỏi:
- Tôn giá tín nhiệm tại hạ đến thế ư?
- Sao lại không tín nhiệm?
- Nếu tại hạ tham tâm muốn nuốt bảo kiếm này thì tôn giá dễ gì mà thu về được?
Thiếu phụ áo trắng mỉm cười:
- Thiếu hiệp nói như vậy là không thể nào làm được.
Ngô Cương cười đáp:
- Cái lòng ham lợi của con người không biết đâu mà lường.
- Vĩnh viễn không thể xảy ra chuyện đó.
- Tôn giá tự tin đến thế ư?
- Ừ.
Trăng lặng về phía Tây. Chân núi một bên đã chìm đắm vào trong bong tối. Trên mặt hồ chỉ còn lại một chỗ ánh tăng soi xiên tới.
- Thiếu hiệp! Sau này tái ngộ!
Nàng nói xong vọt người vào trong hồ. Thiếu nữ áo trắng theo sau. Hai bóng trắng coi chẳng khác tiên nữ lướt song mà đi thoắt trên mặt hồ. Sau cùng cả hai người biến vào trong hòn đảo nhỏ tối tăm giữa hồ, Ngô Cương đứng ngẩn người ra. Hồi nhỏ chàng đã nghe chuyện Đạt ma lão tổ đi trên ngọn lau để qua song chàng lấy làm thần kỳ. Công lực như tổ sư mà còn phải nhờ cây lau mới đi được trên mặt nước được. Đàng này hai người đàn bà thần bí lướt sóng mà đi trên mặt nước, nhất là bờ hồ cách đảo khá xa. Nếu không mắt thấy thì ai dám tin trong thiên hạ lại có thần pháp thần kỳ như vậy?
Giả tỷ Ngô Cương không đứng nói chuyện với nàng tất cũng nghi hai người này là ma quỉ.
Ngô Cương đã có trăm năm nội lực, ở U Linh địa cung lại gặp Yêu Vương cưỡng bách chàng luyện kỹ thuật. Sau cùng chàng mất nửa năm trời nghiêm luyện Huyết Y Thần Công thì bản lãnh há chẳng phải tầm thường? Thế mà so với đối phương chàng hãy còn thua xa lắm. Võ học thật bao la bát ngát vô bờ bến.
Nghĩ tới đây chàng không còn cảm thấy có điều chán nản.
Ánh trăng đã hoàn toàn biến mất. Hồ Ma chìm đắm trong vệt tối đen. Chỉ còn lại ánh sáng nước hồ long lánh vì ngọn song gợn làm cho màu đen thành ra loang lỗ.
Lúc này không còn mấy chốc nữa là đêm.
Ngô Cương đánh bạo ngồi dựa vào tảng đá để chờ trời sang. Chàng thừ người ra nhìn Hồ Ma, ngón tay vuốt ve Phụng kiếm. Những dòng tư tưởng nổi lên như song cuồn. Trước mặt chàng tưởng chừng như người tuyệt sắc đang lay động.
Huynh trưởng chàng là Ngô Hùng có mối liên hệ với Hồ Ma, một điều mà trước kia chàng không ngờ tới. Bây giờ chàng hối hận đã chẳng nói lai lịch của mình, không chừng thiếu phụ biết rõ thân thế mà tình hình khả quan hơn…
Ngô Cương bất giác nhớ lại giọng hát thê lương ai oán. Nghĩ lại kỹ thì lời lẽ bài hát của goá phụ đang khổ tâm chờ đợi ý trung nhân chưa về.
Chàng tự hỏi:
- Chẳng lẽ giữa Hồ Ma công chúa và đại ca Ngô Hùng có mối liên hệ về tư tình nam nữ? Người mà nàng khổ tâm chờ đợi phải chăng là huynh trưởng? Thế thì huynh trưởng làm sao thất tích? Ngày sau vì lẽ gì mà y gây nên trường thảm sát Võ Lâm đệ nhất bảo mắc hoạ máu chảy thành sông? Toàn gia năm trăm người trừ chàng và Thái gia chẳng ai sống sót. Y giết người có liên quan gì đến Hồ Ma?
Đó là những bí mật tàn khốc bi thảm.
Trời sáng rồi! Nước hồ màu xanh biếc và cả chiếc đảo nhỏ cũng ở trước mắt chàng.
Ngô Cương đứng lên tự nói:
- Ta đi thôi!
Đột nhiên chàng nhớ tới những mặt nạ mà Yêu Vương đã để cho, chàng tự hỏi:
- Âu là ta dấu chân tướng để bí mật truy cứu kẻ thù có lẽ hay hơn.
Nghĩ vậy chàng liền móc trong bọc ra một gói nhỏ.
Trong gói này có ba tấm mặt nạ mỏng như cánh chuồn. Một tấm giả làm người già một tấm giả làm thiếu niên, còn tấm thứ ba làm người đứng tuổi. Nếu hai tấm người già hay người đứng tuổi thì phải đeo thêm bộ râu.
Ngô Cương kiểm lại bộ mặt thiếu niên. Chàng cẩn thận bịt vào mặt soi xuống dưới hồ không khỏi bật cười. Chàng đã biến thành một chàng bạch diện thư sinh ngoài hai mươi tuổi. Mặt nạ chế tạo rất tinh xảo chính chàng cũng không ngờ mình là thư sinh thật.
Cải trang xong Ngô Cương dắt thanh Phụng kiến vài sau lưng rồi vọt mình ra ngoài.
Đến thị trấn đầu tiên. Chàng mua một con ngựa và một cái nón lớn đội và kéo xung che quá nửa mặt. Ăn mặc cách này chàng thành một người kỳ bí. Vạt áo nho sinh bay phất phới mũ cổ rộng vành xuống mặt lưng lại đeo trường kiếm. Cách cải trang không ăn nhập gì với nhau này khiến người ta để ý.
Đầu tiên Ngô Cương nhớ tới gốc cây mà người bái huynh là Tống Duy Bình phải cấm mình trăm ngày ở đó.
Chàng đã quay trở lại đúng lời lời ước hẹn trong vòng trăm ngày để gặp nhau. Ngờ đâu tới nay đã ngót một năm.
Gã Tống Duy Bình còn ở trong hốc cây không? Dĩ nhiên không. Có thể gã là trưởng lão Cái bang địa vị tôn trọng không thì chàng có thể hỏi thăm bọn đệ tử Cái bang để biết rõ hành tung gã.
Ngô Cương nghĩ vậy liền bắt đầu chú ý đến những đệ tử Cái bang. Nhưng chàng đi quanh hết một vòng thị trấn lại xuyên vào mười mấy ngõ hẻm mà chẳng thấy bóng một tên khất cái nào.
Đây là một hiện tượng khác thường. Tại sao bọn hoá tử lại tuyệt tích trong thị trấn này?
Ngô Cương thấy mặt trời đã xế chiều bụng lại đói meo. Chàng liền vào một tửu lầy khá sang trọng.
Ngô Cương vừa bước vào thì tươ1ng mạo chàng đã khiến cho bọn tửu khách xôn xao bàn tán. Chàng không bỏ mũ vẫn kéo sụp che quá nữa mặt lại ngồi xuống chiếc bàn tận góc phòng.
Bọn điếm tiểu nhị có cặp mắt rất phức tạp mà vừa trong thấy Ngô Cương đã cho chàng là một thứ quái vật. Một tên lại ngoài mặt vẫn niềm nở khom lưng cung kính hỏi:
- Khách quan uống rượu hay dùng cơm?
Ngô Cương đáp cộc lốc:
- Cả hai.
Tiểu nhị lại hỏi:
- Khách quan dung những món gì?
- Gì cũng được. Hãy đem ra đây mấy thứ.
Tiểu nhị lại khom lưng hỏi:
- Dạ dạ! Khách quan dùng rượu gì?
- Trần Thiệu.
Chỉ một loáng rượu cùng thức nhắm đã bày lên bàn. Ngô Cương rót rượu vừa uống vừa ngẫm nghĩ.
Không hiểu thời gian trôi qua bao lâu. Chàng bỗng cảm thấy bầu không khí có điều lạ. Toàn thể tửu lầu yên lặng một cách dị thường. Chàng khẽ ngửng đầu đảo mắt ngó quanh thì tửu khách đã đi gần hết, còn vỏn vẹn vài người.
Đèn thắp lên tửu điếm sang trưng. Theo lẽ ra giờ này chính là lúc tửu điếm đông khách nhất, thường khi hết chỗ ngồi mới phải. Thế mà vắng tanh mới lạ.
Bổng thấy có tiểu nhị lại gần cái bàn kê áp cửa sổ. Gã lại nhìn hai tửu khách đang uống rượu rất cao hứng, xá một cái khẽ nói:
- Thưa hai vị gia đài! Xin để bữa khác hai vị hãy lại chiếu cố cho.
Tửu khách trợn tròn mắt lên hỏi:
- Thế nghĩa là sao?
Tiểu nhị rụt rè đáp:
- Dạ dạ!... Xin hai vị đai gia bao dung cho. Vì tệ điếm tối nay có người bao hết. Sắp tới giờ rồi nên tiểu nhân đành xin hai vị…
Tửu khách quắc mắt lên hỏi:
- Mi nói thúi lắm! thúi lắm! Chẳng lẽ đại gia không trả tiền ư?
Tiểu nhị làm bộ mặt đưa đám nói:
- Gia đài! Thật là tình trạng bất đắc dĩ của tệ điếm, xin gia đài rộng lượng từ bi. Trong thiên hạ có bao giờ đẩy thần tài ra ngoài? Chỉ vì… Hừ… thủ quỹ không tính tiền gia đài nữa.
Một tửu khách lại lạnh lung tiếp:
- Bọn ta bỏ tiền ra mua lấy say. Thế mà rượu đang nữa vời thì bị trục xuất thì nghe làm sao được?
Tiểu nhị xá dài khom lưng nói:
- Dạ dạ! Thủ quỹ nói bữa nay mạo phạm khách quan mai một xin tạ tội.
- Vậy thì đi thôi!
Hai tửu khách này tựa hồ chịu khuất phục về câu tiểu nhị nói không tính tiền. Tuy họ làm bộ như vậy, nhưng được ăn không một bữa cũng thoả mãn lắm rồi. Họ liền đứng lên bỏ đi luôn.
Ngoài ra còn mấy tửu khách nữa, tiểu nhị cũng lần lượt đến mời họ đi hết.
Tiểu nhị lau mồ hôi trán, mặt nhăn nhó tiến lại trước bàn Ngô Cương.
Ngô Cương trong lòng ngờ vực. Chàng chẳng hiểu người nào thế lực ghê gớm đến độ khiến cho tửu gia phải lại thường tình, hạ lệnh trục khách?
Tiểu nhị còn đằng xa hắng giọng một tiếng rồi xích lại khom lưng nói:
- Thưa khách quan!...
Ngô Cương giả vờ đẩy hồ rượu ra nói:
- Lấy thêm rượu cho ta!
- Khách quan có thể đợi ngày khác hãy…
Ngô Cương trừng mắt lên hỏi:
- Ta bảo lấy thêm rượu!
Thanh âm chàng lạnh như băng giá. Tiểu nhị ngoài cách phục hẳn xuống mặt bàn chẳng có cách nào khác nếu gã muốn nhìn mặt Ngô Cương. Mũ chàng kéo sụp xuống chỉ để hở cằm ra mà thôi.
Tiểu nhị hít mạnh một hơi rồi đảo mắt ngó tên đồng bạn đang vội dọn dẹp tửu lâu để cầu viện, Nhưng gã thu mục quan mạnh bạo nói:
- Khách quan có điều chưa rõ nếu tiểu điếm đắc tội với chủ bao thì nguy lắm?
Ngô Cương động tâm vẫn cúi đầu lạnh lung hỏi:
- Chủ bao nào?
Tiểu nhị ấp úng:
- Dạ dạ! Người là … tiểu nhân không dám nói.
Ngô Cương hỏi:
- Ngươi không dám nói ư?
- Đúng thế!
- Y là quan phủ hay sao?
- Thưa không phải.
- Người giang hồ phải không?
- Dạ đúng thế!
Ngô Cương gắt lên:
- Sao ngươi không dám nói đến tên y mà lại dám đuổi ta.
Tiểu nhị tái mét sợ sệt nói:
- Thưa khách quan! Dù tiểu nhân lớn mật tới đâu cũng không nói được. Xin …
Ngô Cương nói lớn hơn:
- Bản nhân còn đang cao hứng. Ngươi hãy đi lấy thêm rượu đã.
Tiểu nhị năn nỉ như sắp khóc:
- Thưa lão gia!...
Ngô Cương gạt đi:
- Ta không cho ngươi nói thêm chữ nào nữa.
Tiểu nhị tái mét cầm hồ rượu đi xuống dưới lầu.
Lát sau một người đứng tuổi gầy nhom mặc áo dài, hai tay bưng rượu tiến lại trước bàn Ngô Cương, nở nụ cười xã giao, đặt hồ rượu lên bàn nói
- Tại hạ là chưởng quỷ bãi điếm. Xin có lời tạ lỗi với khách quan mong rằng quý khách sẽ lượng tình cho tại hạ. Khách quan dùng hết hồ rượu này xin dời gót cho.
Ngô Cương lạnh lung đáp:
- Lúc nào ta muốn đi là tự nhiên đi.
- Nhưng khách quan…
- Lúc ta ăn uống không muốn ai ngồi bên ta nói léo nhéo!
Người kia run lên nói:
- Nhưng… khách quan đừng phạm thượng!
- Làm gì mà phạm thượng?
- Phạm thượng sẽ rất nguy đến tính mạng.
Ngô Cương quát lên:
- Ngươi đi đi.
Chưởng quỉ thất sắc, ngẩn người một chút rồi trầm giọng hỏi:
- Cách xưng hô khách quan thế nào đây?
Ngô Cương tức giận nói:
- Ta bảo ngươi đi mà!
Chưởng quỉ nói:
Khách quan mà không lượng thứ cho tức là bức bách tại hạ phải đắc tội.
Ngô Cương dằn giọng hỏi:
- Ngươi định làm gì?
- Tại hạ vì duy trì tửu điếm…
Giữa lúc ấy một tên tiểu nhị hớt hơ hớt hãi chạy lại nói:
- Ngô đại gia! Đối phương đã đến giục hai lần rồi.
- Ta biết rồi… Ngươi xuống bảo chúng chuẩn bị đi.
Tiểu nhị dạ rồi chạy xuống.
Chưởng quỹ đổi giọng:
- Khách quan đã qua lại giang hồ tưởng nên lợi người tức lợi mình.
Ngô Cương ung dung nâng chung rượu lên uống rồi thì đổi giọng:
- Các hạ nói đúng đó! Sao các hạ không phương tiện cho tại hạ.
Chưởng quỷ hỏi bằng một giọng thân mật:
- Này anh bạn! Anh bạn không nghĩ gì đến đạo nghĩa giang hồ ư?
- Nghe giọng điệu các hạ dường như cũng là người Võ Lâm.
- Không dám! Tại hạ chỉ là kẻ xin cơm hớt trên giang hồ mà thôi.
- Vậy các hạ bàn đến đạo nghĩa giang hồ thế nào được.
Chưởng quỷ xằng giọng:
- Chẳng lẽ ông bạn lại bắt tại hạ ra lệnh trục khách?
- Các hạ cứ thử coi.
Chưởng quỷ hắng giọng mấy tiếng rồi vươn tay ra nhằm chụp xuống Ngô Cương.
Ngô Cương không ngoảnh đầu lại cũng không nhúc nhích. Chàng chờ đối phương đụng vào tay mình rồi mới đưa đũa đụng vào tay đối phương.
Lạ thay! Chàng chỉ đập nhẹ, xem ra rất bình thường chẳng gì kỳ lạ, vậy mà bàn tay của chưởng quỷ dường như bị chiếc đũa hút dính không thu về được. Mắt hắn xám ngắt như gan heo, miệng há ra không thốt lên được lời nào. Mồ hôi nhỏ giọt.
Thủ pháp này Ngô Cương đã học của Yêu Vương. Nó là một công rất kỳ dị kêu bằng "Âm ma của chấm nguyên công"
Mấy tên tiểu nhị thu dọn tửu lâu xúm lại cả. Tên nào cũng kinh ngạc, chẳng hiểu làm sao mà chỉ biết chưởng quỷ bị kềm chế.
Ngô Cương thản nhiên lạnh lung nói:
- Nghĩ tình ngươi không biết, lần này tha ha cho, đừng lắm mồm nữa!
Chàng thu đũa về. Chưởng quỷ la lên một tiếng "Ôi chao!" rồi lùi lại bốn bước đụng mạnh vào hai bàn rượu phía sau đỗ cả ra.
Ngô Cương vẫn thản nhiên uống rượu như không có chuyện gì xảy ra.
Chưởng quỷ luống cuống xoay mình lại thì chạm trán hai hán tử áo đen. Hắn gượng cười xá dài nói:
- Hai vị đã đến ư? Ông khách này không chịu nhường chỗ.
Một tên áo đen oai vệ nói:
- Ngươi cứ đi đi!
Chưởng quỷ mặt xám như tro tàn lật đật xuống lầu.
Bốn tiểu nhị ba chân bốn cẳng dọn lại bàn rượu vừa bị đánh đổ.
- Dù công lực thiếu hiệp có cao đến đâu cũng khó lòng dùng nổi thanh bảo kiếm này.
Ngô Cương chỉ hắng giọng một tiếng chứ không nói gì.
Thiếu phụ áo trắng thuận tay vung lên một cái. Tảng đá núi cách hơn trượng bị vỡ tan thành mảnh vụn bay lên ầm ầm.
Ngô Cương chấn động tâm thần vì chàng thấy thiếu phụ dung kiếm khí mà đập vỡ được tảng đá. Vậy nội lực đối phương hẳn đã đến kinh người. tay trắng mà đấu bảo kiếm thì khó lòng liệu trước ai thắng nhưng chàng cũng tuyệt không tỏ vẻ rụt rè e sợ.
Thiếu phụ áo trắng thấy vậy . Đột nhiên nàng thở dài, tra kiếm vào vỏ nói:
- Thiếu hiệp đi đi!
Ngô Cương rất đổi ngạc nhiên. Chàng không thể hiểu tại sao thiếu phụ áo trắng biến đổi chủ ý một cách đột ngột.
Hiếu kì là thiện tính của con người. Hành động của thiếu phụ khiến chàng muốn tìm hiểu, nhất là những vụ thần bí này lại có liên quan tới bào huynh chàng là Ngô Hùng.
Ngô Cương xoay chuyển chủ ý. Sở dĩ chàng muốn giết huynh trưởng vì y là một tên nghịch tử trong gia đình. Một tội nhân trong môn phái. Vụ thảm án máu chảy thành song do một tay y gây ra. Nhưng dù sao y cũng không phải là kẻ thù. Điều kiện của thiếu phụ áo đưa ra chàng có ưng thuận cũng chẳng hề gì. Trái lại có khi vì tiếp thụ điều kiện mà chàng được giải mối nghi ngờ. Nhất là vụ này có liên quan đến thảm án trong Đệ nhất bảo.
Ngô Cương ngẫm nghĩ rồi đảo giọng:
- Tại hạ vui lòng tiếp thu điều kiện của tôn giá.
Thiếu phụ áo trắng ngạc nhiên hỏi:
- Thiếu hiệp chịu tiếp thụ ư?
- Phải rồi.
Thiếu phụ nói:
- Được rồi! Thiếu hiệp bất tất phải biết ta là ai mà ta cũng không muốn vặn hỏi lai lịch của thiếu hiệp. Chúng ta chỉ thực hành điều kiện. Khi thiếu hiệp tìm thấy Ngô Hùng thì hẹn y đúng kỳ phó hội đến công nghĩa đài Võ Minh quyết đấu. Dĩ nhiên ta cũng đúng hẹn tới đó.
Ngô Cương mắt lộ sát khí hỏi lại:
- Công nghĩa đài ư?
Thiếu phụ đáp:
- Phải rồi! Mỗi khi giải quyết những sự tranh chấp ở công nghĩa đài, Võ Minh vẫn có lệ công bố cho Võ lâm thiên hạ biết. Ta sẽ theo lời cáo thị mà đến. Nếu ta tìm thấy Ngô Hùng trước cũng thong tri cho thiếu hiệp.
Ngô Cương gật đậu đáp:
- Được rồi!
Thiếu phụ lại nói:
- Thanh kiếm này là Phụng kiếm. Nguyên trước có một đôi gọi là Long Phụng song kiếm. Nhưng hiện tại chỉ còn thanh Phụng kiếm lẻ loi.
Ngô Cương hỏi:
- Vậy thanh Long kiếm đâu?
Thiếu phụ đáp:
- Chẳng hiểu nó lạc lõng ở phương nào? ta chỉ mong rằng thanh Phụng kiếm xuất hiện trên chốn giang hồ có thể hấp dẫn được thanh Long kiếm xuất hiện.
Bây giờ Ngô Cương dường như đã hiểu liền hỏi:
- Sở dĩ tôn giá cho tại hạ mượn kiếm là vì mục đích này ư?
Thiếu phụ áo trắng gật đầu đáp:
- Có thể nói như vậy.
Ngô Cương ngập ngừng hỏi:
- Tại hạ còn chỗ không hiểu…
Thiếu phụ ngắt lời:
- Chỗ nào không hiểu?
Ngô Cương nói:
- Sao tôn giá không sai người hay chính mình cầm kiếm vào chốn giang hồ để tìm xem thanh Long kiếm lạc long nơi nào?
Thiếu phụ đáp:
- Không được.
Ngô Cương hỏi:
- Sao vậy?
Thiếu phụ đáp:
- Sau này thiếu hiệp sẽ rõ.
Ngô Cương thở phào một cái. Đây là một điều bí mật trong chuyện này. Chàng tự hỏi:
- Tại sao Hồ Ma công chúa hành động kỳ bí như vậy? Nàng nói rõ có hề chi?
Thiếu phụ áo trắng cầm kiếm đưa cho Ngô Cương. Ngô Cương nhận lấy, chàng xúc động không kềm chế được, tay chân run bật vì đó là một thanh kiếm báu trên đời. Sau khi chàng thành công có được nó thì là một chuyện bất ngờ, Kiếm thuật thượng thặng phải có lợi khí thượng thặng mới xứng đáng, khác nào phấn hồng với mỹ nhân, lá xanh với hoa thắm. Thật là một chuyện dù trong giấc mơ chàng cũng không thể tưởng được.
Ngô Cương lại hỏi:
- Tôn giá tín nhiệm tại hạ đến thế ư?
- Sao lại không tín nhiệm?
- Nếu tại hạ tham tâm muốn nuốt bảo kiếm này thì tôn giá dễ gì mà thu về được?
Thiếu phụ áo trắng mỉm cười:
- Thiếu hiệp nói như vậy là không thể nào làm được.
Ngô Cương cười đáp:
- Cái lòng ham lợi của con người không biết đâu mà lường.
- Vĩnh viễn không thể xảy ra chuyện đó.
- Tôn giá tự tin đến thế ư?
- Ừ.
Trăng lặng về phía Tây. Chân núi một bên đã chìm đắm vào trong bong tối. Trên mặt hồ chỉ còn lại một chỗ ánh tăng soi xiên tới.
- Thiếu hiệp! Sau này tái ngộ!
Nàng nói xong vọt người vào trong hồ. Thiếu nữ áo trắng theo sau. Hai bóng trắng coi chẳng khác tiên nữ lướt song mà đi thoắt trên mặt hồ. Sau cùng cả hai người biến vào trong hòn đảo nhỏ tối tăm giữa hồ, Ngô Cương đứng ngẩn người ra. Hồi nhỏ chàng đã nghe chuyện Đạt ma lão tổ đi trên ngọn lau để qua song chàng lấy làm thần kỳ. Công lực như tổ sư mà còn phải nhờ cây lau mới đi được trên mặt nước được. Đàng này hai người đàn bà thần bí lướt sóng mà đi trên mặt nước, nhất là bờ hồ cách đảo khá xa. Nếu không mắt thấy thì ai dám tin trong thiên hạ lại có thần pháp thần kỳ như vậy?
Giả tỷ Ngô Cương không đứng nói chuyện với nàng tất cũng nghi hai người này là ma quỉ.
Ngô Cương đã có trăm năm nội lực, ở U Linh địa cung lại gặp Yêu Vương cưỡng bách chàng luyện kỹ thuật. Sau cùng chàng mất nửa năm trời nghiêm luyện Huyết Y Thần Công thì bản lãnh há chẳng phải tầm thường? Thế mà so với đối phương chàng hãy còn thua xa lắm. Võ học thật bao la bát ngát vô bờ bến.
Nghĩ tới đây chàng không còn cảm thấy có điều chán nản.
Ánh trăng đã hoàn toàn biến mất. Hồ Ma chìm đắm trong vệt tối đen. Chỉ còn lại ánh sáng nước hồ long lánh vì ngọn song gợn làm cho màu đen thành ra loang lỗ.
Lúc này không còn mấy chốc nữa là đêm.
Ngô Cương đánh bạo ngồi dựa vào tảng đá để chờ trời sang. Chàng thừ người ra nhìn Hồ Ma, ngón tay vuốt ve Phụng kiếm. Những dòng tư tưởng nổi lên như song cuồn. Trước mặt chàng tưởng chừng như người tuyệt sắc đang lay động.
Huynh trưởng chàng là Ngô Hùng có mối liên hệ với Hồ Ma, một điều mà trước kia chàng không ngờ tới. Bây giờ chàng hối hận đã chẳng nói lai lịch của mình, không chừng thiếu phụ biết rõ thân thế mà tình hình khả quan hơn…
Ngô Cương bất giác nhớ lại giọng hát thê lương ai oán. Nghĩ lại kỹ thì lời lẽ bài hát của goá phụ đang khổ tâm chờ đợi ý trung nhân chưa về.
Chàng tự hỏi:
- Chẳng lẽ giữa Hồ Ma công chúa và đại ca Ngô Hùng có mối liên hệ về tư tình nam nữ? Người mà nàng khổ tâm chờ đợi phải chăng là huynh trưởng? Thế thì huynh trưởng làm sao thất tích? Ngày sau vì lẽ gì mà y gây nên trường thảm sát Võ Lâm đệ nhất bảo mắc hoạ máu chảy thành sông? Toàn gia năm trăm người trừ chàng và Thái gia chẳng ai sống sót. Y giết người có liên quan gì đến Hồ Ma?
Đó là những bí mật tàn khốc bi thảm.
Trời sáng rồi! Nước hồ màu xanh biếc và cả chiếc đảo nhỏ cũng ở trước mắt chàng.
Ngô Cương đứng lên tự nói:
- Ta đi thôi!
Đột nhiên chàng nhớ tới những mặt nạ mà Yêu Vương đã để cho, chàng tự hỏi:
- Âu là ta dấu chân tướng để bí mật truy cứu kẻ thù có lẽ hay hơn.
Nghĩ vậy chàng liền móc trong bọc ra một gói nhỏ.
Trong gói này có ba tấm mặt nạ mỏng như cánh chuồn. Một tấm giả làm người già một tấm giả làm thiếu niên, còn tấm thứ ba làm người đứng tuổi. Nếu hai tấm người già hay người đứng tuổi thì phải đeo thêm bộ râu.
Ngô Cương kiểm lại bộ mặt thiếu niên. Chàng cẩn thận bịt vào mặt soi xuống dưới hồ không khỏi bật cười. Chàng đã biến thành một chàng bạch diện thư sinh ngoài hai mươi tuổi. Mặt nạ chế tạo rất tinh xảo chính chàng cũng không ngờ mình là thư sinh thật.
Cải trang xong Ngô Cương dắt thanh Phụng kiến vài sau lưng rồi vọt mình ra ngoài.
Đến thị trấn đầu tiên. Chàng mua một con ngựa và một cái nón lớn đội và kéo xung che quá nửa mặt. Ăn mặc cách này chàng thành một người kỳ bí. Vạt áo nho sinh bay phất phới mũ cổ rộng vành xuống mặt lưng lại đeo trường kiếm. Cách cải trang không ăn nhập gì với nhau này khiến người ta để ý.
Đầu tiên Ngô Cương nhớ tới gốc cây mà người bái huynh là Tống Duy Bình phải cấm mình trăm ngày ở đó.
Chàng đã quay trở lại đúng lời lời ước hẹn trong vòng trăm ngày để gặp nhau. Ngờ đâu tới nay đã ngót một năm.
Gã Tống Duy Bình còn ở trong hốc cây không? Dĩ nhiên không. Có thể gã là trưởng lão Cái bang địa vị tôn trọng không thì chàng có thể hỏi thăm bọn đệ tử Cái bang để biết rõ hành tung gã.
Ngô Cương nghĩ vậy liền bắt đầu chú ý đến những đệ tử Cái bang. Nhưng chàng đi quanh hết một vòng thị trấn lại xuyên vào mười mấy ngõ hẻm mà chẳng thấy bóng một tên khất cái nào.
Đây là một hiện tượng khác thường. Tại sao bọn hoá tử lại tuyệt tích trong thị trấn này?
Ngô Cương thấy mặt trời đã xế chiều bụng lại đói meo. Chàng liền vào một tửu lầy khá sang trọng.
Ngô Cương vừa bước vào thì tươ1ng mạo chàng đã khiến cho bọn tửu khách xôn xao bàn tán. Chàng không bỏ mũ vẫn kéo sụp che quá nữa mặt lại ngồi xuống chiếc bàn tận góc phòng.
Bọn điếm tiểu nhị có cặp mắt rất phức tạp mà vừa trong thấy Ngô Cương đã cho chàng là một thứ quái vật. Một tên lại ngoài mặt vẫn niềm nở khom lưng cung kính hỏi:
- Khách quan uống rượu hay dùng cơm?
Ngô Cương đáp cộc lốc:
- Cả hai.
Tiểu nhị lại hỏi:
- Khách quan dung những món gì?
- Gì cũng được. Hãy đem ra đây mấy thứ.
Tiểu nhị lại khom lưng hỏi:
- Dạ dạ! Khách quan dùng rượu gì?
- Trần Thiệu.
Chỉ một loáng rượu cùng thức nhắm đã bày lên bàn. Ngô Cương rót rượu vừa uống vừa ngẫm nghĩ.
Không hiểu thời gian trôi qua bao lâu. Chàng bỗng cảm thấy bầu không khí có điều lạ. Toàn thể tửu lầu yên lặng một cách dị thường. Chàng khẽ ngửng đầu đảo mắt ngó quanh thì tửu khách đã đi gần hết, còn vỏn vẹn vài người.
Đèn thắp lên tửu điếm sang trưng. Theo lẽ ra giờ này chính là lúc tửu điếm đông khách nhất, thường khi hết chỗ ngồi mới phải. Thế mà vắng tanh mới lạ.
Bổng thấy có tiểu nhị lại gần cái bàn kê áp cửa sổ. Gã lại nhìn hai tửu khách đang uống rượu rất cao hứng, xá một cái khẽ nói:
- Thưa hai vị gia đài! Xin để bữa khác hai vị hãy lại chiếu cố cho.
Tửu khách trợn tròn mắt lên hỏi:
- Thế nghĩa là sao?
Tiểu nhị rụt rè đáp:
- Dạ dạ!... Xin hai vị đai gia bao dung cho. Vì tệ điếm tối nay có người bao hết. Sắp tới giờ rồi nên tiểu nhân đành xin hai vị…
Tửu khách quắc mắt lên hỏi:
- Mi nói thúi lắm! thúi lắm! Chẳng lẽ đại gia không trả tiền ư?
Tiểu nhị làm bộ mặt đưa đám nói:
- Gia đài! Thật là tình trạng bất đắc dĩ của tệ điếm, xin gia đài rộng lượng từ bi. Trong thiên hạ có bao giờ đẩy thần tài ra ngoài? Chỉ vì… Hừ… thủ quỹ không tính tiền gia đài nữa.
Một tửu khách lại lạnh lung tiếp:
- Bọn ta bỏ tiền ra mua lấy say. Thế mà rượu đang nữa vời thì bị trục xuất thì nghe làm sao được?
Tiểu nhị xá dài khom lưng nói:
- Dạ dạ! Thủ quỹ nói bữa nay mạo phạm khách quan mai một xin tạ tội.
- Vậy thì đi thôi!
Hai tửu khách này tựa hồ chịu khuất phục về câu tiểu nhị nói không tính tiền. Tuy họ làm bộ như vậy, nhưng được ăn không một bữa cũng thoả mãn lắm rồi. Họ liền đứng lên bỏ đi luôn.
Ngoài ra còn mấy tửu khách nữa, tiểu nhị cũng lần lượt đến mời họ đi hết.
Tiểu nhị lau mồ hôi trán, mặt nhăn nhó tiến lại trước bàn Ngô Cương.
Ngô Cương trong lòng ngờ vực. Chàng chẳng hiểu người nào thế lực ghê gớm đến độ khiến cho tửu gia phải lại thường tình, hạ lệnh trục khách?
Tiểu nhị còn đằng xa hắng giọng một tiếng rồi xích lại khom lưng nói:
- Thưa khách quan!...
Ngô Cương giả vờ đẩy hồ rượu ra nói:
- Lấy thêm rượu cho ta!
- Khách quan có thể đợi ngày khác hãy…
Ngô Cương trừng mắt lên hỏi:
- Ta bảo lấy thêm rượu!
Thanh âm chàng lạnh như băng giá. Tiểu nhị ngoài cách phục hẳn xuống mặt bàn chẳng có cách nào khác nếu gã muốn nhìn mặt Ngô Cương. Mũ chàng kéo sụp xuống chỉ để hở cằm ra mà thôi.
Tiểu nhị hít mạnh một hơi rồi đảo mắt ngó tên đồng bạn đang vội dọn dẹp tửu lâu để cầu viện, Nhưng gã thu mục quan mạnh bạo nói:
- Khách quan có điều chưa rõ nếu tiểu điếm đắc tội với chủ bao thì nguy lắm?
Ngô Cương động tâm vẫn cúi đầu lạnh lung hỏi:
- Chủ bao nào?
Tiểu nhị ấp úng:
- Dạ dạ! Người là … tiểu nhân không dám nói.
Ngô Cương hỏi:
- Ngươi không dám nói ư?
- Đúng thế!
- Y là quan phủ hay sao?
- Thưa không phải.
- Người giang hồ phải không?
- Dạ đúng thế!
Ngô Cương gắt lên:
- Sao ngươi không dám nói đến tên y mà lại dám đuổi ta.
Tiểu nhị tái mét sợ sệt nói:
- Thưa khách quan! Dù tiểu nhân lớn mật tới đâu cũng không nói được. Xin …
Ngô Cương nói lớn hơn:
- Bản nhân còn đang cao hứng. Ngươi hãy đi lấy thêm rượu đã.
Tiểu nhị năn nỉ như sắp khóc:
- Thưa lão gia!...
Ngô Cương gạt đi:
- Ta không cho ngươi nói thêm chữ nào nữa.
Tiểu nhị tái mét cầm hồ rượu đi xuống dưới lầu.
Lát sau một người đứng tuổi gầy nhom mặc áo dài, hai tay bưng rượu tiến lại trước bàn Ngô Cương, nở nụ cười xã giao, đặt hồ rượu lên bàn nói
- Tại hạ là chưởng quỷ bãi điếm. Xin có lời tạ lỗi với khách quan mong rằng quý khách sẽ lượng tình cho tại hạ. Khách quan dùng hết hồ rượu này xin dời gót cho.
Ngô Cương lạnh lung đáp:
- Lúc nào ta muốn đi là tự nhiên đi.
- Nhưng khách quan…
- Lúc ta ăn uống không muốn ai ngồi bên ta nói léo nhéo!
Người kia run lên nói:
- Nhưng… khách quan đừng phạm thượng!
- Làm gì mà phạm thượng?
- Phạm thượng sẽ rất nguy đến tính mạng.
Ngô Cương quát lên:
- Ngươi đi đi.
Chưởng quỉ thất sắc, ngẩn người một chút rồi trầm giọng hỏi:
- Cách xưng hô khách quan thế nào đây?
Ngô Cương tức giận nói:
- Ta bảo ngươi đi mà!
Chưởng quỉ nói:
Khách quan mà không lượng thứ cho tức là bức bách tại hạ phải đắc tội.
Ngô Cương dằn giọng hỏi:
- Ngươi định làm gì?
- Tại hạ vì duy trì tửu điếm…
Giữa lúc ấy một tên tiểu nhị hớt hơ hớt hãi chạy lại nói:
- Ngô đại gia! Đối phương đã đến giục hai lần rồi.
- Ta biết rồi… Ngươi xuống bảo chúng chuẩn bị đi.
Tiểu nhị dạ rồi chạy xuống.
Chưởng quỹ đổi giọng:
- Khách quan đã qua lại giang hồ tưởng nên lợi người tức lợi mình.
Ngô Cương ung dung nâng chung rượu lên uống rồi thì đổi giọng:
- Các hạ nói đúng đó! Sao các hạ không phương tiện cho tại hạ.
Chưởng quỷ hỏi bằng một giọng thân mật:
- Này anh bạn! Anh bạn không nghĩ gì đến đạo nghĩa giang hồ ư?
- Nghe giọng điệu các hạ dường như cũng là người Võ Lâm.
- Không dám! Tại hạ chỉ là kẻ xin cơm hớt trên giang hồ mà thôi.
- Vậy các hạ bàn đến đạo nghĩa giang hồ thế nào được.
Chưởng quỷ xằng giọng:
- Chẳng lẽ ông bạn lại bắt tại hạ ra lệnh trục khách?
- Các hạ cứ thử coi.
Chưởng quỷ hắng giọng mấy tiếng rồi vươn tay ra nhằm chụp xuống Ngô Cương.
Ngô Cương không ngoảnh đầu lại cũng không nhúc nhích. Chàng chờ đối phương đụng vào tay mình rồi mới đưa đũa đụng vào tay đối phương.
Lạ thay! Chàng chỉ đập nhẹ, xem ra rất bình thường chẳng gì kỳ lạ, vậy mà bàn tay của chưởng quỷ dường như bị chiếc đũa hút dính không thu về được. Mắt hắn xám ngắt như gan heo, miệng há ra không thốt lên được lời nào. Mồ hôi nhỏ giọt.
Thủ pháp này Ngô Cương đã học của Yêu Vương. Nó là một công rất kỳ dị kêu bằng "Âm ma của chấm nguyên công"
Mấy tên tiểu nhị thu dọn tửu lâu xúm lại cả. Tên nào cũng kinh ngạc, chẳng hiểu làm sao mà chỉ biết chưởng quỷ bị kềm chế.
Ngô Cương thản nhiên lạnh lung nói:
- Nghĩ tình ngươi không biết, lần này tha ha cho, đừng lắm mồm nữa!
Chàng thu đũa về. Chưởng quỷ la lên một tiếng "Ôi chao!" rồi lùi lại bốn bước đụng mạnh vào hai bàn rượu phía sau đỗ cả ra.
Ngô Cương vẫn thản nhiên uống rượu như không có chuyện gì xảy ra.
Chưởng quỷ luống cuống xoay mình lại thì chạm trán hai hán tử áo đen. Hắn gượng cười xá dài nói:
- Hai vị đã đến ư? Ông khách này không chịu nhường chỗ.
Một tên áo đen oai vệ nói:
- Ngươi cứ đi đi!
Chưởng quỷ mặt xám như tro tàn lật đật xuống lầu.
Bốn tiểu nhị ba chân bốn cẳng dọn lại bàn rượu vừa bị đánh đổ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook