Hứa Trao Em Kim Ngọc Lương Duyên
-
Chương 10: Người không biết điều (Phần 1)
Hạ Sơ nghỉ ngơi ở nhà ba
ngày, trước sự sắp đặt của bác gái và sự giám sát của Cảnh Thần, ngày ngày cô
chỉ biết mặc quần áo ngủ conton dài tay, ăn gà hầm nhân sâm, trứng chim bồ câu
hầm hải sâm, đỗ hầm chân giò. Mặc dù đêm hôm khuya khoắt cô cũng phải ăn, sáng
ra tỉnh dậy phát hiện thấy miệng bị nhiệt nặng.
Tối ngày thứ ba, bác trai đến đón bác gái, Hạ Sơ thầm thở phào một tiếng. Trước khi ra về, bác gái lại hầm thêm một nồi gà ác với nhân sâm, long nhãn, đương quy, dặn dò Hạ Sơ phải tiếp tục ăn. Bác gái dặn cô phải cố gắng bồi bổ cơ thể, sau này mới sinh được em bé khỏe mạnh, trước khi ra về lại kéo tay Hạ Sơ và Cảnh Thần, nghiêm mặt dặn dò: “Bác về rồi hai đứa cũng phải giữ gìn, tiếp tục ngủ riêng, kiêng sinh hoạt vợ chồng, để cho khỏe lên rồi tính, sau này còn nhiều thời gian mà.”
Mặt Hạ Sơ đỏ bừng như con tôm luộc.
Cảnh Thần đưa bác gái về nhà, quay trở lại vừa mở cửa ra thì thấy Hạ Sơ đang mặc áo hai dây, quần soóc ngồi trong phòng ăn, nồi gà hầm được đặt giữa bàn, đang thắc mắc thì Hạ Sơ liền lạnh lùng đẩy nồi gà hầm về phía hắn: “Lại đây, anh ăn hết đi!”
“Tại sao, ăn cái này vào sẽ nóng đấy.”
“Hả?! Anh cũng biết sẽ bị nóng ư? Xin lỗi, giờ tôi đang bốc hỏa rồi đây này, anh mau ăn đi, nếu không tôi không thể biết tôi sẽ làm gì tiếp theo đâu.”
Cảnh Thần miễn cưỡng ngồi xuống, trước sự theo dõi gắt gao của Hạ Sơ, đưa tay bóp mũi ăn hết chỗ canh gà hầm. Sau đó định uống ngay một lon coca lạnh, nhưng lại bị Hạ Sơ ngăn lại: “Không được lãng phí, phải ăn hết cả nhân sâm, long nhãn, đương quy và thịt gà nữa.”
“Không ăn, em điên rồi à!”
“Hê hê, anh đã bước được chín mươi chín bước rồi, chắc là sẽ không bỏ cuộc vào thời điểm này chứ, anh có còn muốn để tôi giới thiệu cho anh người giàu có nữa không? Sắp tới chuẩn bị có cuộc gặp gỡ trong ngành đồ trang sức, những khách mời đều là các thương gia giàu có.” Hạ Sơ nói với giọng rất bình thản, không bực bội.
Cảnh Thần nghiến răng, ôm nồi, miễn cưỡng nhét hết các thứ đại bổ còn lại trong nồi vào bụng.
Sau đó lại uống thêm hai lon coca lạnh và đi tắm nước lạnh nửa tiếng nữa, Cảnh Thần vẫn cảm thấy hơi nóng trong người bốc lên.
Cánh tay và chân Hạ Sơ đã nổi mẩn vì người quá nóng, đang ngồi trên sofa xem ti vi và bôi kem làm mát da. Cảnh Thần biết ý vội đưa hộp giấy ăn cho cô.
Hạ Sơ lạnh lùng đưa mắt nhìn Cảnh Thần, không nói năng gì, quay vào nhà vệ sinh trong phòng ngủ chính rửa tay. Cảnh Thần tiu nghỉu đặt hộp giấy ăn xuống, lại thấy Hạ Sơ cầm cốc uống nước và lọ thuốc đi ra, và thế lại không giấu được vẻ tò mò bước đến hỏi: “Em uống thuốc gì vậy?”
“Xuyên Tâm Liên, giải nhiệt!” Hạ Sơ hậm hực đáp.
“Vậy hả! Thế thì anh cũng phải uống mới được, anh cũng bị nóng.” Cảnh Thần liền ghé sát vào.
Hạ Sơ nhìn hắn, lạnh lùng gật đầu: “Đây, anh đi rót nước đi.”
Cảnh Thần vội ra rót nước ở bình đựng nước. Hạ Sơ đưa cho hắn một hộp thuốc bốn ngăn thường mang khi đi du lịch, lạnh lùng nói: “Nếu anh thấy nóng quá thì uống hết lượng thuốc đựng trong một ngăn.”
“Ừ, cảm ơn em!” Cảnh Thần hào hứng đón lấy hộp thuốc, lấy ra ba viên con nhộng đựng trong một ngăn, dốc hết vào miệng.
“Nếu anh vẫn thấy nóng trong người thì trong tủ lạnh có câu kỷ tử đấy, anh ngâm và uống như uống nước hoặc ăn trực tiếp cũng được.” Nói xong, Hạ Sơ liền về phòng mình.
Nửa tiếng sau, Cảnh Thần mở tủ lạnh ra tìm câu kỷ tử, vừa xem ti vi vừa ăn.
Hạ Sơ cũng không ngủ được, bèn lấy giấy bút rồi vào phòng để các vật dụng của em bé để suy nghĩ về sản phẩm mới mà An Hinh đề nghị.
Cảnh Thần bưng một cốc sữa nóng vào, ngồi xuống cạnh Vân Hạ Sơ: “Gần một giờ rồi, em uống cốc sữa đi.”
Nhìn cốc sữa còn đang bốc khói đó, Vân Hạ Sơ hãi hùng xua tay.
“Không sao đâu, anh không cho gì cả, sữa nguyên chất đó, em không tin thì anh uống trước một ngụm cho mà xem.” Cảnh Thần ra sức biện hộ cho mình.
“Tôi không uống, cảm ơn.”
“Ờ! Thế thì thôi vậy, cái em đang vẽ là bình sữa à?” Cảnh Thần cũng không để tâm, tiện thể cầm bản thiết kế đang để bên cạnh lên xem, tò mò hỏi.
“Ờ, đây là các món đồ trang sức thiết kế cho trẻ sơ sinh theo lời đề nghị của An Hinh.” Vân Hạ Sơ đang bí bách ý tưởng, cô chưa biết phải vẽ tiếp thế nào, liền cau mày: “Nhưng tôi thấy chỉ có đồ dành cho trẻ sơ sinh thôi thì e rằng thị trường còn hẹp quá, đồ trang sức không phải là tã giấy, và dùng chất liệu bảo vệ môi trường nào mới là phù hợp?”
“Ờ! Anh cảm thấy ý tưởng của bọn em rất hay!” Cảnh Thần ngồi trên ghế tựa, giơ bản thiết kế lên: “Mặc dù ý tưởng thiết kế ban đầu là đồ dùng cho trẻ sơ sinh, nhưng các bình sữa, ghế tựa mà em vẽ này, anh nghĩ nếu như thiết kế ra một số kiểu cách dành cho mẹ con, cho các đôi tình nhân cũng sẽ có thị trường. Đặc biệt là các bé gái, đi học mầm non, tiểu học, chắc chắn chúng sẽ rất thích được đeo các đồ trang sức giống với mẹ. Em đừng bó hẹp ý tưởng trong phạm vi đồ dùng trẻ sơ sinh, mà chỉ là được gợi ý tưởng từ đó thôi.”
Vân Hạ Sơ hơi bất ngờ, cô ngoái đầu lại nhìn Cảnh Thần đang vừa uống sữa vừa nhìn bản thiết kế, không kìm được bèn nhắc: “Đừng uống sữa nữa, uống sữa càng nóng hơn đấy.”
Cảnh Thần gật đầu, mắt vẫn không rời bản thiết kế: “Còn về chất liệu, hợp kim hoặc các kim loại cứng dễ làm trẻ bị thương, vàng hay đá quý cũng không phù hợp. Để anh nghĩ xem sao, hình như có một loại sứ mềm bảo vệ môi trường, đã từng có một khách hàng nói đến, bọn em có thể đi tìm xưởng. Nhưng nếu anh nhớ không nhầm thì từ trước đến nay bọn em đều tập trung vào khách hàng hạng trung trở lên, không thích dùng những chất liệu quá rẻ tiền đúng không?”
“Anh hiểu vấn đề rõ nhỉ?” Vân Hạ Sơ nhìn Cảnh Thần đang vắt óc suy nghĩ, trong lòng cũng có phần băn khoăn.
“Đúng vậy, Dĩ Huyên thích nhất là các mẫu thiết kế của bọn em. Đề cô ấy nhận lời giúp anh, anh đã phải bỏ tiền túi mua cho cô ấy cả bộ sản phẩm Đêm hè cổ tích.”
Lời phàn nàn của Cảnh Thần đã bị Vân Hạ Sơ lườm cho một cái. Đáng đời! Bụng làm dạ chịu.
“Chất liệu gì thì phù hợp nhất nhỉ?” Cảnh Thần tiếp tục suy nghĩ.
“Sứ mềm bảo vệ môi trường? Ờ! Ý tưởng này hay đó nhỉ, màu sắc phong phú lại dễ tạo hình. Điều quan trọng nhất là với trẻ em thì sự lựa chọn hàng đầu là sức khỏe và bảo vệ môi trường.” Vân Hạ Sơ khẳng định lời đề nghị của Cảnh Thần: “Còn về chuyện giá thành thấp, đối tượng khách hàng là những em bé dưới ba tuổi. Chúng không thích hợp dùng các đồ dùng đắt tiền. Hơn nữa khách hàng mục tiêu của chúng ta là những khách hàng yêu thích thời trang hạng trung và thấp. Ngày mai đến công ty họp rồi thảo luận, đối với những công ty nhỏ, lượng tiêu thụ mạnh, sản phẩm được ưa chuộng là điều quan trọng nhất.”
“Thôi hôm nay tạm dừng ở đây, em đi ngủ đi, không phải ngày mai còn đi làm đó sao?” Cảnh Thần đứng dậy, tiện thể uống hết chỗ sữa còn lại trong cốc.
Vân Hạ Sơ định nói xong lại thôi, không nhắc hắn ta nữa, cúi người thu dọn đống bản thảo vứt dưới đất.
“Em đừng nhặt nữa, cất hết những cái em cần đi, còn lại để anh giải quyết, đằng nào cũng chưa buồn ngủ mà.”
“Vậy thì phiền anh nhé, chúc ngủ ngon!”
Sáng hôm sau tỉnh dậy, Hạ Sơ phát hiện thấy mũi
Cảnh Thần đang nhét bông, uể oải ngả lưng trên sofa, giọng rầu rĩ: “Chào! Anh mua đồ ăn sáng cho em rồi đấy, trên bàn ăn đó.”
“Anh không sao chứ?” Hạ Sơ tỏ vẻ quan tâm.
Cảnh Thần uể oải lắc đầu: “Không sao, chỉ thấy nóng thôi. Tối đến uống hai ngăn thuốc cũng chẳng ăn thua gì, vừa nãy anh lại uống thêm một ngăn nữa.” Nói rồi ấm ức chỉ vào mép mình: “Nhìn nè, mụn nước nổi cả lên rồi.”
Hạ Sơ không nói gì, ăn sáng xong, trước khi ra cửa liền lấy ra một hộp thuốc khác đặt trên tràng kỷ, mỉm cười nhìn Cảnh Thần: “Rất xin lỗi vì tối qua em đã nhầm, hộp thuốc đưa cho anh là thuốc dành cho phụ nữ, dùng để bổ huyết điều kinh.”
Cảnh Thần sững người ra một lát, hậm hực la lớn: “Vân Hạ Sơ, em là đồ độc ác.”
Vân Hạ Sơ đóng cửa chống trộm lại, cười rất thích thú.
Thấy Hạ Sơ đi làm, An Hinh vội đỡ cô vào phòng làm việc, để cô ngồi xuống. Nhìn thấy Hạ Sơ uống thuốc, liền cầm hộp thuốc thường mang theo khi đi du lịch lên hỏi: “Cậu uống thuốc gì vậy, đừng uống linh tinh.”
Hạ Sơ liền cười, uống hết thuốc rồi nói: “Thuốc bổ máu, bác sĩ kê cho.”
“Ừ, cũng nên phải tẩm bổ.”
Hạ Sơ thu hộp thuốc lại, đưa bản thảo mới thiết kế cho An Hinh, cô thầm nghĩ may mà mình còn nhớ đổi vỏ hộp thuốc.
“Sao cậu còn vẽ nhiều thế này, tớ đã dặn là đừng làm vội rồi mà. Tớ sợ cậu phải nghĩ ngợi nhiều.”
Hạ Sơ ngượng ngùng, một hồi lâu mới mở được miệng: “Cũng không đến nỗi, coi như là kỷ niệm cho con.”
An Hinh bước đến, vỗ vai cô với vẻ thông cảm. Hạ Sơ cúi đầu, vừa xấu hổ vừa ấm ức.
Tối đến, Đào Đào xuống chơi, nhìn thấy Cảnh Thần đang ngồi trên sofa bốc từng nắm câu kỷ tử ăn, liền tò mò hỏi: “Anh sao vậy? Cũng phải tẩm bổ hả, trời nóng thế này không sự bị nóng trong người hay sao?”
Cảnh Thần sững người dừng tay lại, nhìn Đào Đào bằng ánh mắt thắc mắc: “Không phải cái này giải nhiệt đó sao?”
“Giải nhiệt, hê! Ai bảo với anh vậy? Món này nóng đấy.” Đào Đào cười lắc đầu.
Trước ánh mắt trách móc, giận dữ của Cảnh Thần, Hạ Sơ cười đau cả bụng.
Giờ ăn cơm trưa, giám đốc Lý của công ty Săn đầu người lại đến tìm Vân Hạ Sơ, anh ta hẹn gặp cô ở nhà hàng nằm đối diện với công ty Ân Y. Giám đốc Lý đi thẳng vào vấn đề: “Vân Hạ Sơ à, không biết gần đây em có dự định mới gì hay không. Phúc Trạch chuẩn bị thành lập một công ty con, dự định sẽ chuyên làm về đồ trang sức dành cho giới trẻ. Anh tin rằng với bối cảnh và thực lực của họ, chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường của Ân Y. Phía Phúc Trạch vẫn chào đón sự đầu quân của em, nếu em chịu chuyển sang thì họ sẽ mời em làm phó tổng giám đốc cho công ty con, không những trả cho em mức lương là năm trăm nghìn tệ một năm, mà còn trả trước cho em năm trăm nghìn tệ một tiền thưởng dành cho cán bộ xuất sắc khi em ký hợp đồng. Hơn nữa nếu em phải trả tiền cho Ân Y vì chuyện phá hợp đồng, nhảy việc thì Phúc Trạch sẽ ra mặt giải quyết cho em. Em nên thận trọng xem xét.”
Nghe thấy con số năm trăm nghìn tệ, Vân Hạ Sơ liền giật thột, đó chính là số tiền phạt mà cô và Cảnh Thần đưa ra nếu ai phá hợp đồng. Hạ Sơ mỉm cười, thầm nghĩ hiếm có người nào chịu khó đeo đuổi nhân sự như anh chàng giám đốc Lý này. Cô chậm rãi xoay chiếc thìa sứ trong tay, nhìn cà phê trong cốc quay tròn thành dòng xoáy thơm lừng, sau đó gõ nhẹ chiếc thìa lên thành cốc, cân nhắc câu chữ hồi lâu rồi mới nói rất chân thành: “Giám đốc Lý, rất xin lỗi anh, lại bắt anh phải đến mất công. Em nhớ là lần trước đã nói với anh rồi, không phải là vấn đề lương bổng. Em sẽ không rời Ân Y vì An Hinh là bạn của em, cô ấy đã giúp em khi em khó khăn nhất. Em và Ân Y luôn ở bên nhau, trừ phi An Hinh lên tiếng, còn không em sẽ không bao giờ bỏ Ân Y đâu. Em nghĩ, em đã nói rất rõ ràng rồi, chính vì thế mong anh đừng tiếp tục lãng phí thời gian vì em nữa!”
Cuối cùng, giám đốc Lý liền thở dài tỏ ý bỏ cuộc. Anh ta nói: “Vân Hạ Sơ, cá nhân anh rất khâm phục sự coi trọng tình nghĩa của em, trên thương trường hiện nay số người như em không phải là nhiều. Nếu em đã kiên quyết như vậy thì anh chúc em công việc thuận lợi, tương lai sáng sủa.”
Giám đốc Lý ra về với vẻ tiếc nuối. Hạ Sơ đưa mắt nhìn theo anh ta. Buổi trưa, vòi phun nước trên bãi cỏ ngoài cửa sổ nhà hàng được mở, dưới ánh mặt trời, những tia nước như những chuỗi hạt pha lê lấp lánh.
Mùa hè năm đó, Hạ Sơ tốt nghiệp ngành thiết kế đồ trang sức ở một trường đại học của Vũ Hán, ông ngoại nói trong điện thoại rằng: “Hạ Sơ, ông cũng đã tuổi cao sức yếu rồi, không sống được bao lâu nữa. Cháu sống một mình ở xa ông không yên tâm, cháu về Bắc Kinh xin việc, tiện thể ở gần ông luôn.”
Hạ Sơ đắn đo một thời gian khá dài, lúc đó cô vừa mới nhận được thông báo của học viện, sẽ mời cô ở lại trường làm trợ giảng. Đối với cô, đó là cơ hội từ trên trời rơi xuống. Cô không muốn từ chối, sau khi suy đi tính lại cô đã quyết định sẽ ở lại trường vài năm làm công việc trợ giảng để tích lũy một số kinh nghiệm, sau đó mới về Bắc Kinh làm. Tuy nhiên chính quyết định này đã khiến Hạ Sơ thấy vô cùng hối hận mỗi khi nghĩ lại.
Ông ngoại bệnh nặng và mất, Hạ Sơ xin nghỉ việc, hớt hải quay về nhưng không kịp gặp mặt ông lần cuối. Sau đó lại phải chứng kiến cảnh bác cả và cậu út tranh giành nhau tài sản do ông đề lại. Bác gái gọi Hạ Sơ vào phòng của ông, giấu tất cả mọi người, lấy chìa khóa mở tủ sách của ông và mang ra một chiếc hộp, đưa cho Hạ Sơ: “Hạ Sơ, cái này là trước lúc lâm chung, ông ngoại dặn bác phải giao tận tay cho cháu. Cháu giữ cẩn thận, đừng để bác trai và cậu cháu nhìn thấy.”
Hạ Sơ nhận ra chiếc hộp làm bằng gỗ Hồng đó, bên trong đựng một bộ trang sức bằng vàng dát ngọc, là của hồi môn của mẹ năm xưa. Hồi nhỏ, ông ngoại đã từng cho Hạ Sơ xem, ông nói: “Hạ Sơ à, đây là của hồi môn mà bà ngoại mua cho mẹ cháu, tên bộ đồ trang sức này là Kim ngọc lương duyên, đến khi cháu lấy chồng, ông sẽ đeo cho cháu.”
Đón lấy hộp đồ trang sức từ tay bác gái, Hạ Sơ ôm trong lòng mà nước mắt như mưa. Cô nhớ khi ông nói những câu đó, ông cười híp hết cả mắt, dường như đã nhìn thấy cảnh Hạ Sơ đi lấy chồng.
Bà mợ đang gội đầu trong sân, liếc thấy Hạ Sơ từ phòng chính đi ra, liền bê chậu nước lên hắt xuống rãnh nước bên cạnh. Hạ Sơ không kịp tránh, ướt hết người. Cô còn chưa kịp nổi cáu, mợ đã nhanh miệng thanh minh: “Ấy, Hạ Sơ, sao cháu lại đứng ở đó. Mợ không nhìn thấy nên ướt hết rồi hả?”
Bác gái bước đến kéo Hạ Sơ đang giận tím mặt ra, sầm mặt trách mợ: “Mợ có mắt mà nhìn kiểu gì vậy, người to lù lù như thế mà không nhìn thấy.”
Mợ hai bĩu đôi môi mỏng, đôi gò má cao và gầy, nhìn Hạ Sơ giọng mát mẻ: “Xin lỗi nhé, hay là để tôi mua cho bộ mới vậy. Mặc dù ông ngoại cô không để lại cho chúng tôi cái gì, nhưng tiền đền quần áo mới cho cô, tôi vẫn có đủ. Nhưng tôi biết cô có nhiều đồ quý như vậy, cũng chẳng màng đến cái này đúng không?”
Hạ Sơ tức đến nỗi nước mắt sắp trào ra, thấy vậy bác gái liền kéo vội Hạ Sơ vào nhà.
Ảnh ông được đặt trên chiếc bàn kê giữa phòng khách, nét mặt hiền từ. Hộp đựng tro cốt của ông vẫn còn đang gửi trong nhà tang lễ.
Nước mắt Hạ Sơ lăn dài xuống gò má.
Mặc dù từ nhỏ cô không biết tình yêu của cha mẹ là thế nào, nhưng Hạ Sơ chưa bao giờ thấy thiếu thốn hạnh phúc. Cô là nàng công chúa nhỏ được ông yêu thương nhất. Hồi đó, ông ngoại thường đưa cô đi chơi ở Lưu Ly Xưởng, chợ bán đồ cũ ở Phan Gia Viên, ông tỉ mỉ dạy cô cách phân biệt.
Sau Cách mạng văn hóa, các món đồ sưu tầm của ông ngoại chẳng còn lại bao nhiêu, đáng tiền nhất là bức thư pháp của nhà thư pháp Mễ Phất đời Tống, nhưng lúc sinh thời ông đã dặn người thân rất nhiều lần, bức thư pháp này chỉ được phép tặng không được phép bán.
Cuối cùng bác cả và cậu út đã thống nhất tách ra ở riêng. Bức thư pháp đó được cả hai gia đình đem ra gửi ở ngân hàng, hai bên giao hẹn với nhau không ai được tự ý giải quyết.
Hạ Sơ sống ở ngôi nhà cũ một thời gian, bà mợ khăng khăng cho rằng ông ngoại để lại hết tài sản cho cháu gái, ngày nào bà cũng mỉa mai, nói mát mẻ châm chọc Hạ Sơ. Bác gái thì tính tình hiền lành, nhân hậu, từ nhỏ đã coi Hạ Sơ như con gái ruột của mình, mỗi lần nhìn thấy Hạ Sơ bị mợ gây khó dễ, bác lại ra mặt bảo vệ cô. Khi còn sống, ông ngoại cũng rất quý mến và tin tưởng bác nên mới gửi gắm hộp trang sức để gửi lại cho Hạ Sơ.
Từ nhà tang lễ về, Hạ Sơ tìm bác gái, sụt sịt nói: “Bác ạ, cháu muốn mua cho ông ngoại một miếng đất để ông được yên nghỉ vĩnh hằng.”
Bác gái liền thở dài: “Hạ Sơ à, bác cũng muốn mua lắm, nhưng bác trai không chịu nghe bác, cậu mợ cháu lại cứ nghĩ rằng ông ngoại để lại tài sản cho cháu. Lúc sinh thời ông cháu đã dặn dò nhiều lần là không được bán bức thư pháp đó. Haizz! Cháu đừng sốt ruột, bác sẽ nghĩ cách.”
Hạ Sơ gật đầu, cô liền ôm bác gái, nói nhỏ: “Bác vất vả quá!”
Mắt bác gái đỏ hoe, cười nói: “Cái con bé này, bác vẫn bình thường mà.”
Hạ Sơ biết, bao năm qua, bác trai đi trêu hoa ghẹo nguyệt ở ngoài, bác gái phải ngậm đắng nuốt cay. Những lúc buồn quá, bác gái cũng chỉ biết khóc giấu mọi người, có lần bị Hạ Sơ nhìn thấy, bác lại cười nói: “Dạo này cứ nhìn thấy sáng là bác lại bị chảy nước mắt.”
Hạ Sơ nhờ người bạn học cấp ba đang làm trong công ty cầm đồ, chuyển nhượng chiếc vòng đeo tay đáng giá nhất trong bộ đồ trang sức Kim ngọc lương duyên đó cho người khác với giá cao. Cô sẽ dùng số tiền đó để mua một ô đất, đưa hộp đựng tro cốt của ông ngoại ra khỏi nhà tang lễ, để ông được trở về với tổ tiên theo đúng nghĩa.
Từ nghĩa trang trở về, bà mợ đứng trong sân mỉa mai: “Mua ô đất mộ đắt như vậy, đã chết rồi thì tro cốt đặt ở đâu mà chẳng như nhau. Không biết cô cháu gái của tôi có được bao nhiêu tài sản mà lại mạnh tay như vậy? ông chỉ được cái thiên vị thôi, khổ thân con gái tôi, học phí còn chưa biết lo thế nào.”
Hạ Sơ không chịu được nữa, đập mạnh bàn, cô chỉ muốn lao ra xé toạc cái miệng mỏng đó.
Bác gái liền ngăn cô lại, lắc đầu: “Thôi, đừng chấp mợ ấy, Dao Dao không thi đỗ vào trường điểm cấp ba, nghe nói phải nộp hai mươi nghìn tệ tiền tài trợ cho trường mới được vào học, vì vậy mợ ấy cũng sốt ruột.”
Hai tháng sau theo lời giới thiệu của thầy hướng dẫn, Hạ Sơ vào làm việc tại Ân Y. Vừa nhìn là An Hinh đã thích ngay phong cách thiết kế rất có hồn của Hạ Sơ. Thế là cô được mời làm nhà thiết kế chính với mức lương cao. Hạ Sơ vô cùng cảm kích trước ân tình của An Hinh và bắt đầu chặng đường rèn luyện trở thành nhà thiết kế đồ trang sức giỏi cho Ân Y.
Hơn nửa năm sau, đột nhiên một ngày nọ, bác gái lén đến công ty tìm Hạ Sơ, cho cô biết rằng bác trai bàn với cậu sẽ bán bức thư pháp đó của ông đi, có người trả giá sáu trăm nghìn tệ.
Sau khi biết tin, An Hinh đã gọi Hạ Sơ đến, nói sẽ mua đứt năm năm làm việc của cô với giá tám trăm nghìn tệ, sau đó tính lương mỗi tháng của cô là tám nghìn tệ, cuối năm sẽ chia thêm lợi nhuận.
Hạ Sơ sững người, sau đó cảm kích đến nỗi không biết phải nói lời cảm ơn như thế nào.
An Hinh phẩy tay, cười lớn nói: “Nếu cậu đồng ý thì phải ký hợp đồng bán thân đó, sau đó cậu sẽ trở thành người của tớ.”
Trả cho bác và cậu sáu trăm năm mươi nghìn nhân dân tệ, cô vội ký hợp đồng để lấy lại bức thư pháp mà ông ngoại nâng niu nhất, sau đó lại giấu mọi người biếu riêng bác gái năm mươi nghìn tệ, dặn dò bác cất đi sau này có việc gì thì lấy ra dùng.
Bà mợ lườm nguýt cô một cái rồi mỉa mai: “Hạ Sơ à, ông ngoại đã để lại cho cháu gái bao nhiêu tài sản hả, lần này bỏ ra mấy trăm nghìn tệ như vậy. Cháu nói đi, nếu không mợ sẽ tò mò đến nỗi không ngủ được đấy.”
Hạ Sơ chậm rãi cuộn bức thư pháp lại, đút vào ống đựng, sau đó mím môi mỉm cười: “Mợ à! Cháu mà nói ra mợ càng không ngủ được, chưa nói đến mã não, ngọc bích, lục bảo ngọc mà ông cho cháu, chỉ riêng bức thư pháp này thôi, đây là nét bút của nhà thư pháp Mễ Phất, giá thị trường ít nhất cũng phải trên hai triệu nhân dân tệ.”
Vì chuyện này mà sau này bác gái mắng Hạ Sơ nhiều lần, vì Hạ Sơ vừa ra khỏi nhà, mợ liền đòi ly hôn với cậu út.
Hạ Sơ cười rất ranh mãnh: “Bác ạ, nếu cháu nói là không có thì mợ ấy có tin không? Thế nên cháu cũng đành phải chiều theo ý mợ thôi.”
Tối ngày thứ ba, bác trai đến đón bác gái, Hạ Sơ thầm thở phào một tiếng. Trước khi ra về, bác gái lại hầm thêm một nồi gà ác với nhân sâm, long nhãn, đương quy, dặn dò Hạ Sơ phải tiếp tục ăn. Bác gái dặn cô phải cố gắng bồi bổ cơ thể, sau này mới sinh được em bé khỏe mạnh, trước khi ra về lại kéo tay Hạ Sơ và Cảnh Thần, nghiêm mặt dặn dò: “Bác về rồi hai đứa cũng phải giữ gìn, tiếp tục ngủ riêng, kiêng sinh hoạt vợ chồng, để cho khỏe lên rồi tính, sau này còn nhiều thời gian mà.”
Mặt Hạ Sơ đỏ bừng như con tôm luộc.
Cảnh Thần đưa bác gái về nhà, quay trở lại vừa mở cửa ra thì thấy Hạ Sơ đang mặc áo hai dây, quần soóc ngồi trong phòng ăn, nồi gà hầm được đặt giữa bàn, đang thắc mắc thì Hạ Sơ liền lạnh lùng đẩy nồi gà hầm về phía hắn: “Lại đây, anh ăn hết đi!”
“Tại sao, ăn cái này vào sẽ nóng đấy.”
“Hả?! Anh cũng biết sẽ bị nóng ư? Xin lỗi, giờ tôi đang bốc hỏa rồi đây này, anh mau ăn đi, nếu không tôi không thể biết tôi sẽ làm gì tiếp theo đâu.”
Cảnh Thần miễn cưỡng ngồi xuống, trước sự theo dõi gắt gao của Hạ Sơ, đưa tay bóp mũi ăn hết chỗ canh gà hầm. Sau đó định uống ngay một lon coca lạnh, nhưng lại bị Hạ Sơ ngăn lại: “Không được lãng phí, phải ăn hết cả nhân sâm, long nhãn, đương quy và thịt gà nữa.”
“Không ăn, em điên rồi à!”
“Hê hê, anh đã bước được chín mươi chín bước rồi, chắc là sẽ không bỏ cuộc vào thời điểm này chứ, anh có còn muốn để tôi giới thiệu cho anh người giàu có nữa không? Sắp tới chuẩn bị có cuộc gặp gỡ trong ngành đồ trang sức, những khách mời đều là các thương gia giàu có.” Hạ Sơ nói với giọng rất bình thản, không bực bội.
Cảnh Thần nghiến răng, ôm nồi, miễn cưỡng nhét hết các thứ đại bổ còn lại trong nồi vào bụng.
Sau đó lại uống thêm hai lon coca lạnh và đi tắm nước lạnh nửa tiếng nữa, Cảnh Thần vẫn cảm thấy hơi nóng trong người bốc lên.
Cánh tay và chân Hạ Sơ đã nổi mẩn vì người quá nóng, đang ngồi trên sofa xem ti vi và bôi kem làm mát da. Cảnh Thần biết ý vội đưa hộp giấy ăn cho cô.
Hạ Sơ lạnh lùng đưa mắt nhìn Cảnh Thần, không nói năng gì, quay vào nhà vệ sinh trong phòng ngủ chính rửa tay. Cảnh Thần tiu nghỉu đặt hộp giấy ăn xuống, lại thấy Hạ Sơ cầm cốc uống nước và lọ thuốc đi ra, và thế lại không giấu được vẻ tò mò bước đến hỏi: “Em uống thuốc gì vậy?”
“Xuyên Tâm Liên, giải nhiệt!” Hạ Sơ hậm hực đáp.
“Vậy hả! Thế thì anh cũng phải uống mới được, anh cũng bị nóng.” Cảnh Thần liền ghé sát vào.
Hạ Sơ nhìn hắn, lạnh lùng gật đầu: “Đây, anh đi rót nước đi.”
Cảnh Thần vội ra rót nước ở bình đựng nước. Hạ Sơ đưa cho hắn một hộp thuốc bốn ngăn thường mang khi đi du lịch, lạnh lùng nói: “Nếu anh thấy nóng quá thì uống hết lượng thuốc đựng trong một ngăn.”
“Ừ, cảm ơn em!” Cảnh Thần hào hứng đón lấy hộp thuốc, lấy ra ba viên con nhộng đựng trong một ngăn, dốc hết vào miệng.
“Nếu anh vẫn thấy nóng trong người thì trong tủ lạnh có câu kỷ tử đấy, anh ngâm và uống như uống nước hoặc ăn trực tiếp cũng được.” Nói xong, Hạ Sơ liền về phòng mình.
Nửa tiếng sau, Cảnh Thần mở tủ lạnh ra tìm câu kỷ tử, vừa xem ti vi vừa ăn.
Hạ Sơ cũng không ngủ được, bèn lấy giấy bút rồi vào phòng để các vật dụng của em bé để suy nghĩ về sản phẩm mới mà An Hinh đề nghị.
Cảnh Thần bưng một cốc sữa nóng vào, ngồi xuống cạnh Vân Hạ Sơ: “Gần một giờ rồi, em uống cốc sữa đi.”
Nhìn cốc sữa còn đang bốc khói đó, Vân Hạ Sơ hãi hùng xua tay.
“Không sao đâu, anh không cho gì cả, sữa nguyên chất đó, em không tin thì anh uống trước một ngụm cho mà xem.” Cảnh Thần ra sức biện hộ cho mình.
“Tôi không uống, cảm ơn.”
“Ờ! Thế thì thôi vậy, cái em đang vẽ là bình sữa à?” Cảnh Thần cũng không để tâm, tiện thể cầm bản thiết kế đang để bên cạnh lên xem, tò mò hỏi.
“Ờ, đây là các món đồ trang sức thiết kế cho trẻ sơ sinh theo lời đề nghị của An Hinh.” Vân Hạ Sơ đang bí bách ý tưởng, cô chưa biết phải vẽ tiếp thế nào, liền cau mày: “Nhưng tôi thấy chỉ có đồ dành cho trẻ sơ sinh thôi thì e rằng thị trường còn hẹp quá, đồ trang sức không phải là tã giấy, và dùng chất liệu bảo vệ môi trường nào mới là phù hợp?”
“Ờ! Anh cảm thấy ý tưởng của bọn em rất hay!” Cảnh Thần ngồi trên ghế tựa, giơ bản thiết kế lên: “Mặc dù ý tưởng thiết kế ban đầu là đồ dùng cho trẻ sơ sinh, nhưng các bình sữa, ghế tựa mà em vẽ này, anh nghĩ nếu như thiết kế ra một số kiểu cách dành cho mẹ con, cho các đôi tình nhân cũng sẽ có thị trường. Đặc biệt là các bé gái, đi học mầm non, tiểu học, chắc chắn chúng sẽ rất thích được đeo các đồ trang sức giống với mẹ. Em đừng bó hẹp ý tưởng trong phạm vi đồ dùng trẻ sơ sinh, mà chỉ là được gợi ý tưởng từ đó thôi.”
Vân Hạ Sơ hơi bất ngờ, cô ngoái đầu lại nhìn Cảnh Thần đang vừa uống sữa vừa nhìn bản thiết kế, không kìm được bèn nhắc: “Đừng uống sữa nữa, uống sữa càng nóng hơn đấy.”
Cảnh Thần gật đầu, mắt vẫn không rời bản thiết kế: “Còn về chất liệu, hợp kim hoặc các kim loại cứng dễ làm trẻ bị thương, vàng hay đá quý cũng không phù hợp. Để anh nghĩ xem sao, hình như có một loại sứ mềm bảo vệ môi trường, đã từng có một khách hàng nói đến, bọn em có thể đi tìm xưởng. Nhưng nếu anh nhớ không nhầm thì từ trước đến nay bọn em đều tập trung vào khách hàng hạng trung trở lên, không thích dùng những chất liệu quá rẻ tiền đúng không?”
“Anh hiểu vấn đề rõ nhỉ?” Vân Hạ Sơ nhìn Cảnh Thần đang vắt óc suy nghĩ, trong lòng cũng có phần băn khoăn.
“Đúng vậy, Dĩ Huyên thích nhất là các mẫu thiết kế của bọn em. Đề cô ấy nhận lời giúp anh, anh đã phải bỏ tiền túi mua cho cô ấy cả bộ sản phẩm Đêm hè cổ tích.”
Lời phàn nàn của Cảnh Thần đã bị Vân Hạ Sơ lườm cho một cái. Đáng đời! Bụng làm dạ chịu.
“Chất liệu gì thì phù hợp nhất nhỉ?” Cảnh Thần tiếp tục suy nghĩ.
“Sứ mềm bảo vệ môi trường? Ờ! Ý tưởng này hay đó nhỉ, màu sắc phong phú lại dễ tạo hình. Điều quan trọng nhất là với trẻ em thì sự lựa chọn hàng đầu là sức khỏe và bảo vệ môi trường.” Vân Hạ Sơ khẳng định lời đề nghị của Cảnh Thần: “Còn về chuyện giá thành thấp, đối tượng khách hàng là những em bé dưới ba tuổi. Chúng không thích hợp dùng các đồ dùng đắt tiền. Hơn nữa khách hàng mục tiêu của chúng ta là những khách hàng yêu thích thời trang hạng trung và thấp. Ngày mai đến công ty họp rồi thảo luận, đối với những công ty nhỏ, lượng tiêu thụ mạnh, sản phẩm được ưa chuộng là điều quan trọng nhất.”
“Thôi hôm nay tạm dừng ở đây, em đi ngủ đi, không phải ngày mai còn đi làm đó sao?” Cảnh Thần đứng dậy, tiện thể uống hết chỗ sữa còn lại trong cốc.
Vân Hạ Sơ định nói xong lại thôi, không nhắc hắn ta nữa, cúi người thu dọn đống bản thảo vứt dưới đất.
“Em đừng nhặt nữa, cất hết những cái em cần đi, còn lại để anh giải quyết, đằng nào cũng chưa buồn ngủ mà.”
“Vậy thì phiền anh nhé, chúc ngủ ngon!”
Sáng hôm sau tỉnh dậy, Hạ Sơ phát hiện thấy mũi
Cảnh Thần đang nhét bông, uể oải ngả lưng trên sofa, giọng rầu rĩ: “Chào! Anh mua đồ ăn sáng cho em rồi đấy, trên bàn ăn đó.”
“Anh không sao chứ?” Hạ Sơ tỏ vẻ quan tâm.
Cảnh Thần uể oải lắc đầu: “Không sao, chỉ thấy nóng thôi. Tối đến uống hai ngăn thuốc cũng chẳng ăn thua gì, vừa nãy anh lại uống thêm một ngăn nữa.” Nói rồi ấm ức chỉ vào mép mình: “Nhìn nè, mụn nước nổi cả lên rồi.”
Hạ Sơ không nói gì, ăn sáng xong, trước khi ra cửa liền lấy ra một hộp thuốc khác đặt trên tràng kỷ, mỉm cười nhìn Cảnh Thần: “Rất xin lỗi vì tối qua em đã nhầm, hộp thuốc đưa cho anh là thuốc dành cho phụ nữ, dùng để bổ huyết điều kinh.”
Cảnh Thần sững người ra một lát, hậm hực la lớn: “Vân Hạ Sơ, em là đồ độc ác.”
Vân Hạ Sơ đóng cửa chống trộm lại, cười rất thích thú.
Thấy Hạ Sơ đi làm, An Hinh vội đỡ cô vào phòng làm việc, để cô ngồi xuống. Nhìn thấy Hạ Sơ uống thuốc, liền cầm hộp thuốc thường mang theo khi đi du lịch lên hỏi: “Cậu uống thuốc gì vậy, đừng uống linh tinh.”
Hạ Sơ liền cười, uống hết thuốc rồi nói: “Thuốc bổ máu, bác sĩ kê cho.”
“Ừ, cũng nên phải tẩm bổ.”
Hạ Sơ thu hộp thuốc lại, đưa bản thảo mới thiết kế cho An Hinh, cô thầm nghĩ may mà mình còn nhớ đổi vỏ hộp thuốc.
“Sao cậu còn vẽ nhiều thế này, tớ đã dặn là đừng làm vội rồi mà. Tớ sợ cậu phải nghĩ ngợi nhiều.”
Hạ Sơ ngượng ngùng, một hồi lâu mới mở được miệng: “Cũng không đến nỗi, coi như là kỷ niệm cho con.”
An Hinh bước đến, vỗ vai cô với vẻ thông cảm. Hạ Sơ cúi đầu, vừa xấu hổ vừa ấm ức.
Tối đến, Đào Đào xuống chơi, nhìn thấy Cảnh Thần đang ngồi trên sofa bốc từng nắm câu kỷ tử ăn, liền tò mò hỏi: “Anh sao vậy? Cũng phải tẩm bổ hả, trời nóng thế này không sự bị nóng trong người hay sao?”
Cảnh Thần sững người dừng tay lại, nhìn Đào Đào bằng ánh mắt thắc mắc: “Không phải cái này giải nhiệt đó sao?”
“Giải nhiệt, hê! Ai bảo với anh vậy? Món này nóng đấy.” Đào Đào cười lắc đầu.
Trước ánh mắt trách móc, giận dữ của Cảnh Thần, Hạ Sơ cười đau cả bụng.
Giờ ăn cơm trưa, giám đốc Lý của công ty Săn đầu người lại đến tìm Vân Hạ Sơ, anh ta hẹn gặp cô ở nhà hàng nằm đối diện với công ty Ân Y. Giám đốc Lý đi thẳng vào vấn đề: “Vân Hạ Sơ à, không biết gần đây em có dự định mới gì hay không. Phúc Trạch chuẩn bị thành lập một công ty con, dự định sẽ chuyên làm về đồ trang sức dành cho giới trẻ. Anh tin rằng với bối cảnh và thực lực của họ, chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường của Ân Y. Phía Phúc Trạch vẫn chào đón sự đầu quân của em, nếu em chịu chuyển sang thì họ sẽ mời em làm phó tổng giám đốc cho công ty con, không những trả cho em mức lương là năm trăm nghìn tệ một năm, mà còn trả trước cho em năm trăm nghìn tệ một tiền thưởng dành cho cán bộ xuất sắc khi em ký hợp đồng. Hơn nữa nếu em phải trả tiền cho Ân Y vì chuyện phá hợp đồng, nhảy việc thì Phúc Trạch sẽ ra mặt giải quyết cho em. Em nên thận trọng xem xét.”
Nghe thấy con số năm trăm nghìn tệ, Vân Hạ Sơ liền giật thột, đó chính là số tiền phạt mà cô và Cảnh Thần đưa ra nếu ai phá hợp đồng. Hạ Sơ mỉm cười, thầm nghĩ hiếm có người nào chịu khó đeo đuổi nhân sự như anh chàng giám đốc Lý này. Cô chậm rãi xoay chiếc thìa sứ trong tay, nhìn cà phê trong cốc quay tròn thành dòng xoáy thơm lừng, sau đó gõ nhẹ chiếc thìa lên thành cốc, cân nhắc câu chữ hồi lâu rồi mới nói rất chân thành: “Giám đốc Lý, rất xin lỗi anh, lại bắt anh phải đến mất công. Em nhớ là lần trước đã nói với anh rồi, không phải là vấn đề lương bổng. Em sẽ không rời Ân Y vì An Hinh là bạn của em, cô ấy đã giúp em khi em khó khăn nhất. Em và Ân Y luôn ở bên nhau, trừ phi An Hinh lên tiếng, còn không em sẽ không bao giờ bỏ Ân Y đâu. Em nghĩ, em đã nói rất rõ ràng rồi, chính vì thế mong anh đừng tiếp tục lãng phí thời gian vì em nữa!”
Cuối cùng, giám đốc Lý liền thở dài tỏ ý bỏ cuộc. Anh ta nói: “Vân Hạ Sơ, cá nhân anh rất khâm phục sự coi trọng tình nghĩa của em, trên thương trường hiện nay số người như em không phải là nhiều. Nếu em đã kiên quyết như vậy thì anh chúc em công việc thuận lợi, tương lai sáng sủa.”
Giám đốc Lý ra về với vẻ tiếc nuối. Hạ Sơ đưa mắt nhìn theo anh ta. Buổi trưa, vòi phun nước trên bãi cỏ ngoài cửa sổ nhà hàng được mở, dưới ánh mặt trời, những tia nước như những chuỗi hạt pha lê lấp lánh.
Mùa hè năm đó, Hạ Sơ tốt nghiệp ngành thiết kế đồ trang sức ở một trường đại học của Vũ Hán, ông ngoại nói trong điện thoại rằng: “Hạ Sơ, ông cũng đã tuổi cao sức yếu rồi, không sống được bao lâu nữa. Cháu sống một mình ở xa ông không yên tâm, cháu về Bắc Kinh xin việc, tiện thể ở gần ông luôn.”
Hạ Sơ đắn đo một thời gian khá dài, lúc đó cô vừa mới nhận được thông báo của học viện, sẽ mời cô ở lại trường làm trợ giảng. Đối với cô, đó là cơ hội từ trên trời rơi xuống. Cô không muốn từ chối, sau khi suy đi tính lại cô đã quyết định sẽ ở lại trường vài năm làm công việc trợ giảng để tích lũy một số kinh nghiệm, sau đó mới về Bắc Kinh làm. Tuy nhiên chính quyết định này đã khiến Hạ Sơ thấy vô cùng hối hận mỗi khi nghĩ lại.
Ông ngoại bệnh nặng và mất, Hạ Sơ xin nghỉ việc, hớt hải quay về nhưng không kịp gặp mặt ông lần cuối. Sau đó lại phải chứng kiến cảnh bác cả và cậu út tranh giành nhau tài sản do ông đề lại. Bác gái gọi Hạ Sơ vào phòng của ông, giấu tất cả mọi người, lấy chìa khóa mở tủ sách của ông và mang ra một chiếc hộp, đưa cho Hạ Sơ: “Hạ Sơ, cái này là trước lúc lâm chung, ông ngoại dặn bác phải giao tận tay cho cháu. Cháu giữ cẩn thận, đừng để bác trai và cậu cháu nhìn thấy.”
Hạ Sơ nhận ra chiếc hộp làm bằng gỗ Hồng đó, bên trong đựng một bộ trang sức bằng vàng dát ngọc, là của hồi môn của mẹ năm xưa. Hồi nhỏ, ông ngoại đã từng cho Hạ Sơ xem, ông nói: “Hạ Sơ à, đây là của hồi môn mà bà ngoại mua cho mẹ cháu, tên bộ đồ trang sức này là Kim ngọc lương duyên, đến khi cháu lấy chồng, ông sẽ đeo cho cháu.”
Đón lấy hộp đồ trang sức từ tay bác gái, Hạ Sơ ôm trong lòng mà nước mắt như mưa. Cô nhớ khi ông nói những câu đó, ông cười híp hết cả mắt, dường như đã nhìn thấy cảnh Hạ Sơ đi lấy chồng.
Bà mợ đang gội đầu trong sân, liếc thấy Hạ Sơ từ phòng chính đi ra, liền bê chậu nước lên hắt xuống rãnh nước bên cạnh. Hạ Sơ không kịp tránh, ướt hết người. Cô còn chưa kịp nổi cáu, mợ đã nhanh miệng thanh minh: “Ấy, Hạ Sơ, sao cháu lại đứng ở đó. Mợ không nhìn thấy nên ướt hết rồi hả?”
Bác gái bước đến kéo Hạ Sơ đang giận tím mặt ra, sầm mặt trách mợ: “Mợ có mắt mà nhìn kiểu gì vậy, người to lù lù như thế mà không nhìn thấy.”
Mợ hai bĩu đôi môi mỏng, đôi gò má cao và gầy, nhìn Hạ Sơ giọng mát mẻ: “Xin lỗi nhé, hay là để tôi mua cho bộ mới vậy. Mặc dù ông ngoại cô không để lại cho chúng tôi cái gì, nhưng tiền đền quần áo mới cho cô, tôi vẫn có đủ. Nhưng tôi biết cô có nhiều đồ quý như vậy, cũng chẳng màng đến cái này đúng không?”
Hạ Sơ tức đến nỗi nước mắt sắp trào ra, thấy vậy bác gái liền kéo vội Hạ Sơ vào nhà.
Ảnh ông được đặt trên chiếc bàn kê giữa phòng khách, nét mặt hiền từ. Hộp đựng tro cốt của ông vẫn còn đang gửi trong nhà tang lễ.
Nước mắt Hạ Sơ lăn dài xuống gò má.
Mặc dù từ nhỏ cô không biết tình yêu của cha mẹ là thế nào, nhưng Hạ Sơ chưa bao giờ thấy thiếu thốn hạnh phúc. Cô là nàng công chúa nhỏ được ông yêu thương nhất. Hồi đó, ông ngoại thường đưa cô đi chơi ở Lưu Ly Xưởng, chợ bán đồ cũ ở Phan Gia Viên, ông tỉ mỉ dạy cô cách phân biệt.
Sau Cách mạng văn hóa, các món đồ sưu tầm của ông ngoại chẳng còn lại bao nhiêu, đáng tiền nhất là bức thư pháp của nhà thư pháp Mễ Phất đời Tống, nhưng lúc sinh thời ông đã dặn người thân rất nhiều lần, bức thư pháp này chỉ được phép tặng không được phép bán.
Cuối cùng bác cả và cậu út đã thống nhất tách ra ở riêng. Bức thư pháp đó được cả hai gia đình đem ra gửi ở ngân hàng, hai bên giao hẹn với nhau không ai được tự ý giải quyết.
Hạ Sơ sống ở ngôi nhà cũ một thời gian, bà mợ khăng khăng cho rằng ông ngoại để lại hết tài sản cho cháu gái, ngày nào bà cũng mỉa mai, nói mát mẻ châm chọc Hạ Sơ. Bác gái thì tính tình hiền lành, nhân hậu, từ nhỏ đã coi Hạ Sơ như con gái ruột của mình, mỗi lần nhìn thấy Hạ Sơ bị mợ gây khó dễ, bác lại ra mặt bảo vệ cô. Khi còn sống, ông ngoại cũng rất quý mến và tin tưởng bác nên mới gửi gắm hộp trang sức để gửi lại cho Hạ Sơ.
Từ nhà tang lễ về, Hạ Sơ tìm bác gái, sụt sịt nói: “Bác ạ, cháu muốn mua cho ông ngoại một miếng đất để ông được yên nghỉ vĩnh hằng.”
Bác gái liền thở dài: “Hạ Sơ à, bác cũng muốn mua lắm, nhưng bác trai không chịu nghe bác, cậu mợ cháu lại cứ nghĩ rằng ông ngoại để lại tài sản cho cháu. Lúc sinh thời ông cháu đã dặn dò nhiều lần là không được bán bức thư pháp đó. Haizz! Cháu đừng sốt ruột, bác sẽ nghĩ cách.”
Hạ Sơ gật đầu, cô liền ôm bác gái, nói nhỏ: “Bác vất vả quá!”
Mắt bác gái đỏ hoe, cười nói: “Cái con bé này, bác vẫn bình thường mà.”
Hạ Sơ biết, bao năm qua, bác trai đi trêu hoa ghẹo nguyệt ở ngoài, bác gái phải ngậm đắng nuốt cay. Những lúc buồn quá, bác gái cũng chỉ biết khóc giấu mọi người, có lần bị Hạ Sơ nhìn thấy, bác lại cười nói: “Dạo này cứ nhìn thấy sáng là bác lại bị chảy nước mắt.”
Hạ Sơ nhờ người bạn học cấp ba đang làm trong công ty cầm đồ, chuyển nhượng chiếc vòng đeo tay đáng giá nhất trong bộ đồ trang sức Kim ngọc lương duyên đó cho người khác với giá cao. Cô sẽ dùng số tiền đó để mua một ô đất, đưa hộp đựng tro cốt của ông ngoại ra khỏi nhà tang lễ, để ông được trở về với tổ tiên theo đúng nghĩa.
Từ nghĩa trang trở về, bà mợ đứng trong sân mỉa mai: “Mua ô đất mộ đắt như vậy, đã chết rồi thì tro cốt đặt ở đâu mà chẳng như nhau. Không biết cô cháu gái của tôi có được bao nhiêu tài sản mà lại mạnh tay như vậy? ông chỉ được cái thiên vị thôi, khổ thân con gái tôi, học phí còn chưa biết lo thế nào.”
Hạ Sơ không chịu được nữa, đập mạnh bàn, cô chỉ muốn lao ra xé toạc cái miệng mỏng đó.
Bác gái liền ngăn cô lại, lắc đầu: “Thôi, đừng chấp mợ ấy, Dao Dao không thi đỗ vào trường điểm cấp ba, nghe nói phải nộp hai mươi nghìn tệ tiền tài trợ cho trường mới được vào học, vì vậy mợ ấy cũng sốt ruột.”
Hai tháng sau theo lời giới thiệu của thầy hướng dẫn, Hạ Sơ vào làm việc tại Ân Y. Vừa nhìn là An Hinh đã thích ngay phong cách thiết kế rất có hồn của Hạ Sơ. Thế là cô được mời làm nhà thiết kế chính với mức lương cao. Hạ Sơ vô cùng cảm kích trước ân tình của An Hinh và bắt đầu chặng đường rèn luyện trở thành nhà thiết kế đồ trang sức giỏi cho Ân Y.
Hơn nửa năm sau, đột nhiên một ngày nọ, bác gái lén đến công ty tìm Hạ Sơ, cho cô biết rằng bác trai bàn với cậu sẽ bán bức thư pháp đó của ông đi, có người trả giá sáu trăm nghìn tệ.
Sau khi biết tin, An Hinh đã gọi Hạ Sơ đến, nói sẽ mua đứt năm năm làm việc của cô với giá tám trăm nghìn tệ, sau đó tính lương mỗi tháng của cô là tám nghìn tệ, cuối năm sẽ chia thêm lợi nhuận.
Hạ Sơ sững người, sau đó cảm kích đến nỗi không biết phải nói lời cảm ơn như thế nào.
An Hinh phẩy tay, cười lớn nói: “Nếu cậu đồng ý thì phải ký hợp đồng bán thân đó, sau đó cậu sẽ trở thành người của tớ.”
Trả cho bác và cậu sáu trăm năm mươi nghìn nhân dân tệ, cô vội ký hợp đồng để lấy lại bức thư pháp mà ông ngoại nâng niu nhất, sau đó lại giấu mọi người biếu riêng bác gái năm mươi nghìn tệ, dặn dò bác cất đi sau này có việc gì thì lấy ra dùng.
Bà mợ lườm nguýt cô một cái rồi mỉa mai: “Hạ Sơ à, ông ngoại đã để lại cho cháu gái bao nhiêu tài sản hả, lần này bỏ ra mấy trăm nghìn tệ như vậy. Cháu nói đi, nếu không mợ sẽ tò mò đến nỗi không ngủ được đấy.”
Hạ Sơ chậm rãi cuộn bức thư pháp lại, đút vào ống đựng, sau đó mím môi mỉm cười: “Mợ à! Cháu mà nói ra mợ càng không ngủ được, chưa nói đến mã não, ngọc bích, lục bảo ngọc mà ông cho cháu, chỉ riêng bức thư pháp này thôi, đây là nét bút của nhà thư pháp Mễ Phất, giá thị trường ít nhất cũng phải trên hai triệu nhân dân tệ.”
Vì chuyện này mà sau này bác gái mắng Hạ Sơ nhiều lần, vì Hạ Sơ vừa ra khỏi nhà, mợ liền đòi ly hôn với cậu út.
Hạ Sơ cười rất ranh mãnh: “Bác ạ, nếu cháu nói là không có thì mợ ấy có tin không? Thế nên cháu cũng đành phải chiều theo ý mợ thôi.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook