Hương Bạc Hà
-
Chương 1
Để tôi kể lại cho bạn nghe từ đầu câu chuyện.
Trước tiên tôi muốn nói về cô bé Hứa Tri Mẫn.
Hứa Tri Mẫn, ba chữ vô cùng đơn giản. Giống như tên của nhiều đứa trẻ khác, tên cô ẩn chứa niềm mong đợi thiết tha của ba mẹ đối với cô con gái.
Hứa, là họ được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Tri (tri thức), đời ba mẹ cô đã dở dang đèn sách, ước nguyện học thành tài giờ gửi lại nơi con gái.
Mẫn (minh mẫn), ba mẹ cô mong con mình hiểu thấu những gian nan nhọc nhằn họ đã phải trải qua. Hai ông bà là người trung thực hiền lành, cả đời bị thua thiệt, bị lừa gạt, dĩ nhiên không muốn con gái giẫm vào vết xe đổ ấy.
Tri Mẫn có một chút nhạy bén khôn ngoan, một chút tinh ranh xảo quyệt, và cả một chút ích kỷ hẹp hòi. Thà rằng như vậy, mới có thể sinh tồn ở cuộc đời này. Bởi đời là nơi có lẽ không hoàn toàn tối tăm, u ám, nhưng tuyệt đối là chốn trần gian khắc nghiệt.
Hứa Tri Mẫn tự nhận mình luôn xứng đáng với cái tên ba mẹ đặt cho cô. Mỗi sáng sớm tinh sương, cô đều soi mình trong gương, cầm cây lược gỗ đào màu đen rẽ ngôi giữa mái tóc dài đều đặn ngay ngắn, là ủi bộ đồng phục mặc hàng ngày đến trường phẳng phiu và buộc dây giày gọn gàng tươm tất.
Thành tích học tập của cô liên tục dẫn đầu suốt từ tiểu học đến sơ trung, giấy khen và sách giáo khoa nhà trường tặng thưởng đầy kín trong ngăn tủ của mẹ.
Theo lời nhận xét của hàng xóm láng giềng và trong đôi mắt của thầy cô bè bạn, Hứa Tri Mẫn là cô bé ngoan ngoãn, giỏi giang, lễ độ; là học sinh ba tốt với phẩm chất và năng lực xuất sắc vượt bậc. Giai đoạn Hứa Tri Mẫn bước vào thời kì nổi loạn của tuổi dậy thì như bao bạn bè đồng trang lứa, ba mẹ cũng không phải canh cánh nỗi lo vì cô. Bằng khả năng tự kiểm soát cực kỳ tốt, cô tuân thủ một nguyên tắc rạch ròi và dễ hiểu: Tất cả những thứ khiến hình ảnh bản thân bị hủy hoại đều không đáng giá, kể cả tình yêu chân chính. Mà phàm những chuyện không đáng giá cô tuyệt không bao giờ làm. Lý do ư? Thứ nhất, phí thời gian; thứ hai, phí tình cảm; thứ ba, phí tuổi thanh xuân đẹp đẽ.
Cô cũng không biểu đạt cách nghĩ khác biệt này trước bất cứ ai. Lắm lúc cô chỉ đứng một bên lẳng lặng lắng nghe, sau đó sẽ gật đầu phụ họa hoặc thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp với xu hướng của đám đông, tránh để mình biến thành kẻ lập dị trong mắt người khác.
Có thể, lối cư xử này sẽ bị rất nhiều người cho rằng giả dối. Vậy thì cứ ‘giả dối’ đi – Hứa Tri Mẫn nói.
Xã hội thời nay vốn đã đầy rẫy kẻ lừa người gạt, sự thật và dối lừa hòa trộn lẫn nhau. Và cũng chính vì vậy, thế giới này mới trắng đen lẫn lộn và tràn ngập những chuyện khó lý giải.
Cô vui thích tận hưởng cái cảm giác thách thức và khiêu chiến do chính mình mang lại. So với làm thiên thần xinh đẹp và thiện lương, cô thích làm ma nữ cưỡi chổi bay trên trời hơn.
Trước mười sáu tuổi, Hứa Tri Mẫn là cô bé như thế.
Tròn mười sáu tuổi, cô bước sang năm thứ ba sơ trung ở trường trung học cơ sở Thiên Nguyên.
Tuổi mười sáu ghi dấu thời hoa niên với bao điều đổi thay.
Năm mới chưa qua bao lâu, học sinh sơ tam* đã phải vào học sớm để chuẩn bị đối mặt với kỳ thi chuyển cấp. Ngày đầu tiên Hứa Tri Mẫn trở lại trường, thầy giáo sắp xếp lại chỗ ngồi của cô.
(*) Sơ trung gồm sơ nhất, sơ nhị, sơ tam, tương đương lớp bảy, tám, chín ở Việt Nam.
Bạn mới ngồi cùng bàn tên là Kiều Tường. Tên nghe đẹp trai oai vệ là vậy, lại cùng họ với Kiều Đan* – ngôi sao hàng đầu của đội bóng rỗ NBA, thế nhưng ngoài tên ra, tất cả những gì còn lại chỉ là những tai tiếng cực kỳ tệ hại. Cậu ta có thể nói là học sinh bết bát nhất trường. Gia đình giàu có và sự nuông chiều vô tội vạ của ba mẹ đã hình thành nên một Kiều Tường vừa kiêu ngạo vừa cộc tính. Cậu ta có thành tích học tập kém cỏi nhất khối, mà cả trường này, chỉ một mình cậu ta dám cãi tay đôi với thầy cô trước lớp và dám nghênh ngang trốn học ngay giữa giờ. Bạn cùng bàn ngày nào cũng phải cam chịu số phận bị ép buộc mang cặp sách về nhà cho cậu ta.
(*) Ngôi sao bóng rổ Jordan.
Vì thế, người được tuyển chọn làm bạn cùng bàn với cậu ta thay đổi như chong chóng. Lần này sau nhiều cân nhắc, thầy chủ nhiệm đã chỉ định Hứa Tri Mẫn và nói với cô rằng: Hứa Tri Mẫn, em là lớp phó học tập, cần phải tiên phong đi đầu trong việc tích cực giúp đỡ các bạn học hành sa sút.
Hứa Tri Mẫn vẫn như trước đây, ‘Dạ.’ thật ngoan ngoãn lễ phép.
Ngày đổi chỗ ngồi thứ hai.
Kiều Tường lại vắng mặt tiết đầu tiên của buổi sáng. Giờ nghỉ giải lao thứ hai, các cô bé nữ sinh trong lớp vây quanh Hứa Tri Mẫn.
Người nào cũng biết Kiều Tường là một nam sinh hư hỏng. Hầu hết lũ học trò đều kiêng dè cậu ta, những đứa cùng một giuộc thì gọi cậu ta là đại ca. Nghe nói, cậu ta đánh nhau như cơm bữa với đám côn đồ gần trường, bạn ngồi cùng bàn chắc chắn cũng khó thoát khỏi tai bay vạ gió.
“Hứa Tri Mẫn này, cậu đề nghị thầy để Kiều Tường ngồi một mình đi, chứ cậu ta mà ngồi cùng bàn với ai cũng chỉ tổ làm liên lụy đến người đó.”
“Làm vậy thầy chủ nhiệm sẽ rất phiền toái. Lớp chúng mình là lớp tiên tiến, không thể chỉ vì một bạn học mà khiến cả tập thể bị thụt lùi được. Mà này, chắc cậu chưa quên tấm bảng ghi nhớ công ơn trường mình mới xây xong chứ? Dòng thứ nhất trên cùng là họ Kiều đó.”
“Tớ hóng được chuyện này nè. Hôm khai giảng mẹ Kiều Tường tìm thầy chủ nhiệm dọa là nếu học kỳ này không gỡ được cái mũ ‘nhất từ dưới đếm lên’ xuống khỏi đầu cậu ta, hoặc nếu con trai bác ấy không đỗ vào trường cao trung hạng nhất thì thầy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đấy.”
“Haiz, nhờ có tiền cả thôi. Nếu không làm sao Kiều Tường có thể xóa sổ cái thành tích hạng bét của cậu ta, rồi năm cuối cấp này còn được xếp vào học chung lớp giỏi nhất khối với bọn mình cơ chứ.”
Trọng tâm câu chuyện bỗng chốc được lái sang hướng khác: Có tiền và không có tiền. Từ bấy lâu đây vẫn là đề tài tranh luận không ngừng nghỉ của hết thảy mọi người, từ người lớn trưởng thành cho đến cô cậu học trò chưa bước chân ra đời.
Nói đến học sinh có tiền có quyền, trường Trung Học Thực Nghiệm ở phía đông thị trấn xưa giờ vẫn được người người bàn tán hăng say. Học sinh khối sơ trung ở đó đều được chiêu sinh nội bộ, nghĩa là nhà trường trực tiếp tuyển chọn những học sinh ưu tú nhất từ cấp tiểu học trực thuộc, khối cao trung tuy có thu nhận học sinh bên ngoài nhưng đại đa số đều là con cái cán bộ.
Dựa trên tin đồn lưu truyền, học sinh tốt nghiệp trường Trung Học Thực Nghiệm hoặc ra nước ngoài du học, hoặc được bảo đảm vào học ở những trường đại học tiếng tăm, rất hiếm người không vượt qua ngưỡng cửa đại học.
Theo nguyên nhân tìm hiểu được, một phần do trường Trung Học Thực Nghiệm sở hữu lực lượng giáo viên hùng hậu về tư chất lẫn tài năng, chỉ cần học sinh có ý chí phấn đấu là sẽ được bồi dưỡng thành nhân tài hàng đầu; một mặt khác, đối với những học sinh yếu kém vô phương cứu chữa, thầy cô giáo sẽ trao đổi với các bậc phụ huynh, dùng phương thức khác để giải quyết vấn đề. Nói thẳng ra thì, có tiền bắt quỷ xay cối còn được nữa là, chuyện học hành lên lớp bé cỏn con có đáng là gì?
Nhờ hai tầng bảo đảm vững chắc ấy, Trung Học Thực Nghiệm nghiễm nhiên trở thành trường tốt nhất toàn thị trấn nói riêng và là trường trọng điểm của cả thành phố nói chung. Với tỷ lệ lên lớp gần như một trăm phần trăm và hình ảnh thế hệ học trò nổi trội xuất sắc, trường Trung Học Thực Nghiệm đã khiến mọi người đi trên đường đều phải ngoái đầu nhìn lại bộ đồng phục của nó bằng đôi mắt ngưỡng mộ sáng ngời.
“Tớ nghĩ có khi bác Kiều xoay sở cho cậu ta vào được Trung Học Thực Nghiệm cũng nên. Dù gì thì hàng năm trường đó đều nhận vào vài học sinh chịu bỏ tiền đóng góp mà.”
“Không phải cứ có tiền là vào được Trung Học Thực Nghiệm đâu, phải ‘rất nhiều tiền’ mới được, nghe nói tiền đóng góp của mỗi người đều tính bằng đơn vị vạn đấy nhé, mà thế đã xong đâu, còn phải xếp hàng chờ đến lượt nữa.”
“Các cậu nói xem, Kiều Tường sẽ xếp hàng thứ mấy?”
“Chắc không phải lại là nhất từ dưới đếm lên chứ!”
Cả đám cười rần rần. Có người không quên nhìn ra ngoài, cẩn thận đóng kín cửa phòng học. Và sau đó lại là những tràng cười bất tận.
Kết cuộc cả đám con gái bàn tán rôm rả cũng không thể giúp Hứa Tri Mẫn tìm ra giải pháp êm đẹp. Trong khi đó Kiều Tường cả ngày không thấy bóng dáng. Trước giờ tan lớp, thầy chủ nhiệm bảo Hứa Tri Mẫn đem sách giáo khoa trường mới phát đến nhà bạn ngồi cùng bàn.
Hứa Tri Mẫn hỏi lớp trưởng địa chỉ rồi cưỡi xe đạp, chở theo sách giáo khoa đến nhà Kiều Tường. Đến nơi lại phát hiện người nhà đi vắng, hỏi hàng xóm mới biết họ đã chuyển nhà từ kỳ nghỉ đông. Cô nhìn đồng hồ, đã sắp đến bảy giờ tối.
Nhà mới của Kiều Tường nằm ở phía đông thị trấn, từ phía tây nam nơi cô ở muốn đến đó phải đi ngược một chặng đường xa tít mù. Thế là cô quyết định bỏ lại xe đạp, đổi sang ngồi xe buýt.
Hôm ấy là một ngày có thoang thoảng hương xuân ngọt ngào và có giá lạnh chưa tan của mùa đông tuyết trắng.
Hứa Tri Mẫn ôm chồng sách nặng trình trịch đuổi theo xe buýt. May sao chú tài xế tốt bụng, nhìn kính chiếu hậu thấy một cô bé chạy theo phía xa liền dừng xe đợi cô.
Cô vội vội vàng vàng nhảy lên xe buýt, chụp lấy tay vịn, lúc với tay bỏ tiền vào thùng tiền thì tờ tiền giấy dính chặt vào bàn tay ướt sũng. Hứa Tri Mẫn đỏ bừng mặt, kín đáo cọ tay lên áo rồi cẩn thận đưa mắt nhìn khoang xe, chỉ có vài hành khách ngồi rải rác.
Ngay sau đó cô liền đi đến ghế trống phía sau, ôm sách ngồi xuống, chậm rãi cởi khăn quàng cổ và nút thứ nhất trên bộ đồng phục, cuối cùng thở phào một hơi.
Xe ghé bến hai lần, có hành khách xuống xe và không ai lên xe. Khoảng thời gian này rơi đúng vào giờ ăn tối, Hứa Tri Mẫn cảm thấy vừa đói lại vừa mệt. Để quên đi cơn đói cồn cào, cô bèn rút một cuốn sách giáo khoa, mở ra xem cho đỡ buồn. Thình lình xe dằn xóc mạnh, sách trong tay rơi xuống, rồi từ chân cô trượt theo sàn xe inox đến chân hành khách đối diện.
Cô bước vội tới nhặt sách lên, vừa ngẩng đầu liền thấy bộ quần áo trông hơi quen quen ngay trước mặt. Một suy nghĩ vụt qua trong đầu cô, hình như là đồng phục của Trung Học Thực Nghiệm.
Trung Học Thực Nghiệm, cô nhớ sáng nay mới sôi nổi thảo luận đề tài này với bạn bè trong lớp. Hứa Tri Mẫn không khỏi nảy sinh lòng hiếu kỳ, lúc trở về chỗ ngồi lại đưa mắt nhìn sang hành khách kia. Dưới ánh đèn đường trắng sáng rọi vào từ bên ngoài cửa kính, bộ đồng phục cậu con trai đang mặc trên người ánh lên màu nâu sẫm trang trọng. Hứa Tri Mẫn thầm thở dài trong lòng: Quả không sai.
Trong tất cả đồng phục của mười lăm trường trung học trên toàn thành phố, chỉ duy nhất đồng phục của Trung Học Thực Nghiệm nổi bật với gam màu đỏ. Nữ sinh mặc váy đỏ kiểu cổ điển nền nã vào mùa đông, váy ngắn thêu hoa hồng tinh xảo vào ngày hè; nam sinh mặc áo màu đỏ sẫm kiểu quý tộc, áo len màu nhạt kết hợp cùng áo vest màu sẫm thiết kể cổ lật thời thượng nhằm thể hiện tác phong cao quý.
Đây là minh chứng rõ ràng cho câu nói: Nhân yếu y trang, Phật yếu kim trang*.
(*) Người đẹp bởi áo, tượng Phật đẹp vì thếp vàng.
Cậu thiếu niên độ mười sáu mười bảy tuổi nghiêng người tựa vào cửa sổ cạnh bên, một tay nâng quyển sách, nương theo ánh đèn vàng dịu nhẹ trên trần xe lẳng lặng lật giở từng trang sách. Đầu cậu cúi xuống, một bên mặt khuất trong bóng tối, Hứa Tri Mẫn cố lắm cũng chỉ có thể nhìn được non nửa gương mặt trông nghiêng. Trong mắt cô, cậu có mái tóc xoăn gợn nhẹ, sống mũi rất thẳng và đẹp, lông mi dài, đôi môi mỏng. Không biết có phải vì ánh đèn hay không mà làn da cậu có màu như màu đồng cổ.
Nhìn chung dáng vẻ cậu nam sinh này trông khá bắt mắt, thêm vào đó, bộ đồng phục trên người lại góp phần tôn lên ở cậu một loại khí chất khó diễn đạt thành lời. Ánh trăng bàng bạc hắt lên tấm thẻ học sinh đeo trước ngực cậu làm nổi bật hai chữ màu mực, tên cậu ấy là… Mặc Thâm?
Chiếc xe bỗng nhiên rẽ vào khúc quanh. Một làn gió ùa vào thổi bay tóc mái phủ dài trước trán cậu, để lộ đôi đồng tử sâu thăm thẳm. Cô nhất thời ngây người, không cách chi tránh được ánh nhìn đó.
Bốn mắt giao nhau, Hứa Tri Mẫn cảm thấy ánh mắt đối phương như cơn gió đang vờn trên gò má cô, hờ hững và hơi buốt lạnh. Bàn tay cô bất giác tìm kiếm tay ghế.
Cậu ấy biết mình đang nhìn cậu ấy, hơn nữa cậu ấy cũng đang nhìn mình. Trong nháy mắt ý nghĩ kì lạ này chợt thoáng hiện lên trong đầu cô. Cô ngạc nhiên chớp mắt mấy cái, nhìn trả lại.
Tóc mái dài của cậu thiếu niên lại rũ xuống che khuất đôi mắt đen bí ẩn.
Hứa Tri Mẫn thầm than tiếc trong bụng, tựa lại vào ghế, buộc chặt chồng sách một lần nữa. Cô ngoảnh mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, trạm bến xe phía trước có dựng tấm bảng in hàng chữ ‘Giao lộ Nguyệt Hoa’ – đây mới đúng là mục đích chuyến đi của cô.
Xe buýt đỗ vào bến, cậu nam sinh cất lại sách vở, quàng chéo cái cặp màu đen qua vai rồi bước nhanh xuống xe trước.
Hứa Tri Mẫn xách theo chồng sách, nhảy xuống xe buýt sau cậu. Cô nhìn theo bảng tên đường đi thẳng về phía trước, đi một đoạn ngắn mới hay cậu nam sinh ấy vẫn đi trước mặt cô. Có điều bước chân cậu ấy vừa dài vừa ổn định, chẳng mấy chốc bóng dáng cao lớn đó đã biến mất sau ngã rẽ.
Hứa Tri Mẫn đi đến ngã tư đường, thấy cậu rẽ trái vào khu vực có tấm biển ‘Tiểu khu Nguyệt Hoa’. Nghe mọi người nói, tiểu khu Nguyệt Hoa là tiểu khu quy hoạch bậc nhất của thị trấn, cư dân sống ở đó phần lớn là người nhà cán bộ cấp cao.
Xem ra cậu nam sinh kia là con cái cán bộ, Hứa Tri Mẫn nghĩ. Thảo nào ánh mắt cậu ấy cao ngạo và lạnh lùng đến vậy.
Ôm chồng sách, cô xoay người. Sừng sững nơi góc phố đối diện là cánh cổng mái vòm chạm trỗ hoa văn cùng tấm biển có dòng chữ ‘Hoa viên Nguyệt Hoa’ ánh vàng lóng lánh treo trên cao. Vào giờ vàng mỗi ngày, trên truyền hình đều phát đoạn quảng cáo giới thiệu về ‘Hoa viên Nguyệt Hoa’, khu dân cư xa hoa hàng đầu của thị trấn nhỏ này.
Hôm nay đi xa một chuyến, Hứa Tri Mẫn mới biết tiểu khu Nguyệt Hoa nổi tiếng và hoa viên Nguyệt Hoa chỉ cách nhau một con đường. Một bên là tòa cao ốc màu trắng trang nghiêm mộc mạc, còn một bên là tòa cao ốc thượng đẳng nguy nga tráng lệ. Giữa hai dãy đường là tấm bảng chỉ hướng trường Trung Học Thực Nghiệm, hay nói cách khác, ngôi trường này và hai tòa cao ốc tạo thành ba góc của một tam giác nhọn.
Đêm nay trời tối như mực, Hứa Tri Mẫn căng mắt nhìn cũng không thể thấy rõ diện mạo thật sự của trường Trung Học Thực Nghiệm. Đèn đỏ bật sáng, cô đi qua lối dành cho người đi bộ, tiến vào hoa viên Nguyệt Hoa.
Kiều gia ở tòa nhà số 7, lầu 4, phòng 402.
Bà Kiều ra mở cửa. Bà năm nay đã trên dưới bốn mươi, dáng người hơi mập mạp, rất thích mặc những bộ lễ phục kiêu sa, quý phái giống minh tinh để thu hút sự chú ý của người khác. Đám học sinh nghịch ngợm trong trường lén đặt cho bà biệt danh ‘Khổng tước’.
Hứa Tri Mẫn ôm chồng sách trong tay, đối mặt với bộ trang phục dạ hội màu đỏ lòe loẹt trên người ‘Khổng tước’ cô chỉ cảm thấy chói mắt.
‘Khổng tước’ cười tươi rói, hai gò má phúng phính thịt nhô lên trên gương mặt tròn trịa: “Con bác thật là, làm phiền bạn học đến nhà đưa sách mãi thôi.”
Hứa Tri Mẫn khéo léo tránh bàn tay đưa ra đón sách của bà, lễ phép cười nói: “Dạ, Kiều Tường có nhà không hả bác? Thầy giáo bảo cháu nhất định phải tự mình đưa sách giáo khoa mới và bài tập trên lớp cho cậu ấy.”
“Ồ, vậy à.” Bà Kiều đánh giá cô bé trước mặt một lượt từ trên xuống dưới, cảm thấy đôi mắt to tròn trong sáng kia trông không có vẻ gì giống như đang nói dối, ngay sau đó liền quay mặt vào nhà gọi, “Kiều Tường, con mau mau ra đây, bạn học có chuyện muốn nói với con này.” Dứt lời bà mau chóng đi vào nhà, bỏ lại một mình Hứa Tri Mẫn ngoài hành lang.
Gió lùa qua những khe hở rộng của cánh cửa sắt bên trái hành lang thổi bần bật vào người làm cô run lập cập. Cô xoa hai tay vào nhau, yên lặng chịu đựng.
Đợi chờ không biết được bao lâu, cuối cùng Kiều Tường cũng xuất hiện. Tên con trai cao hơn mét bảy này tuy hư hỏng thì hư hỏng đấy, nhưng tướng mạo cũng không tới nỗi tệ hại. Mái tóc vốn đen nhánh bị nhuộm màu vàng ngỗ ngược, vành tai lủng lẳng đôi khuyên vàng to quá cỡ, đôi mắt sáng dưới hàng mi đen dày và khóe miệng hơi nhếch lên đầy vẻ bướng bỉnh lì lợm.
Cậu ta uể oải gạt gạt tóc mái, hỏi cộc lốc: “Gì đây?”
“Đây là sách giáo khoa mới của cậu.”
Cậu ta khinh bỉ liếc cô một cái: “Thế thôi á? Sao không đưa cho mẹ tôi quách đi cho rồi?”
“Đợi một chút, tôi có vài lời muốn nói với cậu.”
“Muốn nói gì thì nói với mẹ tôi đi.” Cậu ta vẫy vẫy tay, toan quay người bỏ đi.
“Chẳng lẽ cậu không muốn vào Trung Học Thực Nghiệm à?”
Giọng nói của cô mặc dù không lớn nhưng trong trẻo và rõ ràng lạ thường. Kiều Tường chưa bao giờ nghe qua giọng nói đặc biệt như vậy, cậu ta không khỏi giật mình.
“Dục nhân vật văn, mạc nhược vật ngôn; dục nhân vật tri, mạc nhược vật vi*. Đương nhiên, những lời này người có điểm ngữ văn zero như cậu nghe không hiểu cũng là điều bình thường. Cho nên, tôi sẽ nói thẳng ra nhé. Từ việc nhà cậu chuyển đến đây trong thời gian này có thể suy ra, sau kỳ nghỉ đông này bác Kiều sẽ bắt đầu xúc tiến chuyện đưa cậu vào trường Trung Học Thực Nghiệm. Nhưng e rằng phía Trung Học Thực Nghiệm tạm thời không thể chấp thuận cho cậu nhập học. Thế nên bác Kiều chuyển sang công kích bên trường chúng ta, cốt chứng tỏ cho mọi người thấy bác không còn con đường nào khác ngoài con đường cải thiện điểm số của cậu. Nhưng tôi biết, nguyên nhân sâu xa là bởi vì quy định bất thành văn dành cho học sinh tài trợ nói rằng, trước khi học sinh tài trợ chính thức đặt chân vào trường họ tài trợ thì chuyện này tuyệt đối không được lan truyền ra ngoài, nhằm tránh gây ra điều tiếng xấu về chính sách giáo dục bất bình đẳng. Nếu làm trái quy định thì sẽ phải gánh lấy hậu quả đáng sợ nhất, đó là… bị xóa bỏ tư cách nhập học.”
(*) Muốn người khác không nghe được, không gì bằng không nói; muốn người khác không biết được, không gì bằng không làm.
Cậu ta quay lại nhìn cô, nhìn cả buổi cũng không nhớ nổi tên cô. Trong lớp có con bé như thế sao? Cậu ta chần chừ, mở miệng nói được đúng một chữ: “Cậu…”
“Cậu đừng hiểu lầm. Tôi không hề nghĩ sẽ tố giác cậu, bởi vì tố giác cũng chẳng được tích sự gì. Tôi nhiều nhất chỉ rải được một ít lời đồn nho nhỏ thôi, nhưng tôi nghĩ bấy nhiêu cũng đủ rồi.”
“Cậu…”
“Tôi đã nói rồi, cậu đừng hiểu lầm. Đừng hiểu lầm lần này tôi đến đây chỉ để đưa sách cho cậu. Không hề, thực chất tôi đến vì chính tôi, vì tôi muốn tìm hiểu tình hình. Thật may, tôi vừa đúng lúc thu thập được một tin tức cực kỳ quan trọng. Vì thế cậu vui lòng nói cho tôi biết số di động của cậu nhé.”
“Mắc mớ gì tôi phải nói chứ?!”
Cô khẽ nhếch môi cười khẩy: “Ở cái thị trấn này, Trung Học Thực Nghiệm cơ hồ là giấc mơ của tất cả các bậc phụ huynh và con cái của họ. Người ái mộ hư vinh như bác Kiều cũng không ngoại lệ. Cho dù cậu không muốn vào đó, nhưng vì tiền tiêu vặt chắc cậu không có gan đi ngược lại nguyện vọng của bác Kiều đâu nhỉ?”
Cậu ta nghẹn họng.
Cậu ta ngẩn ra nhìn khuôn mặt thuần khiết không một chấm tàn nhan của cô, nói như bị thôi miên: “13569966985. Nhưng mà, cậu…”
“Vẫn câu nói đó, mong cậu đừng hiểu lầm. Tôi hỏi số điện thoại của cậu chỉ để phòng khi cậu không đi học vẫn kịp thời gọi cậu tới trường nhận sách, tránh cho sự việc giống như hôm nay xảy ra lần nữa. Còn nữa…” Cô ghi lại dãy số rồi cất giấy bút vào túi, “Đúng vậy, tôi không phải là con nhà giàu, ba mẹ tôi chỉ là công nhân bình thường. Cho nên tôi không có nhiều tiền tiêu vặt để đổ vào những cuộc trò chuyện vô bổ với cậu, nếu như tiền gọi di động cho cậu vượt ngoài khả năng chi tiêu của tôi, tôi quả thật không dám chắc sẽ không tung tin đồn ra ngoài. Cuối cùng, cậu vui lòng đưa tay ra đây.”
Cậu ta ấp úng, chìa tay về phía cô.
Cô chuyển chồng sách nặng trịch sang tay cậu ta: “Điều cuối cùng quan trọng nhất, cậu vui lòng đừng hiểu lầm là tôi uy hiếp cậu. Bởi vì từ đầu đến cuối tôi đều dùng từ ‘vui lòng’ nói chuyện với cậu, cậu thấy chứ?” Nói đến đây, cô bé cười ranh mãnh.
Cậu ta cười lơ ngơ, rồi cứ thế ôm chặt sách vở trong lòng lần đầu tiên kể từ khi chào đời.
“Rất vui khi là người đầu tiên chúc mừng cậu vào trường Trung Học Thực Nghiệm, bởi vì từ nay trở đi, chúng ta đã có thể thật sự tạm biệt nhau.”
Trước tiên tôi muốn nói về cô bé Hứa Tri Mẫn.
Hứa Tri Mẫn, ba chữ vô cùng đơn giản. Giống như tên của nhiều đứa trẻ khác, tên cô ẩn chứa niềm mong đợi thiết tha của ba mẹ đối với cô con gái.
Hứa, là họ được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Tri (tri thức), đời ba mẹ cô đã dở dang đèn sách, ước nguyện học thành tài giờ gửi lại nơi con gái.
Mẫn (minh mẫn), ba mẹ cô mong con mình hiểu thấu những gian nan nhọc nhằn họ đã phải trải qua. Hai ông bà là người trung thực hiền lành, cả đời bị thua thiệt, bị lừa gạt, dĩ nhiên không muốn con gái giẫm vào vết xe đổ ấy.
Tri Mẫn có một chút nhạy bén khôn ngoan, một chút tinh ranh xảo quyệt, và cả một chút ích kỷ hẹp hòi. Thà rằng như vậy, mới có thể sinh tồn ở cuộc đời này. Bởi đời là nơi có lẽ không hoàn toàn tối tăm, u ám, nhưng tuyệt đối là chốn trần gian khắc nghiệt.
Hứa Tri Mẫn tự nhận mình luôn xứng đáng với cái tên ba mẹ đặt cho cô. Mỗi sáng sớm tinh sương, cô đều soi mình trong gương, cầm cây lược gỗ đào màu đen rẽ ngôi giữa mái tóc dài đều đặn ngay ngắn, là ủi bộ đồng phục mặc hàng ngày đến trường phẳng phiu và buộc dây giày gọn gàng tươm tất.
Thành tích học tập của cô liên tục dẫn đầu suốt từ tiểu học đến sơ trung, giấy khen và sách giáo khoa nhà trường tặng thưởng đầy kín trong ngăn tủ của mẹ.
Theo lời nhận xét của hàng xóm láng giềng và trong đôi mắt của thầy cô bè bạn, Hứa Tri Mẫn là cô bé ngoan ngoãn, giỏi giang, lễ độ; là học sinh ba tốt với phẩm chất và năng lực xuất sắc vượt bậc. Giai đoạn Hứa Tri Mẫn bước vào thời kì nổi loạn của tuổi dậy thì như bao bạn bè đồng trang lứa, ba mẹ cũng không phải canh cánh nỗi lo vì cô. Bằng khả năng tự kiểm soát cực kỳ tốt, cô tuân thủ một nguyên tắc rạch ròi và dễ hiểu: Tất cả những thứ khiến hình ảnh bản thân bị hủy hoại đều không đáng giá, kể cả tình yêu chân chính. Mà phàm những chuyện không đáng giá cô tuyệt không bao giờ làm. Lý do ư? Thứ nhất, phí thời gian; thứ hai, phí tình cảm; thứ ba, phí tuổi thanh xuân đẹp đẽ.
Cô cũng không biểu đạt cách nghĩ khác biệt này trước bất cứ ai. Lắm lúc cô chỉ đứng một bên lẳng lặng lắng nghe, sau đó sẽ gật đầu phụ họa hoặc thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp với xu hướng của đám đông, tránh để mình biến thành kẻ lập dị trong mắt người khác.
Có thể, lối cư xử này sẽ bị rất nhiều người cho rằng giả dối. Vậy thì cứ ‘giả dối’ đi – Hứa Tri Mẫn nói.
Xã hội thời nay vốn đã đầy rẫy kẻ lừa người gạt, sự thật và dối lừa hòa trộn lẫn nhau. Và cũng chính vì vậy, thế giới này mới trắng đen lẫn lộn và tràn ngập những chuyện khó lý giải.
Cô vui thích tận hưởng cái cảm giác thách thức và khiêu chiến do chính mình mang lại. So với làm thiên thần xinh đẹp và thiện lương, cô thích làm ma nữ cưỡi chổi bay trên trời hơn.
Trước mười sáu tuổi, Hứa Tri Mẫn là cô bé như thế.
Tròn mười sáu tuổi, cô bước sang năm thứ ba sơ trung ở trường trung học cơ sở Thiên Nguyên.
Tuổi mười sáu ghi dấu thời hoa niên với bao điều đổi thay.
Năm mới chưa qua bao lâu, học sinh sơ tam* đã phải vào học sớm để chuẩn bị đối mặt với kỳ thi chuyển cấp. Ngày đầu tiên Hứa Tri Mẫn trở lại trường, thầy giáo sắp xếp lại chỗ ngồi của cô.
(*) Sơ trung gồm sơ nhất, sơ nhị, sơ tam, tương đương lớp bảy, tám, chín ở Việt Nam.
Bạn mới ngồi cùng bàn tên là Kiều Tường. Tên nghe đẹp trai oai vệ là vậy, lại cùng họ với Kiều Đan* – ngôi sao hàng đầu của đội bóng rỗ NBA, thế nhưng ngoài tên ra, tất cả những gì còn lại chỉ là những tai tiếng cực kỳ tệ hại. Cậu ta có thể nói là học sinh bết bát nhất trường. Gia đình giàu có và sự nuông chiều vô tội vạ của ba mẹ đã hình thành nên một Kiều Tường vừa kiêu ngạo vừa cộc tính. Cậu ta có thành tích học tập kém cỏi nhất khối, mà cả trường này, chỉ một mình cậu ta dám cãi tay đôi với thầy cô trước lớp và dám nghênh ngang trốn học ngay giữa giờ. Bạn cùng bàn ngày nào cũng phải cam chịu số phận bị ép buộc mang cặp sách về nhà cho cậu ta.
(*) Ngôi sao bóng rổ Jordan.
Vì thế, người được tuyển chọn làm bạn cùng bàn với cậu ta thay đổi như chong chóng. Lần này sau nhiều cân nhắc, thầy chủ nhiệm đã chỉ định Hứa Tri Mẫn và nói với cô rằng: Hứa Tri Mẫn, em là lớp phó học tập, cần phải tiên phong đi đầu trong việc tích cực giúp đỡ các bạn học hành sa sút.
Hứa Tri Mẫn vẫn như trước đây, ‘Dạ.’ thật ngoan ngoãn lễ phép.
Ngày đổi chỗ ngồi thứ hai.
Kiều Tường lại vắng mặt tiết đầu tiên của buổi sáng. Giờ nghỉ giải lao thứ hai, các cô bé nữ sinh trong lớp vây quanh Hứa Tri Mẫn.
Người nào cũng biết Kiều Tường là một nam sinh hư hỏng. Hầu hết lũ học trò đều kiêng dè cậu ta, những đứa cùng một giuộc thì gọi cậu ta là đại ca. Nghe nói, cậu ta đánh nhau như cơm bữa với đám côn đồ gần trường, bạn ngồi cùng bàn chắc chắn cũng khó thoát khỏi tai bay vạ gió.
“Hứa Tri Mẫn này, cậu đề nghị thầy để Kiều Tường ngồi một mình đi, chứ cậu ta mà ngồi cùng bàn với ai cũng chỉ tổ làm liên lụy đến người đó.”
“Làm vậy thầy chủ nhiệm sẽ rất phiền toái. Lớp chúng mình là lớp tiên tiến, không thể chỉ vì một bạn học mà khiến cả tập thể bị thụt lùi được. Mà này, chắc cậu chưa quên tấm bảng ghi nhớ công ơn trường mình mới xây xong chứ? Dòng thứ nhất trên cùng là họ Kiều đó.”
“Tớ hóng được chuyện này nè. Hôm khai giảng mẹ Kiều Tường tìm thầy chủ nhiệm dọa là nếu học kỳ này không gỡ được cái mũ ‘nhất từ dưới đếm lên’ xuống khỏi đầu cậu ta, hoặc nếu con trai bác ấy không đỗ vào trường cao trung hạng nhất thì thầy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đấy.”
“Haiz, nhờ có tiền cả thôi. Nếu không làm sao Kiều Tường có thể xóa sổ cái thành tích hạng bét của cậu ta, rồi năm cuối cấp này còn được xếp vào học chung lớp giỏi nhất khối với bọn mình cơ chứ.”
Trọng tâm câu chuyện bỗng chốc được lái sang hướng khác: Có tiền và không có tiền. Từ bấy lâu đây vẫn là đề tài tranh luận không ngừng nghỉ của hết thảy mọi người, từ người lớn trưởng thành cho đến cô cậu học trò chưa bước chân ra đời.
Nói đến học sinh có tiền có quyền, trường Trung Học Thực Nghiệm ở phía đông thị trấn xưa giờ vẫn được người người bàn tán hăng say. Học sinh khối sơ trung ở đó đều được chiêu sinh nội bộ, nghĩa là nhà trường trực tiếp tuyển chọn những học sinh ưu tú nhất từ cấp tiểu học trực thuộc, khối cao trung tuy có thu nhận học sinh bên ngoài nhưng đại đa số đều là con cái cán bộ.
Dựa trên tin đồn lưu truyền, học sinh tốt nghiệp trường Trung Học Thực Nghiệm hoặc ra nước ngoài du học, hoặc được bảo đảm vào học ở những trường đại học tiếng tăm, rất hiếm người không vượt qua ngưỡng cửa đại học.
Theo nguyên nhân tìm hiểu được, một phần do trường Trung Học Thực Nghiệm sở hữu lực lượng giáo viên hùng hậu về tư chất lẫn tài năng, chỉ cần học sinh có ý chí phấn đấu là sẽ được bồi dưỡng thành nhân tài hàng đầu; một mặt khác, đối với những học sinh yếu kém vô phương cứu chữa, thầy cô giáo sẽ trao đổi với các bậc phụ huynh, dùng phương thức khác để giải quyết vấn đề. Nói thẳng ra thì, có tiền bắt quỷ xay cối còn được nữa là, chuyện học hành lên lớp bé cỏn con có đáng là gì?
Nhờ hai tầng bảo đảm vững chắc ấy, Trung Học Thực Nghiệm nghiễm nhiên trở thành trường tốt nhất toàn thị trấn nói riêng và là trường trọng điểm của cả thành phố nói chung. Với tỷ lệ lên lớp gần như một trăm phần trăm và hình ảnh thế hệ học trò nổi trội xuất sắc, trường Trung Học Thực Nghiệm đã khiến mọi người đi trên đường đều phải ngoái đầu nhìn lại bộ đồng phục của nó bằng đôi mắt ngưỡng mộ sáng ngời.
“Tớ nghĩ có khi bác Kiều xoay sở cho cậu ta vào được Trung Học Thực Nghiệm cũng nên. Dù gì thì hàng năm trường đó đều nhận vào vài học sinh chịu bỏ tiền đóng góp mà.”
“Không phải cứ có tiền là vào được Trung Học Thực Nghiệm đâu, phải ‘rất nhiều tiền’ mới được, nghe nói tiền đóng góp của mỗi người đều tính bằng đơn vị vạn đấy nhé, mà thế đã xong đâu, còn phải xếp hàng chờ đến lượt nữa.”
“Các cậu nói xem, Kiều Tường sẽ xếp hàng thứ mấy?”
“Chắc không phải lại là nhất từ dưới đếm lên chứ!”
Cả đám cười rần rần. Có người không quên nhìn ra ngoài, cẩn thận đóng kín cửa phòng học. Và sau đó lại là những tràng cười bất tận.
Kết cuộc cả đám con gái bàn tán rôm rả cũng không thể giúp Hứa Tri Mẫn tìm ra giải pháp êm đẹp. Trong khi đó Kiều Tường cả ngày không thấy bóng dáng. Trước giờ tan lớp, thầy chủ nhiệm bảo Hứa Tri Mẫn đem sách giáo khoa trường mới phát đến nhà bạn ngồi cùng bàn.
Hứa Tri Mẫn hỏi lớp trưởng địa chỉ rồi cưỡi xe đạp, chở theo sách giáo khoa đến nhà Kiều Tường. Đến nơi lại phát hiện người nhà đi vắng, hỏi hàng xóm mới biết họ đã chuyển nhà từ kỳ nghỉ đông. Cô nhìn đồng hồ, đã sắp đến bảy giờ tối.
Nhà mới của Kiều Tường nằm ở phía đông thị trấn, từ phía tây nam nơi cô ở muốn đến đó phải đi ngược một chặng đường xa tít mù. Thế là cô quyết định bỏ lại xe đạp, đổi sang ngồi xe buýt.
Hôm ấy là một ngày có thoang thoảng hương xuân ngọt ngào và có giá lạnh chưa tan của mùa đông tuyết trắng.
Hứa Tri Mẫn ôm chồng sách nặng trình trịch đuổi theo xe buýt. May sao chú tài xế tốt bụng, nhìn kính chiếu hậu thấy một cô bé chạy theo phía xa liền dừng xe đợi cô.
Cô vội vội vàng vàng nhảy lên xe buýt, chụp lấy tay vịn, lúc với tay bỏ tiền vào thùng tiền thì tờ tiền giấy dính chặt vào bàn tay ướt sũng. Hứa Tri Mẫn đỏ bừng mặt, kín đáo cọ tay lên áo rồi cẩn thận đưa mắt nhìn khoang xe, chỉ có vài hành khách ngồi rải rác.
Ngay sau đó cô liền đi đến ghế trống phía sau, ôm sách ngồi xuống, chậm rãi cởi khăn quàng cổ và nút thứ nhất trên bộ đồng phục, cuối cùng thở phào một hơi.
Xe ghé bến hai lần, có hành khách xuống xe và không ai lên xe. Khoảng thời gian này rơi đúng vào giờ ăn tối, Hứa Tri Mẫn cảm thấy vừa đói lại vừa mệt. Để quên đi cơn đói cồn cào, cô bèn rút một cuốn sách giáo khoa, mở ra xem cho đỡ buồn. Thình lình xe dằn xóc mạnh, sách trong tay rơi xuống, rồi từ chân cô trượt theo sàn xe inox đến chân hành khách đối diện.
Cô bước vội tới nhặt sách lên, vừa ngẩng đầu liền thấy bộ quần áo trông hơi quen quen ngay trước mặt. Một suy nghĩ vụt qua trong đầu cô, hình như là đồng phục của Trung Học Thực Nghiệm.
Trung Học Thực Nghiệm, cô nhớ sáng nay mới sôi nổi thảo luận đề tài này với bạn bè trong lớp. Hứa Tri Mẫn không khỏi nảy sinh lòng hiếu kỳ, lúc trở về chỗ ngồi lại đưa mắt nhìn sang hành khách kia. Dưới ánh đèn đường trắng sáng rọi vào từ bên ngoài cửa kính, bộ đồng phục cậu con trai đang mặc trên người ánh lên màu nâu sẫm trang trọng. Hứa Tri Mẫn thầm thở dài trong lòng: Quả không sai.
Trong tất cả đồng phục của mười lăm trường trung học trên toàn thành phố, chỉ duy nhất đồng phục của Trung Học Thực Nghiệm nổi bật với gam màu đỏ. Nữ sinh mặc váy đỏ kiểu cổ điển nền nã vào mùa đông, váy ngắn thêu hoa hồng tinh xảo vào ngày hè; nam sinh mặc áo màu đỏ sẫm kiểu quý tộc, áo len màu nhạt kết hợp cùng áo vest màu sẫm thiết kể cổ lật thời thượng nhằm thể hiện tác phong cao quý.
Đây là minh chứng rõ ràng cho câu nói: Nhân yếu y trang, Phật yếu kim trang*.
(*) Người đẹp bởi áo, tượng Phật đẹp vì thếp vàng.
Cậu thiếu niên độ mười sáu mười bảy tuổi nghiêng người tựa vào cửa sổ cạnh bên, một tay nâng quyển sách, nương theo ánh đèn vàng dịu nhẹ trên trần xe lẳng lặng lật giở từng trang sách. Đầu cậu cúi xuống, một bên mặt khuất trong bóng tối, Hứa Tri Mẫn cố lắm cũng chỉ có thể nhìn được non nửa gương mặt trông nghiêng. Trong mắt cô, cậu có mái tóc xoăn gợn nhẹ, sống mũi rất thẳng và đẹp, lông mi dài, đôi môi mỏng. Không biết có phải vì ánh đèn hay không mà làn da cậu có màu như màu đồng cổ.
Nhìn chung dáng vẻ cậu nam sinh này trông khá bắt mắt, thêm vào đó, bộ đồng phục trên người lại góp phần tôn lên ở cậu một loại khí chất khó diễn đạt thành lời. Ánh trăng bàng bạc hắt lên tấm thẻ học sinh đeo trước ngực cậu làm nổi bật hai chữ màu mực, tên cậu ấy là… Mặc Thâm?
Chiếc xe bỗng nhiên rẽ vào khúc quanh. Một làn gió ùa vào thổi bay tóc mái phủ dài trước trán cậu, để lộ đôi đồng tử sâu thăm thẳm. Cô nhất thời ngây người, không cách chi tránh được ánh nhìn đó.
Bốn mắt giao nhau, Hứa Tri Mẫn cảm thấy ánh mắt đối phương như cơn gió đang vờn trên gò má cô, hờ hững và hơi buốt lạnh. Bàn tay cô bất giác tìm kiếm tay ghế.
Cậu ấy biết mình đang nhìn cậu ấy, hơn nữa cậu ấy cũng đang nhìn mình. Trong nháy mắt ý nghĩ kì lạ này chợt thoáng hiện lên trong đầu cô. Cô ngạc nhiên chớp mắt mấy cái, nhìn trả lại.
Tóc mái dài của cậu thiếu niên lại rũ xuống che khuất đôi mắt đen bí ẩn.
Hứa Tri Mẫn thầm than tiếc trong bụng, tựa lại vào ghế, buộc chặt chồng sách một lần nữa. Cô ngoảnh mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, trạm bến xe phía trước có dựng tấm bảng in hàng chữ ‘Giao lộ Nguyệt Hoa’ – đây mới đúng là mục đích chuyến đi của cô.
Xe buýt đỗ vào bến, cậu nam sinh cất lại sách vở, quàng chéo cái cặp màu đen qua vai rồi bước nhanh xuống xe trước.
Hứa Tri Mẫn xách theo chồng sách, nhảy xuống xe buýt sau cậu. Cô nhìn theo bảng tên đường đi thẳng về phía trước, đi một đoạn ngắn mới hay cậu nam sinh ấy vẫn đi trước mặt cô. Có điều bước chân cậu ấy vừa dài vừa ổn định, chẳng mấy chốc bóng dáng cao lớn đó đã biến mất sau ngã rẽ.
Hứa Tri Mẫn đi đến ngã tư đường, thấy cậu rẽ trái vào khu vực có tấm biển ‘Tiểu khu Nguyệt Hoa’. Nghe mọi người nói, tiểu khu Nguyệt Hoa là tiểu khu quy hoạch bậc nhất của thị trấn, cư dân sống ở đó phần lớn là người nhà cán bộ cấp cao.
Xem ra cậu nam sinh kia là con cái cán bộ, Hứa Tri Mẫn nghĩ. Thảo nào ánh mắt cậu ấy cao ngạo và lạnh lùng đến vậy.
Ôm chồng sách, cô xoay người. Sừng sững nơi góc phố đối diện là cánh cổng mái vòm chạm trỗ hoa văn cùng tấm biển có dòng chữ ‘Hoa viên Nguyệt Hoa’ ánh vàng lóng lánh treo trên cao. Vào giờ vàng mỗi ngày, trên truyền hình đều phát đoạn quảng cáo giới thiệu về ‘Hoa viên Nguyệt Hoa’, khu dân cư xa hoa hàng đầu của thị trấn nhỏ này.
Hôm nay đi xa một chuyến, Hứa Tri Mẫn mới biết tiểu khu Nguyệt Hoa nổi tiếng và hoa viên Nguyệt Hoa chỉ cách nhau một con đường. Một bên là tòa cao ốc màu trắng trang nghiêm mộc mạc, còn một bên là tòa cao ốc thượng đẳng nguy nga tráng lệ. Giữa hai dãy đường là tấm bảng chỉ hướng trường Trung Học Thực Nghiệm, hay nói cách khác, ngôi trường này và hai tòa cao ốc tạo thành ba góc của một tam giác nhọn.
Đêm nay trời tối như mực, Hứa Tri Mẫn căng mắt nhìn cũng không thể thấy rõ diện mạo thật sự của trường Trung Học Thực Nghiệm. Đèn đỏ bật sáng, cô đi qua lối dành cho người đi bộ, tiến vào hoa viên Nguyệt Hoa.
Kiều gia ở tòa nhà số 7, lầu 4, phòng 402.
Bà Kiều ra mở cửa. Bà năm nay đã trên dưới bốn mươi, dáng người hơi mập mạp, rất thích mặc những bộ lễ phục kiêu sa, quý phái giống minh tinh để thu hút sự chú ý của người khác. Đám học sinh nghịch ngợm trong trường lén đặt cho bà biệt danh ‘Khổng tước’.
Hứa Tri Mẫn ôm chồng sách trong tay, đối mặt với bộ trang phục dạ hội màu đỏ lòe loẹt trên người ‘Khổng tước’ cô chỉ cảm thấy chói mắt.
‘Khổng tước’ cười tươi rói, hai gò má phúng phính thịt nhô lên trên gương mặt tròn trịa: “Con bác thật là, làm phiền bạn học đến nhà đưa sách mãi thôi.”
Hứa Tri Mẫn khéo léo tránh bàn tay đưa ra đón sách của bà, lễ phép cười nói: “Dạ, Kiều Tường có nhà không hả bác? Thầy giáo bảo cháu nhất định phải tự mình đưa sách giáo khoa mới và bài tập trên lớp cho cậu ấy.”
“Ồ, vậy à.” Bà Kiều đánh giá cô bé trước mặt một lượt từ trên xuống dưới, cảm thấy đôi mắt to tròn trong sáng kia trông không có vẻ gì giống như đang nói dối, ngay sau đó liền quay mặt vào nhà gọi, “Kiều Tường, con mau mau ra đây, bạn học có chuyện muốn nói với con này.” Dứt lời bà mau chóng đi vào nhà, bỏ lại một mình Hứa Tri Mẫn ngoài hành lang.
Gió lùa qua những khe hở rộng của cánh cửa sắt bên trái hành lang thổi bần bật vào người làm cô run lập cập. Cô xoa hai tay vào nhau, yên lặng chịu đựng.
Đợi chờ không biết được bao lâu, cuối cùng Kiều Tường cũng xuất hiện. Tên con trai cao hơn mét bảy này tuy hư hỏng thì hư hỏng đấy, nhưng tướng mạo cũng không tới nỗi tệ hại. Mái tóc vốn đen nhánh bị nhuộm màu vàng ngỗ ngược, vành tai lủng lẳng đôi khuyên vàng to quá cỡ, đôi mắt sáng dưới hàng mi đen dày và khóe miệng hơi nhếch lên đầy vẻ bướng bỉnh lì lợm.
Cậu ta uể oải gạt gạt tóc mái, hỏi cộc lốc: “Gì đây?”
“Đây là sách giáo khoa mới của cậu.”
Cậu ta khinh bỉ liếc cô một cái: “Thế thôi á? Sao không đưa cho mẹ tôi quách đi cho rồi?”
“Đợi một chút, tôi có vài lời muốn nói với cậu.”
“Muốn nói gì thì nói với mẹ tôi đi.” Cậu ta vẫy vẫy tay, toan quay người bỏ đi.
“Chẳng lẽ cậu không muốn vào Trung Học Thực Nghiệm à?”
Giọng nói của cô mặc dù không lớn nhưng trong trẻo và rõ ràng lạ thường. Kiều Tường chưa bao giờ nghe qua giọng nói đặc biệt như vậy, cậu ta không khỏi giật mình.
“Dục nhân vật văn, mạc nhược vật ngôn; dục nhân vật tri, mạc nhược vật vi*. Đương nhiên, những lời này người có điểm ngữ văn zero như cậu nghe không hiểu cũng là điều bình thường. Cho nên, tôi sẽ nói thẳng ra nhé. Từ việc nhà cậu chuyển đến đây trong thời gian này có thể suy ra, sau kỳ nghỉ đông này bác Kiều sẽ bắt đầu xúc tiến chuyện đưa cậu vào trường Trung Học Thực Nghiệm. Nhưng e rằng phía Trung Học Thực Nghiệm tạm thời không thể chấp thuận cho cậu nhập học. Thế nên bác Kiều chuyển sang công kích bên trường chúng ta, cốt chứng tỏ cho mọi người thấy bác không còn con đường nào khác ngoài con đường cải thiện điểm số của cậu. Nhưng tôi biết, nguyên nhân sâu xa là bởi vì quy định bất thành văn dành cho học sinh tài trợ nói rằng, trước khi học sinh tài trợ chính thức đặt chân vào trường họ tài trợ thì chuyện này tuyệt đối không được lan truyền ra ngoài, nhằm tránh gây ra điều tiếng xấu về chính sách giáo dục bất bình đẳng. Nếu làm trái quy định thì sẽ phải gánh lấy hậu quả đáng sợ nhất, đó là… bị xóa bỏ tư cách nhập học.”
(*) Muốn người khác không nghe được, không gì bằng không nói; muốn người khác không biết được, không gì bằng không làm.
Cậu ta quay lại nhìn cô, nhìn cả buổi cũng không nhớ nổi tên cô. Trong lớp có con bé như thế sao? Cậu ta chần chừ, mở miệng nói được đúng một chữ: “Cậu…”
“Cậu đừng hiểu lầm. Tôi không hề nghĩ sẽ tố giác cậu, bởi vì tố giác cũng chẳng được tích sự gì. Tôi nhiều nhất chỉ rải được một ít lời đồn nho nhỏ thôi, nhưng tôi nghĩ bấy nhiêu cũng đủ rồi.”
“Cậu…”
“Tôi đã nói rồi, cậu đừng hiểu lầm. Đừng hiểu lầm lần này tôi đến đây chỉ để đưa sách cho cậu. Không hề, thực chất tôi đến vì chính tôi, vì tôi muốn tìm hiểu tình hình. Thật may, tôi vừa đúng lúc thu thập được một tin tức cực kỳ quan trọng. Vì thế cậu vui lòng nói cho tôi biết số di động của cậu nhé.”
“Mắc mớ gì tôi phải nói chứ?!”
Cô khẽ nhếch môi cười khẩy: “Ở cái thị trấn này, Trung Học Thực Nghiệm cơ hồ là giấc mơ của tất cả các bậc phụ huynh và con cái của họ. Người ái mộ hư vinh như bác Kiều cũng không ngoại lệ. Cho dù cậu không muốn vào đó, nhưng vì tiền tiêu vặt chắc cậu không có gan đi ngược lại nguyện vọng của bác Kiều đâu nhỉ?”
Cậu ta nghẹn họng.
Cậu ta ngẩn ra nhìn khuôn mặt thuần khiết không một chấm tàn nhan của cô, nói như bị thôi miên: “13569966985. Nhưng mà, cậu…”
“Vẫn câu nói đó, mong cậu đừng hiểu lầm. Tôi hỏi số điện thoại của cậu chỉ để phòng khi cậu không đi học vẫn kịp thời gọi cậu tới trường nhận sách, tránh cho sự việc giống như hôm nay xảy ra lần nữa. Còn nữa…” Cô ghi lại dãy số rồi cất giấy bút vào túi, “Đúng vậy, tôi không phải là con nhà giàu, ba mẹ tôi chỉ là công nhân bình thường. Cho nên tôi không có nhiều tiền tiêu vặt để đổ vào những cuộc trò chuyện vô bổ với cậu, nếu như tiền gọi di động cho cậu vượt ngoài khả năng chi tiêu của tôi, tôi quả thật không dám chắc sẽ không tung tin đồn ra ngoài. Cuối cùng, cậu vui lòng đưa tay ra đây.”
Cậu ta ấp úng, chìa tay về phía cô.
Cô chuyển chồng sách nặng trịch sang tay cậu ta: “Điều cuối cùng quan trọng nhất, cậu vui lòng đừng hiểu lầm là tôi uy hiếp cậu. Bởi vì từ đầu đến cuối tôi đều dùng từ ‘vui lòng’ nói chuyện với cậu, cậu thấy chứ?” Nói đến đây, cô bé cười ranh mãnh.
Cậu ta cười lơ ngơ, rồi cứ thế ôm chặt sách vở trong lòng lần đầu tiên kể từ khi chào đời.
“Rất vui khi là người đầu tiên chúc mừng cậu vào trường Trung Học Thực Nghiệm, bởi vì từ nay trở đi, chúng ta đã có thể thật sự tạm biệt nhau.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook